Giáo án chuyên môn Sinh 12 bài 25: Học thuyết Lamac và học thuyết Đacuyn

Giáo án chuyên môn Sinh 12 bài 25: Học thuyết Lamac và học thuyết Đacuyn

Bài 25. HỌC THUYẾT LAMAC VÀ HỌC THUYẾT ĐACUYN

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức

 Sau khi học xong bài này, học sinh cần:

 Trình bày nội dung chính của học thuyết Lamac.

 Nêu những hạn chế của học thuyết Lamac.

 Giải thích được nội dung chính của học thuyết Đacuyn.

 Nêu những ưu điểm của học thuyết Đacuyn.

2. Kỹ năng

 Rèn kỹ năng phân tích, so sánh, tổng hợp.

 Kỹ năng phân tích các hình minh hoạ SGK.

II. Phương tiện dạy học:

 Sưu tầm các hình học có liên quan đến bài học.

 Hình 25.1, 25.2 SGK.

 Phiếu học tập.

 

doc 2 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1700Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án chuyên môn Sinh 12 bài 25: Học thuyết Lamac và học thuyết Đacuyn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN CHUYÊN MÔN
Trường: THPT Đinh Tiên Hoàng	Giáo viên: Dương Văn Cư
Lớp: 12	Ngày soạn: //
Tiết: 27	Tuần: 18
Bài 25. HỌC THUYẾT LAMAC VÀ HỌC THUYẾT ĐACUYN 
Mục tiêu:
1. Kiến thức
 Sau khi học xong bài này, học sinh cần:
Trình bày nội dung chính của học thuyết Lamac.
Nêu những hạn chế của học thuyết Lamac.
Giải thích được nội dung chính của học thuyết Đacuyn.
Nêu những ưu điểm của học thuyết Đacuyn.
2. Kỹ năng 
Rèn kỹ năng phân tích, so sánh, tổng hợp.
Kỹ năng phân tích các hình minh hoạ SGK.
Phương tiện dạy học:
Sưu tầm các hình học có liên quan đến bài học.
Hình 25.1, 25.2 SGK.
Phiếu học tập.
Phương pháp giảng dạy:
Vấn đáp, thuyết trình, thảo luận, giải thích tìm tòi bộ phận.
Lên lớp:
Ổn định lớp
Giới thiệu thầy cô dự giờ (nếu có).
Kiểm tra bài cũ: câu 1, 2, 4 trang 107.
Giảng bài mới:
Dẫn nhập: Em nào biết tại sao con hươu cao cổ lại có cái cổ dài như vậy ? Liệu trước đó nó có cao như thế không ? (Có rất nhiều học thuyết của nhiều nhà khoa học đã nêu ra. Vậy ai là người nói đúng, cụ thể như thế nào ta đi nghiên cứu từng học thuyết)
Bài 25. HỌC THUYẾT LAMAC VÀ HỌC THUYẾT ĐACUYN 
Hoạt động thầy giáo
Hoạt động học sinh
Nội dung
* Lệnh HS đọc mục I và cho biết theo Lamac thì nguyên nhân nào dẫn đến hình thành nên loài mới ?
- Nhận xét chiều cao của cổ hươu ? Tại sao, hươu cao cổ lại có cái cổ dài như vậy ?
 Hươu cổ ngắn
 ↓Môi trường thay đổi → thay đổi tập quán
 Hươu cổ vừa
 ↓Tích luỹ những biến đổi, truyền lại cho thể hệ sau Hươu cao cổ
Þ Đây chính là cơ chế hình thành loài mới.
- Tại sao sinh vật thích nghi và có thể di truyền những đặc điểm thay đổi đó cho thế hệ sau ? (Lamac)
- Loài mới được hình thành như thế nào ?
- Theo Lamac thì trong tiến hoá có loài noà bị tiêu diệt không ?
- Nếu theo quan niệm của Lamac, ta cắt đuôi chuột thì thế hệ sau sinh ra toàn chuột có đuôi như thế nào ?
(Trong tiến hoá, không có loài nào bị tiêu điệt là không đúng với tài liệu cổ sinh vật học (các hoá thạch); SV phản ứng giống nhau trước sự thay đổi của môi trường là không đúng với quan niệm ngày nay về bí dị trong quần thể.)
* Trên cơ sở học thuyết tiến hoá của Lamac đặc biệt là những tồn tại của ông. GV yêu cầu HS đọc mục II, quan sát hình 25.1, 25.2 SGK từ đó, cho biết những quan niệm của Đacuyn về tiến hoá ?
- Nguyên nhân tiến hoá ?
- Cơ chế ?
Sự hình thành đặc điểm thích nghi ?
- Sự hình thành loài mới ?
- Tồn tại ?
* HS thực hiện lệnh:
- Do môi trường thay đổi.
- Ban đầu cổ của hươu ngắn, ăn các loại cỏ, cây bụi thấp. Do điều kiện ngoại cảnh thay đổi, thức ăn phía dưới không còn, chỉ còn thức ăn là lá trên cây → hươu phải vươn cổ lên để lấy thức ăn → hươu cứ vươn cổ dài lên cao mãi, sự biến đổi này được di truyền cho thế hệ sao → hình thành hươu cao cổ.
* HS thảo luận và trả lời:
→ Hạn chế của Lamac.
- Do sinh vật tập luyện.
- Không có loài nào bị tiêu diệt, mà chúng chỉ chuyển đổi từ loài này sang loài khác.
- Chuột không có đuôi.
* HS thực hiện lệnh, thảo luận nhóm, trả lời:
I. Học thuyết tiến hoá Lamac:
1. Nguyên nhân tiến hoá: do môi trường sống thay đổi chậm chạp và lên tục.
2. Cơ chế tiến hoá: sinh vật chủ động thay đổi tập quán hoạt động của các cơ quan để thích ứng. Cơ quan nào hoạt động nhiều thì phát triển và ngược lại.
3. Sự hình thành đặc điểm thích nghi do sự tương tác giữa sinh vật với môi trường theo kiểu “sử dụng hay không sử dụng các cơ quan”, luôn di truyền cho thế hệ sau.
4. Sự hình thành loài mới: từ một loài tổ tiên, sinh vậ “tập luyện” để thích ứng với những thay đổi của môi trường theo hướng khác nhau → hình thành nên nhiều loài mới.
5. Tồn tại: 
- Chưa phân biệt được biến di di truyền và không di truyền (TB).
- Chưa thành công trong việc giải thích sự hình thành các đặc điểm thích nghi.
II. Học thuyết tiến hoá Đacuyn:
1. Nguyên nhân: đấu tranh sinh tồn.
2. Cơ chế: CLTN (sự tích luỹ, di truyền các biến dị có lợi và đào thải các biến dị có hại).
3. Sự hình thành đặc điểm thích nghi
- Biến bị phát sinh vô hướng.
- Sự thích nghi đạt được qua sự đào thải những dạng kém thích nghi.
4. Sự hình thành loài mới: do sự sống sót, sinh sản ưu thế của những cá thể biến dị có lợi, dưới tác dụng của CLTN, từ một nguồn gốc chung.
5. Tồn tại: 
- Chưa phân biệt được biến di di truyền và không di truyền (TB).
- Chưa giải thích được nguyên nhân phát sinh và cơ chế DT các biến dị.
* Phiếu học tập:
Nội dung so sánh
Học thuyết tiến hoá Lamac
Học thuyết tiến hoá Đacuyn
Nguyên nhân TH
?
?
Cơ chế TN
?
?
Sự hình thành đặc điểm thích nghi
?
?
Sự hình thành loài mới
?
?
Tồn tại
?
?
5. Củng cố: HS đọc và nhờ phần tóm tắt in nghiêng trong khung ở cuối bài.
6. Bài tập về nhà: Hoàn thành các câu hỏi sau bài học trong SGK, SBT.

Tài liệu đính kèm:

  • docBai 25.doc