Giáo án Hình học 11 cơ bản tiết 18: Bài tập

Giáo án Hình học 11 cơ bản tiết 18: Bài tập

Ngày soạn:

Tiết 18. BÀI TẬP.

I. Mục tiêu

1. Về kiến thức: Nắm vững các định nghĩa, các dấu hiệu, các định lý về quan hệ song song của đường thẳng và mặt phẳng để chứng minh đường thẳng song song với mặt phẳng. Nắm vững các phương pháp tìm giao tuyến của hai mặt phẳng để tìm thiết diện của mặt phẳng với khối chóp, hình hộp.

 2. Về kĩ năng. Vận dụng các định lý để giải các bài toán hình không gian. Vẽ hình chính xác.

3. Về thái độ và tư duy : Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác. Tư duy logíc linh hoạt cho học sinh.

 Rèn luyện trí tưởng tượng hình học không gian.

II. Chuẩn bị:

1. Chuẩn bị của giáo viên: Chuẩn bị phiếu học tập.

2. Chuẩn bị của học sinh:. Học bài cũ và làm các bài tập.

 

doc 3 trang Người đăng ngochoa2017 Lượt xem 1116Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hình học 11 cơ bản tiết 18: Bài tập", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 
Tiết 18. BÀI TẬP.
I. Mục tiêu
1. Về kiến thức: Nắm vững các định nghĩa, các dấu hiệu, các định lý về quan hệ song song của đường thẳng và mặt phẳng để chứng minh đường thẳng song song với mặt phẳng. Nắm vững các phương pháp tìm giao tuyến của hai mặt phẳng để tìm thiết diện của mặt phẳng với khối chóp, hình hộp.
 2. Về kĩ năng. Vận dụng các định lý để giải các bài toán hình không gian. Vẽ hình chính xác.
3. Về thái độ và tư duy : Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác. Tư duy logíc linh hoạt cho học sinh.
 Rèn luyện trí tưởng tượng hình học không gian. 
II. Chuẩn bị:
1. Chuẩn bị của giáo viên: Chuẩn bị phiếu học tập.
2. Chuẩn bị của học sinh:. Học bài cũ và làm các bài tập.
III. Phương pháp dạy học: Bằng trực quan, vấn đáp gợi mở, đặt vấn đề. 
IV. Hoạt động dạy học:
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ: Nêu vị trí tương đối của đường thẳng và mặt phẳng, nêu các định lý về tính chất 
 của đường thẳng song song với mặt phẳng và hệ quả của định lý 2.
3. Bài mới: Bài tập.
Hoạt động 1: Rèn luyện kỹ năng chứng minh đường thẳng song song với mặt phẳng.
Bài 1: Cho hai hình bình hành ABCD và ABEF không cùng nằm trong một mặt phẳng, có tâm lần lượt là O và O’.
	a. Chứng minh rằng đường thẳng OO’ song song với các mp (ADF) và (BCE).
	b. Gọi M và N lần lượt là trọng tâm của các tam giác ABD và ABE. Chứng minh đường thẳng MN song song với mặt phẳng (CEF).
a/ + Muốn c/m OO’// (ADF) ta làm thế nào?
+ Tương tự muốn c/m OO’// (BCE) ta làm thế nào?
b/ Muốn chứng minh MN//
(CEF) ta làm thế nào?
+ Tìm trong mp(ADF) một đt song song với OO’.
+ Tìm trong mp(BCE) một đt song song với OO’.
+ MP(CEF) là mp(CEFD), tìm trong mp(CEFD) một đt song song với MN.
Giải: Vẽ hình.
a/ Xét tam giác BFD ta có OO’là đường trung bình nên OO’//FD mà FD nằm trong mp(ADF) nên 
OO’//(ADF).
Tương tự tong tam giác AEC ta có OO’là đường trung bình nên OO’// EC mà EC nằm trong mp(BCE) nên OO’//(BCE).
b/ Gọi I là trung điểm AB, M và N là trọng tâm tam giác ABD vàABE nên MN//DE mà DE nằm trong (CEF) nên MN//(CEF).
 Hoạt động 2: Tìm thiết diện của một khối với một mặt phẳng.
 Bài 2: Cho tứ diện ABCD. Lấy M là điểm thuộc cạnh AB. Gọi (a) là mặt phẳng qua M và song song với các đường thẳng AC và BD. Dưng thiết diện tạo bởi (a) và tứ diện ABCD. Thiết diện là hình gì?
Nêu phương pháp dựng thiết diện tạo bởi (a) và tứ diện ABCD.
Tìm giao điểm của các cạnh tứ diện với mặt phẳng (a)
Bài giải:
Mặt phẳng(a) đi qua M và song song với AC nên (a) cắt mp (ABC) theo giao tuyến d đi qua M và song song với AC. Gọi G là giao điểm của d và CB. Tương tự ta có thiết diện là tứ giác EFGH.D
F
E
C
B
A
M
G
Hình 114
 Mặt khác :
 Þ	HG // AB
Tứ giác EFGH có: 
Nên nólà hình bình hành.
 Bài 3: (Bài 3/trang 63-SGK).
Nêu nội dung bài tập
3/tr63?
Vẽ hình, tóm tắt bài toán?
Muốn xác định thiết diện của hình chóp bị cắt bởi 
(đi qua 0 và song song vớiAB, SC ta làm thế nào?
GT: Cho hc S.ABCD
 O= 
 (qua O và(//AB ø (//SC
KL:Tìm thiết diện của hc với(
Tìm gt của (với các mặt của hchóp dựa vào tính chất đt song song với mp.
Giải: +) (//AB, AB nằm trong mp(ABCD)
+) Gọi MN= thì MN qua O và MN//AB (1)
+) Tương tự: (//SC, SC (SBC) nên ((SBC) = MQ//SC, +) (//AB, AB (ABS) nên ( (SBA) = PQ//AB (2). 
Từ (1) và (2) ta suy ra MN//PQ Vậy tứ giác MNPQ là hình thang.
 4/ Củng cố:Tổng kết các dạng toán tìm giao tuyến của hai mp, tìm giao điểm của đt và mặt phẳng. Kết hợp hai dạng toán trên để tìm thiết diện tạo bởi một mp với hình chóp, hình hộp.
 5/ Bài tập về nhà: Cho hình chóp S.ABCD, ABCD là hình bình hành. Gọi M là trung điểm AB. Xác định thiết diện cắt bởi mp(Q) đi qua M và song song với DB, SA.
 V/ Rút kinh nghiệm: 	

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 18.doc