Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn thi: Ngữ văn (14)

Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn thi: Ngữ văn (14)

I. Phần chung cho tất cả thí sinh :

Câu 1 : (2 điểm)

 Tóm tắt truyện ngắn Thuốc của Lỗ Tấn (phần trích trong sách giáo khoa Ngữ văn 12, tập hai, NXB Giáo dục, 2008).

Câu 2 : (3 điểm)

 Người Trung Quốc có câu : “Việc hôm nay chớ để ngày mai”. Hãy viết một bài văn nghị luận (khoảng 400 từ trở lại) bàn luận về câu nói trên.

 

doc 5 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1351Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn thi: Ngữ văn (14)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THPT Mỹ Quý
ĐỀ THI THỬ TN THPT Năm học 2008 – 2009
Môn thi : Ngữ văn
Thời gian : 120 phút (không kể thời gian giao đề )
(Đề gồm có 1 trang)
Phần chung cho tất cả thí sinh :
Câu 1 : (2 điểm)
 Tóm tắt truyện ngắn Thuốc của Lỗ Tấn (phần trích trong sách giáo khoa Ngữ văn 12, tập hai, NXB Giáo dục, 2008).
Câu 2 : (3 điểm)
 Người Trung Quốc có câu : “Việc hôm nay chớ để ngày mai”. Hãy viết một bài văn nghị luận (khoảng 400 từ trở lại) bàn luận về câu nói trên.
Phần riêng.
 Thí sinh học chương trình nào thì chỉ được làm câu dành riêng cho chương trình đó. ( câu 3a hoặc 3b).
Câu 3a (Dành cho thí sinh học chương trình chuẩn) : (5 điểm)
 Phân tích giá trị nhân đạo của truyện Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài.
Câu 3b ( Dành cho thí sinh học chương trình nâng cao) : (5 điểm)
Phân tích giá trị tư tưởng của tác phẩm Vợ nhặt (Kim Lân) để làm nổi rõ ý nghĩa của sự sống khi đối mặt với cái chết.
----- Hết -----
Trường THPT Mỹ Quý 
KỲ THI DIỄN TẬP TỐT NGHIỆP THPT
NĂ M 2008 – 2009
Hướng dẫn chấm môn : Ngữ văn - Lớp 12
Phần chung cho tất cả thí sinh :
Câu 1 : 
a). Thí sinh viết một đoạn văn ngắn gọn tóm tắt những nội dung cơ bản của truyện ngắn Thuốc (Lỗ Tấn). Cần phải đảm bão những nội dung sau :
Sáng sớm mùa thu, lão Hoa, chủ quán trà đến pháp trường mua thuốc chữa bệnh lao cho con. Thuốc là chiếc bánh bao tẩm máu của người chiến sĩ cách mạng Hạ Du.
Bà Hoa cho can ăn bánh với niềm tin chắc rằng con sẽ hết bệnh nay mai.
Những người khách trong quán trà bàn về thuốc, về hạ Du và cho rằng Hạ Du là điên.
Buổi sáng thanh minh năm sau, bà Hoa và bà mẹ Hạ Du cùng đến thăm mộ con, họ đồng cảm và ngạc nhiên khi thấy vòng hoa trên mộ của Hạ Du.
b). Cách cho điểm :
Điểm 2 : Đáp ứng đủ các yêu cầu trên, có thể còn mắc một vài lỗi nhỏ về diễn đạt.
Điểm 1 : Đáp ứng một phần hai của yêu cầu trên, còn mắc một số lỗi diễn đạt.
Điểm 0 : Hoàn toàn lạc đề hoặc không làm bài.
Câu 2 :
a). Yêu càu về kĩ năng.
 Thí sinh thể hiện biết cách làm bài văn nghị luận xã hội, bài làm có kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp và phong cách ngôn ngữ.
b). Yêu cầu về kiến thức – cách cho điểm.
 Thí sinh có thể đưa ra những ý kiến riêng và trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần hợp lí, thiết thực, chặt chẽ và có sức thuyết phục. Cần nêu được các ý sau :
Câu nói thể hiện tác phong lao động, tính khẩn trương và tinh thần hăng say trong lao động. 
Câu nói thể hiện một quan niệm đúng đắn, hiện đại phù hợp với lý tưởng sống trong thời đại ngày nay.
Câu nói là bài học cho tất cả mọi người để lao động và sống, đồng thời bắt kịp với bước tiến của thời đại.
 Thí sinh trình bày mỗi ý được 1 điểm. Tuỳ theo mỗi bài viết, giám khảo có thể linh hoạt để cho điểm phù hợp.
Phần riêng
Câu 3a : (Dành cho thí sinh học chương trình chuẩn)
a). Yêu cầu kĩ năng
- Viết đúng thao tác phân tích và đúng kiểu bài văn nghị luận văn học.
- Chỉ ra và phân tích được những đặc điểm thể hiện giá trị nhân đạo của tác phẩm Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài.
b). Yêu cầu về nội dung
 Thí sinh cần phải phân tích làm rõ các nội dung thể hiện giá trị nhân đạo của tác phẩm như sau :
Trước hết, Vợ chồng A Phủ tập trung tố cáo tội ác bọn thống trị chúa đất phong kiến và thực dân pháp vùng Tây Bắc đang chà đạp lên quyền sống của con người. 
Thông qua Vợ Chồng A Phủ, Tô Hoài thể hiện niềm cảm thông sâu sắc với những người dân bị áp bức và khốn khổ. 
Một phương diện khác, Vợ Chồng A Phủ là bản ca ca ngợi, đề cao khát vọng sống của con người ( Mị và A Phủ ). 
Con đường giải phóng con người ra khỏi gông cùm nô lệ - làm cách mạng - được tìm thấy trong Vợ Chồng A Phủ. 
c). Biểu điểm 
Điểm 5 : Đảm bảo đủ các yêu cầu trên, triển khai bài viết bằng các luận điểm và luận cứ chặt chẽ, hợp lí, tinh tế. Phối hợp linh hoạt các thao tác nghị luận. Bài viết thể hiện bố cục chặt chẽ, khúc chiết. Có thể mắc một số lỗi nhỏ.
Điểm 4 – 3 : Đưa ra một số luận điểm, luận cứ và khai triển rõ ràng. Có phối hợp một số thao tác nghị luận. Kết cấu rõ, diễn đạt tương đối, sai một số lỗi. 
Điểm 2 – 1 : Đưa ra một vài luận điểm, luận cứ nhưng chưa rõ ràng. Thao tác nghị luận chưa linh hoạt. Kết cấu chưa chặt chẽ. Sai nhiều lỗi.
Điểm 0 : bài làm sai đề hoàn toàn hoặc không làm bài.
Câu 3b : (Dành cho thí sinh học chương trình nâng cao)
a). Yêu cầu về kĩ năng
Viết đúng thao tác phân tích thuộc kiểu bài văn nghị luận văn học.
Chỉ ra và phân tích được những nội dung thể hiện giá trị tư tưởng “ý nghĩa của sự sống khi đối mặt với cái chết” của tác phẩm Vợ nhặt (Kim Lân). Đó là, khi đối mặt với cái chết con người vẫn nghĩ về cái sống.
b). Yêu cầu về nội dung 
 Thí sinh cần phải phân tích để thấy rõ chủ đề tư tưởng của tác phẩm : khi đối mặt với cái chết con người (những nhân vật trong truyện) luôn nghĩ về cái sống. Điều này thể hiện rõ ở từng nhân vật.
Tràng nhặt được vợ trong cảnh đói – tình huống bất ngờ, lạ - là tình huống độc đáo, thể hiện ý nghĩa của sự sống khi đối mắt với cái chết : Trước cái chết, những người “ đói” họ luôn nghỉ đến cái sống, nghĩ đến tương lai tốt hơn. 
Ẩn sau hình ảnh “ vợ nhặt” và tình huống “ nhặt vợ” là một ý nghĩa nhân sinh – mang giá trị nhân đạo. 
Người “ vợ nhặt” đã thay đổi từ một ả “ cong cớn” thành một “ vợ hiền dâu thảo” sau khi về với anh cu Tràng.Thị kể chuyện người ta cướp kho thóc Nhật. 
Tràng nhặt được vợ, khiến cho cả xóm ngụ cư như sống dậy . 
Sau khi nhặt được vợ, Tràng cũng trở nên như có một sức sống mới mẻ, rạo rực, sôi nổi và “có trách với gia đình mình”. 
Bà cụ Tứ, hiện thân của cái khổ cũng trở nên khác hẳn, bà luôn dự kiến về lẽ sống đẹp ở ngày mai. 
c). Biểu điểm (Như câu 3a).

Tài liệu đính kèm:

  • docVAN_MQ.doc