Giáo án chuyên môn Sinh 12 bài 17: Cấu trúc di truyền của quần thể (tt)

Giáo án chuyên môn Sinh 12 bài 17: Cấu trúc di truyền của quần thể (tt)

Bài 17. CẤU TRÚC DI TRUYỀN CỦA QUẦN THỂ (TT)

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức

 Sau khi học xong bài này, học sinh cần:

 Hiểu được thế nào là quần thể giao phối.

 Giải thích được thế nào là trạng thái cân bằng di truyền của một quần thể.

 Nêu được các điều kiện cần thiết để một quần thể sinh vật đạt được trạng thái cân bằng di truyền về thành phần kiểu gen đối với một gen nào đó.

 Nêu được ý nghĩa của định luật Hacđi – Vanbec.

2. Kỹ năng

 Thông qua lý thuyết học sinh sẽ vận dụng để giải quyết một số bài tập liên quan.

 

doc 2 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1415Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án chuyên môn Sinh 12 bài 17: Cấu trúc di truyền của quần thể (tt)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN CHUYÊN MÔN
Trường: THPT Chu Văn An	Giáo viên: Dương Văn Cư
Lớp: 12	Ngày soạn: 14/11/2010
Tiết: 18	Tuần:14
Bài 17. CẤU TRÚC DI TRUYỀN CỦA QUẦN THỂ (TT)
Mục tiêu:
1. Kiến thức
 Sau khi học xong bài này, học sinh cần:
Hiểu được thế nào là quần thể giao phối.
Giải thích được thế nào là trạng thái cân bằng di truyền của một quần thể.
Nêu được các điều kiện cần thiết để một quần thể sinh vật đạt được trạng thái cân bằng di truyền về thành phần kiểu gen đối với một gen nào đó.
Nêu được ý nghĩa của định luật Hacđi – Vanbec.
2. Kỹ năng 
Thông qua lý thuyết học sinh sẽ vận dụng để giải quyết một số bài tập liên quan.
Phương tiện dạy học:
.
Phương pháp giảng dạy:
Vấn đáp, thảo luận, giải thích tìm tòi bộ phận.
Lên lớp:
Ổn định lớp
Giới thiệu thầy cô dự giờ (nếu có).
Kiểm tra bài cũ: câu 1, 2, 3 SGK trang 70.
Giảng bài mới:
Dẫn nhập: 
Bài 17. CẤU TRÚC DI TRUYỀN CỦA QUẦN THỂ (TT)
Hoạt động thầy giáo
Hoạt động học sinh
Nội dung
* Đặt vấn đề:
- Quần thể như thế nào được coi là quần thể ngẫu phối ?
(Tuy nhiên còn tuỳ thuộc vào tính trạng mà ta đang xét)
- Lệnh HS chú ý vào ví dụ về “quần thể người”
- Quần thể ngẫu phối có đặc điểm di truyền gì nỗi bật ?
- Lệnh HS chú ý vào ví dụ về “nhóm máu của người”. 
- Lệnh HS đọc mục 2 và tìm ra nội dung của định luật ?
- p là gì ?
- q là gì ?
- p2 là gì ?
- q2 là gì ?
- 2pq là gì ?
- Để kết quả của định luật luôn đúng cần phải có những điều kiện gì ? Tại sao phải có các điều kiện đó ? 
- Trong thực tế thì các điều kiện đó như thế nào ?
- Ý nghĩa của định luật ?
- Hướng dẫn HS giải mẫu bài tập
- p được tính như thế nào ?
- q được tính như thế nào ?
- Qua kết quả em có nhận xét gì ?
* HS đọc mục III.1, thảo luận và trả lời:
- HS thực hiện lệnh và phân tích.
- HS thực hiện lệnh và phân tích để thấy được các đặc điểm của quần thể ngẫu phối.
* HS thực hiện lệnh, thảo luận và trả lời:
* HS nghiên cứu sách trả lời
* HS thảo luận và trả lời:
* HS thảo luận và cho ý kiến
* HS chú ý nghe, thảo luận và trả lời các câu hỏi:
- Số alen A có trong vốn gen / tổng số alen trong vốn gen.
- Số alen a có trong vốn gen / tổng số alen trong vốn gen.
III. Cấu trúc di truỳen của quần thể ngẫu nhiên:
1. Quần thể ngẫu phối:
a. Khái niệm:
- Các các thể trong quần thể lựa chọn tình bạn để giao phối một cách hoàn toàn ngẫu nhiên.
b. Đặc điểm:
- Các cá thể có KG khác nhau
kết đôi với nhau một cách ngẫu nhiên sẽ tạo ra một lượng lớn biến dị di truyền rất lớn trong QT làm nguồn nguyên liệu cho quá trình tiến hoá và chọn giống.
- Có thể duy trì tần số các KG khác nhau trong QT một cách không đổi trong những điều kiện nhất định.
2. Trạng thái cân bằng di truyền của quần thể:
a. Nội dung ĐL Hacđi-Vanbec:
- Trong một quần thể lơn, ngẫu phối, nếu không có các yếu tố làm thay đổi tần số alen thì thành phần KG của QT sẽ duy trì không đổi từ thế hệ này sang thế hệ khác theo CT: p2 + 2pq + q2 = 1.
b. Điều kiện nghiệm đúng của định luật:
- QT phải có kích thước lớn.
- Các cá thể trong QT phải có sực sống và khả năng sinh sản như nhau (không có CLTN).
- Không xảy ra đột biến, nếu có thì tần số đột biến thuận bằng tần số đột biến đảo.
- Không có sự di - nhập gen.
c. Ý nghĩa của định luật:
- Khi QT ở trạng thái cân bằng, từ tần số cá thể có KH lặn có thể tính được tần số của các alen cũng như tần số của các KG trong QT.
- Giải thích sự tôn tại lâu dài, ổn định của QT trong tự nhiên.
3. Bài tập:
- Nếu trong 1 QT, lôcut gen A chỉ có 2 alen A và a nằm trên NST thường.
- Gọi tần số alen A là p, a là q.
- Ta luôn có p + q = 1.
- Các KG có thể có: AA, Aa, aa.
- Giả sử TP gen của QT ban đầu là: 0,64AA: 0,32Aa: 0,04aa. Hãy tính tần số alen của QT bố mẹ và QT đời con.
- p = 0,8 và q = 0,2.
- TP KG của QT con:
0,64AA : 0,32Aa : 0,04aa.
- Nhận xét: tần số alen và thành phần KG không đổi qua các thể hệ.
5. Củng cố: HS đọc và nhờ phần tóm tắt in nghiêng trong khung ở cuối bài.
6. Bài tập về nhà: Hoàn thành các câu hỏi sau bài học trong SGK, SBT.

Tài liệu đính kèm:

  • docBai 17.doc