Giáo án Đại số 10 nâng cao - Chương III: Phương trình và hệ phương trình

Giáo án Đại số 10 nâng cao - Chương III: Phương trình và hệ phương trình

Chương III

PHƯƠNG TRÌNH VÀ HỆ PHƯƠNG TRÌNH

 Tiết 24: Đ1. ĐẠI CƯƠNG VỀ PHƯƠNG TRÌNH (tiết1)

I - Mục tiêu

1. Về kiến thức

ã Hiểu khái niệm phương trình, tập xác định (điều kiện xác định) và tập nghiệm của phương trình.

ã Hiểu khái niệm phương trình tương đương và các phép biến đổi tương đương.

2. Về kĩ năng

ã Biết cách xác định xem một số cho trước có phải là nghiệm của một phương trình đã cho hay không.

ã Biết cách sử dụng các phép biến đổi tương đương thường dùng.

ã Áp dụng được các kiến thức đã học vào giải toán về phương trình.

 

doc 40 trang Người đăng ngochoa2017 Lượt xem 954Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Đại số 10 nâng cao - Chương III: Phương trình và hệ phương trình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương III
phương trình và hệ phương trình
Ngày soạn: 11/10/2008
	 Tiết 24:	 Đ1. Đại cương về phương trình (tiết1)
I - Mục tiêu
Về kiến thức
Hiểu khái niệm phương trình, tập xác định (điều kiện xác định) và tập nghiệm của phương trình.
Hiểu khái niệm phương trình tương đương và các phép biến đổi tương đương.
Về kĩ năng
Biết cách xác định xem một số cho trước có phải là nghiệm của một phương trình đã cho hay không.
Biết cách sử dụng các phép biến đổi tương đương thường dùng.
áp dụng được các kiến thức đã học vào giải toán về phương trình.
Về thái độ
Rèn tính cẩn thận khi làm toán, tính nghiêm túc khoa học.
II - Phương pháp, phương tiện
 1. Phương pháp: Vấn đáp, phát huy trí lực học sinh
 2. Phương tiện: Sách giáo khoa, biểu bảng, tranh minh hoạ về đồ thị.
III - Tiến trình bài học
 ổn định lớp
	10A1(.....................).................... vắng:...................................................................	10A2(.....................).................... vắng:...................................................................
	10A3(.....................).................... vắng:...................................................................
Kiểm tra bài cũ: kết hợp
Bài mới
Hoạt động 1: Khái niệm phương trình một ẩn.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Yêu cầu cần đạt
HĐGV
- Thuyết trình ở lớp dưới ta đã làm quen với khái niệm phương trình, chẳng hạn mệnh đề chứa biến P(x) đã nêu là một phương trình. Giá trị của biến làm cho mệnh đề chứa biến đó đúng (x = 2) chính là nghiệm của phương trình. Vậy phương trình là gì ? Giá trị của biến như thế nào được gọi là nghiệm của phương trình ?
- Tổ chức cho học sinh đọc phần định nghĩa, chú ý 1, ví dụ 1 và chú ý 2 - SGK.
- Củng cố:
+ Phát vấn, kiểm tra sự đọc hiểu của học sinh.
+ Nghiệm của phương trình f(x) = g(x) và đồ thị của các hàm số f(x) và g(x) vẽ trên cùng một mặt phẳng toạ độ.
HĐHS
- Xét mệnh đề chứa biến: 
P(x): “ x ẻ , x + 1 = 2x - 1 “
+ Nói được P và P(0) là các mệnh đề sai còn P(2) là mệnh đề đúng.
- Đọc, nghiên cứu phần định nghĩa phương trình của SGK.
- Trả lời câu hỏi của giáo viên. Nêu ý kiến của bản thân về khái niệm phương trình, nghiệm của phương trình.
- Nêu được: Khi vẽ đồ thị của hai hàm số f(x) và g(x) trên cùng một mặt phẳng toạ độ thì hoành độ giao điểm của chúng (nếu có) là nghiệm của phương trình 
f(x) = g(x).
Đặt vấn đề: Cho mệnh đề chứa biến P(x): “ x ẻ , x + 1 = 2x - 1 “. Xét tính đúng sai của các mệnh đề P ; P(2) ; P(0).
ĐN:(SGK)
Hoạt động 2: Củng cố
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Yêu cầu cần đạt
HĐGV
- Gọi sinh thực hiện bài tập.
- Củng cố khái niệm điều kiện xác định và nghiệm của phương trình.
- Đặt vấn đề: Hai phương trình và x - a = 0 có cùng tập nghiệm không ?
HĐHS
- Nêu được: Điều kiện x - 1 ≠ 0 (x ≠ 1).
- Với học sinh Khá: Nói được x = a là nghiệm duy nhất của phương trình nếu 
a ≠ 1. Tập nghiệm của phương trình là ặ nếu a = 1. 
Tìm điều kiện xác định và tìm tập nghiệm của phương trình ẩn x: . 
Hoạt động 3: Phương trình tương đương.
Giáo viên: 
 - Giải quyết vấn đề đã đặt ra ở hoạt động 2: a ≠ 1 thì hai phương trình đã cho có cùng tập nghiệm, a = 1 thì phương trình đầu có tập nghiệm ặ, còn phương trình thứ 2 có tập nghiệm là một phần tử duy nhất x = a.
 - Thuyết trình khái niệm hai phương trình tương đương.
Củng cố: Tổ chức hoạt động 1 của SGK theo nhóm học tập.
Giao nhiệm vụ:
 + Mỗi nhóm giải quyết một ý của hoạt động. 
 + Cử đại diện của nhóm báo cáo kết quả trước lớp. 
 + Nhận xét kết quả của nhóm bạn.
Kết quả đạt được:
Khẳng định là khẳng định đúng.
Khẳng định là khẳng định sai vì x = 1 không là nghiệm của phương trình đầu tiên.
Khẳng định là khẳng định sai vì phương trình đầu còn có nghiệm khác nữa là x = - 1.
Giáo viên: 
 - Củng cố về hai phương trình tương đương với nhau trên D ( Với điều kiện D hai phương trình tương đương)
 - Phép biến đổi tương đương.
Hoạt động 4: Định lí 1 (điều kiện đủ để hai phương trình tương đương) về phép biến đổi tương đương.
Giáo viên: 
 - Đặt vấn đề: Cho phương trình f(x) = g(x) có tập xác định D và y = h(x) xác định trên D (h(x) có thể là hằng số). Khi đó, trên tập D phương trình đã cho có tương đương với mỗi phương trình sau hay không ?
 a) f(x) + h(x) = g(x) + h(x). b) f(x) . h(x) = g(x) . h(x).
 - Tổ chức cho học sinh đọc phần định lí 1 SGK.
Học sinh: Đọc và nghiên cứu định lí 1 SGK.
Giáo viên: 
Phát vấn: áp dụng cách chứng minh của SGK cho định lí: 
Cho phương trình f(x) = g(x) có tập xác định D và y = h(x) xác định trên D (h(x) có thể là hằng số). Khi đó, trên tập D phương trình đã cho có tương đương với phương trình f(x) . h(x) = g(x) . h(x) nếu h(x) ≠ 0 với mọi x ẻ D.
Học sinh: Chứng minh định lí
Gọi x0 là một giá trị thuộc tập D sao cho h(x0) ≠ 0 ị f(x0), g(x0) và h(x0) là các giá trị xác định. áp dụng tính chất của đẳng thức số, ta có:
f(x0) = g(x0) Û f(x0) . h(x0) = g(x0) . h(x0). 
Điều này chứng tỏ nếu x0 là một nghiệm của phương trình f(x) = g(x) thì nó cũng là nghiệm của phương trình f(x) . h(x) = g(x) . h(x) và ngược lại. Vậy hai phương trình đã cho là tương đương.
Hoạt động 5: Củng cố
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Yêu cầu cần đạt
HĐGV
- Tổ chức cho học sinh thực hiện hoạt động 2: Gọi học sinh phát biểu.
- Củng cố: 
+ Phép biến đổi tương đương các phương trình. 
+ Định lí 1 là điều kiện đủ để hai phương trình tương đương mà không phải là điều kiện cần. Do đó có thể xảy ra là một phép biến đổi nào đó không thoả mãn giả thiết của định lí nhưng vẫn thu được phương trình tương đương. Vì vậy để khẳng định hai phương trình không tương đương ta không thể dựa vào định lí 1 mà phải dựa vào định nghĩa. Em hãy nêu ví dụ về phép biến đổi như vậy ?
HĐHS
- Thực hiện hoạt động 2 của SGK:
a) Khẳng định đúng ( Hai phương trình đều có chung tập xác định và có chung tập nghiệm)
b) Khẳng định sai (Phép biến đổi làm thay đổi điều kiện xác định, dẫn đến x =0 là nghiệm của phương trình sau nhưng không là nghiệm của phương trình đầu)
- Có thể đưa ví dụ:
x + = 1 + Û x = 1 là một khẳng định đúng mặc dù h(x) = không xác định khi x = 0 ẻ là tập xác định của phương trình sau.
Mỗi khẳng định sau đúng hay sai?
a) Cho phương trình 3x+ =
Chuyển sang vế phải thì được phương trình tương đương
b) Cho phương trình 
3x+ =+
Lược bỏ ở cả hai vế của phương trình thì được phương trình tương đương
 4. Củng cố. Làm bài tập 1,2(SGK)
 5. Bài tập về nhà: Hướng dẫn HS làm bài tập 3 SGK
--------------------------------------------------------------------------------------
 Tiết 25:	 Đ1. Đại cương về phương trình (tiết2)
Ngày soạn: 15/10/2008
I - Mục tiêu
1.Về kiến thức
Hiểu khái niệm phương trình, tập xác định (điều kiện xác định) và tập nghiệm của phương trình.
Hiểu khái niệm phương trình hệ quả và các phép biến đổi hệ quả.
2.Về kĩ năng
Biết cách xác định xem một số cho trước có phải là nghiệm của một phương trình đã cho hay không.
Biết cách sử dụng các phép biến đổi hệ quả thường dùng.
áp dụng được các kiến thức đã học vào giải toán về phương trình.
3.Về thái độ
Rèn tính cẩn thận khi làm toán, tính nghiêm túc khoa học.
II - Phương pháp, phương tiện
 1. Phương pháp: Vấn đáp, phát huy trí lực học sinh
 2. Phương tiện: Sách giáo khoa, biểu bảng, tranh minh hoạ về đồ thị.
III - Tiến trình bài học
1 ổn định lớp
	10A1(.....................).................... vắng:...................................................................	10A2(.....................).................... vắng:...................................................................
	10A3(.....................).................... vắng:...................................................................
2. Kiểm tra bài cũ:- Nêu các phép biến đổi tương đương?
	 - Giải phương trình: a) b) 
3.Bài mới
Hoạt động 6: Khái niệm phương trình hệ quả.
Giáo viên: 
 + Thuyết trình ví dụ 2 trang 69 SGK.
 + Thuyết trình khái niệm về phương trình hệ quả, khái niệm nghiệm ngoại lai.
 + Tổ chức cho học sinh thực hiện hoạt động 3 của SGK: Gọi học sinh thực hiện trên bảng.
Học sinh:
 - Thực hiện hoạt động 3 của SGK, đạt được:
a) Khẳng định là khẳng định đúng (có thể thay dấu ị bằng dấu Û ).
b) Khẳng định là khẳng định đúng vì tập nghiệm của phương trình đầu là ặ.
Giáo viên: 
Đặt vấn đề: Khi bình phương hai vế của phương trình f(x) = g(x) được phương trình f2(x) = g2(x). 
 Phép biến đổi này là phép biến đổi tương đương hay phép biến đổi hệ quả ?
Hoạt động 7: Định lí 2 - Phép biến đổi hệ quả.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Yêu cầu cần đạt
HĐGV
- Tổ chức cho học sinh đọc và thảo luận theo nhóm phần định lí 2 và mục “chú ý” của SGK.
- Phát vấn kiểm tra sự đọc, hiểu của học sinh.
- Củng cố: Dùng ví dụ 3 của SGK.
HĐHS
- Đọc, thảo luận theo nhóm được phân công phần định lí 2 và mục “chú ý” của SGK.
- Trả lời câu hỏi của giáo viên.
- Thực hiện ví dụ 3 của SGK.
ĐL 2(SGK)
-Chú ý:
+ Phương trình có 2 vế cùng dấu thì bình phương 2 vế được phương trình tương đương
+ Khi biến đổi hệ quả phương trình được nghiệm phải thử lại
Hoạt động 8: Phương trình nhiều ẩn và phương trình có chứa tham số.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Yêu cầu cần đạt
HĐGV
- Tổ chức cho học sinh đọc, nghiên cứu và thảo luận theo nhóm mục 4 và mục 5 của SGK.
- Phát vấn kiểm tra sự đọc, hiểu của học sinh.
- Củng cố: Thực hiện hoạt động 4 của SGK.
HĐHS
- Đọc, thảo luận theo nhóm được phân công phần Phương trình nhiều ẩn và phương trình có chứa tham số.
- Thực hiện hoạt động 4 của SGK:
Phương trình đã cho tương đương với:
mx = - m - 1. Nên với m = 0, phương trình vô nghiệm. Với m ≠ 0, phương trình có tập nghiệm với một phần tử duy nhất là x = - .
Đọc, nghiên cứu thảo luận mục 4 và mục 5 - SGK.
 4. Củng cố: Bài tập bài tập 3,4 (SGK)
 5. Bài tập về nhà: Bài tập SGK,SBT
----------------------------------------------------------------------------------------
Tiết 26 Đ2. Phương trình bậc nhất và bậc hai một ẩn (tiết1)
Ngày soạn: 15/10/2008
I - Mục tiêu
Về kiến thức
Củng cố thêm một bước về biến đổi tương đương các phương trình.
Hiểu được bài toán giải và biện luận phương trình.
Về kĩ năng
Nắm vững cách giải và biện luận phương trình dạng:
 ax + b = 0 và ax2 + bx + c = 0
Biết cách biện luận số giao điểm của một đường thẳng và một parabol và biết cách kiểm nghiệm lại bằng đồ thị.
Về thái độ
Có tính cẩn thận, chính xác trong giải toán và nghiên cứu sách giáo khoa.
Biết được Toán học có ứng dụng trong thực tiễn.
II - Phương pháp, phương tiện
 1. Phương pháp: Vấn đáp, phát huy trí lực học sinh
 2. Phương tiện: Sách giáo khoa, biểu bảng, tranh minh hoạ về đồ thị.
III - Tiến trình bài học
1 ổn định lớp
	10A1(.....................).................... vắng:...................................................................	10A2(.....................).................... vắng:...................................................................
	10A3(.....................).................... vắng:...................................................................
2. Kiểm tra bài cũ
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Yêu cầu cần đạt
HĐGV
- Gọi 2 học sinh lên bảng trình bày bài tập đã chuẩn bị ở nhà.
- Củng  ... hất hai ẩn, ba ẩn.
Về thái độ
Rèn luyện óc tư duy logic thông qua việc giải và biện luận hệ phương trình.
Trình bày bài giải bằng ngôn ngữ trong sáng, biết dùng kí hiệu toán học hợp lí. Tính toán cẩn thận và chính xác
II - Phương pháp, phương tiện
 1. Phương pháp: Vấn đáp, phát huy trí lực học sinh
 2. Phương tiện: Sách giáo khoa, biểu bảng, tranh minh hoạ về đồ thị.
III - Tiến trình bài học
1 ổn định lớp
	10A1(.....................).................... vắng:...................................................................	10A2(.....................).................... vắng:...................................................................
	10A3(.....................).................... vắng:...................................................................
2. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp
3. Bài mới
Hoạt động 1:
Chữa bài tập 31 trang 93 SGK:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Yêu cầu cần đạt
HĐGV
- Gọi học sinh lên bảng thực hiện bài tập đã chuẩn bị ở nhà.
- Củng cố: 
+ Các công thức: D, Dx, Dy.
HĐHS
Trình bày được:
a) D = - 17, Dx = 5, Dy = 19 và tìm được nghiệm của hệ (x ; y) = .
b) D = - 1, Dx = - , Dy = 2 và tìm được nghiệm của hệ (x ; y) = 
Bằng định thức giải các hệ phương trình
 a) b) 
Chữa bài tập 37 trang 97
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Yêu cầu cần đạt
HĐGV- Gọi học sinh lên bảng thực hiện bài tập bằng phương án: Dùng máy tính điện tử.
- Chia thành hai nhóm học tập, thực hiện bài tập bằng định thức, sau đó mới dùng máy tính để tính gần đúng.
+ Dùng định thức.
- Củng cố: Dùng máy tính điện tử tìm nghiệm của hệ phương trình bậc nhất
HĐHS:Tìm được:
a) x = ằ 0,42 ;
 y = ằ - 0,27.
b) x = ằ - 0,07 ; 
 y = ằ 1,73.
Tìm nghiệm gần đúng của các hệ phương trình sau (chính xác đến hàng phần trăm, có thể dùng máy tính điện tử) :
a) ; b) .
Hoạt động 2: 
 Chữa bài tập 33 trang 94 SGK:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Yêu cầu cần đạt
HĐGV
- Gọi học sinh lên bảng thực hiện bài tập đã chuẩn bị ở nhà.
- Củng cố: 
+ Các công thức:Giải và biện luận hệ phương trình bậc nhất 2 ẩn số có chứa tham số. 
+ Các định thức D, Dx, Dy.
HĐHS
Trình bày được:
a) D = m2 - 1 ; Dx = m(m + 1) ; Dy = m + 1
- Nếu m = 1: Hệ vô nghiệm.
- Nếu m = - 1 hệ có vô số nghiệm:
- Nếu m ≠ ± 1, hệ có nghiệm duy nhất:
b) D = - a - 3 ; Dx = 5 ; Dy = - 5(a + 1).
- Nếu a = - 3 hệ vô nghiệm.
- Nếu a ≠ - 3 hệ có nghiệm duy nhất
Giải và biện luận các hệ phương trình :
a) ; b) 
Chữa bài tập 39 trang 97 SGK. 
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Yêu cầu cần đạt
HĐGV
- Tổ chức học sinh thành 4 nhóm: hai nhóm làm câu a, hai nhóm làm câu b. Cử đại diện báo cáo kết quả của nhóm và nêu nhận xét két quả của nhóm bạn.
- Củng cố: Giải hệ phương trình bậc nhất hai ẩn số có hệ số bằng số.
HĐHS
Trình bày được:
a) D = - m(m + 3) ; Dx = - 2m(m + 3) và Dy = m + 3.
- Nếu m ≠ 0 và m ≠ - 3, hệ có nghiệm duy nhất: 
- Nếu m = 0, hệ vô nghiệm.
- Nếu m = - 3, hệ có vô số nghiệm:
b) D = m2 - m - 2 = (m + 1)(m - 2)
 Dx = - m2 + 4m - 4 = - (m - 2)2.
 Dy = m2 + 2m - 8 = (m + 4)(m - 2).
- Nếu m ≠ - 1 và m ≠ 2, hệ có nghiệm duy nhất: 
- Nếu m = - 1 hệ vô nghiệm.
- Nếu m = 2 hệ có vô số nghiệm:
Giải và biện luận các hệ phương trình :
a) b) 
 4. Củng cố
	 Chữa bài tập 34 trang 94 SGK:
 Giải hệ phương trình sau (có thể dùng máy tính điện tử để kiểm tra kết quả)
 Kiểm tra lại bằng máy tính điện tử bằng sơ đồ ấn phím sau:
MODE MODE 1 3 1 = 1 = 1 = 11 = . 
 2 = (-) 1 = 1 = 5 = .
 3 = 2 = 1 = 24 = cho x = 4 = cho y = 5 = cho z = 2
 5. Bài tập về nhà: 
 - Hoàn thành các bài tập còn lại của các trang 94, 96, 97 SGK
 - Xem lại các bài tập đã chữa.
 - Đọc và nghiên cứu bài “Một số ví dụ về hệ phương trình bậc hai hai ẩn số trang 98.
Tiết 38 Đ5. Một số ví dụ về hệ phương trình bậc hai hai ẩn số
Ngày soạn: 22/11/2008
I - Mục tiêu
Về kiến thức
Nắm được các phương pháp chủ yếu để giải phương trình bậc hai hai ẩn, nhất là hệ phương trình đối xứng.
Nhận dạng được hệ phương trình.
Biết quy lạ về quen.
Về kĩ năng
Biết cách giải một số dạng hệ phương trình bậc hai hai ẩn, đặc biệt là các hệ gồm một phương trình bậc nhất và một phương trình bậc hai, hệ phương trình đối xứng.
Về thái độ
Rèn luyện óc tư duy logic thông qua việc giải và biện luận hệ phương trình.
Trình bày bài giải bằng ngôn ngữ trong sáng, biết dùng kí hiệu toán học hợp lí. Tính toán cẩn thận và chính xác
II - Phương pháp, phương tiện
 1. Phương pháp: Vấn đáp, phát huy trí lực học sinh
 2. Phương tiện: Sách giáo khoa, biểu bảng, tranh minh hoạ về đồ thị.
III - Tiến trình bài học
1 ổn định lớp
	10A1(.....................).................... vắng:...................................................................	10A2(.....................).................... vắng:...................................................................
	10A3(.....................).................... vắng:...................................................................
2. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp
3. Bài mới
Hoạt động 1: Giải hệ phương trình bậc hai gồm một phương trình bậc nhất và một phương trình bậc hai.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Yêu cầu cần đạt
HĐGV
- Thuyết trình: Giải hệ phương trình dạng 
- Tổ chức cho học sinh đọc, nghiên cứu thảo luận theo nhóm ví dụ 1 trang 98 của SGK.
HĐHS
- Nghe hiểu và nhận dạng được hệ phương trình bậc hai gồm một phương trình bậc nhất và một phương trình bậc hai.
- Đọc, nghiên cứu và thảo luận theo nhóm được phân công ví dụ 1 SGK.
(Tìm được (x ; y) = (3 ; 1), (1 ; 2) )
Giải hệ phương trình:
Hoạt động 2: Giải hệ phương trình đối xứng
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Yêu cầu cần đạt
HĐGV
- Thuyết trình: Giải hệ phương trình đối xứng loại 1: Khái niệm, nghiệm của hệ. Chú ý tính chất: Nếu (x0 ; y0) là nghiệm của hệ thì (y0 ; x0) cũng là nghiệm của hệ)
- Tổ chức cho học sinh đọc, nghiên cứu thảo luận theo nhóm ví dụ 2 trang 98 của SGK.
- Thuyết trình: Giải hệ phương trình đối xứng loại 2: Khái niệm, nghiệm của hệ. Chú ý tính chất: 
Hệ luôn có nghiệm (x0 ; y0) mà y0 = x0.
- Tổ chức cho học sinh đọc, nghiên cứu thảo luận theo nhóm ví dụ 3 trang 99 của SGK.
HĐHS
- Nghe hiểu và nhận dạng được hệ phương trình bậc hai dạng đối xứng loại 1, loại 2.
- Đọc, nghiên cứu và thảo luận theo nhóm được phân công ví dụ 2, ví dụ 3 SGK.
- ở hoạt động 2 Tìm được (x ; y) = (0 ; 2), (2 ; 0). 
- ở hoạt động 3 tìm được:
 (x1 ; y1) = , 
 (x2 ; y2) = ,
 (x3 ; y3) = (0 ; 0) và (x4 ; y4) = (3 ; 3)
Giải hệ phương trình:
Củng cố:Nhắc lại cách giải một số hệ phương trình.
Bài tập về nhà: 
 - Làm các bài tập 47, 48, 49 trang 100 SGK.
	Tiết 39:	 Câu hỏi và bài tập ôn chương III
Ngày soạn: 25/11/2008
I - Mục tiêu
Về kiến thức
Ôn tập khái niệm về phương trình tương đương, phương trình hệ quả, hệ phương trình bậc nhất hai ẩn, tập nghiệm và ý nghĩa hình học của tập nghiệm.
Ôn tập về phương trình bậc hai một ẩn, hệ phương trình bậc hai hai ẩn.
Ôn tập về cách giải hệ phương trình bậc nhất hai ẩn bằng định thức. Giải hệ phương trình bậc nhất ba ẩn: Tìm nghiệm bằng phương pháp khử ẩn và bằng máy tính điện tử.
Về kĩ năng
Rèn kĩ năng biến đổi tương đương, biến đổi hệ quả các phương trình.
Rèn kĩ năng giải, biện luận phương trình bậc nhất, bậc hai một ẩn.
Rèn kĩ năng sở dụng định lí Vi ét để giải toán.
Rèn kĩ năng giải và biện luận hệ phương trình bậc nhất hai ẩn bằng định thức, giải hệ phương trình bậc hai hai ẩn.
Về thái độ
Rèn luyện óc tư duy logic thông qua việc giải và biện luận hệ phương trình.
Trình bày bài giải bằng ngôn ngữ trong sáng, biết dùng kí hiệu toán học hợp lí. Tính toán cẩn thận và chính xác
II - Phương pháp, phương tiện
 1. Phương pháp: Vấn đáp, phát huy trí lực học sinh
 2. Phương tiện: 
	Sách giáo khoa.
	Máy tính điện tử Casio fx - 500 MS, fx - 570 MS hoặc loại tương đương.
III. Tiến trình bài học
1 ổn định lớp
	10A1(.....................).................... vắng:...................................................................	10A2(.....................).................... vắng:...................................................................
	10A3(.....................).................... vắng:...................................................................
2. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp
Bài mới
Hoạt động 1
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Yêu cầu cần đạt
HĐGV
- Phát vấn ôn tập kiến thức cơ bản:
+ Thế nào là phép biến đổi cho phương trình tương đương ? cho phương trình hệ quả ?
+ Nêu một số phép biến đổi thường gặp cho kết quả là phương trình tương đương ? cho kết quả là phương trình hệ quả ?
HĐHS
- Trả lời câu hỏi của giáo viên.
Ôn tập các khái niệm phép biến đổi cho phương trình tương đương, phép biến đổi cho phương trình hệ quả.
Hoạt động 2: 
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Yêu cầu cần đạt
HĐGV
- Phát vấn ôn tập kiến thức cơ bản:
Nêu sơ đồ cách giải và biện luận phương trình dạng ax + b = 0, ax2 + bx + c = 0 ?
- Tổ chức cho học sinh giải các bài tập 50, 52, 53 trang 101 SGK.
HĐHS
- Trả lời câu hỏi của giáo viên.
- Làm các bài tập 50, 52, 53 trang 101 của SGK.
Ôn tập về phương trình bậc nhất, bậc hai và hệ phương trình bậc nhất hai ẩn số.
Hoạt động 3: Luyện kĩ năng giải toán về phương trình dạng ax + b = 0.
Chữa bài tập 54 trang 101 SGK:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Yêu cầu cần đạt
HĐGV
- Gọi học sinh thực hiện bài tập.
- Củng cố về giải, biện luận phương trình dạng ax + b = 0.
HĐHS
- Trình bày đạt được:
Viết lại phương trình đã cho:
(m2 - 1)x = m + 1
Nếu m ≠ ± 1, phương trình có nghiệm duy nhất x = .
Nếu m = 1, phương trình vô nghiệm.
Nếu m = - 1, phương trình đúng với mọi x.
Giải và biện luận phương trình: 
 m(mx - 1) = x + 1.
Hoạt động 4: Luyện kĩ năng giải toán hệ phương trình.
Chữa bài tập 60 trang 102 SGK:
 Hoạt động của giáo viên và học sinh
Yêu cầu cần đạt
HĐGV
- Tổ chức lớp thành 6 nhóm học tập và giao nhiệm vụ: 3 nhóm giải câu a) ba nhóm giải câu b. Cử đại diện báo cáo kết 
quả và nhận xét kết quả của nhóm bạn.
- Củng cố cách giải hệ phương trình bậc hai hai ẩn dạng đối xứng loại 1, loại 2.
HĐHS
Thực hiện giải toán theo nhóm được phân công. Bài giải đạt được:
a) (x ; y ) = (1 ; 2) và (2 ; 1), (- 1 ; - 2) và (- 2 ; - 1).
b) (x ; y) = (1 ; - 1), (-1 ; 1), (0 ; ) 
 (0 ; ), ( ; 0) và ( ; 0)
Giải các hệ phương trình : 
a) ; b) .
Chữa bài tập 61 trang 102 SGK: 
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Yêu cầu cần đạt
HĐGV
- Tổ chức lớp thành 6 nhóm học tập và giao nhiệm vụ: 3 nhóm giải câu a) ba nhóm giải câu b. Cử đại diện báo cáo kết 
quả và nhận xét kết quả của nhóm bạn.
- Củng cố cách giải hệ phương trình bậc nhất hai ẩn số.
HĐHS
Thực hiện giải toán theo nhóm được phân công. Bài giải đạt được:
a) D = m2 - m - 6 = (m + 2)(m - 3)
 Dx = m2 - 2m - 8 = (m + 2)(m - 4)
 Dy = m + 2
- Nếu m ≠ 3 và m ≠ - 2, hệ có nghiệm duy nhất (x ; y) = .
- Nếu m = 3 hệ vô nghiệm.
- nếu m = - 2, hệ có vô số nghiệm:
Giải và biện luận các hệ phương trình:
a) b) 
 4. Củng cố:Nhắc lại cách giảivà biện luận hệ phương trình bậc nhất hai ẩn
 5.Bài tập về nhà: 
 	- Hoàn thành các bài tập còn lại của phần ôn tập chương 3.
	- Lập đề cương ôn tập học kỳ I, giờ sau ôn tập học kỳ I.

Tài liệu đính kèm:

  • docCHUONG 3 - PHUONG TRINH HE PHUONG TRINH.doc