Giáo án Hình học 12 NC tiết 13 đến 18

Giáo án Hình học 12 NC tiết 13 đến 18

Tiết 13 ÔN TẬP CHƯƠNG I

I, MỤC TIÊU:

Giúp học sinh

1. Về kiến thức :

 Biết khái niệm khối tứ diện, khối chóp, khối chóp cụt, khối hộp, khối lăng trụ, khối đa diện, khối đa diện đều. Biết cách phân chia và lắp ghép các khối đa diện.

 Biết định nghĩa về các phép biến hình trong không gian, vận dụng để chứng minh các khối đa diện bằng nhau, các khối đa diện đồng dạng.

 Biết và vận dụng tốt các công thức tính thể tích khối hộp chữ nhật (khối lập phương), khối chóp (khối tứ diện đều), khối lăng trụ (hình hộp).

2. Về kĩ năng :

 . Thường xuyên làm bài tập để nâng cao khả năng phán đoán, sử dụng các khái niệm, các định nghĩa và các công thức được thành thạo.

3. Về tư duy, thái độ :

 . Rèn luyện tư duy logic, tính cẩn thận, chính xác trong tính toán và lập luận.

 

doc 6 trang Người đăng ngochoa2017 Lượt xem 1208Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hình học 12 NC tiết 13 đến 18", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 13 ÔN TẬP CHƯƠNG I 
 Ngày soạn : 26/10/2008
I, MỤC TIÊU: 
Giúp học sinh
Về kiến thức :
	Biết khái niệm khối tứ diện, khối chóp, khối chóp cụt, khối hộp, khối lăng trụ, khối đa diện, khối đa diện đều. Biết cách phân chia và lắp ghép các khối đa diện.
	Biết định nghĩa về các phép biến hình trong không gian, vận dụng để chứng minh các khối đa diện bằng nhau, các khối đa diện đồng dạng.
	Biết và vận dụng tốt các công thức tính thể tích khối hộp chữ nhật (khối lập phương), khối chóp (khối tứ diện đều), khối lăng trụ (hình hộp).
Về kĩ năng :
	. Thường xuyên làm bài tập để nâng cao khả năng phán đoán, sử dụng các khái niệm, các định nghĩa và các công thức được thành thạo.
Về tư duy, thái độ :
	. Rèn luyện tư duy logic, tính cẩn thận, chính xác trong tính toán và lập luận.
II,CHUẨN BỊ 
 1, Học sinh:
 - Đọc bài ở nhà
 - Đọc SGK
 - Chuẩn bị đồ dùng học t ập
2, Giáo viên:
 - Soạn bài
 - Đọc SGK
 - Đồ dùng dạy học 
III, PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC 
	Gợi mở, vấn đáp.	
	Phát hiện và giải quyết vấn đề	
	Hoạt động nhóm.	
IV, TIẾN TRÌNH BÀI HỌC
1, Tổ chức
Lớp
Ngày dạy
Tên hs vắng
2, Kiểm tra bài cũ:
3, Bài mới
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS 
+ Sắp xếp có hệ thống các kiến thức đã học ở chương I để học sinh nắm vững và ứng dụng tốt trong quá trình làm bài tập :
. Ghi tóm tắt kiến thức về khối đa diện và các phương pháp cắt ghép khối đa diện.
. Cho học sinh chép ví dụ và hướng dẫn giải
. Ví dụ 1 : Dùng một mặt phẳng đi qua đỉnh và đường chéo đáy, mặt phẳng còn lại đi qua đỉnh và đường chéo đáy còn lại.
Ví dụ 2 : Dùng một mặt phẳng đi qua một cạnh và cắt cạnh đối diện tại một điểm, mặt phẳng còn lại đi qua cạnh đối diện và cắt cạnh kia tại một điểm.
. Ghi tóm tắt kiến thức về các phép dời hình, sự bằng nhau của các khối đa diện, sự bằng nhau của các khối tứ diện và mặt phẳng đối xứng của khối đa diện.
. Cho học sinh chép ví dụ và hướng dẫn giải.
Ví dụ 3 : Gồm 4 mặt chéo (đi qua hai cạnh đối diện) và 3 mặt trung trực (đi qua trung điểm của 4 cạnh song song).
Ví dụ 4 : Gồm 6 mặt trung trực (đi qua một cạnh và trung điểm cạnh đối diện).
Ví dụ 5 : Gồm 3 mặt trung trực (đi qua trung điểm của 4 cạnh song song).
. Ghi tóm tắt các kiến thức về phép vị tự, định nghĩa hai hình đồng dạng và nêu năm loại khối đa diện đều.
. Cho học sinh chép ví dụ và hướng dẫn giải.
Ví dụ 6 : Dùng phép vị tự tâm I tỉ số k và phép vị tự tâm I’ tỉ số –k với 
. Ghi tóm tắt các kiến thức về thể tích các khối đa diện.
. Cho học sinh chép ví dụ và hướng dẫn giải.
Ví dụ 7 : Dùng công thức thể tích khối chóp.
Ví dụ 8 : Cắt khối tám mặt đều thành hai khối chóp tứ giác đều bằng nhau, từ đó dùng công thức tính thể tích khối chóp để tính.
+ Tóm tắt kiến thức :
I. Khái niệm về khối đa diện :
F1. Hình đa diện gồm một số hữu hạn các đa giác phẳng thỏa mãn hai điều kiện :
a) Hai đa giác hoặc không có điểm chung, hoặc có một đỉnh chung, hoặc có một cạnh chung.
b) Mỗi cạnh của một đa giác là cạnh chung của đúng hai đa giác.
F2. Hình đa diện và phần bên trong của nó gọi là khối đa diện.
F3. Mỗi khối đa diện đều có thể chia thành nhiều khối tứ diện.
II. Phép dời hình và sự bằng nhau của các khối đa diện :
F1. Khái niệm phép dời hình : Phép tịnh tiến, phép đối xứng trục, phép đối xứng tâm, phép đối xứng qua mặt phẳng.
F2. Hai khối đa diện bằng nhau khi có một phép dời hình biến khối này thành khối kia
F3. Hai tứ diện bằng nhau khi các cạnh tương ứng của chúng bằng nhau.
F4. Mặt phẳng (P) gọi là mặt phẳng đối xứng của hình (H) nếu phép đối xứng qua (P) biến (H) thành chính nó.
III. Phép vị tự và sự đồng dạng của các khối đa diện. Các khối đa diện đều :
F1. Khái niệm phép vị tự tâm I tỉ số k
(k ≠ 0).
F2. Hình (H) gọi là đồng dạng với hình (H’) nếu có một phép vị tự biến (H) thành (H1) mà (H1) = (H’)
F3. Có 5 loại khối đa diện đều gồm : Tứ diện đều, Lập phương, Tám mặt đều, Mười hai mặt đều, Hai mươi mặt đều.
. (O; R), (O’; R’), (k ≠ 1), 
IV. Thể tích khối đa diện :
F1. Thể tích khối hộp chữ nhật bằng tích số ba kích thước của nó.
F2. Thể tích khối chóp bằng một phần ba tích số của diện tích mặt đáy và chiều cao của khối chóp.
F3. Thể tích khối lăng trụ bằng tích số của diện tích mặt đáy và chiều cao của khối lăng trụ.
. Cắt khối tám diện đều thành hai khối chóp tứ giác đều có thể tích bằng nhau.
4, Củng cố:
Học sinh nắm kiến thức đã học
5, Hướng dẫn về nhà:
- Học bài
- Ôn t ập chuẩn bị kiểm tra 1 tiết
Tiết 14 KIỂM TRA 45 PHÚT
Theo kế hoặch chung của nhà trường.
 CHƯƠNG II . MẶT CẦU, MẶT TRỤ, MẶT NÓN 
 Ngày soạn:28/10
Tiết 15 MẶT C ẦU, KHỐI CẦU
Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
Nắm các định nghĩa về mặt cầu..
Nắm các khái niệm liên quan đến mặt cầu, giao của mặt cầu với mặt phẳng, với đường thẳng
2. Kĩ năng:
Xác định được giao của mặt cầu với mặt phẳng và đường thẳng, tiếp tuyuến của mặt cầu.
II, Phương pháp: Trực quan kết hợp đàm thoại gợi mở giúp học sinh phát hiện, giải 
 quyết vấn đề
III, Chuẩn bị của thầy và trò:
 Giáo viên: dụng cụ tạo hình ( khối ) tròn xoay, nón, trụ. thước, compa, dụng cụ vẽ elip
 Học sinh: thước, compa, dụng cụ vẽ elip. Xem trước bài học
IV, Tiến trình bài giảng
1, Tổ chức
Lớp
Ngày dạy
Tên hs vắng
 2. . Bài cũ:
 trả bài kiểm tra 45’, nhận xét bài làm.
 3, Bài mới: 
Hoạt đông của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1: Định nghĩa mặt cầu
GV: Em háy nhắc lại định nghĩa đường tròn trong mặt phẳng?
Từ đó hãy đưa ra định nghĩa Mặt cầu trong không gian?
GV; Em hãy lấy ví dụ thực tế về mặt cầu?
Cho S(O, R) và điểm A bất kỳ, Hãy so sánh OA và R từ đó suy ra vị trí tương đối của A và mặt cầu?
GV: Nếu M thuộc khối cầu thì OM thỏa mãn điều kiện nào?
HS xét ví dụ sau: Cho A, B cố định. Chứng minh rằng tập hợp các điểm M sao cho là mặt cầu đường kính AB?
Cho tứ diện đều ABCD cạnh bằng a. Tìm tập hợp M sao cho MA2+MB2+MC2+MD2=2a2
HS: trả lời
1, Định nghĩa:
Trong không gian tập hợp tất cả các điểm cách đều một điểm O cho trước một khoảng R không đổi là mặt cầu tâm O bán kính R.
Ví dụ : Quả bóng, quả địa cầu, trái đấtvv
Ký hiệu : S(O; R) = {M/ OM = R}
Các thuật ngữ: 
+ OA =R thì A thuộc mặt cầu, OA gọi là bán kính của mặt cầu
+ OA, OB là hai bán kính của mặt cầu sao cho A, O, B thẳng hàng thì AB là đường kính của mặt cầu.
+ OA < R thì A nằm trong mặt cầu
+ OA > R thì A nằm ngoài mặt cầu
+ Tập hợp các điểm thuộc mặt cầu và bên trong của mặt cầu gọi là khối cầu. 
HS: trả lời
Một số ví dụ: 
Ví dụ 1: SGK
Giải:
Ta có 
Vậy tập hợp M là mặt cầu tâm I, bán kính R = IA
Ví dụ 2: SGK
Giải:
HS lên bảng giải ví dụ
Hoạt động 2, Vị trí tương đối giữa mặt phẳng và mặt cầu
GV: Cho mặt cầu S(O, R) và mặt phẳng (P). Hỏi có mấy vị trí tương đối giữa S và (P) ? 
GV: Gọi H là chân đường vuông góc hạ từ O tới mặt phẳng (P). Háy so sánh OH với R trong các trường hợp trên ?
GV: Khi mặt cầu cắt mặt phẳng, giao tuyến có hình gì ? 
GV: Xác định tâm và bán kính đường tròn trên?
2, Vị trí tương đối giữa mặt phẳng và mặt cầu
HS trả lời: Có 3 vị trí tương đối
+ OH > R mặt phẳng không cắt mặt cầu
+ OH = R mặt phẳng tiếp xúc với mặt cầu
+ OH < R mặt phẳng cắt mặt cầu theo giao tuyến là một đường tròn 
Đường tròn C( H, r = )
4, Củng cố:
Học sinh nắm kiến thức đã học
5, Hướng dẫn về nhà:
- Học bài
- Làm bài tập SGK
-Đọc bài mới
...
Tiết 16 MẶT C ẦU, KHỐI CẦU
 Ngày soạn: 1/11/2008
Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
Nắm các định nghĩa về mặt cầu..
Nắm các khái niệm liên quan đến mặt cầu, giao của mặt cầu với mặt phẳng, với đường thẳng
2. Kĩ năng:
Xác định được giao của mặt cầu với mặt phẳng và đường thẳng, tiếp tuyuến của mặt cầu.
II, Phương pháp: Trực quan kết hợp đàm thoại gợi mở giúp học sinh phát hiện, giải 
 quyết vấn đề
III, Chuẩn bị của thầy và trò:
 Giáo viên: dụng cụ tạo hình ( khối ) tròn xoay, nón, trụ. thước, compa, dụng cụ vẽ elip
 Học sinh: thước, compa, dụng cụ vẽ elip. Xem trước bài học
IV, Tiến trình bài giảng
1, Tổ chức
Lớp
Ngày dạy
Tên hs vắng
 2. . Bài cũ:
 Xen kẽ trong bài giảng.
 3, Bài mới: 
Hoạt đông của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1: Vị trí tương đối của mặt cầu và đường thẳng
GV: Cho mặt cầu S(O, R) và đường thẳng d. Hỏi có mấy vị trí tương đối giữa S và d ? 
GV: Gọi H là chân đường vuông góc hạ từ O tới đường thẳng d. Háy so sánh OH với R trong các trường hợp trên ?
GV: Khi mặt cầu cắt tiếp xúc với đường thẳng thì đường thẳng đó còn có tên là gì ? 
GV: Từ một điểm bên ngoài mặt cầu có thẻ kẻ được bao nhiêu tiép tuyến với mặt cầu ?
GV: Yêu cầu học sinh xét ví dụ sau: 
Chứng minh rằng có mặt cầu tiếp xúc với các cạnh của tứ diện?
HS: trả lời
2, Vị trí tương đối giữa mặt phẳng và đường thẳng
HS trả lời: Có 3 vị trí tương đối
+ OH > R đường thẳng không cắt mặt cầu
+ OH = R đường thẳng tiếp xúc với mặt cầu
+ OH < R đường thẳng cắt mặt cầu tại hai điểm phân biệt. 
HS trả lời: có vô số tiếp tuyến
Ví dụ:
Học sinh xác định trục đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC. Khi đó mọi điểm nằm trên đường thẳng này cách đều các cạnh của tứ diện. 
Gọi trục dường tròn là SO, kho đó trong mặt phẳng SAO dựng đươngt trung trực của Sa cắt SO tại I , I là tâm mặt cầu cần tìm, I đồng thời là tâm mặt cầu ngoại tiếp và nội tiếp tứ diện
Hoạt động 2, Diện tích mặt cầu và thể tích khối cầu
GV: Người ta chứng minh được rằng : 
Xét hình đa diện nội tiếp khối cầu.
1, khi độ dài các cạnh của đa diện tiến tới 0 thì diện tích đa diện tiến tới một giá trị xác định, diện tích đó được gọi là diện tích mặt cầu 
2, Khio độ dài các cạnh đa diện tiến tới 0 thì thể tích khối đa diện tiến tới một gia strị xác định, đó lá thể tích của khối cầu.
Các công thức là;
S = 4
V = 
4, Củng cố:
Học sinh nắm kiến thức đã học
5, Hướng dẫn về nhà:
- Học bài
- Làm bài tập SGK
-Đọc bài mới
...

Tài liệu đính kèm:

  • docGAhinh hoc 12 Nc tiet 1318.doc