Đề thi thử đại học lần 1 môn thi: Hóa học

Đề thi thử đại học lần 1 môn thi: Hóa học

001: Cho hỗn hợp gồm Fe và Cu tác dụng với các hóa chất sau: (1) dung dịch HCl; (2) khí oxi, t0; (3) dung dịch NaOH; (4) dung dịch H2SO4 đặc, nguội; (5) dung FeCl3. Số hóa chất chỉ tác dụng với 1 trong 2 kim loại là:

A. 2 B. 5 C. 3 D. 4

002: Cho các chất sau: Cu, FeS2, Na2SO3, S, NaCl, Cu2O, KBr và Fe3O4 tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc, nóng. Số trường hợp xảy ra phản ứng oxi hóa - khử là:

A. 5 B. 4 C. 7 D. 6

003: Hỗn hợp X gồm hai kim loại kiềm thổ Y và Z thuộc hai chu kỳ kế tiếp nhau (MY < mz).="" cho="" m="" gam="" hỗn="" hợp="" x="" vào="" nước="" dư="" thấy="" thoát="" ra="" v="" lít="" khí="" h2.="" mặt="" khác,="" cho="" m="" gam="" hỗn="" hợp="" x="" vào="" dung="" dịch="" hcl="" dư,="" sau="" phản="" ứng="" hoàn="" toàn="" thấy="" thoát="" ra="" 3v="" lít="" h2="" (thể="" tích="" các="" khí="" đo="" ở="" cùng="" điều="" kiện).="" %="" khối="" lượng="" của="" y="" trong="" hỗn="" hợp="" x="">

A. 54,5% B. 33,3% C. 66,7% D. 45,5%

 

doc 5 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1410Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử đại học lần 1 môn thi: Hóa học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kỳ thi: THI THƯ ĐẠI HỌC 2011-2012-LAN 1
Môn thi: HÓA HỌC 2
001: Cho hỗn hợp gồm Fe và Cu tác dụng với các hóa chất sau: (1) dung dịch HCl; (2) khí oxi, t0; (3) dung dịch NaOH; (4) dung dịch H2SO4 đặc, nguội; (5) dung FeCl3. Số hóa chất chỉ tác dụng với 1 trong 2 kim loại là:
A. 2	B. 5	C. 3	D. 4
002: Cho các chất sau: Cu, FeS2, Na2SO3, S, NaCl, Cu2O, KBr và Fe3O4 tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc, nóng. Số trường hợp xảy ra phản ứng oxi hóa - khử là:
A. 5	B. 4	C. 7	D. 6
003: Hỗn hợp X gồm hai kim loại kiềm thổ Y và Z thuộc hai chu kỳ kế tiếp nhau (MY < MZ). Cho m gam hỗn hợp X vào nước dư thấy thoát ra V lít khí H2. Mặt khác, cho m gam hỗn hợp X vào dung dịch HCl dư, sau phản ứng hoàn toàn thấy thoát ra 3V lít H2 (Thể tích các khí đo ở cùng điều kiện). % khối lượng của Y trong hỗn hợp X là:
A. 54,5%	B. 33,3%	C. 66,7%	D. 45,5%
004: Cho phenol tác dụng với các hóa chất sau: (1) NaOH; (2) HNO3 đặc/xt H2SO4 đặc; (3) Br2 (nước); (4) HCl đặc; (5) HCHO (xt H+, t0); (6) NaHCO3. Số hóa chất phản ứng với phenol là:
A. 4	B. 5	C. 6	D. 3
005: Thuốc thử nào sau đây dùng để phân biệt Fe, FeO và FeS.
A. dung dịch HCl loãng, nóng	B. dung dịch H2SO4 đặc, nóng
C. dung dịch NaOH đặc, nóng	D. dung dịch HNO3 loãng, nóng
006: Amin X có chứa vòng benzen và có công thức phân tử là C8H11N. X có phản ứng thế H trong vòng benzen với Br2 (dd). Khi cho X tác dụng với HCl thu được muối Y có công thức dạng RNH2Cl. X có bao nhiêu công thức cấu tạo?
A. 7	B. 9	C. 8	D. 6
007: Dẫn 7,1 gam hỗn hợp hơi của 2 ancol no, đơn chức kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng qua CuO dư, đun nóng. Sau phản ứng hoàn toàn thu được 10,3 gam hỗn hợp hơi Y. Dẫn hỗn hợp hơi Y vào dung dịch AgNO3 dư trong NH3, đun nóng, sau phản ứng hoàn toàn thu được Ag có khối lượng là:
A. 75,6 gam.	B. 86,4 gam.	C. 43,2 gam.	D. 64,8 gam.
008: Dãy chất nào sau đây có thể sử dụng để điều chế trực tiếp xetanđehit?
A. metanol, etilen, axetilen.	B. etanol, etilen, axetilen.
C. etanol, butan, etilen.	D. glucozơ, etilen, vinyl axetat.
009: Hỗn hợp X gồm ankin Y và H2 có tỷ lệ mol là 1 : 2. Dẫn 13,44 lít hỗn hợp X (đktc) qua Ni, nung nóng thu được hỗn hợp Z có tỷ khối so với H2 là 11. Dẫn hỗn hợp Z qua dung dịch Br2 dư, sau phản ứng hoàn toàn thấy có 32 gam Br2 đã phản ứng. Công thức của ankin Y là:
A. C2H2	B. C4H6	C. C3H4	D. C5H8.
010: Dãy các chất nào sau đây là các hợp chất ion?
A. AlCl3, HCl, NaOH.	B. HNO3, CaCl2, NH4Cl.	C. KNO3, NaF, H2O.	D. NaCl, CaO, NH4Cl
011: Cho các chất sau: (1) etyl amin, (2) đimetyl amin, (3) p-Metyl anilin, (4) benzyl amin. Sự sắp xếp nào đúng với tính bazơ của các chất đó?
A. (4) > (2) > (3) > (1).	B. (1) > (2) > (4) > (3).	C. (2) > (1) > (3) > (4).	D. (2) > (1) > (4) > (3).
012: Nhỏ từ từ dung dịch H2SO4 loãng vào dung dịch X chứa 0,1 mol Na2CO3 và 0,2 mol NaHCO3, thu được dung dịch Y và 4,48 lít khí CO2 (đktc). Tính khối lượng kết tủa thu được khi cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào dung dịch Y ?
A. 66,30 gam	B. 54,65 gam	C. 46,60 gam	D. 19,70 gam
013: Dãy gồm các chất đều có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp là:
A. stiren; clobenzen; isopren; but-1-en.
B. 1,2-điclopropan; vinylaxetilen; vinylbenzen; toluen.
C. buta-1,3-đien; cumen; etilen; trans-but-2-en.
D. 1,1,2,2-tetrafloeten; propilen; stiren; vinyl clorua.
014: Hỗn hợp X gồm axit panmitic, axit stearic và axit linoleic. Để trung hoà m gam X cần 40 ml dung dịch NaOH 1M. Mặt khác, nếu đốt cháy hoàn toàn m gam X thì thu được 15,232 lít khí CO2 (đktc) và 11,7 gam H2O. Số mol của axit linoleic trong m gam hỗn hợp X là
A. 0,015.	B. 0,010.	C. 0,020.	D. 0,005.
015: Cho luồng khí CO qua ống sứ đựng m gam Fe2O3 nung nóng. Sau một thời gian thu được 37,84 gam hỗn hợp X gồm Fe, FeO, Fe2O3 dư. Hoà tan hoàn toàn X trong dd HNO3 loãng thu được 6,72 lít khí NO (đktc). Giá trị của m là:
A. 45,04	B. 50,40	C. 30,64	D. 44,50
016: Cho các thí nghiệm sau:
(1) Sục khí CO2 vào dung dịch natri aluminat. 
(2) Cho dung dịch NH3 dư vào dung dịch AlCl3. 
(3) Sục khí H2S vào dung dịch AgNO3.
(4) Dung dịch NaOH dư vào dung dịch AlCl3
(5) Dung dịch NaOH dư vào dung dịch Ba(HCO3)2.
Những trường hợp thu được kết tủa sau phản ứng là:
A. (2), (3), (5).	B. (1), (2), (5).	C. (1), (2), (3), (5).	D. (2), (3), (4), (5).
017: Cho dãy các dung dịch sau: NaHSO4, NH4Cl, CuSO4, K2CO3, ClH3N- CH2 -COOH, NaCl và AlCl3. Số dung dịch có pH < 7 là:
A. 6.	B. 4.	C. 5.	D. 3.
018: Hòa tan hoàn toàn 19,2 gam hỗn hợp X gồm Fe, FeO, Fe3O4 và Fe2O3 trong 400 ml dung dịch HNO3 3M (dư) đun nóng, thu được dung dịch Y và V lít khí NO (đktc). NO là sản phẩm khử duy nhất của NO3-. Cho 350 ml dung dịch NaOH 2M vào dung dịch Y thu được 21,4 gam kết tủa. Giá trị của V là:
A. 3,36 lít.	B. 5,04 lít.	C. 5,60 lít.	D. 4,48 lít.
019: Cho các phát biểu sau:
(1) Thuỷ phân hoàn toàn este no, đơn chức mạch hở trong dung dịch kiềm thu được muối và ancol. (2) Phản ứng este hoá giữa axit cacboxylic với ancol (xt H2SO4 đặc) là phản ứng thuận nghịch.
(3) Trong phản ứng este hoá giữa axit axetic và etanol (xt H2SO4 đặc), nguyên tử O của phân tử H2O có nguồn gốc từ axit. (4) Đốt cháy hoàn toàn este no mạch hở luôn thu được CO2 và H2O có số mol bằng nhau.
(5) Các axit béo đều là các axit cacboxylic đơn chức và có số nguyên tử cacbon chẵn.
Số phát biểu đúng là:
A. 5	B. 4	C. 3	D. 2
020: Cho sơ đồ chuyển hóa sau (mỗi mũi tên là một phương trình phản ứng):
	Tinh bột X Y Z metyl axetat
Các chất Y, Z trong sơ đồ trên lần lượt là
A. C2H5OH, CH3COOH	B. CH3COOH, CH3OH	C. CH3COOH, C2H5OH	D. C2H4, CH3COOH
021: Tính khối lượng của glucozơ cần dùng trong quá trình lên men để tạo thành 5 lít ancol etylic 46º là (biết hiệu suất của cả quá trình là 72% và khối lượng riêng của ancol etylic nguyên chất là 0,8 g/ml).
A. 4,0 kg	B. 3,0 kg	C. 5,0 kg	D. 4,5 kg
022: Chất hữu cơ X mạch hở, không chứa liên kết (-O-O-) và có công thức phân tử là C3H6On. Biết X chỉ chứa một loại nhóm chức. Số đồng phân cấu tạo có thể có của X là
A. 4.	B. 6.	C. 7.	D. 5.
023: Axit Malic (2-hiđroxi butanđioic) có trong quả táo. Cho m gam axit Malic tác dụng với Na dư thu được V1 lít khí H2. Mặt khác, cho m gam axit Malic tác dụng với NaHCO3 dư thu được V2 lít khí CO2 (Thể tích các khí đo ở cùng điều kiện). Mối quan hệ giữa V1 và V2 là:
A. V1 = 0,5 V2.	B. V1 = V2.	C. V1 = 0,75 V2.	D. V1 = 1,5 V2.
024: Cho các chất sau: C2H5OH, C6H5OH, C6H5NH2, dung dịch C6H5ONa, dung dịch NaOH, dung dịch CH3COOH, dung dịch HCl. Cho từng cặp chất tác dụng với nhau có xúc tác, số cặp chất có phản ứng xảy ra là
A. 12	B. 8	C. 9	D. 10
025: Oxi hoá anđehit OHCCH2CH2CHO trong điều kiện thích hợp thu được hợp chất hữu cơ X. Đun nóng hỗn hợp gồm 1 mol X và 1 mol ancol metylic với xúc tác H2SO4 đặc thu được 2 este Z và Q (MZ < MQ) với tỷ lệ khối lượng mZ : mQ = 1,81. Biết chỉ có 72% ancol chuyển thành este. Số mol Z và Q lần lượt là
A. 0,36 và 0,18.	B. 0,48 và 0,12.	C. 0,24 và 0,24.	D. 0,12 và 0,24.
026: Dẫn V lít (ở đktc) hỗn hợp X gồm axetilen và hiđro đi qua ống sứ đựng bột niken nung nóng, thu được khí Y. Dẫn Y vào lượng dư AgNO3 trong dung dịch NH3 thu được 12 gam kết tủa. Khí đi ra khỏi dung dịch phản ứng vừa đủ với 16 gam brom và còn lại khí Z. Đốt cháy hoàn toàn khí Z thu được 2,24 lít khí CO2 (ở đktc) và 4,5 gam nước. Giá trị của V bằng
A. 5,60.	B. 13,44.	C. 8,96.	D. 11,2.
027: Cho các vật liệu polime sau: (1) nhựa bakelit, (2) nilon-6,6, (3) cao su lưu hóa, (4) tơ visco, (5) polietilen, (6) nhựa PVC. Số vật liệu có thành phần chính là các polime tổng hợp là:
A. 4	B. 6	C. 3	D. 5
028: Cho m gam Zn vào dung dịch chứa 0,1 mol AgNO3 và 0,15 mol Cu(NO3)2, sau một thời gian thu được 26,9 gam kết tủa và dung dịch X chứa 2 muối. Tách lấy kết tủa, thêm tiếp 5,6 gam bột sắt vào dung dịch X, sau khi các phản ứng hoàn toàn thu được 6 gam kết tủa. Giá trị của m là:
A. 19,50 gam.	B. 16,25 gam.	C. 18,25 gam.	D. 19,45 gam.
029: Cho phản ứng oxi hóa - khử sau: K2Cr2O7 + FeSO4 + KHSO4→ K2SO4 + Cr2(SO4)3+ Fe2(SO4)3+ H2O. Tổng đại số các hệ số chất (nguyên, tối giản) trong phương trình phản ứng là:
A. 40	B. 37	C. 34	D. 39
030: Hãy cho biết phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Trong dãy các axit: HF, HCl, HBr. HBr có tính axit mạnh nhất.
B. Ozon có tính oxi hóa và khả năng hoạt động hơn O2.
C. Khả năng phản ứng của Cl2 kém hơn của O2.
D. Tính khử của H2S lớn hơn của nước.
031: Chất hữu cơ X có công thức phân tử là C4H9O2N. Cho 5,15 gam X tác dụng dung dịch NaOH (lấy dư 25% so với lượng phản ứng) đun nóng. Sau phản ứng hoàn toàn, cô cạn dung dịch thu được 6,05 gam chất rắn khan. Công thức của X là:
A. H2N-CH2COO-C2H5.
B. H2N –C3H6 COOH.
C. C2H3COONH3-CH3.
D. H2N –C2H4COO-CH3.
032: Một hỗn hợp X gồm ankan A và một anken B có cùng số nguyên tử C và đều ở thể khí ở đktc. Cho hỗn hợp X đi qua nước Br2 dư thì thể tích khí Y còn lại bằng nửa thể tích X, còn khối lượng Y bằng 15/29 khối lượng X. CTPT A, B và thành phần % theo thể tích của hỗn hợp X là
A. 40% C2H6 và 60% C2H4.	B. 50% C3H8và 50% C3H6
C. 50% C4H10 và 50% C4H8.	D. 50% C2H6 và 50% C2H4
033: Cho các phát biểu sau:
(1) Trong dung dịch, tổng nồng độ các ion dương bằng nồng độ các ion âm. (2) Dãy các chất: CaCO3, HBr và NaOH đều là các chất điện ly mạnh.
(3) Trong 3 dung dịch cùng pH là HCOOH, HCl và H2SO4, dung dịch có nồng độ lớn nhất là HCOOH. (4) Phản ứng axit-bazơ xảy ra theo chiều tạo ra chất có tính axit và bazơ yếu hơn.
(5) Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch không kèm theo sự thay đổi số oxi hóa.
Số phát biểu đúng là:
A. 3	B. 4	C. 2	D. 5
034: Cho các phản ứng sau: (1) MnO2 + HCl (đặc) Khí X; (2) NH4NO2 Khí Y; 
(3) Na2SO3 + H2SO4 (loãng) ® Khí Z; (4) Cu + HNO3 (đặc) Khí T; (5) Al4C3 + HCl ® Khí Q.
Những khí tác dụng với dung dịch NaOH là:
A. X, Y, Z.	B. X, Z, T.	C. X, T, Q.	D. Y, Z, Q
035: Cho a gam P2O5 vào dung dịch chứa a gam NaOH, thu được dung dịch X. Chất tan có trong dung dịch X là:
A. NaH2PO4 và Na2HPO4	B. NaH2PO4 và H3PO4	C. Na2HPO4 và Na3PO4	D. Na3PO4và NaOH
036: Cho bột nhôm dư vào axit X loãng, đun nóng thu được khí Y không màu, nhẹ hơn không khí và dung dịch Z. Cho dung dịch NaOH đến dư vào dung dịch Z, đun nóng. Sau phản ứng hoàn toàn, thấy thoát ra khí T (không màu, đổi màu quỳ tím ẩm sang xanh). Axit X và khí Y là:
A. H2SO4 và H2S.	B. HNO3 và N2.	C. HCl và H2.	D. HNO3 và N2O.
037: Hấp thụ hết V lít khí CO2 vào dung dịch chứa 0,39 mol Ca(OH)2 thu được a gam kết tủa. Tách lấy kết tủa, sau đó thêm tiếp 0,4V lít khí CO2 nữa, thu thêm 0,2a gam kết tủa. Thể tích các khí đo ở đktc. Giá trị của V là:
A. 7,84 lít.	B. 5,60 lít.	C. 8,40 lít.	D. 6,72 lít.
038: Chất hữu cơ X đơn chức, mạch hở có công thức phân tử là C4H6O2. Cho 12,9 gam X vào 200 ml dung dịch NaOH 1M, đun nóng. Sau phản ứng hoàn toàn cô cạn dung dịch thu được 16,1 gam chất rắn khan. Công thức của X là:
A. CH2=CH-COO-CH3.	B. H-COO-CH2-CH=CH2.	C. CH3-COO-CH=CH2.	D. CH2 =C(CH3)-COOH.
039: Hỗn hợp tecmit được dùng để hàn gắn các đường ray có thành phần là:
A. Cr và Fe3O4.	B. C và Fe2O3..	C. Al và Fe2O3.	D. Al và Cr2O3.
 [br]
Câu 40. Hỗn hợp khí X gồm H2 và một anken có khả năng cộng HBr cho sản phẩm hữu cơ duy nhất. Tỉ khối của X so với H2 bằng 9,1. Đun nóng X có xúc tác Ni, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp khí Y không làm mất màu nước brom; tỉ khối của Y so với H2 bằng 13. Công thức cấu tạo của anken là
	A. CH2=CH2. B. CH3-CH=CH-CH3. C. CH2=CH-CH2-CH3. D. CH2=C(CH3)2.
040: Dẫn khí NH3 qua CrO3 nung nóng. Hiện tượng quan sát được là:
A. Chất rắn chuyển từ màu đỏ sang màu lục.	B. Chất rắn chuyển từ màu xanh sang màu vàng.
C. Chất rắn chuyển từ màu da cam sang màu lục.	D. Chất rắn chuyển từ màu vàng sang da cam.
041: Nung 2,23 gam hỗn hợp X gồm các kim loại Fe, Al, Zn, Mg trong oxi, sau một thời gian thu được 2,71 gam hỗn hợp Y. Hoà tan hoàn toàn Y vào dung dịch HCl (dư), thu được a mol H2. Số mol HCl đã phản ứng là
A. 0,12.	B. 0,06.	C. 0,06 + 2a.	D. 0,18.
042: Hai chất hữu cơ X1 và X2 đều có khối lượng phân tử bằng 60 đvC. X1 có khả năng phản ứng với: Na, NaOH, Na2CO3. X2 phản ứng với NaOH (đun nóng) nhưng không phản ứng Na. Công thức cấu tạo của X1, X2 lần lượt là
A. CH3COOH, CH3COOCH3.	B. (CH3)2CHOH, HCOOCH3.
C. HCOOCH3, CH3COOH.	D. CH3COOH, HCOOCH3.
043: Có các dung dịch sau: (1) glucozơ; (2) mantozơ; (3) saccarozơ; (4) axit axetic; (5) glixerol; (6) axetanđehit. Số dung dịch hòa tan Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường?
A. 6	B. 3	C. 5	D. 4
044: Đốt cháy hoàn toàn m gam FeS2 bằng một lượng O2 vừa đủ, thu được khí X. Hấp thụ hết X vào 1 lít dung dịch chứa Ba(OH)2 0,15M và KOH 0,1M, thu được dung dịch Y và 21,7 gam kết tủa. Cho Y vào dung dịch NaOH, thấy xuất hiện thêm kết tủa. Giá trị của m là
A. 23,2.	B. 12,6.	C. 18,0.	D. 24,0.
045: Hãy cho biết dùng quỳ tím có thể phân biệt được dãy các dung dịch nào sau đây ?
A. glyxin, H2NCH2COOCH3, H2NCH2COONa	B. glyxin, H2NCH2COONa, H2NCH2CH2COONa
C. glyxin, H2NCH2COONa, axit glutamic	D. ClH3NCH2COOH, axit glutamic, glyxin.
046: Đốt cháy hoàn toàn a mol axit cacboxylic X no, mạch hở thu được a mol H2O. Mặt khác, cho a mol X tác dụng với NaHCO3 dư thu được 2a mol CO2. Tổng số nguyên tử có trong phân tử X là:
A. 6	B. 8	C. 7	D. 5
047: Cho α-aminoaxit X tác dụng với ancol đơn chức Y trong HCl khan thu được chất hữu cơ Z có công thức phân tử là C5H12O2NCl. Cho Z tác dụng vừa đủ với 100 ml dung dịch NaOH 2M, đun nóng thu được 16,95 gam muối. Công thức của X là:
A. H2N-CH2-CH2-COOH.	B. CH3-CH(NH2)-COOH.
C. CH3-CH2-CH(NH2)-COOH.	D. H2N-CH2-COOH.
048: Cho phản ứng sau: 2SO2(k) + O2(k) 2SO3(k) ;H < 0
Để cân bằng trên chuyển dịch theo chiều thuận thì: (1): tăng tăng nhiệt độ, (2): tăng áp suất, (3): hạ nhiệt độ, (4): dùng xúc tác là V2O5, (5): Giảm nồng độ SO3. Biện pháp đúng là:
A. 1, 2, 5.	B. 2, 3, 5.	C. 1, 2, 3, 4, 5.	D. 2, 3, 4, 5.
049: Cho m gam hỗn hợp X gồm Cu và Fe2O3 vào dung dịch HCl, sau phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch Y chứa hai chất tan và còn lại 0,2m gam chất rắn chưa tan. Tách bỏ phần chưa tan, cho dung dịch AgNO3 dư vào dung dịch Y thu được 86,16 gam kết tủa. Giá trị của m là:
A. 17,92 gam.	B. 20,16 gam.	C. 22,40 gam.	D. 26,88 gam.

Tài liệu đính kèm:

  • docde thi thu dai hoc 2012.doc