Giáo án Chuyên đề “Bồi dưỡng học sinh giỏi" - Môn Ngữ văn 9

Giáo án Chuyên đề “Bồi dưỡng học sinh giỏi" - Môn Ngữ văn 9

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI

MÔN - NGỮ VĂN 9

PHƯƠNG PHÁP LÀM DẠNG BÀI CẢM THỤ VĂN HỌC

(Tiết 1)

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức: Giúp học sinh có những hiểu biết về cảm thụ văn học, dạng bài cảm thụ văn học, yêu cầu và phương pháp để làm tốt dạng bài cảm thụ văn học.

2. Kỹ năng: Rèn luyện cho HS kỹ năng làm dạng bài cảm thụ văn học: tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý, viết đoạn văn

3. Thái độ: Bồi dưỡng lòng yêu mến văn chương, tự hào với những áng văn thơ hay của dân tộc ta. Qua đó trau dồi lòng yêu quê hương, đất nước và lòng yêu thương con người.

II. Tài liệu - Phương tiện:

- GV: Nghiên cứu, soạn bài, tư liệu, máy tính, máy chiếu, USB,

- HS: Xem lại một số tác phẩm văn học đã học ở các lớp dưới: Ông đồ, Quê hương, Trong lòng mẹ , một số bài ca dao , sưu tầm một số đề bài cảm thụ văn học, giấy roki, bút dạ

 

doc 9 trang Người đăng ngochoa2017 Lượt xem 2419Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Chuyên đề “Bồi dưỡng học sinh giỏi" - Môn Ngữ văn 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI
MÔN - NGỮ VĂN 9
PHƯƠNG PHÁP LÀM DẠNG BÀI CẢM THỤ VĂN HỌC
(Tiết 1)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Giúp học sinh có những hiểu biết về cảm thụ văn học, dạng bài cảm thụ văn học, yêu cầu và phương pháp để làm tốt dạng bài cảm thụ văn học.
2. Kỹ năng: Rèn luyện cho HS kỹ năng làm dạng bài cảm thụ văn học: tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý, viết đoạn văn
3. Thái độ: Bồi dưỡng lòng yêu mến văn chương, tự hào với những áng văn thơ hay của dân tộc ta. Qua đó trau dồi lòng yêu quê hương, đất nước và lòng yêu thương con người.
II. Tài liệu - Phương tiện:
- GV: Nghiên cứu, soạn bài, tư liệu, máy tính, máy chiếu, USB,
- HS: Xem lại một số tác phẩm văn học đã học ở các lớp dưới: Ông đồ, Quê hương, Trong lòng mẹ, một số bài ca dao, sưu tầm một số đề bài cảm thụ văn học, giấy roki, bút dạ
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động:
1. Ổn định tổ chức: (0,5’)
2. Kiểm tra: (1’) Kiểm tra phần chuẩn bị của HS.
3. Giới thiệu bài: (0,5’) 
 Chắc hẳn các em ngồi đây, những học sinh giỏi văn đều rất thích học văn, yêu văn và phần nào đã có năng lực cảm thụ văn chương. Đó là những tố chất rất quan trọng đòi hỏi mỗi học sinh giỏi văn cần phải thường xuyên bồi đắp rèn luyện để có thể đạt được những thành tích cao về môn học này. Vì vậy, tiết học hôm nay, để giúp các em biết cách cảm thụ văn chương, biết cách làm bài văn cảm thụ văn chương, cô cùng các em sẽ cùng tìm hiểu về “Phương pháp làm dạng bài cảm thụ văn học”. Mời các em mở vở chúng ta cùng bắt đầu tiết học.
4. Bài mới: (56’)
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
- Gv dẫn: Để hiểu rõ khái niệm thế nào là bài cảm thụ văn học chúng ta cùng nhau tìm hiểu một văn bản mẫu.
? các em hãy quan sát trên máy chiếu.
 Gọi 1 HS đọc diễn cảm bài văn.
- HS quan sát, lắng nghe.
?Em hãy cho biết nội dung của văn bản trên là gì?
?Nội dung ấy được trình bày dưới hình thức như thế nào?
?Bài văn trên có bố cục như thế nào? Hãy chỉ rõ ranh giới từng phần?
?Các phần trong bài văn trình bày những ý gì?
 - Cụ thể: + Mở bài: Từ đầu đến “đơm bông.”: Giới thiệu chung về hai câu thơ.
+ Thân bài: Tiếp đến “Việt Nam.”: Trình bày những cảm nhận sâu sắc của người viết về nội dung, nghệ thuật của hai câu thơ.
+ Kết bài: Còn lại: Khẳng định giá trị của hai câu thơ.
?Phần mở bài nêu những ý gì?
?Phần thân bài trình bày những nội dung nào? 
?Trong thân bài, người viết đã đi sâu cảm nhận phân tích giá trị ý nghĩa của những từ ngữ, hình ảnh, biện pháp nghệ thuật nào? Hãy chỉ rõ?
?Trên cơ sở giảng giải ý nghĩa các từ ngữ hình ảnh đặc sắc đó, tác giả đã có những nhận xét đánh giá gì về nghệ thuật và nội dung của hai câu thơ?
?Em hãy nêu ý chính của phần kết bài?
?Em hãy nêu nhận xét kết cấu bài văn? 
 - Tuy ngắn gọn nhưng rất hoàn chỉnh, trọn vẹn.
?Em có nhận xét gì về cách diễn đạt, lời văn của bài văn trên?
?Em có cảm nghĩ gì sau khi tìm hiểu bài văn trên? 
 - Bài văn hay: người viết có những cảm nhận rất sâu sắc tinh tế về hai câu thơ trong “Truyện Kiều”.
?Qua bài văn này, em hãy cho biết, em hiểu thế nào là bài văn cảm thụ văn học?
- GV chốt chuyển: Đối với học sinh, để làm được một bài văn hay đã không dễ, để làm được một bài văn cảm thụ văn học hay còn khó hơn. Vậy, muốn làm được bài cảm thụ VH hay, mỗi học sinh, nhất là với những học sinh giỏi Văn cần phải trau dồi cho mình những năng lực, kiến thức, kỹ năng gì? Chúng ta tiếp tục tìm hiểu về những yêu cầu để làm tốt bài cảm thụ văn học.
? Theo em, để làm tốt bài cảm thụ văn học, người viết cần phải có những yêu cầu gì?
- HS nêu những ý kiến riêng của mình, Gv cho HS nhận xét, bổ sung, chốt lên máy chiếu.
- GV chia lớp thành hai nhóm, cử nhóm trưởng, hướng dẫn thảo luận nhóm trong thời gian 3 phút.
- Gv chiếu câu hỏi thảo luận lên máy chiếu: ?Trong quá trình học, em đã gặp những đề bài nào thuộc dạng đề cảm thụ văn học?
- Các nhóm thảo luận ghi kết quả vào giấy roki.
- Gv cho hai nhóm lên dán giấy ghi kết quả lên bảng.
- Gv cho Hs đọc các đề bài, nhận xét.
- Gv chốt một số dạng đề và ví dụ lên máy chiếu.
GV: Như chúng ta vừa tìm hiểu, có nhiều dạng đề cảm thụ văn học khác nhau, chúng ta sẽ lần lượt tìm hiểu những phương pháp làm từng dạng đề cụ thể. Trong tiết học này, cô sẽ cùng các em chỉ tìm hiểu phương pháp làm một dạng bài đầu tiên. Đó là dạng bài cảm thụ ngắn về một từ ngữ, một biện pháp tu từ, một chi tiết nghệ thuật, ... trong một tác phẩm văn học.
?Nhớ lại kiến thức đã học, em hãy nêu các bước làm bài của một bài nghị luận văn học?
- Gv chiếu lại bố cục bài văn mẫu trước đó, cho Hs quan sát lại.
- Đó là bố cục, cũng là dàn ý của một bài văn cảm thụ văn học cụ thể. Vậy, từ ví dụ trên, em hãy xác định dàn ý chung của bài văn cảm thụ về một từ ngữ, một BPTT, một chi tiết nghệ thuật trong một tác phẩm văn học?
? Nhiệm vụ của từng phần trong bài như thế nào?
- HS nêu, Gv cho nhận xét, bổ sung, chốt trên máy chiếu.
- GV: Như các em đã biết, tác phẩm văn học là một công trình nghệ thuật bằng ngôn từ. Ngôn từ trong tác phẩm rất giàu tính hình tượng, tính biểu cảm và tính thẩm mỹ. Vì vậy, làm bài cảm thụ về từ ngữ đặc sắc, các em cần giải thích rõ nghĩa các từ ngữ: từ nghĩa đen đến nghĩa bóng, từ nghĩa hẹp đến nghĩa rộng, từ nghĩa chung đến nghĩa cụ thể trong văn cảnh, cần so sánh, đối chiếu từ ngữ đó với các từ đồng nghĩa, gần nghĩa khác để thấy được giá trị đặc sắc, độc đáo của nó. Ví dụ: Khi miêu tả Thúy Vân, trong “Truyện Kiều”, Nguyễn Du đã dùng từ “thốt” (Hoa cười ngọc thốt đoan trang). “Thốt” nghĩa là nói, nhưng khác ở chỗ là nói ít, nói có cân nhắc, suy nghĩ, lựa chọn kỹ mới nói, giọng nói có thanh âm trong trẻo, nhẹ nhàng, êm ái. Từ đó thấy được cái hay của từ “thốt” là thể hiện được tính cách đoan trang, thùy mị của Thúy Vân và tài năng sử dụng từ ngữ chính xác, gợi cảm của tác giả.
Với dạng bài : chỉ ra hiệu quả nghệ thuật của các biện pháp tu từ trong thơ văn, ta phải chỉ ra tên gọi, đặc điểm, cơ chế hình thành BPTT đó, ý nghĩa, tác dụng của nó trong việc biểu đạt sự vật, sự việc cũng như thể hiện thái độ tình cảm của tác giả. Với dạng bài cảm thụ một chi tiết nghệ thuật, cần nêu rõ vị trí, vai trò, ý nghĩa của chi tiết đó trong tác phẩm
Không chỉ giảng giải, ta còn phải so sánh, đối chiếu, liên tưởng để đánh giá chính xác cái hay, cái đẹp của từ ngữ, biện pháp tu từ, chi tiết nghệ thuật đó. Để giúp cho người đọc cũng hiểu và cảm như mình. 
- Gv chiếu đề bài lên máy.
- Hs đọc đề bài.
- Gv hướng dẫn HS tìm hiểu đề, tìm ý cho đề bài, lập dàn ý cho đề bài.
?Xác định yêu cầu hình thức, nội dung, của đề bài?
? Hai câu thơ trên trích trong bài thơ nào của ai? Cảm xúc chủ đạo của bài thơ là gì?
- GV: Để làm được bài, các em cần có kiến thức vững chắc về toàn bộ nghệ thuật, nội dung của bài thơ Ông đồ, hiểu biết về tác giả Vũ Đình Liên, về hoàn cảnh ra đời của bài thơ. Cần đặt hai câu thơ trong mạch cảm xúc của cả bài thơ để tìm hiểu, nhận xét, đánh giá.
?Dựa vào dàn ý chung của dạng bài này, em hãy cho biết với đề bài trên phần Mở bài cần nêu những ý gì? 
?Phần thân bài cần trình bày mấy ý chính? Là những ý nào? 
?Hai hình ảnh thơ trên gợi lên trong em một khung cảnh như thế nào? 
?Em có nhận xét gì về những hình ảnh thơ này?
?Em có suy nghĩ gì về hình ảnh “lá vàng rơi” xuất hiện giữa khung cảnh mùa xuân? Hình ảnh đó gợi cho em liên tưởng đến điều gì?
- GV: Lá vàng là hình ảnh đặc trưng của mùa thu. Mùa xuân cây cối đâm chồi nảy lộc tốt tươi, vậy mà ở đây, dường như có chiếc lá vàng cuối mùa đông năm trước còn sót lại rơi trên giấy đỏ vốn đã “buồn không thắm” vì không ai thuê viết của ông đồ. Ông đồ cũng không buồn nhặt nó đi vì không cần dùng đến giấy. Hình ảnh lá vàng rơi giữa mùa xuân gợi sự lỗi mùa, lạc lõng như chính sự lạc lõng, lỗi thời của ông đồ.
 ?Đằng sau cảnh vật thiên nhiên với hình ảnh “lá vàng”, “mưa bụi”, em có hình dung hình ảnh ông đồ như thế nào?
?Qua hai hình ảnh thơ ấy, ta cảm nhận được điều gì về tài năng và tâm hồn của nhà thơ Vũ Đình Liên?
- GV bình: Chỉ hai câu thơ với những hình ảnh bình dị, chọn lọc, giàu sức gợi, ta thấy trước mắt như hiện lên h́nh ảnh ông đồ ngồi bó gối bất động bên vỉa hè như sắp chìm dần, nhoè lẫn trong cái không gian đầy mưa gió. Có một nhà phê bình đã viết: “Khi những con chữ thỏnh hiền bị bỏ trống thỡ lỏ vàng từ đâu đó lặng lẽ xõm nhập ngay rồi. ‘‘Ngoài trời mưa bụi bay'’, mưa bụi lạnh lùng, cả màn cảnh bị nhấn chỡm trong một màu bạc lạnh. Mưa bụi đó xúa nhũa tất cả. Khụng thấy phố, khụng thấy đường, không cũn hoa đào, không cũn người viết và người thuê viết. Tất cả chỉ cũn một màu mưa vô tỡnh, tàn nhẫn”. “Lá vàng” và “mưa bụi”đã dệt tấm khăn liệm, đưa ông đồ về cõi vĩnh hằng. Chỉ hai câu thơ ngắn nhưng đã dựng lại cả một khung cảnh với không gian, thời gian, tả cảnh mà gợi tình. Qua đó, ta không chỉ cảm phục tài năng nghệ thuật mà còn đồng cảm với cái tâm rất đáng trân trọng của nhà thơ Vũ Đình Liên - cái tâm đối với một lớp người, với một nét đẹp văn hoá truyền thống của dân tộc đã bị mai một.
?Em hãy cho biết nhiệm vụ của phần kết bài là gì? Theo em có thể khẳng định ý nghĩa của những hình ảnh hai câu thơ như thế nào?
- GV: Có thể nói, đây là những hình ảnh thơ chọn lọc, giàu sức gợi trong hai câu thơ giàu tính tạo h́nh, đặc sắc nhất trong cả bài thơ, thể hiện rõ tài năng nghệ thuật và tâm hồn nhạy cảm, giàu tinh thần nhân đạo của nhà thơ Vũ Đình Liên.
- GV chiếu dàn ý đại cương lên máy chiếu.
- Hs quan sát, ghi lại.
- Gv yêu cầu Hs về nhà dựa vào dàn ý viết thành bài văn hoàn chỉnh.
I. Thế nào là bài văn cảm thụ văn học? 
1. Ví dụ: Văn bản:
 “Trong kiệt tác “Truyện Kiều” của đại thi hào dân tộc Nguyễn Du có nhiều câu thơ tuyệt bút miêu tả cảnh thiên nhiên, trong đó không thể không nói tới hai câu thơ tả cảnh đầu hè: 
Dưới trăng quyên đã gọi hè
Đầu tường lửa lựu lập loè đơm bông.
 Mùa hè đã đến. Con chim quyên (chim cuốc) khắc khoải kêu suốt ngày, đêm (dưới trăng). Chim quyên được nhân hoá “quyên đã gọi hè” để nói lên bước đi của thời gian như thêm phần thôi thúc, giục giã. Câu thơ không chỉ có âm thanh mà còn có màu sắc, hình ảnh rất đẹp, rất độc đáo: “Đầu tường lửa lựu lập loè đơm bông”. Khóm lựu đầu tường đã trổ hoa rực rỡ như ngọn lửa. “Lửa lựu” là một hình ảnh ẩn dụ thần tình. “Lập loè” là hiện tượng nói về ánh sáng khi loé ra, khi tắt đi. Trong màu xanh thẫm của lá, hoa lựu lập loè khoe sắc thắm. Từ láy “lập loè” đi liền sau “lửa lựu”, tạo nên hình tượng “lửa lựu lập loè” đầy thi vị. Bốn phụ âm “l” liên kết trong một mạch thơ tạo nên sự phong phú vần điệu, đọc lên nghe rất thích. Thi hào Nguyễn Du không viết lựu nở hoa mà lại viết “đơm bông”. Cách dùng từ rất tinh tế, đậm đà bản sắc dân tộc. Cũng như chim quyên, hoa lựu là tín hiệu, là biểu tượng mùa hè đồng quê Việt Nam. 
 Với những từ ngữ bình dị mà độc đáo, hai câu thơ đã dựng nên một bức tranh tuyệt đẹp về cảnh sắc mùa hè, xứng đáng là những câu thơ tuyệt hay trong “Truyên Kiều” nói riêng và trong kho tàng văn học dân tộc nói chung. Từ “Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ” trong “Quốc âm thi tập” của Nguyễn Trãi đến hai câu thơ trên trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du, ta cảm nhận được một phần hồn thơ dân tộc qua cá tính sáng tạo thi ca của những thiên tài.”
- Văn bản trên trình bày cảm nhận của người viết về cái hay, cái đẹp của hai câu thơ trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du:
Dưới trăng quyên đã gọi hè
Đầu tường lửa lựu lập loè đơm bông.
- Hình thức: Bài văn ngắn.
- Kết cấu: 3 phần:
+ Mở bài: Từ đầu đến “đơm bông.”
+ Thân bài: Tiếp đến “Việt Nam.”
+ Kết bài: Còn lại.
*Mở bài: - Giới thiệu xuất xứ hai câu thơ.
- Cảm nhận chung về hai câu thơ.
* Thân bài: - Giảng giải những hình ảnh, từ ngữ, các biện pháp nghệ thuật, giọng điệu có ý nghĩa trong hai câu thơ: 
+ Đó là hình ảnh nhân hóa “quyên đã gọi hè” để nói lên bước đi của thời gian như thêm phần thôi thúc, giục giã. 
+ Hình ảnh ẩn dụ “lửa lựu” một hình ảnh ẩn dụ thần tình diễn tả hình ảnh khóm lựu đầu tường đã trổ hoa rực rỡ như ngọn lửa. + Cụm từ “dưới trăng” là để nói đến thời gian chim quyên (tức chim cuốc) kêu cả ban đêm.
+ Từ láy “lập lòe” là hiện tượng nói về ánh sáng khi loé ra, khi tắt đi diễn tả ý thơ: Trong màu xanh thẫm của lá, hoa lựu lập loè khoe sắc thắm. Từ láy “lập loè” đi liền sau “lửa lựu”, tạo nên hình tượng “lửa lựu lập loè” đầy thi vị. Bốn phụ âm “l” liên kết trong một mạch thơ tạo nên sự phong phú vần điệu, đọc lên nghe rất thích. 
+ Từ “đơm bông” thể hiện cách dùng từ rất tinh tế, đậm đà bản sắc dân tộc của Nguyễn Du. 
- Nhận xét: + Nghệ thuật: Câu thơ không chỉ có âm thanh mà còn có màu sắc, hình ảnh rất đẹp, rất độc đáo: “Đầu tường lửa lựu lập loè đơm bông”. ; “Lửa lựu” là một hình ảnh ẩn dụ thần tình.; Từ láy “lập loè” đi liền sau “lửa lựu”, tạo nên hình tượng “lửa lựu lập loè” đầy thi vị. Bốn phụ âm “l” liên kết trong một mạch thơ tạo nên sự phong phú vần điệu, đọc lên nghe rất thích.; Thi hào Nguyễn Du không viết lựu nở hoa mà lại viết “đơm bông”. Cách dùng từ rất tinh tế, đậm đà bản sắc dân tộc. 
+ Nội dung: Cũng như chim quyên, hoa lựu là tín hiệu, là biểu tượng mùa hè đồng quê Việt Nam. 
*Kết bài: - Khẳng định giá trị nghệ thuật, nội dung của hai câu thơ.
- So sánh hai câu thơ trên với câu thơ của Nguyễn Trãi cùng có hình ảnh hoa lựu để khẳng định tài năng, tâm hồn và cá tính sáng tạo của các nhà thơ.
- Bài văn diễn đạt mạch lạc, trong sáng, lời văn giàu hình ảnh và cảm xúc.
2. Kết luận:
- Bài văn cảm thụ văn học là bài văn trình bày sự cảm hiểu và những cảm xúc, suy nghĩ, những ấn tượng, đánh giá riêng của người đọc về một từ ngữ, hình ảnh, chi tiết nghệ thuật hay một đoạn văn, đoạn thơ trong một tác phẩm văn học
II. Yêu cầu để làm tốt bài cảm thụ văn học:
- Phải có năng lực cảm thụ văn học.
- Phải có vốn sống phong phú, sâu sắc.
- Phải có kiến thức sâu rộng về văn học, tiếng Việt, lý luận văn học.
- Phải có kỹ năng viết bài Tập làm văn.
III. Các dạng đề cảm thụ văn học:
- Dạng đề cảm thụ về một từ ngữ, một biện pháp tu từ, một chi tiết nghệ thuật... trong một tác phẩm văn học.
Ví dụ: Cảm nhận về cái hay của từ “sang” trong bài thơ “Tức cảnh Pắc Bó” của Hồ Chí Minh.
- Dạng đề cảm thụ về một đoạn thơ, đoạn văn trong một tác phẩm văn học.
Ví dụ: Cảm nhận của em về đoạn thơ:
 “Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
 Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về”
(Sang thu – Hữu Thỉnh)
- Dạng đề cảm thụ về một khía cạnh nội dung hoặc nghệ thuật của một tác phẩm văn học.
Ví dụ: Phân tích tính đa nghĩa trong bài thơ “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương. 
IV. Phương pháp làm bài:
1. Dạng bài cảm thụ ngắn về một từ ngữ, một biện pháp tu từ, một chi tiết nghệ thuật trong một tác phẩm văn học.
a. Cách làm:
*Các bước làm bài:
- Đọc kỹ đề bài, tìm hiểu đề và tìm ý.
- Lập dàn ý.
- Viết bài.
- Kiểm tra bài viết và sửa chữa.
*Dàn ý chung: 
- Mở bài: + Giới thiệu xuất xứ của từ ngữ, BPTT, chi tiết nghệ thuật trong tác phẩm.
+ Cảm nhận chung về từ ngữ, BPTT, chi tiết nghệ thuật đó.
- Thân bài: + Giảng nội dung, ý nghĩa của từ ngữ, BPTT, chi tiết nghệ thuật đó. 
+ Bình: Trên cơ sở so sánh, đối chiếu, liên tưởng, tưởng tượng nhận xét, đánh giá về nghệ thuật, nội dung từ ngữ, BPTT, chi tiết nghệ thuật đó.
- Kết bài: Khẳng định giá trị, ý nghĩa của từ ngữ, BPTT, chi tiết nghệ thuật đó.
b. Luyện tập:
Đề bài: Cảm nhận của em về những hình ảnh thơ trong hai câu thơ sau:
 Lá vàng rơi trên giấy
 Ngoài trời mưa bụi bay.
 (Trích Ông đồ - Vũ Đình Liên)
*Yêu cầu: - Hình thức: Viết một bài văn ngắn hoàn chỉnh, diễn đạt mạch lạc, lời văn trong sáng, giàu hình ảnh.
- Nội dung: Trình bày cảm nhận sâu sắc, những nhận xét, đánh giá về những hình ảnh thơ đó.
- Hai câu thơ trích trong bài thơ “Ông đồ” của nhà thơ Vũ Đình Liên. Bài thơ được viết vào năm 1936. Bài thơ là nỗi niềm thương cảm của nhà thơ đối với một lớp người đã đi vào dĩ vãng như ông đồ, nỗi tiếc nuối một nét đẹp văn hoá của dân tộc đã bị mai một.
*Dàn ý:
- Mở bài: + Giới thiệu xuất xứ của hai câu thơ.
 + Cảm nhận chung về những hình ảnh trong hai câu thơ.
- Thân bài: + Hình ảnh “Lá vàng rơi trên giấy”: tàn úa, rơi rụng trên mặt giấy của ông đồ ế khách.
+ Hình ảnh “Ngoài trời mưa bụi bay”: mưa nhỏ, nhẹ, lạnh lẽo, mịt mờ, giăng mắc, che phủ làm mờ khuất hình ảnh ông đồ.
=> Hình ảnh: bình dị, chọn lọc, giàu sức gợi.
+ Cảnh buồn bã, ảm đạm, thê lương.
+ Hình ảnh ông đồ: cô đơn, lạc lõng, tiều tụy, bất động. 
+ Tài: tả cảnh ngụ tình, lựa chọn hình ảnh đặc sắc.
+ Tâm: nhạy cảm, đồng cảm, xót thương ông đồ, hoài cổ, nuối tiếc cảnh cũ người xưa.
- Kết bài: Khẳng định ý nghĩa, giá trị của những hình ảnh thơ trong hai câu thơ trên.
* Viết bài: (Về nhà làm)
5. Sơ kết bài học: (2’)
- Gv nhắc lại nội dung bài học, nhắc HS về nhà nắm chắc kiến thức, kỹ năng làm bài, làm hoàn chỉnh đoạn văn theo đề đã cho.
- Dặn chuẩn bị nội dung bài sau: Tìm hiểu cách làm dạng bài cảm thụ về một đoạn văn, đoạn thơ trong một tác phẩm.
IV. Rút kinh nghiệm:
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
	Trường Yên, ngày 28 tháng 8 năm 2010
 Người thực hiện Ký duyệt của BGH
 Dương Thị Vân

Tài liệu đính kèm:

  • docBOI DUONG HSG VAN 9 CD SO.doc