Giáo án Địa lý Lớp 12 - Bài 25+26

Giáo án Địa lý Lớp 12 - Bài 25+26

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức

- Hiểu và trình bày đượcđặc điểm của 7 vùng nông nghiệp của nước ta.

- Trình bày được xu hướng thay đổi trong tổ chức lãnh thổ nông nghiệp ở nước ta.

2. Kỹ năng

- Sử dụng bản đồ Việt Nam để trình bày về phân bố một số ngành SXNN, vùng chuyên canh lớn (chuyên canh lúa, cà phê, sao su).

- Phân tích bảng thống kê và biểu đồ để thấy rõ đặc điểm của 7 vùng NN, xu hướng thay đổi trong tổ chức lãnh thổ nông nghiệp.

3.Thái độ

HS phải biết việc đa dạng hoá kinh tế nông thôn là cần thiết nhưng phải biết cách giảm thiểu những mặt trái của vấn đề (môi trường, trật tự xã hội ).

4 Định hướng phát triển năng lực:

- Năng lực chung: tư duy, tự học, hoạt động nhóm, giải quyết vấn đề.

- Năng lực riêng biệt: tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng BSL, bản đồ, biểu đồ, tranh ảnh

II. THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên:

- Bản đồ giáo khoa treo tường kinh tế Việt Nam (nông nghiệp).

- Át lat Địa lí Việt Nam.

- Tranh ảnh, tư liệu về sản xuất nông nghiệp ở một số vùng của nước ta.

- Phiếu học tập, bảng biểu, sơ đồ, biểu đồ.

2. Đối với học sinh:

- SGK, Át lat Địa lí Việt Nam.

- Sưu tầm một số tư liệu và hình ảnh về sản xuất nông nghiệp theo từng vùng nông nghiệp ở nước ta.

III.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP

A. Tình huống xuất phát (2’)

1. Mục tiêu

- Giúp cho học sinh gợi nhớ lại được một số sản phẩm nông nghiệp chủ yếu của nước ta và sự phân bố của chúng theo lãnh thổ.

- Tìm ra những nội dung học sinh chưa biết, để từ đó bổ sung và khắc sâu những kiến thức của bài học cho học sinh.

- Rèn kĩ năng đọc bản đồ của học sinh.

-Nhận thức được vai trò tầm quan trọng của sản xuất nông nghiệp đối với hoạt động sản xuất và đời sống của con người, biết trân trọng những thành quả lao động của người nông dân.

2. Phương pháp

- Đàm thoại, gợi mở.

3. Phương tiện

- Sử dụng phương tiện trực quan: bản đồ, tranh ảnh.

-Máy chiếu

4. Tiến trình hoặt động

- Bước 1.Giao nhiệm vụ: Cá nhân học sinh cho biết địa bàn Bình Phước trồng các loại cây công nghiệp nào?Kể tên. Tại sao lại trồng các cây công nghiệp đó?

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ trong 2 phút.

- Bước 3: Trao đổi thảo luận và báo cáo kết quả: HS so sánh kết quả với các bạn bên cạnh để chỉnh sửa và bổ sung cho nhau. Giáo viên gọi học sinh trình bày kết quả thực hiện được, trên cơ sở kết quả đó, giáo viên dẫn dắt vào bài học.

- Bước 4. Đánh giá: GV quan sát, đánh giá hoạt động của học sinh.

Chuẩn kiến thức và vào bài.

 

doc 13 trang Người đăng haivyp42 Lượt xem 943Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lý Lớp 12 - Bài 25+26", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn
Ngày dạy......LỚp 12A5..
Lớp 12A7
Lớp 12A9..
BÀI 25: TỔ CHỨC LÃNH THỔ NÔNG NGHIỆP
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
- Hiểu và trình bày đượcđặc điểm của 7 vùng nông nghiệp của nước ta.
- Trình bày được xu hướng thay đổi trong tổ chức lãnh thổ nông nghiệp ở nước ta.
2. Kỹ năng
- Sử dụng bản đồ Việt Nam để trình bày về phân bố một số ngành SXNN, vùng chuyên canh lớn (chuyên canh lúa, cà phê, sao su).
- Phân tích bảng thống kê và biểu đồ để thấy rõ đặc điểm của 7 vùng NN, xu hướng thay đổi trong tổ chức lãnh thổ nông nghiệp.
3.Thái độ
HS phải biết việc đa dạng hoá kinh tế nông thôn là cần thiết nhưng phải biết cách giảm thiểu những mặt trái của vấn đề (môi trường, trật tự xã hội ).
4 Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực chung: tư duy, tự học, hoạt động nhóm, giải quyết vấn đề...
- Năng lực riêng biệt: tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng BSL, bản đồ, biểu đồ, tranh ảnh
II. THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY HỌC
1. Đối với giáo viên:
- Bản đồ giáo khoa treo tường kinh tế Việt Nam (nông nghiệp).
- Át lat Địa lí Việt Nam.
- Tranh ảnh, tư liệu về sản xuất nông nghiệp ở một số vùng của nước ta.
- Phiếu học tập, bảng biểu, sơ đồ, biểu đồ.
2. Đối với học sinh:
- SGK, Át lat Địa lí Việt Nam.
- Sưu tầm một số tư liệu và hình ảnh về sản xuất nông nghiệp theo từng vùng nông nghiệp ở nước ta.
III.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
A. Tình huống xuất phát (2’)
1. Mục tiêu
- Giúp cho học sinh gợi nhớ lại được một số sản phẩm nông nghiệp chủ yếu của nước ta và sự phân bố của chúng theo lãnh thổ.
- Tìm ra những nội dung học sinh chưa biết, để từ đó bổ sung và khắc sâu những kiến thức của bài học cho học sinh.
- Rèn kĩ năng đọc bản đồ của học sinh.
-Nhận thức được vai trò tầm quan trọng của sản xuất nông nghiệp đối với hoạt động sản xuất và đời sống của con người, biết trân trọng những thành quả lao động của người nông dân.
2. Phương pháp
- Đàm thoại, gợi mở.
3. Phương tiện
- Sử dụng phương tiện trực quan: bản đồ, tranh ảnh.
-Máy chiếu
4. Tiến trình hoặt động
- Bước 1.Giao nhiệm vụ: Cá nhân học sinh cho biết địa bàn Bình Phước trồng các loại cây công nghiệp nào?Kể tên. Tại sao lại trồng các cây công nghiệp đó?
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ trong 2 phút.
- Bước 3: Trao đổi thảo luận và báo cáo kết quả: HS so sánh kết quả với các bạn bên cạnh để chỉnh sửa và bổ sung cho nhau. Giáo viên gọi học sinh trình bày kết quả thực hiện được, trên cơ sở kết quả đó, giáo viên dẫn dắt vào bài học.
- Bước 4. Đánh giá: GV quan sát, đánh giá hoạt động của học sinh.
Chuẩn kiến thức và vào bài.
B. Hình thành kiến thức mới
* Hoạt động 1: Tìm hiểu về các vùng nông nghiệp ở nước ta. (25’)
1. Mục tiêu
- Hiểu và trình bày được đặc điểm của 7 vùng nông nghiệp của nước ta: điều kiện sinh thái nông nghiệp, điều kiện kinh tế - xã hội, trình độ thâm canh, chuyên môn hóa sản xuất.
- Sử dụng bản đồ Việt Nam để trình bày về phân bố một số ngành SXNN, vùng chuyên canh lớn (chuyên canh lúa, cà phê, sao su).
- Phân tích bảng thống kê và biểu đồ để thấy rõ đặc điểm của 7 vùng NN.
-Nhận thức đúng về đặc điểm nổi bật của từng vùng nông nghiệp của nước ta
- Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực chung: tư duy, tự học, hợp tác, giải quyết vấn đề...
- Năng lực riêng biệt: tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, bản đồ.
2. Phương pháp
- Thuyết trình, đàm thoại gợi mở, thảo luận nhóm.
3. Phương tiện
- Sử dụng phương tiện trực quan: bản đồ, sơ đồ. 
- Bản đồ nông nghiệp Việt Nam, phiếu học tập.
4.Tiến trình hoạt động:
- Bước 1: Giao nhiệm vụ:
+ GV chia nhóm (4 nhóm chia theo bàn) và giao nhiệm vụ cho HS hoạt động theo nhóm: 
HS đọc bản đồ nông nghiệp (trang 18, 19 Atlat Địa lí Việt Nam), kết hợp đọc thông tin trang 30, 31, 32 SGK Địa lí 12, hãy tìm hiểu về đặc điểm từng vùng nông nghiệp theo sơ đồ sau:
Nhóm
Vùng
Điều kiện sinh thái nông nghiệp
Điều kiện kinh tế - xã hội
Trình độ thâm canh
Chuyên môn hóa sản xuất
1
Trung du và miền núi Bắc Bộ
2
Đồng bằng sông Hồng
3
Bắc Trung Bộ
4
Duyên hải Nam Trung Bộ
5
Tây Nguyên
6
Đông Nam Bộ
7
Đồng bằng sông Cửu Long
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: Cá nhân học sinh đọc bản đồ, nghiên cứu nội dung SGK, dự kiến các nội dung trả lời điền vào sơ đồ và trao đổi với các bạn trong nhóm. HS thực hiện nhiệm vụ trong 10 phút.
- Bước 3: Trao đổi thảo luận và báo cáo kết quả: HS các nhóm báo cáo kết quả.
- Bước 4. Đánh giá: GV đánh giá quá trình hoạt động của các nhóm, đánh giá sản phẩm và chuẩn hóa kiến thức từng nhóm.
Vùng
Điều kiện sinh thái nông nghiệp
Điều kiện kinh tế - xã hội
Trình độ thâm canh
Chuyên môn hóa sản xuất
Trung du và miền núi Bắc Bộ
- Núi, cao nguyên, đồi thấp.
- Đất feralit đỏ vàng, đất phù sa cổ bạc màu.
- Khí hậu cận nhiệt đới, ôn đới trên núi, có mùa đông lạnh
- Mật độ dân số tương đối thấp. Dân có kinh nghiệm sản xuất lâm nghiệp, trồng cây công nghiệp.
- ở vùng trung du có các cơ sở công nghiệp chế biến. Điều kiện giao thông tương đối thuận lợi.
- ở vùng núi còn nhiều khó khăn.
- Nhìn chung trình độ thâm canh thấp, sản xuất theo kiểu quảng canh, đầu tư ít lao động và vật tư nông nghiệp. ở vùng Trung du trình độ thâm canh đang được nâng cao.
- Cây công nghiệp có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới (chè, trẩu, hồi...)
- Đậu tương, lạc, thuốc lá.
- Cây ăn quả, cây dược liệu.
- Trâu, bò lấy thịt và sữa, lợn (Trung du)
Đồng bằng sông Hồng
- Đồng bằng châu thổ có nhiều ô trũng.
- Đất phù sa sông Hồng và sông Thái Bình.
- Có mùa đông lạnh
- Mật độ dân số cao nhất cả nước.
- Dân có kinh nghiệm thâm canh lúa nước.
- Mạng lưới đô thị dày đặc: Các thành phố lớn tập trung công nghiệp chế biến.
- Quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa đang được đẩy mạnh.
- Trình độ thâm canh khá cao, đầu tư nhiều lao động.
- Áp dụng các giống mới, cao sản, công nghệ tiến bộ
- Lúa cao sản , lúa có chất lượng cao.
- Cây thực phẩm, đặc biệt là các loại rau cao cấp. Cây ăn quả.
- Đay, cói.
- Lợn, bò sữa (ven thành phố lớn), gia cầm, nuôi thủy sản nước ngọt (ở các ô trũng), thủy sản nước mặn, nước lợ)
Bắc Trung Bộ
- Đồng bằng hẹp, vùng đồi trước núi.
- Đất phù sa, đất feralit (có cả đất badan).
- Thường xảy ra thiên tai (bão, lụt), nạn cát bay, gió Lào.
- Dân có kinh nghiệm đấu tranh chinh phục tự nhiên.
- Có một số đô thị vừa và nhỏ, chủ yếu ở dải ven biển. Có một số cơ sở công nghiệp chế biến.
- Trình độ thâm canh tương đối thấp: Nông nghiệp sử dụng nhiều lao động
- Cây công nghiệp hàng năm (lạc, mía, thuốc lá...)
- Cây công nghiệp lâu năm (cà phê, cao su...).
- Trâu, bò lấy thịt; nuôi thủy sản nước mặn, nước lợ.
Duyên hải Nam Trung Bộ
- Đồng bằng hẹp khá màu mỡ.
- Có nhiều vụng biển thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản.
- Dễ bị hạn hán về mùa khô.
- Có nhiều thành phó, thi xã dọc dải ven biển.
- Điều kiện giao thông vận tải thuận lợi.
- Trình độ thâm canh khá cao. Sử dụng nhiều lao động và vật tư nông nghiệp.
- Cây công nghiệp hàng năm (mía, thuốc lá)
- Cây công nghiệp lâu năm (dừa)
- Lúa.
- Bò thịt, lợn.
- Đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.
Tây Nguyên
- Các cao nguyên badan rộng lớn, ở các độ cao khác nhau.
- Khí hậu phân ra hai mùa: mưa, khô rõ rệt. Thiếu nước về mùa khô
- Có nhiều dân tộc ít người còn tiến hành kiểu nông nghiệp cổ truyền.
- Có các nông trường.
- Công nghiệp chế biến còn yếu.
- Điều kiện giao thông khá thuận lợi.
- Ở vùng nông nghiệp cổ truyền, quảng canh là chính
- Ở các nông trường các nông hộ, trình độ thâm canh đang được nâng lên
- - Cà phê, cao su, chè, dâu tằm, hồ tiêu.
- Bò thịt và bò sữa.
Đông Nam Bộ
- Các vùng đất badan và đất xám phù sa cổ rộng lớn, khá bằng phẳng.
- Các vùng trũng có khả năng nuôi trồng thủy sản.
- Thiếu nước về mùa khô.
- Có các thành phố lớn, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
- Tập trung nhiều cơ sở công nghiệp chế biến.
- Điều kiện giao thông vận tải thuận lợi.
- Trình độ thâm canh cao. Sản xuất hàng hóa, sử dụng nhiều máy móc, vật tư nông nghiệp.
- Các cây công nghiệp lâu năm ( cao su, cà phê, điều)
- Cây công nghiệp ngắn ngày (đậu tương, mía)
- Nuôi trồng thủy sản.
- Bò sữa (ven thành phố lớn), gia cầm.
Đồng bằng sông Cửu Long
- Các dải phù sa ngọt, các vùng đát phèn, đất mặn.
- Vịnh biển nông, ngư trường rộng.
- Các vùng rừng ngập mặn có tiềm năng để nuôi trồng thủy sản.
-Có thị trường rộng lớn là vùng Đông Nam Bộ.
- Điều kiện giao thông vận tải thuận lợi.
- Có mạng lưới đô thị vừa và nhỏ, có các cơ sở công nghiệp chế biến.
- Trình độ thâm canh cao. Sản xuất hàng hóa, sử dụng nhiều máy móc, vật tư nông nghiệp.
- Lúa, lúa có chất lượng cao.
- Cây công nghiệp ngắn ngày (mía, đay, cói)
- Cây ăn quả nhiệt đới.
- Thủy sản (đặc biệt là tôm).
- Gia cầm (đặc biệt là vịt đàn)
* Hoạt động 2:Tìm hiểu về những thay đổi trong tổ chức lãnh thổ nông nghiệp ở nước ta. (10’)
1. Mục tiêu
- Học sinh trình bày được hai hướng thay đổi chính trong tổ chức lãnh thổ nông nghiệp của nước ta
-Phân tích bảng thống kê để thấy rõ xu hướng thay đổi trong cơ cấu sản phẩm nông nghiệp theo vùng.
-HS phải biết việc đa dạng hoá kinh tế nông thôn là cần thiết nhưng phải biết cách giảm thiểu những mặt trái của vấn đề (môi trường, trật tự xã hội ).
- Năng lực chung: tư duy, tự học, giải quyết vấn đề...
- Năng lực riêng biệt: tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng bảng thống kê.
2. Phương pháp
- Đàm thoại gợi mở, cá nhân
3. Phương tiện:
- Sử dụng sơ đồ, bảng thống kê.
4.Tiến trình hoạt động
- Bước 1: GV giao nhiệm vụ cho cá nhân học sinh đọc nội dung SGK và căn cứ vào bảng 25.2, 25.3, hình 25, hãy:
+ Nêu những xu hướng thay đổi của tổ chức lãnh thổ nông nghiệp nước ta.
+ Nhận xét về xu hướng thay đổi cơ cấu sản phẩm nông nghiệp theo các vùng.
+ So sánh số lượng trang trại và tỉ lệ % các loại trang trại của nước ta trong 2 năm 2001 và 2006. Nhận xét sự thay đổi về số lượng và cơ cấu trang trại theo loại hình sản xuất ở nước ta.
+ Giải thích tại sao số lượng trang trại lại rất phát triển ở Đồng bằng sông Cửu Long. 
- Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ cá nhân, có thể trao đổi kết quả làm việc với bạn bên cạnh.. GV quan sát và trợ giúp học sinh.
- Bước 3: GV gọi 1 HS lên trình bày kết quả, HS khác nhận xét, bổ sung.
- Bước 4: GV đánh giá kết quả làm việc, trao đổi của HS và chuẩn kiến thức.
THÔNG TIN PHẢN HỒI
2. Những thay đổi trong tổ chức lãnh thổ nông nghiệp của nước ta:
– Tăng cường chuyên môn hoá sản xuất, đầu tư phát triển các vùng chuyên canh quy mô lớn đối với các sản phẩm nông nghiệp chủ yếu (cây công nghiệp lâu năm, cây lương thực) nhằm khai thác hiệu quả hơn các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên.
– Đa dạng hoá nông nghiệp, đa dạng hoá kinh tế nông thôn, cho phép khai thác hợp lí hơn các điều kiện tự nhiên, lao động, từ đó tạo ra nhiều việc làm, giảm thiểu rủi do trong sản xuất nông nghiệp, thúc đẩy sự phân hoá lãnh thổ nông nghiệp.
– Cơ cấu sản phẩm nông nghiệp thay đổi mạnh theo hướng đa dạng hoá, tăng tỉ trọng các sản phẩm chất lượng cao, sức cạnh tranh lớn. Giảm tỉ trọng các sản phẩm kém hiệu quả, không thích hợp với điều kiện sinh thái của vùng.
– Kinh tế trang trại có bước phát triển mới, góp phần thúc đẩy sản xuất nông – lâm – thuỷ sản phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá.
C. Luyện tập ... g điểm
Ngày soạn
Ngày dạy......Lớp 12A5..
Lớp 12A7
Lớp 12A9
 Bài 26: CƠ CẤU NGÀNH CÔNG NGHIỆP
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức:
- Biết được cơ cấu công nghiệp theo ngành, theo thành phần kinh tế và theo lãnh thổ.
- Hiểu được nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi cơ cấu ngành công nghiệp.
2. Kĩ năng:
- Vẽ và phân tích biểu đồ, số liệu thống kê, sơ đồ về cơ cấu ngành công nghiệp.
- Phân tích bản đồ công nghiệp chung để nhận biết và trình bày về sự phân hóa lãnh thổ công nghiệp.
3. Thái độ: HS tham gia tích cực và ủng hộ những chính sách phát triển CN, giúp HS nhận thức được tình hình phát triển các ngành công nghiệp ở nước ta, ở địa phương.
4. Định hướng năng lực:
- Năng lực hợp tác trong học tập, năng lực làm việc theo nhóm, giải quyết vấn đề, tư duy phản biện, năng lực giao tiếp, sử dung các phương tiên trực quan.
- Năng lực tìm kiếm xử lí thông tin, phân tích đối chiếu thấy được sự chuyển dịch cơ cấu CN theo ngành và sự phân hóa CN theo lãnh thổ ở nước ta.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Thiết kế bài giảng điện tử
- Thiết bị: máy tính, máy Projector
- Cập nhật thông tin, hình ảnh liên quan đến bài học.
-Phiếu học tập.
- Bản đồ Công nghiệp Việt Nam.
- Atlát địa lí VN.
2. Chuẩn bị của HS
- Atlat địa lí Việt Nam, SGK
III. HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP.
A.Tình huống xuất phát. (2’)
1. Mục tiêu:
- Giúp học sinh gợi nhớ được những đặc điểm của nền công nghiệp mà HS được học từ lớp trước và hiểu biết thực tế.
- Rèn luyện kĩ năng quan sát và xử lí nhanh thông tin , từ đó HS nhận biết được
thành tựu nền công nghiệp nước ta.
2. Phương pháp.
Đàm thoại gợi mở, hoạt động cá nhân.
3. Phương tiện.
Máy chiếu, SGK.
4. Tiến trình hoạt động.
Bước 1. GV giao nhiệm vụ cho học sinh: Quan sát một số hình ảnh ( video) về ngành công nghiệp của nước ta (thành tựu về sản xuất dệt may, chế biến thủy sản, chế biến mủ cao su, khai thác than, khai thác dầu khí...) bằng hiểu biết của bản thân các em hãy:
Nêu những thành tựu nền công nghiệp và cho biết nguyên nhân đạt được thành tựu đó?
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ cá nhân. GV quan sát và trợ giúp học sinh.
Bước 3.Trao đổi thảo luận: GV gọi 1 HS trả lời, HS khác bổ sung, trên cơ sở thảo luận và bổ sung đó GV dẫn dắt vào nội dung bài mới.
Bước 4. Đánh giá: GV đánh giá quá trình HS thực hiện và đánh giá kết quả cuối cùng của HS
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
*Hoạt động 1: Tìm hiểu về sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo ngành (15’)
Bước 1. GV giao nhiệm vụ cho học sinh. HS làm việc cá nhân:
- Ngành công nghiệp nước ta có mấy nhóm?Gồm bao nhiêu ngành?
- Cho biết thế nào là ngành công nghiêp trọng điểm? kể tên một số ngành công nghiệp trọng điểm ở nước ta?
- Dựa vào hình 26.1 hãy nhân xét về tình hình phát triển, cơ cấu và sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo ngành của nước ta? Tại sao lại có sự chuyển dịch như vậy?
- Để ngành công nghiệp nước ta đáp ứng được yêu cầu mới của đất nước cần phải có những biện pháp gì để khắc phục những hạn chế trong quá trình phát triển công nghiệp?
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ cá nhân. GV quan sát và trợ giúp học sinh
Bước 3. Trao đổi và thảo luận: GV gọi HS lên bảng ghi nhanh kết quả thực hiện được lên bảng, HS khác bổ sung.
Bước 4. Đánh giá: GV đánh giá quá trình HS thực hiện và đánh giá kết quả cuối cùng của HS và chuẩn hóa kiến thức
THÔNG TIN PHẢN HỒI
1. Cơ cấu công nghiệp theo ngành
- Cơ cấu công nghiệp nước ta đa dạng: gồm 29 ngành thuộc 3 nhóm: 
+ Công nghiệp khai thác.
+ Công nghiệp chế biến.
+ Công nghiệp sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước.
- Nổi lên một số ngành công nghiệp trọng điểm: Công nghiệp năng lượng, CN chế biến LT-TP, CN dệt may, vật liệu xây dựng, hóa chất – phân bón-cao su; cơ khí – điện tử.
* Nguyên nhân: Đó là kết quả của qua trình CNH đã và đang diễn ra ở nước ta.
*Sự chuyển dịch:
- Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp có sự chuyển dịch theo hướng tăng tỉ trọng công nghiệp chế biến, giảm tỉ trong CN khai thác, tuy nhiên sự chuyển dịch còn chậm.
* Biện pháp:
+ Xây dựng cơ cấu ngành CN linh hoạt, thích ứng với thị trường, phù hợp với thực tế của đất nước, khu vực và thế giới.
+ Đẩy mạnh, phát triển CN chế biến, CN khai thác, đưa CN điện lực đi trước một bước.
+ Đầu tư theo chiều sâu, đổi mới trang thiết bị, công nghệ nhằm nâng cao chất lượng, giảm giá thành sản phẩm.
*Hoạt động 2: Cơ cấu công nghiệp theo lãnh thổ.(15’)
1. Mục tiêu:
- Giúp học sinh biết được cơ cấu công nghiệp theo lãnh thổ.
- Hiểu được tại sao có sự phấn hóa đó
- Rèn luyện kĩ năng quan sát và xử lí nhanh thông tin , từ đó HS nhận biết được sự phân hóa công nghiệp nước ta.
2. Phương pháp.
Đàm thoại gợi mở, hoạt động cá nhân.
3. Phương tiện.
Máy chiếu, SGK, bản đồ công nghiệp
4. Tiến trình hoạt động.
Bước 1: GV đưa ra yêu cầu cho học sinh:
-Dựa vào hình 26.2 Cho biết khu vực nào có mức độ tập trung công nghiệp cao nhất cả nước? Trình bày các trung tâm công nghiệp và các ngành chuyên môn hóa của trung tâm công nghiệp đó.
-Kể tên các trung tâm công nghiệp của vùng Đông Nam Bộ.
-Kể tên các trung tâm công nghiệp của Duyên hải miền Trung.
-Vùng nào phân bố công nghiệp thưa thớt?
-Vì sao Đông nam Bộ luôn chiếm tỉ trọng cao nhất trong các vùng về sản xuất công nghiệp?
Bước 2. Học sinh trao đổi, thảo luận đưa ra kết quả
Bước 3. GV gọi HS trình bày nội dung trao đổi và học sinh khác nhận xét.
Bước 4. Đánh giá: GV đánh giá quá trình HS thực hiện và đánh giá kết quả cuối cùng của HS và giáo viên bổ sung chuẩn hóa kiến thức.
THÔNG TIN PHẢN HỒI
2. Cơ cấu công nghiệp theo lãnh thổ:
- Hoạt động công nghiệp có sự phân hóa theo lãnh thổ:
+ Bắc Bộ và Đồng bằng sông hồng có mức độ tập trung CN cao nhất cả nước.
+ Đông Nam Bộ có mức độ tập trung cao, có quy mô lớn.
+ Duyên hải miền Trung mức độ tập trung khá cao.
+ Các vùng khác và miền núi CN phát triển chậm.
- Chỉ riêng: ĐNB, ĐBSH, ĐBSCL đã chiếm khoảng 80% giá trị sản xuất CN của cả nước.
- Nguyên nhân: do vị trí địa lí, tài nguyên thiên nhiên, lao động có tay nghề, thị trường, kết cấu hạ tầng, vốn ở các vùng có sự phân hóa.
*Hoạt động 3: Cơ cấu công nghiệp theo thành phần kinh tế (5’)
1. Mục tiêu:
- Giúp học sinh biết được cơ cấu công nghiệp theo thành phần kinh tế nước ta.
- Hiểu được vì sao có sự thay đổi cơ cấu thành phần kinh tế ở nước ta.
- Sử dụng Atlat để nhận biết cơ cấu giá trị sản xuất CN của nước phân theo thành phần kinh tế.
- Rèn luyện kĩ năng quan sát và xử lí nhanh thông tin , từ đó HS nhận biết các thành phần kinh tế nước ta.
2. Phương pháp.
Đàm thoại gợi mở, hoạt động cá nhân.
3. Phương tiện.
Máy chiếu, SGK, bản đồ công nghiệp, Atlat đại lí 12.
4. Tiến trình hoạt động.
Bước 1. GV yêu cầu HS dựa vào Atlat địa lí 12 trang 21 và SGK trang 117 cho biết:
Sản xuất công nghiệp có sự tham gia của các thành phần kinh tế nào?
-Tỉ trọng sản xuất công nghiệp của khu vực Nhà nước, ngoài Nhà nướC, vốn đầu tư nước ngoài thay đổi như thế nào?
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ cá nhân, sau đó trao đổi với bạn bên cạnh để bổ sung điều chỉnh kết quả học tập. GV quan sát và trợ giúp học sinh
Bước 3. Báo cáo kết quả. 
Bước 4. Đánh giá: GV đánh giá quá trình thực hiện của HS về thái độ, tinh thần học tập, khả năng giao tiếp và chuẩn kiến thức.
THÔNG TIN PHẢN HỒI
3. Cơ cấu công nghiệp theo thành phần kinh tế
- Cơ cấu thành phần của ngành công nghiệp đa dạng, chia thành 3 nhóm: khu vực Nhà nước, khu vực ngoài Nhà nước, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.
- Xu hướng:
+ Giảm tỉ trọng của khu vực Nhà nước.
+ Tăng tỉ trọng khu vực ngoài nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.
- Nguyên nhân: Do mở cửa, hội nhập, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN.
C. Luyên tập.(5’)
1. Mục tiêu:
- Kiến thức:
Nhằm giúp HS củng cố hệ thống hóa kiến thức đã lĩnh hội:
+ Tình hình cơ cấu công nghiệp theo ngành, theo thành phần kinh tế, theo lãnh thổ nước ta ngày càng đa dạng.
+ Hiểu được sự chuyển dịch cơ cấu CN theo ngành, theo thành phần kinh tế, lãnh thổ theo hướng ngày càng hiện đại phù hợp với xu thế khu vực và thế giới.
- Kĩ năng: rèn luyên kĩ năng khai thác kiến thức từ bản đồ, hình ảnh.
2. Phương pháp
Hoạt động cá nhân.
3. Phương tiện.
Atlat địa lí VN.
4. Tiến trình hoạt động.
Học sinh làm các câu hỏi trắc nghiệm
*Biết
Câu 1. Cơ cấu công nghiệp theo ngành được thể hiện ở
A. giá trị sản xuất của từng ngành trong hệ thống các ngành công nghiệp.
B. tỉ trọng giá trị sản xuất của các ngành công nghiệp chế biến trong hệ thống các ngành công nghiệp.
C. tỉ trọng giá trị sản xuất của các ngành công nghiệp khai thác trong hệ thống các ngành công nghiệp.
D. tỉ trọng giá trị sản xuất của từng ngành trong hệ thống các ngành công nghiệp.
Câu 2. Định hướng phát triển đối với ngành công nghiệp ở nước ta là:
A. ưu tiên phát triển công nghiệp khai thác.
B. ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp chế biến.
C. ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp điện;khí đốt, nước.
D. phát triển đồng đều cả công nghiệp chế biến và công nghiệp khai thác.
Câu 3. Ngành công nghiệp chuyên môn hóa theo hướng Hà Nội – Hải Phòng – Hạ Long – Cẩm Phả là
A. khai thác than, vật liệu xây dựng.
B. khai thác than hóa chất.
C. khai thác than, vật liệu xây dựng.
D. cơ khí, khai thác than, vật liệu xây dựng
Câu 4. Biểu hiện nào sau đây chứng tỏ một cách rõ rệt nhất cơ cấu ngành công nghiệp nước ta tương đối đa dạng?
A. Có 4 ngành thuộc nhóm công nghiệp khai thác.
B. Có 3 nhóm với 29 ngành công nghiệp
C. Nhóm công nghiệp chế biến có 23 ngành
D. Nhóm sản xuất , phân phối điện khí đốt nước có 2 ngành.
Câu 5. Vùng có mức độ tập trung công nghiệp vào loại cao nhất nước ta là
A. Duyên hải miền trung.
B. Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận
C. Tây Nguyên. D. Đồng bằng sông cửu Long.
Câu 6. Thành phần kinh tế nào sau đây không thuộc khu vực ngoài nhà nước?
A. Tập thể B. Tư nhân C. Cá thể D. Trung ương.
*Hiểu
Câu 6 .Điểm nào sau đây không phải kết quả trực tiếp của việc đầu tư theo chiều sâu, đổi mới trang thiết bị và công nghệ trong công nghiệp?
A. Nâng cao chất lượng.
B. Đa dạng hóa sản phẩm.
C. Hạ giá thành sản phẩm.
D. Tăng năng suất lao động.
*Vận dụng thấp
Câu 7. Biên pháp vững chắc, hiệu quả nhất để hoàn thiện cơ cấu ngành công nghiệp ở nước ta là
A. ưu tiên phát các ngành công nghiệp trọng điểm.
B. đầu tư cheo chiều sâu, đổi mới trang thiết bị và công nghệ.
C. đa dạng hóa cơ cấu ngành công nghiệp.
D. hạ giá thành sản phẩm.
Câu 8. Hạn chế lớn nhất đối với phát triển công nghiệp ở Duyên Hải miền Trung là
A. Cơ sở hạ tầng còn nghèo nàn.
B. Lao động ít, thị trường nhỏ.
C. Vị trí địa lí nằm cách xa hai đầu đất nước.
D. Đất đai ít màu mỡ, khí hậu nhiều thiên tai.
*Vận dụng cao
Câu: Tại sao có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo thành phần kinh tế?
D. VẬN DỤNG VÀ MỞ RỘNG
1. Mục tiêu:
-Giúp HS tìm hiểu các thông tin về ngành công nghiệp trọng điểm (CN năng lượng)
-Kĩ năng tra cứu thông tin.
2. Phương pháp
-HS tự sưu tầm
3. Phương tiện
-Truy cập thông tin trên máy tính, tư liệu báo chí, phương tiện truyền thông
4. Tiến trình hoạt động
GV khuyến khích học sinh thực hiện nhiệm vụ sau đây:
Tìm hiểu nguồn cung cấp điện cho địa bàn Bình Phước (kể tên các nhà máy thủy điện của tỉnh...)

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dia_ly_lop_12_bai_2526.doc