Giáo án Địa lí 12 tiết 38: Vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở đồng bằng sông hồng

Giáo án Địa lí 12 tiết 38: Vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở đồng bằng sông hồng

VẤN ĐỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ THEO NGÀNH

Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

Sau bài học, HS cần:

1. Kiến thức

- Biết vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ của vùng.

- Phân tích được các thế mạnh chủ yếu cũng như các hạn chế của ĐBSH.

- Hiểu được tính cấp thiết phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành và thực trạng vấn đề này của vùng.

- Biết được 1 số định hướng về chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành của vùng và cơ sở của việc định hướng đó.

2. Kỹ năng

- Xác định trên bản đồ 1 số TNTN (đất, nước, thuỷ hải sản.), mạng lưới GT, đô thị.

- Phân tích các biểu đồ liên quan đến bài và rút ra nhận xét.

 

doc 5 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 8383Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lí 12 tiết 38: Vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở đồng bằng sông hồng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 38	 Bài 33
Vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành
ở đồng bằng sông hồng
Ngày soạn:
Ngày giảng:
I. mục tiêu bài học
Sau bài học, HS cần:
1. Kiến thức
- Biết vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ của vùng.
- Phân tích được các thế mạnh chủ yếu cũng như các hạn chế của ĐBSH.
- Hiểu được tính cấp thiết phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành và thực trạng vấn đề này của vùng.
- Biết được 1 số định hướng về chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành của vùng và cơ sở của việc định hướng đó.
2. Kỹ năng
- Xác định trên bản đồ 1 số TNTN (đất, nước, thuỷ hải sản...), mạng lưới GT, đô thị.
- Phân tích các biểu đồ liên quan đến bài và rút ra nhận xét.
II. Phương tiện dạy học
- Bản đồ ĐLTNVN
- Bản đồ nông – lâm – thuỷ sản VN
- Bản đồ CN chung VN.
- Atlat địa lí VN.
III. Tiến trình bài giảng
1. ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ: 
? Tại sao nói việc phát huy các thế mạnh của TDMNBB có ý nghĩa kinh tế lớn và ý nghĩa chính trị sâu sắc?
? Phân tích khả năng và hiện trạng phát triển cây CN và cây đặc sản trong vùng?
? Phân tích khả năng và hiện trạng phát triển chăn nuôi gia súc lớn của vùng? 
3. Bài mới
Hoạt động của GV và HS
ND chính
* Phạm vi, ranh giới:
- Gồm 11 tỉnh, TP: Hà Nội, Hải Phòng, Vĩnh Phúc, Hà Tây (cũ), Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên , Hà Nam, Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình.
- Lưu ý: Ngày 1/8/2008, sát nhập Hà Tây, Mê Linh (Vĩnh Phúc) và 4 xã huyện Lương Sơn (Hoà Bình) vào Hà Nội => ĐBSH chỉ còn 10 tỉnh, TP.
- Dân số: Đông nhất là Hà Nội cũ (3216,7 nghìn người) và ít nhất là Hà Nam (826,6 nghìn người)
? Dựa vào sơ đồ hình 33.1, hãy trình bày về các thế mạnh của ĐBSH?
* VTĐL:
- Tự nhiên: ĐBSH nằm ở vị trí chuyển tiếp giữa TD và MNBB với biển Đông.
- Kinh tế:
+ Nằm liền kề với vùng có tiềm năng khoáng sản và thuỷ điện lớn nhất nước.
+ Nằm ở trung tâm Bắc Bộ, gần như bao trọn vùng kinh tế trọng điểm BB -> như chiếc cầu nối giữa ĐB, TB với BTB và biển Đông => Việc giao lưu giữa ĐBSH với các vùng khác trong cả nước và với nước ngoài trở nên dễ dàng.
* ĐK tự nhiên, TNTN:
- Đất: Tài nguyên quan trọng hàng đầu. Có quan hệ chặt chẽ với quá trình xâm thực, bào mòn ở vùng núi và quá trình bồi tụ ở vùng duyên hải. Do xâm thực mạnh nên s.Hồng có hàm lượng bùn cát lớn nhất trong các sông ở nước ta. Hàng năm, đồng bằng lấn ra biển hàng trăm ha đất mới (80-100m/năm) => Đất đai nhìn chung màu mỡ, thuận lợi cho việc phát triển NN.
GV: Đây là 1 trong những lí do quan trọng khiến tỉ lệ đất đã SD của vùng rất cao (gần 82,5% diện tích tự nhiên) cao hơn nhiều so với mức bình quân cả nước (50-56%) và của các vùng khác như ĐBSCL (78,7%) và ĐNB (75,7%).
- Nước: Phong phú, với hệ thống sông Hồng và Thái Bình và nước ngầm.
- Biển: Đường bờ biển dài > 400 km từ Hải Phòng -> Ninh Bình -> Phát triển kinh tế biển.
- Khoáng sản: Có 1 vài loại, giá trị nhất là đá vôi, sét cao lanh, than nâu và tiềm năng về khí tự nhiên.
* Kinh tế – xã hội:
- Dân cư – lao động: Nguồn lao động dồi dào với kinh nghiệm sx phong phú, chất lượng lao động hàng đầu cả nước và phần lớn tập trung ở các đô thị.
- Cơ sở hạ tầng: Vào loại tốt nhất. Mạng lưới đô thị tương đối phát triển và dày đặc, đó đồng thời cũng là các trung tâm kinh tế (chủ yếu là CN). 2 trung tâm vào loại lớn nhất: Hà Nội và Hải Phòng.
- Cơ sở vật chất – kỹ thuật: Tương đối tốt và ngày càng hoàn thiện -> phục vụ cho sx và đời sống. 
VD: Mạng lưới GT phát triển (nhiều tuyến đường bộ, sắt, hàng không, thuỷ quan trọng...); khả năng cung cấp điện nước được đảm bảo.
Ngoài ra: Là KV tập trung nhiều di tích, lễ hội, các làng nghề truyền thống.
GV: ĐBSH là vùng có dân số đông nhất cả nước. Mật độ dân số lên đến 1225 người/km2 (gấp 4,8 lần mật độ TB cả nước) => Dân số đông, tập trung với mật độ lớn tạo ra sức ép về dân số đối với việc phát triển KT-XH.
? Hãy phân tích sức ép về dân số đối với việc phát triển KT-XH ở ĐBSH?
- Số dân đông, kết cấu dân số trẻ tất yếu dẫn đến nguồn lao động dồi dào. Trong điều kiện nền kinh tế còn chậm phát triển thì vấn đề việc làm, nhất là ở KV thành thị đã trở thành 1 vấn đề nan giải ở ĐBSH.
- Ngoài ra, DS đông, trong khi diện tích tự nhiên nhỏ -> BQ đất NN/đầu người thấp. Ngoài ra, còn tạo sức ép trong việc khai thác tài nguyên vốn có hạn -> gây những khó khăn nhất định trong việc phát triển kinh tế.
VD: Việc khai thác quá mức dẫn tới 1 số loại tài nguyên (đất, nước...) bị xuống cấp.
=> Chi phí cao, giá thành SP’ cao.
=> Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, biển Đông nhiều bão, ảnh hưởng của tai biến thiên nhiên...
GV: Tuy sx phát triển nhưng do dân số đông nên sản lượng BQ đầu người của các sp’ sx ra trong vùng không cao so với các vùng khác.
VD: BQ lương thực đầu người năm 2005 là 362 kg/người, cả nước là 477 kg/người. 
? Dựa vào biểu đồ hình 33.2, hãy nhận xét về sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở ĐBSH GĐ 1986 -2005?
- Tỉ trọng giá trị sx nông – lâm – ngư nghiệp giảm (từ 49,5% xuống 25,1%).
- CN – XD tăng (21,5% -> 29,9%); Dịch vụ có nhiều chuyển biến tăng lên (29% -> 45%)
GV: Cùng với công cuộc đổi mới diễn ra trên phạm vi cả nước => cơ cấu kinh tế theo ngành của ĐBSH có sự chuyển dịch theo hướng tích cực, tuy nhiên còn chậm (KV I còn tương đối lớn).
? Tại sao phải có sự chuyển dịch cơ cấu theo ngành ở ĐBSH?
- Trước hết là khai thác các thế mạnh vốn có của vùng về vị trí địa lí, TN, KT-XH cũng như các nguồn lực bên ngoài.
- Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực đã và đang là xu thế tất yếu của cả nước nói chung và cả vùng nói riêng.
GV: Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế có vai trò quan trọng ở ĐBSH => Trong sự phát triển của vùng phải đưa ra những định hướng.
* Cho đến năm 2010, tỉ trọng của các KV tương ứng là: KV I (20%); KV II (34%); KV III (46%)
* Trọng tâm: Phát triển và HĐH CN chế biến, các ngành CN khai thác và dịch vụ gắn với yêu cầu phát triển nền nông nghiệp hàng hoá.
GV: Tuy nhiên, trong từng KV lại có sự chuyển dịch khác nhau.
* Riêng ngành trồng trọt: Xu hướng giảm tỉ trọng ngành trồng cây lương thực, tăng dần tỉ trọng cây CN, cây thực phẩm và cây ăn quả.
* Việc phát triển các ngành CN trọng điểm nhằm SD hiệu quả các thế mạnh về tự nhiên và con người của vùng. Đó là các ngành: Chế biến LT-TP’, dệt may – da giày, sx vật liệu XD, cơ khí, kỹ thuật điện - điện tử.
GV: ĐBSH có nhiều thế mạnh về du lịch, đặc biệt ở Hà Nội và vùng phụ cận như Hải Phòng, Ninh Bình, Vĩnh Phúc...
Trong tương lai, du lịch sẽ có vị trí xứng đáng trong nền kinh tế của vùng.
Các dịch vụ khác như tài chính, ngân hàng, GDĐT... cũng phát triển mạnh nhằm đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch kinh tế.
* Khái quát:
- ĐBSH gồm 11 tỉnh, TP với diện tích 15.000km2 (4,5% diện tích cả nước).
- Năm 2006, dân số là 18,2 triệu người (21,6% dân số cả nước).
1. Các thế mạnh chủ yếu của vùng.
* VTĐL: Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc; Giáp TDMNBB, BTB và vịnh BB -> thuận lợi cho việc phát triển KT-XH.
* ĐKTN, TNTN:
Có những thế mạnh riêng, tiêu biểu cho vùng đồng bằng châu thổ.
- Đất: Tài nguyên quan trọng hàng đầu. Đất NN chiếm 51,2 % (70% là đất phù sa màu mỡ).
- Nước: Phong phú, gồm nước trên mặt, nước ngầm, nước nóng, khoáng.
- Biển: Đường bờ biển dài, nguồn lợi hải sản lớn -> thuận lợi phát triển kinh tế biển.
- Khoáng sản: không phong phú, gồm 1 số loại.
* KT-XH: 
- Dân cư – lao động: Dồi dào, có kinh ngiệm, trình độ.
- Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật vào loại tốt nhất so với cả nước và ngày càng hoàn thiện
- Thế mạnh khác: Thị trường, lịch sử khai thác lãnh thổ.
2. Các hạn chế chủ yếu của vùng.
- Mật độ dân số lớn TB 1225 người/km2 (gấp 4,8 lần cả nước).
- Dân số đông, kết cấu dân số trẻ -> khó khăn cho việc giải quyết việc làm (nhất là ở thành thị).
- Khai thác quá mức các loại TNTN.
- Thiếu nguyên liệu cho sx, phần lớn phải đưa từ nơi khác đến.
- Các tai biến thiên nhiên (bão, lũ, hạn hán...)-> thiệt hại cho sx (nhất là NN) và đời sống.
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm.
3. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành và những định hướng.
a. Thực trạng.
- Cơ cấu kinh tế theo ngành của ĐBSH có sự chuyển dịch theo hướng tích cực.
+ Giảm tỉ trọng ở KV I.
+ Tăng tỉ trọng ở KV II và III.
- Sự chuyển dịch còn chậm.
b. Các định hướng chính.
- Xu hướng chung: Tiếp tục giảm tỉ trọng của KV I, tăng nhanh tỉ trọng KV II và III trên cơ sở đảm bảo tăng trưởng kinh tế với tốc độ nhanh, hiệu quả cao gắn với việc giải quyết các vấn đề XH và môi trường.
- Chuyển dịch trong nội bộ từng ngành:
+ KV I: Giảm tỉ trọng trồng trọt, tăng tỉ trọng của chăn nuôi và thủy sản.
+ KV II: Quá trình chuyển dịch gắn với việc hình thành các ngành CN trọng điểm.
+ KV III: Du lịch là 1 ngành tiềm năng. Ngoài ra, tài chính, ngân hàng, GD-ĐT... cũng phát triển mạnh.
IV. Củng cố
1. Tại sao phải có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở ĐBSH?
2. Phân tích những nguồn lực ảnh hưởng đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở ĐBSH?
3. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở ĐBSH diễn ra ntn? Nêu những định hướng chính?

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 38 - Bai 33 - Van de chuyen dich CCKT theo nganh o DBSH.doc