Giáo án chuyên môn Sinh 12 bài 29: Quá trình hình thành loài

Giáo án chuyên môn Sinh 12 bài 29: Quá trình hình thành loài

Bài 29. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH LOÀI

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

 Giải thích được sự cách ly địa lý dẫn đến sự phân hoá vốn gen giữa các quần thể.

 Giải thích tại sao các quần đảo lại là nơi lý tưởng cho quá trình hình thành loài mới.

 Tại sao ở các đảo giữa đại dương lại hay có những loài đặc hữu.

 Trình bày thí nghiệm của Đốtđơ chứng minh cách ly địa lý dẫn đến sự cách ly sinh sản.

2. Kỹ năng:

 Phát triển kỹ năng phân tích kênh hình, kỹ năng so sánh, khái quát tổng hợp.

 Kỹ năng làm việc độc lập với SGK.

3. Thái độ: Củng cố niềm tin say mê tìm hiểu thiên nhiên.

II. Phương tiện dạy học:

 Sưu tầm các hình học có liên quan đến bài học.

 Hình 29 SGK

 Phiếu học tập.

 

doc 2 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 2170Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án chuyên môn Sinh 12 bài 29: Quá trình hình thành loài", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN CHUYÊN MÔN
Trường: THPT Đinh Tiên Hoàng	Giáo viên: Dương Văn Cư
Lớp: 12	Ngày soạn: //
Tiết: 31	Tuần: 23
Bài 29. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH LOÀI
Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
Giải thích được sự cách ly địa lý dẫn đến sự phân hoá vốn gen giữa các quần thể.
Giải thích tại sao các quần đảo lại là nơi lý tưởng cho quá trình hình thành loài mới.
Tại sao ở các đảo giữa đại dương lại hay có những loài đặc hữu.
Trình bày thí nghiệm của Đốtđơ chứng minh cách ly địa lý dẫn đến sự cách ly sinh sản.
2. Kỹ năng:
Phát triển kỹ năng phân tích kênh hình, kỹ năng so sánh, khái quát tổng hợp.
Kỹ năng làm việc độc lập với SGK.
3. Thái độ: Củng cố niềm tin say mê tìm hiểu thiên nhiên.
Phương tiện dạy học:
Sưu tầm các hình học có liên quan đến bài học.
Hình 29 SGK
Phiếu học tập.
Phương pháp giảng dạy:
Vấn đáp, thuyết trình, thảo luận, giải thích tìm tòi bộ phận.
Lên lớp:
Ổn định lớp
Giới thiệu thầy cô dự giờ (nếu có).
Kiểm tra bài cũ: câu 1, 2, 3, 4 trang 125.
Giảng bài mới:
Dẫn nhập: Quá trình lịch sử, cải biến thành phần kiểu gen của quần thể theo hướng thích nghi, tạo ra kiểu gen mới cách li sinh sản với quần thể gốc ® Hình thành loài mới. Cụ thể như thế nào ta vào bài...
Bài 29. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH LOÀI
Hoạt động thầy giáo
Hoạt động học sinh
Nội dung
* Đặt vấn đề:
- Cách ly địa lý là gì ? Cho ví dụ ?
- VD: Cho hai dãy núi ven biển có một loài cây mọc đều sau đó nước biển dâng cao.
* Yêu cầu thảo luận nhóm:
- Điều gì sảy ra với quần thể thực vật ở 2 dãy núi ?
- Hình thành loài bằng con đường địa lý thường xảy ra với những loài có đặc điểm như thế nào ? Thời gian diễn ra ? 
- Sự cách ly địa lý có nhất thiết hình thành loài mới không ?
- Quần đảo là gì ?
- Tạo sao nói “Quần đảo là phòng thí nghiệm sống cho nghiên cứu hình thành loài” ?
- Tại sao ở các đảo lại hay có các loài đặc hữu ?
* Phát phiếu học tập
Đối tượng.
Nguyên liệu.
Cách tiến hành.
Kết quả.
Nhận xét và giải thích
- Yêu cầu học sinh nghiên cứu SGK thảo luận.
- Đọc sgk, Thảo luận nhóm.
- Theo dõi, nhận xét và bổ xung.
- Yêu cầu đại diện nhóm trình bày.
- Thống nhất nội dung.
* HS thảo luận và cho ý kiến:
- Sông, núi, đảo, (cùng một loài chim nhưng sống các đảo khác nhau hoặc một loài cây sống ở dãy núi khác nhau)
* Đại diện nhóm trả lời:
- Bị tách làm 2 quần thể và được chọn lọc theo 2 điều kiện khác nhau.
Trả lời: Không.
VD: Các quần thể người sống cách ly nhau tạo thành các chủng tộc.
- Tập hợp các đảo lớn nhỏ ở 1 khu vực trên biển.
- Vì: + Giữa các đảo có sự cách ly địa lý.
 + Sự cách ly không quá lớn là điều kiện để quần thể nhập cư thành loài mới.
- Vì: + Mỗi quần thể nhập cư có 1 vốn gen khác quần thể gốc và được CLTN ở đảo phân hoá tiếp.
 + Do sự cách ly địa lý nên sự giao lưu về gen bị hạn chế.
* HS thực hiện lệnh và hoàn thành phiếu học tập:
I. HÌNH THÀNH LOÀI KHÁC KHU VỰC ĐỊA LÝ:
1. Vai trò của cách ly địa lý trong quá trình hình thành loài mới:
- Do sống trong các điều kiện địa lý khác nhau nên CLTN làm thay đổi tần số alen của các quần thể cách ly theo những cách khác nhau.
- Các nhân tố tiến hoá (yếu tố ngẫu nhiên, không ngẫu nhiên, đột biến, giao phối) làm sai khác tần số các alen trong QT.
- Sự sai khác về tần số alen giữa các quần thể cách ly được duy trì.
- Các quần thể cách ly không trao đổi vốn gen với nhau.
- Sự sai khác dẫn đến cách ly tập tính, mùa vụ rồi cách ly sinh sản làm xuất hiện loài mới.
- Con đường này xảy ra với những loài phát tán mạnh, phân bố rộng.
- Xảy ra chậm chạp qua nhiều dạng trung gian.
2. Thí nghiệm chứng minh quá trình hình thành loài mới bằng cách ly địa lý:
- Đối tượng: ruồi giấm
- Nguyên liệu: tinh bột và đường mantôzơ
- Cách tiến hành: chia 1 quần thể ruồi giấm thành nhiều phần và nuôi dưỡng trong các ống nghiệm có chứa tinh bột và đường mantôzơ
- Kết quả: tạo ra 2 quần thể thích nghi với việc tiêu hoá tinh bột và mantôzơ, và giữa chúng có sự cách ki về mặt sinh sản.
- Nhận xét: sự cách li về mặt địa lý và sự khác biệt về điều kiện môi trường sống làm xuất hiện sự cách li về tập tính giao phối dẫn đến cách li sinh sản giữa 2 quần thể.
- Giải thích: CLTN làm phân hoá về tần số alen giữa các quần thể làm cho chúng thích nghi với việc tiêu hoá các loại thức ăn khác nhau, dẫn đến tích luỹ thành phần hoá học khác nhau trong vỏ kitin, làm xuất hiện các mùi khác nhau giao phối có chọn lọc và sự cách li sinh sản được hình thành.
5. Củng cố: HS đọc và nhờ phần tóm tắt in nghiêng trong khung ở cuối bài.
6. Bài tập về nhà: Hoàn thành các câu hỏi sau bài học trong SGK, SBT.

Tài liệu đính kèm:

  • docBai 29.doc