Giáo án Địa lí 12 tiết 46: Vấn đề sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở đồng bằng sông cửu long

Giáo án Địa lí 12 tiết 46: Vấn đề sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở đồng bằng sông cửu long

Tiết 46 BÀI 41

VẤN ĐỀ SỬ DỤNG HỢP LÍ VÀ CẢI TẠO TỰ NHIÊN

Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

Sau bài học, HS cần:

1. Kiến thức

- Biết được vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ của vùng.

- Hiểu được đặc điểm tự nhiên của ĐBSCL với những thế mạnh và hạn chế của nó đối với việc phát triển KT-XH của vùng.

- Nhận thức được tính cấp thiết và những biện pháp hàng đầu trong việc SD hợp lí và cải tạo tự nhiên nhằm biến đồng bằng SCL thành 1 vùng kinh tế quan trọng của cả nước.

2. Kỹ năng

- Đọc và phân tích được 1 số thành phần tự nhiên của ĐBSCL trên bản đồ (hoặc Atlat địa lí VN).

- Phân tích biểu đồ, số liệu liên quan.

3. Thái độ

Có nhận thức trong việc bảo vệ tài nguyên môi trường.

 

doc 5 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 6629Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lí 12 tiết 46: Vấn đề sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở đồng bằng sông cửu long", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 46	 Bài 41
Vấn đề Sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên 
ở đồng bằng sông cửu long
Ngày soạn:
Ngày giảng:
I. mục tiêu bài học
Sau bài học, HS cần:
1. Kiến thức
- Biết được vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ của vùng.
- Hiểu được đặc điểm tự nhiên của ĐBSCL với những thế mạnh và hạn chế của nó đối với việc phát triển KT-XH của vùng.
- Nhận thức được tính cấp thiết và những biện pháp hàng đầu trong việc SD hợp lí và cải tạo tự nhiên nhằm biến đồng bằng SCL thành 1 vùng kinh tế quan trọng của cả nước.
2. Kỹ năng
- Đọc và phân tích được 1 số thành phần tự nhiên của ĐBSCL trên bản đồ (hoặc Atlat địa lí VN).
- Phân tích biểu đồ, số liệu liên quan.
3. Thái độ
Có nhận thức trong việc bảo vệ tài nguyên môi trường.
II. Phương tiện dạy học
- Bản đồ ĐLTNVN
- Atlat địa lí VN.
III. Tiến trình bài giảng
1. ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ: Thu 1 số bài thực hành đã hoàn thiện ở nhà. 
3. Bài mới
Hoạt động của GV và HS
ND chính
HĐ:Yêu cầu HS kể tên các tỉnh, thành phố thuộc ĐBSCL (13 tỉnh, thành phố)
Long An, Tiền Giang, Đồng Tháp, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, An Giang, Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Kiên Giang, Cà Mau.
GV: Là vùng tận cùng phía Tây Nam của đất nước, có bờ biển dài > 736 km với nhiều đảo và quần đảo. VD: Thổ Chu, Phú Quốc...và 360.000 km2 vùng đặc quyền kinh tế, giáp biển Đông, vịnh Thái Lan, vùng ĐNB và Campuchia.
* Nằm giữa 1 KV kinh tế năng động: Liền kề với các tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, gần các nước ĐNá, KV có có các tuyến giao thông hàng hải và hàng không quốc tế quan trọng.
* Là vùng đồng bằng châu thổ rộng và phì nhiêu -> vùng sx lương thực, vùng thuỷ sản, vùng cây ăn trái nhiệt đới lớn nhất nước.
Cấu tạo của ĐBSCL:
Phần nằm trong phạm vi tác động của sông Tiền và sông Hậu.
* Phần thượng châu thổ:
- KV tương đối cao (2-4 m so với mực nước biển)-> vẫn ngập nước vào mùa mưa.
- Phần lớn bề mặt là các vùng trũng ngập nước rộng lớn.
+ Đồng Tháp Mười (Long An, Đồng Tháp, Tiền Giang).
+ Tứ giác Long Xuyên (Rạch Giá, Hà Tiên – Kiên Giang; Long Xuyên, Châu Đốc – An Giang)
- Vào mùa mưa vùng trũng chìm sâu trong nước: Mùa khô là những vùng nước tù đứt đoạn.
* Phần hạ châu thổ:
- Thấp hơn (1-2m), thường xuyên chịu tác động của thuỷ triều và sóng biển.
- Mực nước ở các cửa sông lên xuống nhanh -> đất nhiễm mặn.
- Địa hình gồm các giồng đất 2 bên bờ, cồn cát duyên hải. Ngoài ra, còn có các vùng trũng ngập nước vào mùa mưa và bãi bồi bên sông.
Phần nằm ngoài phạm tác động: Vẫn được cấu tạo bởi phù sa sông (VD: Đồng bằng Cà Mau...)
? Dựa vào ND trong SGK và Atlat địa lí VN nêu các thế mạnh về tự nhiên của ĐBSCL?
* Đất: 
- Phần lớn là đất phù sa, tuy nhiên tính chất tượng đối phức tạp. Gồm 3 nhóm đất chính:
+ Phù sa ngọt: 1,2 triệu ha (30% diện tích), phân bố dọc sông Tiền và sông Hậu.
+ Đất phèn: 1,6 triệu ha (41%), phân bố Đồng Tháp Mười, Hà Tiên, vùng trũng Cà Mau.
- Đất mặn: 75 vạn ha (19%), phân bố ven biển.
- Đất khác: 40 vạn ha (10%) rải rác ở 1 số KV.
? Tài nguyên đất ở ĐBSCL có những thuận lợi và khó khăn gì cho việc phát triển NN?
- Thuận lợi: Đất, nhất là đất phù sa ngọt.
- Khó khăn:
+ Phần lớn là diện tích đất phèn, đất mặn (60%)
+ 1 số loại thiếu dinh dưỡng.
* Khí hậu: Cận XĐ
- Tổng số giờ nắng TB 220-2700 giờ.
- Chế độ nhiệt cao (25-270C)
- Lượng mưa hàng năm lớn (1300-2000 mm/năm) tập trung từ tháng 5 -> 11.
* Sông ngòi, kênh rạch chằng chịt -> cắt xẻ châu thổ thành những ô vuông -> tạo điều kiện cho GT đường thuỷ, sx NN và sinh hoạt.
? Tại sao ĐBSCL là vựa lúa lớn nhất cả nước?
- Đất phù sa với diện tích rộng -> hình thành vùng chuyên canh.
- Khí hậu cận XĐ, số giờ nắng cao, lượng mưa lớn -> thích hợp với cây lúa.
- Mạng lưới sông ngòi, kênh rạch -> mang nước đến khắp đồng bằng.
* Sinh vật: Là nguồn tài nguyên có giá trị ở ĐBSCL.
- TV: Rừng ngập mặn (Cà Mau, Bạc Liêu...); Rừng tràm (Kiên Giang, Đồng Tháp)
- ĐV: Giá trị hơn cả là cá và chim.
* Khoáng sản: Đá vôi (Hà Tiên), Than bùn (U Minh, Tứ Giác Long xuyên...); dầu khí (vùng thềm lục địa – bước đàu được khai thác).
? Những khó khăn lớn nhất mà ĐBSCL gặp phải?
- Mùa khô kéo dài (tháng 12 -> 4 năm sau)
- Đôi khi có xảy ra các thiên tai khác: Lốc, mưa đá...
GV: Sự thiếu nước vào mùa khô cùng với diện tích đất phèn, đất mặn lớn -> Việc SD và cải tạo đất gặp nhiều khó khăn.
Hơn nữa, 1 vài loại đất thiếu dinh dưỡng (đặc biệt là các nguyên tố vi lượng) hoặc đất quá chặt, khó thoát nước.
? Tại sao phải đặt vấn đề SD hợp lí và cải tạo tự nhiên ở ĐBSCL?
- ĐBSCL có vai trò đặc biệt trong chiến lược phát triển KT – XH nước ta (vùng trọng điểm số 1 về sx lương thực, thực phẩm).
- Phát huy những thế mạnh và khắc phục những hạn chế vốn có của KV. Nhằm:
+ Giải quyết nhu cầu lương thực cho cả nước và XK.
+ Cung cấp lương thực, thực phẩm cho các vùng khác.
+ Nhu cầu cho XK.
- Môi trường và tài nguyên đang đứng trước những khó khăn, sự suy thoái (việc phá rừng để khẩn hoang và nuôi trồng thuỷ sản, cháy rừng vào mùa khô).
Vấn đề SD hợp lí và cải tạo tự nhiên nhằm biến KV này trở thành 1 vùng kinh tế quan trọng của đất nước trên cơ sở phát triển bền vững.
? Dựa vào hình 43.1, so sánh cơ cấu SD đất giữa ĐBSCL và ĐBSH?
- Đất NN: ĐBSCL lớn hơn ĐBSH (tương ứng 63,4% diện tích với 51,2%).
- Diện tích đất lâm nghiệp và đất chưa SD, sông suối: ĐBSCL > ĐBSH.
- Đất chuyên dùng và đất ở: ĐBSCL < ĐBSH.
? Để SD và hợp lí và cải tạo tự nhiên ở ĐBSCL, cần phải giải quyết các vấn đề chủ yếu nào? Tại sao?
- Vấn đề nước ngọt trong mùa khô: thiếu nước -> đất nhiễm mặn, nhiễm phèn và nước mặn theo kênh rạch vào ->tăng diện tích đất nhiễm mặn, nhiễm phèn.
- Giải quyết vấnước đề này: Dẫn nước từ các con sông lớn để về thau chua, rửa mặn; Tạo ra các giống chịu phèn, chịu mặn.
VD: 
+ ở Tứ giác Long Xuyên, dẫn nước ngọt từ sông Hậu (qua kênh Vĩnh Tế) -> cung cấp nước tưới, rửa phèn,...
+ Ngoài ra, các kênh khác: Rạch sỏi, Kỳ Hương, Phụng Hiệp...
GV: Trong thời gian gần đây, diện tích rừng bị giảm sút do nhu cầu tăng diện tích đất NN thông qua các chương trình di dân khẩn hoang, phát triển nuôi tôm và cháy rừng.
* Nhằm khai thác tốt nhất các tiềm năng của biển.
GV: Do lũ ở ĐBSCL diễn ra trong thời gian dài -> Trong đời sống của nhân dân có những ảnh hưởng nhất định.
+ ảnh hưởng đến vụ lúa hè thu.
+ Mang lại nguồn lợi thuỷ sản, bồi tụ phù sa mới, vệ sinh đồng ruộng...
Khái quát chung
- ĐBSCL gồm 13 tỉnh, thành phố.
- Diện tích: > 40.000 km2
- Dân số (năm 2006) 17,4 triệu người (20,7% cả nước)
1. Các bộ phận hợp thành đồng bằng sông Cửu Long.
Là đồng bằng châu thổ lượng lớn nhất nước ta. Gồm 2 phần:
- Phần đất nằm trong phạm vi tác động trực tiếp của sông Tiền và sông Hậu (thượng và hạ châu thổ).
- Phần nằm ngoài phạm vi tác động của sông Tiền và sông Hậu.
2. Các thế mạnh và hạn chế chủ yếu.
a. Thế mạnh
- Đất: Diện tích đất phù sa lớn, màu mỡ -> trồng lúa nước.
- Khí hậu: cận XĐ với 2 mùa rõ rệt.
- Sông ngòi, kênh rạch chằng chịt.
- SV: Chủ yếu là rừng ngập mặn và rừng tràm, các loài cá, chim.
- Tài nguyên biển: phong phú với hàng trăm bãi cá, tôm và trên nửa triệu ha mặt nước nuôi trồng thuỷ sản.
- Khoáng sản: Đá vôi, than bùn, dầu khí.
b. Hạn chế
- Nước mặn xâm nhập sâu vào đất liền -> tăng độ chua và chua mặn trong đất.
- Phần lớn diện tích là đất phèn, đất mặn.
- Tài nguyên khoáng sản hạn chế -> trở ngại cho phát triển KT – XH của vùng.
3. SD hợp lí và cải tạo tự nhiên ở ĐBSCL.
- ĐBSCL có nhiều ưu thế và đang được khai thác mạnh mẽ trong những năm gần đây.
- Vấn đề SD hợp lí và cải tạo tự nhiên là vấn đề cấp bách của vùng.
- Biện pháp:
+ Giải quyết vấn đề nước ngọt trong mùa khô.
+ Duy trì và bảo vệ tài nguyên rừng (rừng ngập mặn).
+ Chuyển đổi cơ cấu kinh tế: Đẩy mạnh trồng cây CN, cây ăn quả giá trị cao, kết hợp nuôi trồng thuỷ hải sản và phát triển CN chế biến.
+ Vùng biển: Kết hợp mặt biển với đảo, quần đảo và đất liền -> tạo nên 1 thể kinh tế liên hoàn.
+ Người dân chủ động sống chung với lũ, khai thác các nguồn nguồn lợi do luc hàng năm đem lại.
IV. Củng cố
1. Tại sao phải đặt vấn đề SD hợp lí và cải tạo tự nhiên ở ĐBSCL?
2. Phân tích các thế mạnh và hạn chế về mặt tự nhiên và ảnh hưởng của nó đối với việc phát triển KT-XH ở ĐBSCL?
3. Để SD hợp lí và cải tạo tự nhiên ở ĐBSCL, cần phải giải quyết những vấn đề chủ yếu nào? Tại sao?

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 46 - Bai 41 - VD SD hop li va cai tao TN o DBSCL.doc