Giáo án Địa lí 12 tiết 44: Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở đông nam bộ

Giáo án Địa lí 12 tiết 44: Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở đông nam bộ

 BÀI 39

VẤN ĐỀ KHAI THÁC LÃNH THỔ THEO CHIỀU SÂU

Ở ĐÔNG NAM BỘ

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

Sau bài học, HS cần:

1. Kiến thức

- Hiểu được những thế mạnh và hạn chế của ĐNB để phát triển KT-XH.

- Hiểu được những vấn đề đã và đang được giải quyết để khai thác lãnh thổ theo chiều sâu, thể hiện cụ thể ở các ngành kinh tế và ở việc phát triển tổng hợp kinh tế biển.

2. Kỹ năng

Xác định trên bản đồ các đối tượng địa lí tự nhiên và KT-XH tạo nên đặc trưng của vùng.

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

- Bản đồ ĐLTN VN

- Bản đồ kinh tế ĐNB và ĐBSCL.

- Atlat địa lí VN.

 

doc 6 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 10918Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lí 12 tiết 44: Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở đông nam bộ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 44	 Bài 39
Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu 
ở đông nam bộ
Ngày soạn:
Ngày giảng:
I. mục tiêu bài học
Sau bài học, HS cần:
1. Kiến thức
- Hiểu được những thế mạnh và hạn chế của ĐNB để phát triển KT-XH.
- Hiểu được những vấn đề đã và đang được giải quyết để khai thác lãnh thổ theo chiều sâu, thể hiện cụ thể ở các ngành kinh tế và ở việc phát triển tổng hợp kinh tế biển.
2. Kỹ năng
Xác định trên bản đồ các đối tượng địa lí tự nhiên và KT-XH tạo nên đặc trưng của vùng.
II. Phương tiện dạy học
- Bản đồ ĐLTN VN
- Bản đồ kinh tế ĐNB và ĐBSCL.
- Atlat địa lí VN.
III. Tiến trình bài giảng
1. ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ: Thu 1 số bài thực hành HS đã hoàn thành ở nhà.
3. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
ND chính
Các tỉnh, TP thuộc ĐNB: TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu.
? Dựa vào bảng 39, hãy nhận xét về 1 số chỉ số của ĐNB so với cả nước?
- Diện tích = 7,1% cả nước.
- Dân số = 14,3%
- GDP = 42%
- Giá trị sx CN = 55,6%.
- Dự án FDI được cấp phép (1988-2006) là 61,2%
- Tổng số vốn đăng kí FDI (1988-2006) là 53,7%
- Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng bình quân đầu người gấp 2,3 lần TB cả nước.
GV: Với những ưu thế về vị trí địa lí, nguồn lao động lành nghề , cơ sở vật chất kỹ thuật tốt, có những chính sách phát triển phù hợp, thu hút được các nguồn đầu tư trong và ngoài nước => ĐNB đang SD ngày càng có hiệu quả nguồn tài nguyên, nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao.
* Khai thác lãnh thổ theo chiều sâu:
Là việc nâng cao hiệu quả khai thác lãnh thổ trên cơ sở đẩy mạnh đầu tư vốn, khoa học công nghệ nhằm khai thác tốt nhất các nguồn lực tự nhiên và KT – XH, đảm bảo duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, đồng thời giải quyết tốt các vấn đề XH và bảo vệ môi trường.
? Hãy xác định trên bản đồ hành chính VN vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ của vùng ĐNB. Nêu bật những thuận lợi về vị trí địa lí trong phát triển nền kinh tế mở của vùng?
- ĐNB nằm kề với Tây Nguyên, BTB, Đông bằng SCL là những vùng nguyên liệu phong phú cho sự phát triển CN của vùng, đồng thời cũng là những thị trường lớn của ĐNB.
- Phía Tây giáp với Campuchia nên ĐNB thuận lợi cho việc mở rộng buôn bán với các nước láng giềng, vùng còn là cửa ngõ ra biển của 1 số tỉnh của CPC.
- Phía Đông giáp biển -> thuận lợi cho phát triển tổng hợp kinh tế biển (đặc biệt với sự hình thành các cảng lớn)-> ĐNB càng có ĐK để mở rộng giao lưu trao đổi hàng hoá với cả nước, KV và trên TG.
* Thuận lợi:
- Đất: 
+ Ba dan màu mỡ (chiếm 40% diện tích vùng).
+ Đất xám bạc màu trên phù sa cổ chiếm tỉ lệ nhỏ hơn (Tây Ninh, Bình Dương).
+ Đất phù sa cổ, tuy nghèo dinh dưỡng hơn đất ba dan, nhưng thoát nước tốt.
* Khí hậu: Cận XĐ, ít bị ảnh hưởng của bão.
* Nguồn nước: Quan trọng nhất là hệ thống s. Đồng Nai, có giá trị về nhiều mặt (thuỷ điện, GT, SXCN, cung cấp nước cho sinh hoạt) và nhiều hệ thống thuỷ lợi lớn khác (hồ Dầu Tiếng)...
=> Đánh giá: ĐNB có tiềm năng to lớn để phát triển cây CN lâu năm (cao su, cà phê, điều, hồ tiêu...), cây CN ngắn ngày (đậu tương, mía, thuốc lá...), cây ăn quả (sầu riêng, chôm chôm, mít...) trên quy mô lớn.
* Tài nguyên biển:
- Hải sản phong phú: Có nhiều bãi cá tôm, gần các ngư trường lớn Ninh Thuận – Bình Thuận – Bà Rịa - Vũng Tàu và ngư trường Cà Mau – Kiên Giang.
- Khoáng sản: Vùng thềm lục địa có nhiều dầu khí.
Các loại khoáng sản trên đất liền không nhiều, chủ yếu là sét (CN VLXD), cao lanh (gốm, sứ)...
* ĐNB có 1 số VQG, trong đó có VQG Cát Tiên (Đồng Nai) nổi tiếng còn bảo tồn nhiều loài cây, thuốc quý và khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ (TP HCM).
Ngoài ra, diện tích rừng ngập mặn có ý nghĩa lớn hơn trong bảo vệ môi trường, phát triển thuỷ sản nước lợ và du lịch.
* Khó khăn:
Khó khăn lớn nhất là mùa khô kéo dài 4-5 tháng -> thiếu nước cho cây trồng, sinh hoạt của dân cư, công nghiệp điện (mực nước trong các hồ hạ thấp).
GV: Với dân 12 triệu người (2006) = 14,1% cả nước => nguồn lao động dồi dào. Lao động có tay nghề cao, có chuyên môn kỹ thuật: Từ công nhân lành nghề, cho tới các kỹ sư, bác sĩ, các nhà khoa học, nhà kinh doanh.
Sự phát triển kinh tế năng động của vùng càng tạo điều kiện cho vùng có được nguồn tài nguyên chất xám lớn.
Đặc biệt ĐNB có TP HCM là TP lớn nhất cả nước về diện tích và dân số, đồng thời là trung tâm CN, GTVT và dịch vụ lớn nhất cả nước => Động lực thúc đẩy kinh tế chung ĐNB (cùng với việc hình thành vùng kinh tế trọng điểm phía Nam -> vai trò của ĐNB ngày càng lớn).
GV: Nguồn lao động ở ĐNB năng động do sớm tiếp xúc với nền kinh tế hàng hoá -> thích ứng nhanh với cơ chế thị trường, nhạy bén trong việc tiếp thu kỹ thuật, công nghệ mới.
=> Chính các nhân tố trên đã giúp ĐNB tiếp tục giữ vị trí dẫn đầu trong phân công lao động giữa các vùng.
* Một số tuyến GTVT quan trọng:
- Đường bộ: QL 1, QL 22 (đi Campuchia); QL 13 (Nối với Ql 14 qua Tây Nguyên và đi Lào); QL 20 (đi Đà Lạt); QL 51 (TP HCM – Biên Hoà - Vũng Tàu)
- Đường sắt thống nhất.
- Cảng biển: Sài Gòn, Vũng Tàu.
- Sân bay: Tân Sơn Nhất (TP HCM, Vũng Tàu).
* Công nghiệp:
Các ngành công nghệ cao: Luyện kim, điện tử, chế tạo máy, tin học, hoá chất, hoá dược, thực phẩm...
GV: Việc phát triển CN của vùng đặt ra nhu cầu lớn về năng lượng.
VD:
- Thuỷ điện: Cần Đơn, thác Mơ (Bình Phước), Trị An (Đồng Nai), Thác Mơ mở rộng.
- Nhiệt điện: Chạy bằng dầu và khí hỗn hợp -> phục vụ các khu chế xuất (Phú Mỹ 1,2,3,4), nhiệt điện Bà Rịa, thành phố Hồ Chí Minh.
GV: Bên cạnh đường dây siêu cao áp 500 KV Hoà Bình – Phú Lâm -> Các trạm biến áp 500 KV và 1 số mạch 500 KV được tiếp tục xây dựng, như tuyến Phú Mỹ – Nhà Bè, Nhà Bè – Phú Lâm...
Hàng loạt các công trình 220 KV, các công trình trung thế và hạ thế được XD.
* Sự phát triển CN không tách rời xu thế mở rộng quan hệ đầu tư với nước ngoài. GĐ 1988-2006, vùng đã thu hút vốn đăng kí là 42019,8 triệu USD (> 50% cả nước).
? Việc thu hút đầu tư nước ngoài có vai trò như thế nào đối với sự phát triển CN theo chiều sâu?
-> Cho phép tăng cường mạnh mẽ hơn vốn đầu tư, KHCN. Kỹ thuật... để có thể thực hiện có hiệu quả hơn việc khai thác lãnh thổ theo chiều sâu.
VD: Dịch vụ về thương mại, ngân hàng, tín dụng, thông tin, hàng hải, du lịch...
=> Vùng dẫn đầu cả nước về sự tăng trưởng nhanh và phát triển có hiệu quả các ngành dịch vụ.
Nhiều công trình thuỷ lợi và kết hợp giữa thuỷ lợi, thuỷ điện được xây dựng. 
VD: 
+ Thuỷ lợi Dầu Tiếng (Tây Ninh) thượng lưu sông Sài Gòn là công trình thuỷ lợi lớn nhất nước.
+ Thuỷ lợi Phước Hoà (Bình Dương – Bình Phước) giúp chia nước từ sông Bé -> sông Sài Gòn, cung cấp nước cho sinh hoạt và sx.
GV: Nhờ giải quyết được nước tưới cho các vùng thiếu nước về mùa khô và tiêu nước cho các vùng thấp dọc sông Đồng Nai và La Ngà.
* Cây CN: Cao su, cà phê, hồ tiêu, điều.
* Thay đổi cơ cấu: Hiện nay, những vườn cao su già cỗi, năng suất thấp -> thay thế bằng những giống cao su năng suất cao và ứng dụng công nghệ cao -> sản lượng cao su không ngừng tăng lớn.
* Mía, đậu tương chiếm vị trí hàng đầu trong các cây ngắn ngày.
* Các VQG và khu dự trữ cần được bảo vệ nghiêm ngặt.
GV: Vùng biển ĐNB có nhiều thuận lợi để phát triển tổng hợp kinh tế biển.
* Thuận lợi:
- Tài nguyên sv biển phong phú.
- Dầu mỏ có trữ lượng lớn.
- Du lịch biển, đảo.
- GTVT biển
* Dầu khí khai thác từ năm 1986, có sự hợp tác của nhiều nước tác động mạnh đến sự phát triển của vùng, nhất là ở Bà Rịa – Vũng Tàu.
* Vũng Tàu còn là nơi nghỉ mát lý tưởng cho vùng ĐNB và cả nước -> Còn là cơ sở dịch vụ lớn về ngành khai thác dầu khí.
* Khó khăn: Trong khai thác cần lưu ý đến vấn đề ô nhiễm.
1. Khái quát chung.
- ĐNB gồm 6 tỉnh, thành phố.
- Diện tích: 32,6 nghìn km2 (7.1% cả nước)
- Dân số: 12 triệu (2006) = 14,3% cả nước.
- Dẫn đầu cả nước về GDP, giá trị sản lượng CN và giá trị hàng XK.
- Vùng có nền kinh tế hàng hoá sớm phát triển.
- Cơ cấu kinh tế CN - NN và dịch vụ phát triển hơn so với các vùng khác trong cả nước.
- ĐNB đang khai thác ngày càng có hiệu quả nguồn tài nguyên, nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao.
- Khai thác lãnh thổ theo chiều sâu là vấn đề tiêu biểu trong sự phát triển của vùng.
2. Thế mạnh và hạn chế.
a. Vị trí địa lí.
Có vị trí thuận lợi cho sự phát triển KT – XH, nhất là trong điều kiện có mạnh lưới GTVT phát triển => Mở rộng giao lưu trong và ngoài nước, mở rộng vùng cung cấp nguyên liệu, năng lượng cũng như vùng tiêu thụ sản phẩm.
b. ĐKTN và tài nguyên thiên nhiên.
* Đất: 
- Ba dan: Khá màu mỡ (40% diện tích vùng).
- Đất xám bạc màu
- Đất phù sa cổ.
* Khí hậu: Cận XĐ, với 2 mùa rõ rệt.
* Nước: Quan trọng nhất là hệ thống sông Đồng Nai ->, tiềm năng lớn về thuỷ điện.
=> Tiềm năng phát triển cây CN lâu năm, cây ăn quả, cây CN ngắn ngày trên quy mô lớn.
* Biển: Có khả năng phát triển tổng hợp kinh tế biển.
* Khoáng sản: Dầu khí, sét, cao lanh.
* Rừng: Không nhiều -> Cung cấp gỗ củi, gỗ dân dụng, nguyên liệu giấy.
Khó khăn: Mùa khô kéo dài.
c. Điều kiện KT – XH.
- Lao động có chuyên môn cao, năng động.
- Có sự tích tụ lớn về vốn, kỹ thuật, thu hút mạnh vốn đầu tư trong và ngoài nước.
- Cơ sở hạ tầng tốt (đặc biệt là GTVT).
3. Khai thác lãnh thổ theo chiều sâu.
a. Trong công nghiệp.
- Chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu CN cả nước, với nhiều ngành công nghệ cao.
- Cơ sở năng lượng từng bước được giải quyết nhờ phát triển nguồn điện (Thuỷ điện, nhiệt điện) và mạng lưới điện (Quan trọng nhất là đường dây 500 KV).
- Vốn đầu tư nước ngoài vào CN lớn nhất nước.
- Trong phát triển CN cần quan tâm đến bảo vệ môi trường, tránh làm tổn hại đến ngành khác (du lịch).
b. Trong KV dịch vụ.
- Chiếm tỉ trọng ngày càng cao trong cơ cấu kinh tế của vùng. 
- Hoàn thiện cơ sở hạ tầng, phát triển dịch vụ đa dạng.
- Dẫn đầu cả nước về sự tăng trưởng và phát triển ngành dịch vụ.
c. Trong nông, lâm nghiệp.
* Nông nghiệp: Thuỷ lợi có ý nghĩa hàng đầu.
-> Tăng diện tích đất trồng, tăng hệ số SD đất hàng năm -> Khả năng đảm bảo lương thực, thực phẩm của vùng cũng khá hơn.
* Thay đổi cơ cấu cây trồng -> vùng chuyên canh cây CN lớn nhất của cả nước.
* SP’:
- Cây CN lâu năm: Cao su (nhiều nhất nước), cà phê, hồ tiêu, điều.
- Cây CN ngắn ngày: Mía, đậu tương...
* Lâm nghiệp:
- Bảo vệ rừng vùng thượng lưu sông.
- Phục hồi và phát triển các rừng ngập mặn.
d. Trong phát triển tổng hợp kinh tế biển.
* Hiện trạng:
- Khai thác dầu khí với quy mô ngày càng lớn.
- Du lịch: tham quan, nghỉ mát...
=> Việc phát triển CN lọc hoá dầu và dịch vụ khai thác dầu khí -> thúc đẩy sự thay đổi về cơ cấu kinh tế và sự phân hoá lãnh thổ của vùng.
* Khó khăn: Ô nhiễm trong quá trình khai thác, vận chuyển và chế biến dầu mỏ.
IV. Củng cố
1. Nêu các thế mạnh của ĐNB trong việc phát triển tổng hợp nền kinh tế?
2. Trình bày 1 số phương hướng chính để khai thác lãnh thổ theo chiều sâu trong CN?
3. CMR: Việc XD các công trình thuỷ lợi có ý nghĩa hàng đầu trong việc SD hợp lí tài nguyên nông nghiệp của vùng?
4. Thế mạnh của vùng trong việc phát triển tổng hợp kinh tế biển?

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 44 - Bai 39 - Van de KT lanh tho theo chieu sau o DNB.doc