Giáo án Địa lí 12 tiết 33: Thực hành vẽ biểu đồ, nhận xét và giải thích sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp

Giáo án Địa lí 12 tiết 33: Thực hành vẽ biểu đồ, nhận xét và giải thích sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp

BÀI 29

THỰC HÀNH: VẼ BIỂU ĐỒ, NHẬN XÉT VÀ GIẢI THÍCH

SỰ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU CÔNG NGHIỆP

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

Sau bài học, HS cần:

1. Kiến thức

- Củng cố kiến thức đã học về cơ cấu ngành CN nước ta (bài 26).

- Bổ sung thêm kiến thức về cơ cấu CN theo vùng lãnh thổ.

2. Kỹ năng

- Vẽ biểu đồ cơ cấu dựa trên số liệu cho trước.

- Biết phân tích, nhận xét số liệu, biểu đồ và giải thích.

- Giải thích được 1 số hiện tượng địa lí KT-XH.

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

- Bản đồ CN chung VN (Atlat địa lí VN)

- Dụng cụ cần thiết (máy tính, bút chì, thước, com pa.)

- Biểu đồ vẽ trước (GV chuẩn bị)

 

doc 3 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 7657Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lí 12 tiết 33: Thực hành vẽ biểu đồ, nhận xét và giải thích sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 33	 Bài 29
Thực hành: vẽ biểu đồ, nhận xét và giải thích 
sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp
Ngày soạn:
Ngày giảng:
I. mục tiêu bài học
Sau bài học, HS cần:
1. Kiến thức
- Củng cố kiến thức đã học về cơ cấu ngành CN nước ta (bài 26).
- Bổ sung thêm kiến thức về cơ cấu CN theo vùng lãnh thổ.
2. Kỹ năng
- Vẽ biểu đồ cơ cấu dựa trên số liệu cho trước.
- Biết phân tích, nhận xét số liệu, biểu đồ và giải thích.
- Giải thích được 1 số hiện tượng địa lí KT-XH.
II. Phương tiện dạy học
- Bản đồ CN chung VN (Atlat địa lí VN)
- Dụng cụ cần thiết (máy tính, bút chì, thước, com pa...)
- Biểu đồ vẽ trước (GV chuẩn bị)
III. Tiến trình bài giảng
1. ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ: 
? Thế nào là TCLTCN?
? So sánh giữa các hình thức TCLTCN ở nước ta?
? Giải thích tại sao HN và TPHCM là 2 trung tâm CN lớn nhất nước ta?
3. Bài mới
Bài 1:
Cho bảng số liệu: 
Giá trị sx CN phân theo ngành kinh tế (giá thực tế)
(Đơn vị: tỉ đồng)
 Năm
TP` kinh tế 
1996
2005
Nhà nước 
74161
249085
Ngoài nhà nước (Tập thể, tư nhân, cá thể)
35682
308854
KV có vốn đầu tư nước ngoài
39589
433110
Tổng số
149432
991049
Vẽ biểu đồ
Xử lí số liệu: Tỉ trọng giá trị sx CN phân theo thành phần kinh tế (Đơn vị %)
 Năm
TP` kinh tế 
1996
2005
Nhà nước 
49.6
25.1
Ngoài nhà nước (Tập thể, tư nhân, cá thể)
23.9
31.2
KV có vốn đầu tư nước ngoài
26.5
43.7
Tổng số
100%
100%
Vẽ 2 biểu đồ hình tròn theo phần đã xử lí (thể hiện giá trị qua bán kính hình tròn).
* Tính bán kính:
- Coi năm 1996 = 1cm.
- Năm 2005 = 1 = 2,6 cm
Lưu ý: Nếu bán kính của hình tròn quá nhỏ có thể tăng bán kính bằng việc cùng nhân với 1 hệ số.
* Nhân cùng hệ số với 1,5 có:
- Năm 1996 = 1,5 cm.
- Năm 2005 = 3,9 cm.
Năm 1996 	 Năm 2005
Chú giải:
Biểu đồ thể hiện cơ cấu giá trị sx CN phân theo thành phần 
kinh tế của nước ta năm 1996 và 2005
Nhận xét:
Nhìn vào biểu đồ có thể thấy giá trị sx CN ở nước ta tăng lên rõ rệt.
- Từ 1996-2005 tăng từ 149.432 lên 991.049 tỉ đồng (tăng 6,6 lần)
- Đối với từng thành phần kinh tế cũng có sự chuyển biến mạnh mẽ.
+ KV nhà nước (Quốc doanh): giảm mạnh từ 49,6% xuống 25,1%
+ KV ngoài nhà nước tăng nhanh: từ 24,6% -> 31,2%.
+ KV có vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh: từ 25,1% -> 43,7%.
Sự gia tăng mạnh mẽ ở KV ngoài nhà nước và KV có vốn đầu tư nước ngoài nguyên nhân chủ yếu là do chính sách đa dạng hoá các thành phần kinh tế và chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào VN (trong đó chú trọng đến CN).
Bài 2: 
Nhận xét về sự chuyển dịch cơ cấu giá trị sx CN theo vùng lãnh thổ của nước ta năm 1996-2005.
- Sự chuyển dịch không đồng đều giữa các vùng (do sự khác nhau về nguồn lực): tự nhiên, KT-XH.
+ Các vùng có tỉ trọng lớn nhất là (năm 2005): ĐNB (55,6%); ĐBSH (19,7%); ĐBSCL (8,8%).
+ Các vùng còn lại tỉ trọng nhỏ: Đông Bắc (4,4%); Tây Bắc (0,2%); BTB (2,4%); Tây Nguyên (0,7%); DHNTB (4,2%).
- Có sự thay đổi về tỉ trọng giữa năm 1996 và 2005 đối với từng vùng.
+ Tăng mạnh nhất: ĐNB từ 49,6% -> 55,6%
+ Giảm mạnh nhất: ĐBSCL từ 11,2% -> 8,8%.
Bài 3:
ĐNB có nhiều điều kiện thuận lợi để trở thành vùng có tỉ trọng giá trị sx CN lớn nhất cả nước.
- VTĐL thuận lợi: Tiếp giáp với những vùng giàu tài nguyên, là nơi cung cấp nguyên nhiên liệu cho ĐNB (Tây Nguyên, DHNTB, ĐBSCL), thuận lợi cho giao lưu bằng đường bộ, biển với các vùng, cả nước và nước ngoài.
- Tài nguyên và nguồn nguyên liệu dồi dào:
+ Là vùng chuyên canh cây CN lớn nhất cả nước.
+ Nơi tập trung khoáng sản dầu khí trữ lượng lớn nhất cả nước và đang được khai thác có hiệu quả.
- Cơ sở hạ tầng và vật chất kỹ thuật hoàn thiện nhất cả nước (cảng Sài Gòn, các tuyến cao tốc, quốc lộ 1A, mạng điện...)
- Tập trung lao động có trình độ, kỹ thuật và tay nghề cao của cả nước, người dân nhạy bén với cơ chế thị trường.
- Thu hút nhiều nguồn vốn trong và ngoài nước (nhất là đầu tư nước ngoài)
- Có đườn lối phát triển đúng đắn, năng động.
IV. Củng cố – dặn dò
Hoàn thiện biểu đồ và nhận xét

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 33 - Bai 29 - Thuc hanh ve bd, nx va gt su chuyen dich CCCN.doc