Giáo án Địa lí 12 tiết 22: Đô thị hoá

Giáo án Địa lí 12 tiết 22: Đô thị hoá

 BÀI 18

ĐÔ THỊ HOÁ

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

Sau bài học, HS cần:

1. Kiến thức

- Trình bày và giải thích được 1 số đặc điểm của ĐTH ở nước ta.

- Phân tích được ảnh hưởng qua lại giữa ĐTH và phát triển KT-XH.

- Hiểu được sự phân bố mạng lưới đô thị ở nước ta.

2. Kỹ năng

- Phân tích, so sánh sự phân bố các đô thị giữa các vùng trên bản đồ.

- Nhận xét bảng số liệu về phân bố dân cư đô thị qua bản đồ.

- Phân tích biểu đồ.

 

doc 4 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1807Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lí 12 tiết 22: Đô thị hoá", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 22	 Bài 18
đô thị hoá
Ngày soạn:
Ngày giảng:
I. mục tiêu bài học
Sau bài học, HS cần:
1. Kiến thức
- Trình bày và giải thích được 1 số đặc điểm của ĐTH ở nước ta.
- Phân tích được ảnh hưởng qua lại giữa ĐTH và phát triển KT-XH.
- Hiểu được sự phân bố mạng lưới đô thị ở nước ta.
2. Kỹ năng
- Phân tích, so sánh sự phân bố các đô thị giữa các vùng trên bản đồ.
- Nhận xét bảng số liệu về phân bố dân cư đô thị qua bản đồ.
- Phân tích biểu đồ.
II. Phương tiện dạy học
- Bản đồ phân bố dân cư VN.
- Atlat địa lí VN
- Bảng số liệu về phân bố dân cư giữa các vùng của nước ta.
III. Tiến trình bài giảng
1. ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ: 
? Phân tích những thế mạnh và hạn chế của nguồn lao động nước ta?
?. Hãy nêu 1 số chuyển biến về cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế quốc dân ở nước ta hiện nay?
?. Trình bày phương hướng giải quyết việc làm nhằm SD hợp lí lao động nước ta nói chung và địa phương nói riêng?
3. Bài mới
Giới thiệu bài: ĐTH là 1 quá trình KT-XH, một xu thế tất yếu. Nó là hệ quả của quá trình phát triển KT-XH và ngược lại sự phát triển đô thị lại có ảnh hưởng sâu rộng đến mọi mặt của đất nước => Bài hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về ĐTH ở VN.
Hoạt động của GV và HS
ND chính
? Dựa vào các kiến thức đã học ở lớp 10, hãy nêu khái niệm về ĐTH?
* ĐTH: Là 1 quá trình KT-XH mà biểu hiện của nó là sự tăng nhanh về số lượng và quy mô của các điểm dân cư đô thị, sự tập trung dân cư trong các thành phố, nhất là các thành phố lớn v à phổ biến lối sống thành thị.
GV: ở nước ta ĐTH có 3 đặc trưng cơ bản sau:
GV: Thành Cổ Loa, kinh đô của nhà nước Âu Lạc, được coi là đô thị đầu tiên của nước ta.
Cụ thể:
* Thời phong kiến: 1 số đô thị được hình thành ở nơi có vị trí thuận lợi -> chức năng chính là hành chính, thương mại, quân sự.
- Thế kỉ XI, xuất hiện thành Thăng Long.
- Thế kỉ XVI-XVIII: Có Phú Xuân (Huế), Hội An (Quảng Nam); Đà Nẵng, Phố Hiến (Hưng Yên).
* Thời Pháp thuộc:
CN chưa phát triển, hệ thống đô thị không có cơ sở để mở rộng, quy mô thường nhỏ và có chức năng chủ yếu là hành chính, quân sự.
* Những năm 30 của thế kỉ XX, mới có 1 số đô thị lớn: Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định...
* GĐ 1945-1954: ĐTH diễn ra chậm, ít có sự thay đổi.
* GĐ 1954-1975: ĐTH phát triển theo 2 hướng khác nhau trên 2 miền:
- Miền Nam: “ĐTH” nhằm dồn dân, lập ấp chiến lược để phục vụ chiến tranh.
- Miền Bắc: ĐTH gắn với quá trình CNH trên cơ sở mạng lưới đô thị đã có.
(GĐ từ năm 1965-1972 quá trình ĐTH bị chững lại, các đô thị bị chiến tranh tàn phá)
* Từ 1975->Nay: Quá trình ĐTH có nhiều chuyển biến tích cực.
GV: 
Biểu hiện của quá trình ĐTH thấp: Cơ sở hạ tầng của các đô thị (Giao thông, điện, nước, các công trình công cộng, phúc lợi XH...) vẫn còn ở mức độ thấp so với các nước trong KV và TG.
? Dựa vào bảng 18.1, nhận xét về sự thay đổi số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị trong dân số cả nước GĐ 1990-2005?
- Số dân thành thị tăng lên, năm 2005 là 22,3 triệu người (Gấp 1,7 lần so với năm 1990).
- Năm 2005, tỉ lệ dân thành thị là 26,9%
? Dựa vào bảng 18.2, nhận xét về sự phân bố đô thị và số dân đô thị giữa các vùng trong nước?
* Đặc điểm:
- Không đều về số lượng đô thị.
- Về quy mô (Đô thị lớn tập trung ĐNB, ĐBSH)
- Dân số đô thị
GV: Số lượng đô thị ở TDMNBB gấp 3,3 lần vùng ĐNB.
Tuy nhiên số dân bình quân/1 đô thị TDMNBB thấp (12880 người/đô thị) chưa bằng 1/10 so với ĐNB (138560 người/đô thị).
GV: Chất lượng các đô thị chưa đảm bảo đầy đủ các tiêu chuẩn quốc tế (đặc biệt là các đô thị mới).
=> Nghịch lí của ĐTH ở VN:
- ĐTH diễn ra trước so với CNH.
- Hạ tầng kỹ thuật đi sau.
- Thôn tính đất vành đai.
* Tiêu chí tổng hợp: Số dân, chức năng, mật độ dân số tỉ lệ dân phi nông nghiệp...chia ra:
- Đô thị đặc biệt: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh.
- ĐT loại I: ≥ 15000 người/km2 (≥ 90% phi nông nghiệp). VD: Hải Phòng, Đà Nẵng, Huế...
- ĐT loại II: ≥ 12000 người/km2 ( 90% phi nông nghiệp). VD: Thái Nguyên, Hạ Long, Thanh Hoá...
- ĐT loại III: ≥ 10000 người/km2 – Vùng núi thấp hơn (≥ 80% phi nông nghiệp). VD: Bắc Ninh, Ninh Bình, Hoà Bình, Yên Bái...
* Theo cấp quản lí. Gồm 2 loại:
- Đô thị trực thuộc TW: Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, TP HCM, Cần Thơ.
- ĐT trực thuộc tỉnh:
GV: Theo thống kê năm 2007, nước ta có 5 TP trực thuộc TW, 2 đô thị loại đặc biệt, 4 đô thị loại I; 13 đô thị loại II; 26 đô thị loại III; 639 đô thị loại IV và V.
? Dựa vào ND trong SGK cho biết những ảnh hưởng của quá trình ĐTH đến sự phát triển KT-XH?
* Tích cực: 
- Sự chuyển dịch giữa các ngành thuộc KVI, II và III cả về tỉ lệ lao động và tỉ trọng các ngành trong GDP.
- Năm 2005, KV đô thị đóng góp 70,4% GDP cả nước; 84% GDP trong CN-XD; 87% GDP dịch vụ; 80% ngân sách nhà nước.
- Các TP, thị xã là thị trường tiêu thụ SP’ hàng hoá với nhu cầu đa dạng.
+ Nơi SD lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật.
+ Thu hút nguồn vốn đầu tư lớn trong và ngoài nước.
* Tiêu cực:
GV: HN và TP’HCM nằm trong danh sách các TP có mức độ ô nhiễm không khí nghiêm trọng nhất TG (Sau Bắc Kinh, Thượng Hải, Niu Đêli, Đăc-ca)
1. Đặc điểm
a. Quá trình ĐTH ở nước ta diễn ra chậm chạp, trình độ ĐTH thấp.
- Đô thị xuất hiện ở VN từ rất sớm (thế kỉ III tr.CN)
- Quá trình ĐTH diễn ra chậm, không giống nhau giữa các thời kỳ và giữa 2 miền.
- Trình độ ĐTH còn thấp.
b. Tỉ lệ dân thành thị tăng.
Tỉ lệ dân thành thị tăng lên (năm 2005 là 26,9%) nhưng còn thấp với các nước trong KV và TG.
c. Phân bố đô thị không đều giữa các vùng.
- Vùng có nhiều đô thị nhất là TD và MNBB, ít nhất là ĐNB.
- Quy mô, chất lượng và số dân đô thị khác nhau giữa các vùng.
- Số TP lớn còn quá ít so với mạng lưới đô thị.
2. Mạng lưới đô thị.
* Theo các tiêu chí tổng hợp, đô thị nước ta chia làm 6 loại:
- Đô thị đặc biệt.
- 5 loại đô thị khác (từ I -> V)
* Theo cấp quản lí, có 2 loại:
- Đô thị trực thuộc TW.
- Đô thị trực thuộc tỉnh.
3. ảnh hưởng của ĐTH đến phát triển KT-XH.
* Tích cực:
- Tác động tới quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
- ảnh hưởng tới sự phát triển KT-XH của các địa phương, các vùng.
- Là thị trường tiềm năng, tạo ra động lực cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế.
- Tạo nhiều việc làm và thu nhập cho người lao động.
* Tiêu cực: Gây ô nhiễm môi trường, phức tạp về an ninh, trật tự XH...
IV. Củng cố
1. Trình bày đặc điểm ĐTH nước ta?
2. Phân tích những ảnh hưởng của quá trình ĐTH ở nước ta đối với việc phát triển KT-XH?
3. Vẽ biểu đồ kết hợp (cột-đường) thể hiện quá trình ĐTH nước ta theo bảng 18.1.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 22 - Bai 18 - Do thi hoa.doc