Giáo án Giáo dục công dân 12 - Bài 6: Công dân với các quyền tự do cơ bản

Giáo án Giáo dục công dân 12 - Bài 6: Công dân với các quyền tự do cơ bản

Bài 6: CÔNG DÂN VỚI CÁC QUYỀN TỰ DO CƠ BẢN

I. Mục đích yêu cầu:

 Bài này giúp HS hiểu: khái niệm, nội dung, ý nghĩa của các quyền:

 Bất khả xâm phạm về thân thể, quyền được PL bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm, quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở, quyền bảo đảm an toàn bí mật thư tín điện thoại điện tính, quyền tự do ngôn luận.

 Hiểu được trách nhiệm của nhà nước và công dân trong việc bảo đảm và thực hiện các quyền tự do cơ bản của công dân.

 Qua đó có ý thức bảo vệ quyền tự do cơ bản của mình nà tôn trọng các quyền tự do cơ bản của người khác.

II. Chuẩn bị :

 Giáo án, SGK,SGV và tài liệu liên quan.

III. Phương pháp và phương tiện:

- Thuyết trình, giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm, đàm thoại.

- Tranh ảnh, tình huống và bài tập.

 

doc 9 trang Người đăng ngochoa2017 Lượt xem 14371Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân 12 - Bài 6: Công dân với các quyền tự do cơ bản", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
7 Ngày soạn:	TPPCT:14
Ngày dạy:	Tuần: 14
Bài 6: CÔNG DÂN VỚI CÁC QUYỀN TỰ DO CƠ BẢN
I. Mục đích yêu cầu:
 Bài này giúp HS hiểu: khái niệm, nội dung, ý nghĩa của các quyền: 
 Bất khả xâm phạm về thân thể, quyền được PL bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm, quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở, quyền bảo đảm an toàn bí mật thư tín điện thoại điện tính, quyền tự do ngôn luận.
 Hiểu được trách nhiệm của nhà nước và công dân trong việc bảo đảm và thực hiện các quyền tự do cơ bản của công dân.
 Qua đó có ý thức bảo vệ quyền tự do cơ bản của mình nà tôn trọng các quyền tự do cơ bản của người khác.
II. Chuẩn bị :
	Giáo án, SGK,SGV và tài liệu liên quan.
III. Phương pháp và phương tiện:
Thuyết trình, giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm, đàm thoại.
Tranh ảnh, tình huống và bài tập.
IV. Các bước lên lớp:
	1. Kiểm tra bài cũ: 5’
	Thế nào là bình đẳng giữa các tôn giáo/nêu nội dung và ý nghĩa?
	2 . Giảng bài mới: 35’
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
HĐ1; Tìm hiểu mục a.
GV: đặt câu hỏi: Em hãy nêu VD về trường hợp xâm phạm về thân thể của công dân mà em được biết? Tại sao em cho là vi phạm?
Vậy theo em thế nào là quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân?
GV: kết luận
HĐ 2: Tìm hiểu nội dung.
 GV cho HS đọc VD ở SGK tr.55 và trả lời.
GV: chia lớp thành 4 nhóm:
N1: Theo em trong mọi trường hợp công an điều có quyền bắt người không? Thế nào là hành vi bắt người trái PL.
N2:Ai, cơ quan nào có thẫm quyền bắt người trong trường hợp cần thiết và giam giữ người? Thế nào là bắt người dúng PL?
N3: Nêu 3 trường hợp bắt giam giữ người theo quy định của PL.
GV: kết luận cả 3 nhóm. Trong thời hạn 12h kể từ khi nhận được đề nghị xét phê chuẩn. VKS ra lệnh phê chuẩn hoặc không phê chuẩn. nếu không phê chuẩn thì người bị bắt được trả tự do.
N4:Trao đổi bài tập ở SGK tr.66( bài số 9 ) .
GV: kết luận:
HĐ 3: tổ chức cho HS thảo luận ý nghĩa quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
GV: kết luận tiết 1: Đối với mỗi công dân, quyền bất khả xâm phạm về thân thể là quan trọng nhất, được ghi nhận tại điều 71 Hiến pháp 1992. Để giữ gìn trật tự, an ninh, để điều tra tội phạm, để ngăn chặn tội phạm, PL có những quy định cho phép bắt giam giữ người đúng PL.
* VD: Ông A cho em H là lấy trộm đồ nhà mình nên trói em lại để tra khảo 
 Sai. Vì: không có bắt quả tang lại không có căn cứ.
* HS trình bày theo SGK
* Gợi ý: không chứng cứ, không bắt quả tang.
* Không.
 . bắt giam giữ người vì lí do không chính đáng.
 . Do nghi ngờ không có căn cứ.
 . Tự tiện bắt giam giữ người trái PL.
* Cán bộ nhà nước có thẫm quyền thuộc cơ quan điều tra.
 VKS, toà án và một số cơ quan có thẫm quyền 
Bắt người đúng PL là theo đúng trình tự và thủ tục PL quy định.
* + TH1; khi có quyết định của VKS, toà án và cơ quan điều tra.
 + TH2: khẩn cấp( SGK).
 + TH3: bắt người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã.
* Có. Vì:
 + Trường hợp của H và T chưa đến mức phải bắt giam ( 13h )
 + Không có quyết định bằng văn bản.
 + Không cho người bị giam ăn, làm tổn hại đến sức khoẻ của họ.
* Hs tham gia thảo luận và trình bày theo sự gợi ý của giáo viên.
1. Các quyền tự do cơ bản của công dân:
 a. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân:35’
* Thế nào là quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân?
 Không ai bị bắt, nếu không có quyết định của toà án, quyết định hoặc phê chuẩn của VKS, trừ trường hợp phạm tội quả tang.
* Nội dung quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân:
Không một ai, dù ở cương vị nào có quyền tự ý bắt và giam, giữ người vì những lí do không chính đáng hoặc do nghi ngờ không có căn cứ. Khi bắt giam giữ người phải theo đúng trình tự và thủ tục do PL quy định.
* Ý nghĩa quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
- Nhằm ngăn chặn hành vi bắt giam, giữ người trái PL.
- Bảo vệ quyền con người – quyền công dân trong một XH công bằng dân chủ văn minh.
	Củng cố: 4’
	Cho HS làm bài tập ở SGK tr.66
	Dặn dò:1’
	Về xem tiếp tiết 2 và tìm hiểu các điều 104,121, 122, 124, 125 bộ luật hình sự 1999.
Ngày soạn:	TPPCT:15
Ngày dạy:	Tuần: 15
Bài 6: CÔNG DÂN VỚI CÁC QUYỀN TỰ DO CƠ BẢN
I. I. III. Như ở tiết 1:
IV. Các bước lên lớp:
 	1. Kiểm tra bài cũ: 5’
	Thế nào là quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân? Nêu ý nghĩa của nó?
	2 . Vào nội dung mới: 35’
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
Hoạt động 1: tìm hiểu nội dung ở mục khái niệm.
GV: cho HS đọc SGK điều 104, 121, 122 của bộ luật hình sự 1999 và trả lời : các điều trên nói đến vấn đề gì?
Theo em quyền này có ý nghĩa như thế nào? 
- GV: kết luận nội dung mục này
- GV: cho HS trả lời câu hỏi ở SGK tr.57
 Hoạt động 2: tìm hiểu nội dung.
 + Đối với những quyền này PL nước ta nghiêm cấm những hành vi nào. Cho ví dụ minh họa.
 + Thế nào là xâm phạm danh dự và nhân phẩm của người khác?
GV: kết luận các ý kiến và cho HS ghi vào vỡ.
GV: yêu cầu HS cho thêm VD về hành vi xâm phạm đến danh dự và nhân phẩm của người khác.
-Em sẽ làm gì nếu bị người khác bịa đặt điều xấu, vu cáo hoặc xúc phạm mình.
-GV: cho HS đọc SGK tr.57 ở nội dung này.
- GV: cho Hs đọc VD ở SGK tr.57 để tham khảo them.
- Hoạt động 3:tìm hiểu ý nghĩa
GV: tổ chức cho HS thảo luận chung. 
 Sau đó kết luận
* Quyền Được PL Bảo Hộ Về Tính Mạng, Sức Khỏe, Danh Dự Và Nhân Phẩm Của Công Dân.
* HS Xem SGK Tr.56 Và Trình Bày
* Có. Chăm Sóc Sức Khỏe, Bảo Vệ Tính Mạng.
* + Đánh Người, Hành Vi Hung Hãn, Côn Đồ, Gây Thương Tích ảnh Hưởng Tới Sức Khỏe Người Khác.
 + Giết Người, Đe Dọa Giết Người.
* + Bịa Ra Tin Xấu, Nói Xấu, Xúc Phạm Người Khác.
 + Hạ Uy Tín Gây Thiệt Hại Về Danh Dự Cho Người Khác.
* Vì ghen ghét mà A tung tin đồn xấu nói bạn B lấy lấy trộm viết mình..
* Gợi ý: cách giải quyết là hành động đúng PL để bảo vệ quyền và lợi ích của mình.
* lo lắng, hồi hộp, sợ hãy.tinh thần hoang man, dẫn đến sức khỏe suy giảm
 Nếu nhiều người bị đe dọa thì XH không phát triển lành mạnh.
* HS thảo luận và trình bày. Sau đó ghi vào vỡ
B. Quyền Được Pl Bảo Hộ Về Tính Mạng, Sức Khỏe, Danh Dự Và Nhân Phẩm Của Công Dân.
 * Thế Nào Là Quyền Được Pl Bảo Hộ Về Tính Mạng, Sức Khỏe, Danh Dự Và Nhân Phẩm Của Công Dân?
Công Dân Có Quyền Được Bảo Đảm Về Tính Mạng, Sức Khỏe, Được Bảo Vệ Danh Dự, Nhân Phẩm, Không Ai Được Xâm Phạm Tới Tính Mạng, Sức Khỏe, Danh Dự Và Nhân Phẩm Của Người Khác.
* Nội dung quyền được PL bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân
 - Không ai được đánh người, làm tổn hại đến tính mạng, sức khỏe của người khác.
 - Không ai được xâm phạm tới danh dự và nhân phẩm của người khác.
* Ý nghĩa quyền được PL bảo hộ về tính mạng sức khỏe, danh dự và nhân phẩm :5’
 Là :
- Quyền tự do thân thể và phẩm giá con người.
- Là bước tiến bộ của PL Việt Nam.
- Xác định địa vị pháp lý của công dân trong mối quan hệ nhà nước và XH.
- Tôn trọng và bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân.
	* Củng cố: 4’
	Thế nào là quyền được PL bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân. Sau đó cho HS làm bài tập SGK của bài.
	* Dặn dò: 1’
	Về học bài và xem lại tất cả các nội dung đã học để tuần sau ôn tập.
Ngày soạn:	TPPCT: 20
Ngày dạy: 	Tuần: 20
Bài 6: CÔNG DÂN VỚI CÁC QUYỀN TỰ DO CƠ BẢN
I, II, III/ như ở tiết 1
IV. các bước lên lớp:
	1. Kiềm tra bài cũ: 5’
 Thế nào là quyền được PL bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân. Nêu nội dung của quyền này.
	2. Giảng bài mới: 35’
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
Hoạt động 1: tìm hiểu : thế nào là quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân?
 - GV: cho HS thảo luận: chỗ ở của công dân bao gồm những nơi nào? 
 + có thể tự ý vào chỗ ở của người khác khi chưa được người đó đồng ý hay không?
 - GV: kết luận và cho HS đọc điều 143,124 SGK trang 64, 65.
- GV: bản thân em và bạn bè có bao giờ xâm phạm quyền này chưa?
- Hoạt động 2: tìm hiểu phần nội dung.
- GV: tổ chức cho HS trả lời các câu hỏi:
 + Thảo luận tình huống ở SGK tr.58
 + Vậy PL cho phép khám xét chỗ ở của công dân trong trường hợp nào? 
 + Những ai có quyền khám chỗ ở của công dân và tiến hành thế nào là đúng PL? 
- Hoạt động 3: tìm hiểu phần ý nghĩa.
- GV: đặt câu hỏi : Bản thân em và gia đình khi được PL bảo hộ , bảo đảm về quyền này thì cuộc sống sẽ như thế nào?
- GV: kết luận.
+ nhà riêng, căn hộ chung cư, là tài sản riêng, nơi thờ cúng, sum họp, nghỉ ngơi.
+ Không: vì chỗ ở của người khác là nơi riêng tư mà PL bảo hộ.
* HS trả lời ý kiến cá nhân
* hành vi này đã vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.
 Vì: theo PL quy định mỗi cá nhân, tổ chức tự tiện vào chỗ ở của người khác, tự tiện khám chỗ ở của công dân là vi phạm PL.
* Khi có căn cứ để khẳng định chỗ ở, địa điểm của người nào đó có công cụ, phương tiện để thực hiện tội phạm hoặc có đồ vật liên quan đến vụ án.
* Khi cần bắt người đang bị truy nã hoặc người phạm tội trốn tránh ở nhà.
* - Chỉ có những người có thẫm quyền theo quy định của Bộ luật hình sự mới có quyền ra lệnh khám.
 - Tòa án, VKS ND, cơ quan điều tra.
 - Việc khám chỗ ở phải theo trình tự, thủ tục nhất định.
* cuộc sống tự do, hạnh phúc..
c. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân:
* Thế nào là quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân? 10’
- Không ai tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý.
- Việc khám xét nhà phải được PL, cơ quan có thẫm quyền cho phép.
- Việc khám xét nhà theo đúng trình tự, thủ tục do PL quy định
* Nội dung quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân:20’
* Ý nghĩa của quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân: 5’
- Đảm bảo cho công dân có cuộc sống tự do.
- Công dân có cuộc sống bình yên, có điều kiện tham gia vào đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa .
- Tránh mọi hành vi lạm dụng quyền hạn, tùy tiện ảnh hưởng đến quyền công dân.
	* Củng cố: 4’
	Em có nhận xét gì với những hành động sau đây:
Muốn đến nhà người khác chơi phải có lời mời hoặc gọi điện thoại báo trước.
Vào nhà người khác thì được mời vào nhà và mời ngồi.
Tự tiện vào nhà xem xét và sử dụng đồ đạc của nhà người khác .
* đây không những là việc làm trái PL mà còn thể hiện nếp sống thiếu văn minh, lịch sự, không tôn trọng người khác .
	* dặn dò: 1’
 Xem tiếp phần còn lại
Ngày soạn:	TPPCT: 21
Ngày dạy: 	Tuần: 21
Bài 6: CÔNG DÂN VỚI CÁC QUYỀN TỰ DO CƠ BẢN
I, II, III/ như ở tiết 1
IV. các bước lên lớp:
	1. Kiềm tra bài cũ: 5’
	Em hãy nêu thế nào là quyền bất khả xâm pham5ve62 chỗ ở của công dân? Nêu ý nghĩa.
	2 Giảng bài mới: 35’
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
- Hoạt động 1: tìm hiểu mục d
- Thế nào là bí mật an toàn thư tín của công dân?
- Thế nào là quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín?
- GV: liệt kê ý kiến của HS và kết luận.
- GV: cho HS trao đổi VD ở SGK tr. 60
- GV: Không ai được tự tiện bóc mỡ thư gửi, tiêu hủy thư, điện tín của người khác.
- Hoạt động 2: Tìm hiểu mục 5
 GV: chia lớp thành 3 nhóm.
 + Nhóm 1: thế nào là quyền tự do ngôn luận?
 + nhóm 2: nêu hình thức thực hiện quyền tự do ngôn luận, VD minh họa
 + Nhóm 3: là HS phổ thông em đã thực hiện quyền tự do ngôn luận của mình ở trường, lớp như thế nào?
-GV: kết luận
- Hoạt động 3: tìm hiểu mục 2
 GV: Theo em nhà nước bảo đảm quyền tự do cơ bản của công dân như thế nào? 
GV: kết luận. kết hợp giảng giải bổ sung: nhà nước ghi nhận trong Hiến Pháp, Bộ luật hình sự.
-GV: Theo em công dân có thể làm gì dể thực hiện quyền tự do cơ bản của công dân.
* HS trao đổi và trả lời ý kiến cá nhân.
* suy nghĩ trả lời.
* Công dân có quyền tự do phát biểu ý kiến, bày tỏ quan điểm của mình
* - Quyền tự do ngôn luận trực tiếp: phát biểu ý kiến xây dựng trường, lớp, cơ quan, tổ dân phố.
 VD: ý kiến về tình hinh12hoc5 tập của lớp.
 - Quyền tự do ngôn luận gián tiếp: như viết bài gửi báo ca ngợi thành tích dạy và học của trường, góp ý kiến cho đại biểu quốc hội về vấn đề giá cả tăng
* VD: phát biểu trong các cuộc họp của lớp, chi đoàn trường, hay viết bài để đăng báo bày tỏ ý kiến về giáo dục đào tạo
* HS thảo luận
* HS thảo luận: Học tập, tìm hiểu PL, phổ biến đấu tranh, tố cáo những hành vi trái PL vi phạm quyền tự do của công dân, giúp đỡ cán bộ nhà nước thi hành PL, tuân thủ PL. Là HS phải thực hiện tốt trách nhiệm của công dân( thực hiện tốt nội quy nhà trường, PL nhà nước).
d. Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.10’
Thư tín, điện thoại, điện tín của cá nhân được bảo đảm an toàn và bí mật. Việc kiểm soát thư tín, điện thoại, điện tín của cá nhân được thực hiện trong trường hợp PL có quy định và phải có quyết định của cơ quan nhà nước có thẫm quyền.
e. Quyền tự do ngôn luận; 15’
 Công dân có quyền phát biểu ý kiến, bày tỏ quan điểm của mình về các vấn đề chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước.
2. Trách nhiệm của nhà nước và công dân trong việc bảo đảm và thực hiện các quyền tự do cơ bản của công dân: 10’
 a. trách nhiệm của nhà nước: 5’
 - xây dựng và ban hành một hệ thống PL nhà nước bảo đảm quyền tự do cơ bản của công dân.
 - Nghiêm khắc trừng trị các hành vi vi phạm PL, xâm phạm quyền tự do của công dân.
 - Xây dựng bộ máy các cơ quan bảo vệ PL từ TW đến địa phương để bảo vệ quyền tự do của công dân.
 b. trách nhiệm của công dân: 5’
	* Củng cố; 4’
	1. Em đồng ý với việc làm nào sau đây của bố mẹ:
	a. Bóc thư của con ra xem.
	b. Nghe điện thoại của con.
	c. Đọc tin nhắn trong điện thoại của con.
	d. Tôn trọng đời tư bí mật của con.
	2. Em đồng ý với ý kiến nào sau đây:
	a. Quyền được PL bảo hộ tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân là quyền bảo hộ về tinh thần.
	b. Quyền bất khả xâm phậm về thân thể và tinh thần có quan hệ nhau.
	c. Các quyền cơ bản của công dân có mối quan hệ nhau.
	d. Cả 3 ý trên.
	* dặn dò: 1’
	Về xem trước bài 7

Tài liệu đính kèm:

  • docb¢i 6 c￴ng d¬n với c£c quyền tự do cơ bản.doc