Giáo án dạy Ngữ văn 12 tiết 35: Dọn về làng - Nông Quốc Chấn

Giáo án dạy Ngữ văn 12 tiết 35: Dọn về làng - Nông Quốc Chấn

DỌN VỀ LÀNG

35 -------------------------------------------------------------------------------------------Nông Quốc Chấn

A.Mục tiêu cần đạt Giúp học sinh hiểu thêm những vấn đề sau:

- Vẻ đẹp rất riêng của thơ Nông Quốc Chấn, đại diện cho thơ của tầng lớp trí thức dân tộc ít người.

- Cảm nhận vẻ đẹp về nội dung và hình thức của bài thơ “ Dọn về làng”.

- Rèn thêm kĩ năng đọc hiểu thơ cho học sinh.

B. Phương tiện và phương pháp

1. Phương tiện: SGK, SGV, bài chuẩn bị ở nhà của học sinh, TLTK.

2. Phương pháp: Nêu vấn đề, hợp tác nhóm.

 

doc 2 trang Người đăng hien301 Lượt xem 2877Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án dạy Ngữ văn 12 tiết 35: Dọn về làng - Nông Quốc Chấn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
DỌN VỀ LÀNG
35 -------------------------------------------------------------------------------------------Nông Quốc Chấn
A.Mục tiêu cần đạt Giúp học sinh hiểu thêm những vấn đề sau:
Vẻ đẹp rất riêng của thơ Nông Quốc Chấn, đại diện cho thơ của tầng lớp trí thức dân tộc ít người.
Cảm nhận vẻ đẹp về nội dung và hình thức của bài thơ “ Dọn về làng”.
Rèn thêm kĩ năng đọc hiểu thơ cho học sinh.
B. Phương tiện và phương pháp 
Phương tiện: SGK, SGV, bài chuẩn bị ở nhà của học sinh, TLTK.
Phương pháp: Nêu vấn đề, hợp tác nhóm...
C. Tiến trình dạy học:
Ôn định lớp (tự ổn định).
Nội dung bài mới: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
* Hoạt động 1: 
-Kiểm tra và xử lí việc chuẩn bị ở nhà của h/s
-Nhận xét chung, đánh giá ngắn gọn, trả bài lại cho các nhóm.
*Hoạt động 2: 
- Cho h/s tham khảo phần tiểu dẫn, gọi 1 em nêu những nét chính về tác giả và đặc điểm thơ Nông Quốc Chấn.
- Em cho biết hoàn cảnh ra đời của bài thơ? Hoàn cảnh ấy có tác động như thể nào đến cảm hứng của tác giả? 
 ( không ghi bảng).
-> đây cũng là cảm hứng chủ đạo của bài thơ.
-Gọi h/s đọc bài thơ
- Tác phẩm “Dọn về làng” nói về vấn đề gì?.
- Từ bố cục rất lạ của bài thơ, em có thể suy ra được bài thơ có những nội dung cơ bản nào?.
 - Nhân dân đã sống cay cực ra sao? Phải chăng đó là bi kịch của một gia đình?.
- Giáo viên bình tiểu kết.
-Gọi h/s đọc phần còn lại.
- Có người cho rằng từ hiện thực đau thương đó, niềm vui được giải phóng của nhân dân là niềm vui lớn mang tính thời đại, dân tộc. Em nghĩ sao?.
-Gv bình, tiểu kết.
-Để có được những nội dung trên, NQC đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật độc đáo nào? Từ đó suy ra thơ của NQC có gì đặc biệt?
Tiểu kết: Tất cả góp phần xây dựng một bài thơ đẹp.
-Định hướng tổng kết. Rút ra lời bình luận.
Các nhóm trưởng nộp bài.
- H/s tự tham khảo.
- Đại diện nhóm phát biểu, bổ sung 
- H/s trả lời theo sgk.
- H/s khác phát biểu suy nghĩ độc lập của mình: 
-Gợi nỗi đau tột cùng...
- Niềm vui tràn trề...
- H/s tự ghi theo suy nghĩ.
- H/s đọc diễn cảm 
-H/s trả lời theo bảng phụ đã được chuẩn bị sẵn:
 H/s trả lời miệng:
-H/s chọn đọc minh hoạ.
-H/s thảo luận phát biểu và tự ghi vào vở theo dàn ý trên bảng:
- H/s đọc và nêu nội dung chính của phần còn lại.
-Đại diện nhóm trả lời theo sự chuẩn bị ở nhà:
- H/s khác nêu hình ảnh minh hoạ -> h/s khái quát bình luận chung.
 -Hs thảo luận nhóm
I.Vài nét chung về tác giả,tác phẩm
Nông Quốc Chấn là nhà thơ dân tộc Tày. Thơ ông đậm bản sắc dân tộc miền núi.
Tác phẩm: (sgk)
II.Hoàn cảnh ra đời:
 (SGK)
III. Đọc hiểu:
 1. Đọc
 2. Tìm hiểu
 a) Đặc sắc về nội dung:
- Cuộc sống “cay đắng đủ mùi” của nhân dân. 
 Cuộc sống của nhân dân ta dưới ách thống trị của thực dân Pháp và niềm vui được giải phóng.
- Sống đói khát, ngột ngạt, kinh hoàng; chết không ai chôn.
 - Đó là bi kịch của dân tộc ta, nỗi đau lớn của nhà thơ
 - Niềm vui khi được “Dọn về làng”.
Từ kết cấu hiện tại- quá khứ- tương lai, qua lời tâm tình với mẹ của chủ thể trữ tình, bài thơ có 2 nội dung chính: cuộc sống gian khổ kinh hoàng của nhân dân dưới ách thống trị của giặc Pháp và niềm vui chiến thắng được dọn về làng.
Từ những chi tiết, hình ảnh, âm thanh cụ thể, niềm vui tràn ngập như vút lên trên từng câu thơ. 
=>: khát vọng tự do của dân tộc ta
 b) Đặc sắc về nghệ thuật:
 Bài thơ có cấu trúc lạ, cách diẽn tả giàu h/ảnh, xúc cảm dồn nén, lời thơ chân thành, mộc mạc, tự nhiên...và đậm phong cách riêng của nhà thơ dân tộc ít người.
IV.Tổng kết:
 Bài thơ có nội dung và nghệ thuật đặc sắc. Góp một gương mặt đặc biệt cho nền thơ Việt Nam.
Củng cố -Dặn dò
Rút kinh nghiệm - Bổ sung

Tài liệu đính kèm:

  • doc35 DON VE LANG.doc