Đề thi học sinh giỏi tỉnh môn Văn lớp 12 - Đề 4

Đề thi học sinh giỏi tỉnh môn Văn lớp 12 - Đề 4

Anh chị hãy bình giảng đoạn thơ sau đây trích trong bài "Bên Kia Sông Đuống" của Hoàng Cầm.

"Bên kia sông Đuống

Mẹ già nua còm cõi gánh hàng rong

Dăm miếng cau khô

Mấy lọ phẩm hồng

Vài thếp giấy đầm hoen sương sớm

Chợt lũ quỷ mắt xanh trừng trợn

Khua giày đinh đạp gẫy quán gầy teo

Xì xồ cướp bóc

Tan phiên chợ nghèo

Lá đa lác đác trước lều

Vài ba vết máu loang chiều mùa đông"

 

doc 3 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 2172Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi tỉnh môn Văn lớp 12 - Đề 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THPT Hương Thuỷ
Tổ Văn
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI 
MÔN VĂN 2005-2006
Anh chị hãy bình giảng đoạn thơ sau đây trích trong bài "Bên Kia Sông Đuống" của Hoàng Cầm.
"Bên kia sông Đuống
Mẹ già nua còm cõi gánh hàng rong
Dăm miếng cau khô
Mấy lọ phẩm hồng
Vài thếp giấy đầm hoen sương sớm
Chợt lũ quỷ mắt xanh trừng trợn
Khua giày đinh đạp gẫy quán gầy teo
Xì xồ cướp bóc
Tan phiên chợ nghèo
Lá đa lác đác trước lều
Vài ba vết máu loang chiều mùa đông"
Đáp án:
I.Giới thiệu: Tác giả :Hoàng Cầm sinh ra và lớn lên ở Thuận Thành ,tỉnh Bắc Ninh , quê hương của làn điệu dân ca , có nhiều di tích lịch sử , đền đài , miếu mạo .Hoàng Cầm sống trong không khí dân ca , đặc biệt là dân ca quan họ ; có năng khiếu ngâm thơ rất sớm .Nêu hoàn cảnh ra đời : Sông Đuống còn goị là sông Thiên Đức ; là một nhánh của sông Hồng nối với sông Thái Bình , chia tỉnh Bắc Ninh ra làm hai : nam ( hữu ngạn) và bắc( tả ngạn) .Quê hương , gia đình Hoàng Cầm ở nam phần tỉnh Bắc Ninh , ngay bên bờ Sông Đuống .Khi giặc chiếm nam phần Bắc Ninh thì Hoàng Cầm đang công tác ở Việt Bắc . Một đêm giữa tháng 4 - 1948 , HoàngCầm trực tiếp nghe tin giặc đánh phá quê hương mình , ông xúc động và ngay đêm ấy viết bài Bên Kia Sông Đuống ( bên này là đất tự do , bên kia là vùng giặc chiếm )
 Bao trùm bài thơ Bên Kia Sông Đuống ngoài mạch cảm xúc , nuối tiếc về một vùng quê giàu truyền thống văn hoá còn là lời kết tội kẻ thù , lòng căm giận kẻ thù tàn ác đã đem đến chết chóc ,tang thương cho đân tộc ta , một đân tộc yêu tự do , yêu hoà bình , hiền hoà ,không muốn gây thù , chuốt oán với bất cứ ai .
Bình giảng
1.Hình ảnh bà mẹ Việt Nam :
a.Câu thơ BKSĐ vừa là dòng hoài niệm , vừa nói được vị trí , chỗ đứng của nhà thơ : đứng trên vùng đất tự do(vùng kháng chiến) đau xót nhìn về phía bên kia (vùng quê bị giặc chiếm) để tưởng tượng cảnh quê hương bị giặc chiếm đóng .
b.Hình ảnh người mẹ già hiện ra tội nghiệp, xúc động : người mẹ nghèo (cũng như bà mẹ Việt Nam nói chung) , với gánh hàng rong bán buôn vất vả . Hàng hoá của mẹ chỉ "dăm miếng cau , vài thếp giấy , mấy lọ phẩm hồng " gợi sự nghèo khó ( vốn liếng chẳng là bao).Đó là hình ảnh những bà mẹ Việt Nam buôn bán hàng xén một thời trong quá khứ ( có ý kiến cho rằng hình ảnh bà mẹ trong bài thơ là bà mẹ của Hoàng Cầm - vì mẹ của HC cũng làm nghề buôn bán hàng xén) .Hình ảnh bà mẹ nghèo trong đoạn thơ làm xúc động lòng người.Nói như nhà thơ Trần Đăng Khoa "Thơ hay là giản dị , xúc động ,ám ảnh " .
c.Hình ảnh bà mẹ trong đoạn thơ là hình ảnh của bà mẹ Việt Nam gắn với đức tính lam lũ, cần cù ,chịu thương , chịu khó .Hình ảnh " mẹ già nua còm cõi" , "đầm hoen sương sớm" nói được cái vất vả ,tất bật ,ngược xuôi ...gợi nhớ câu ca dao "con cò lăn lội bờ sông , gánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non" như một ám ảnh đầy xót thương .
2.Hình ảnh kẻ thù :
a.Kẻ thù hiện ra như là hiện thân của cái ác : Nhà thơ gọi chúng là "lũ quỷ mắt xanh" không chỉ tả được cái dáng vẻ bên ngoài của bọn xâm lược (đôi mắt xanh) mà còn nói được , nói thấu đáo cái bản chất hung bạo , xấu xa của chúng : "Lũ" > chúng, bọn chúng đều không phải là cái giống người , chỉ là bọn hung thần hút máu , là "quỷ".
b.Hành động của chúng là hành động của kẻ cướp :Trắng trợn , thô bạo , dã man . Hành động "khua dày đinh đạp gãy quán nghèo"không chỉ là thô bạo mà còn là hành động phi nhân bản , mất hết tính người ( kẻ mạnh hiếp kẻ yếu - sự bất nhẫn đến mức mất hết tính người ). " Mắt xanh trừng trợn " ," Xì xồ cướp bóc " > không chỉ tái hiện một cách sinh động , cụ thể dáng dấp , giọng điệu , không khí cướp bóc trắng trợn , trơ trẽn mà như một ảnh chụp sống động về tội ác của chúng - "Bức ảnh" tự nó nói lên tộí ác chiến tranh.
c.Bức tranh chiều quê thật tàn khốc: Như một đoạn phim ngắn chiếu cảnh tàn khốc :Vừa quay toàn cảnh ( căn lều xác xơ , lá rơi lác đác) , vừa quay cận cảnh (máu mẹ loang lổ )làm rõ tội ác của kẻ thù . Đoạn phim đã chỉ mặt đặt tên tội ác của kẻ thù mà Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói " hành động của chúng trái với nhân đạo và chính nghĩa"(Tuyên ngôn độc lập).Đọc những câu thơ như thế ai cũng thấy đau đớn , nhức nhối ; càng thương xót cho dân tộc , càng căm giận kẻ thù .
BIỂU ĐIỂM
Điểm 9-10 : Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trên . Văn có cảm xúc . Hành văn tốt .
Điểm 6-8 : Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trên .Hành văn tốt .
Điểm 4-5 : Đáp ứng một nửa yêu cầu trên . Hành văn trôi chảy .
Điểm 2-3 : Đáp ứng một nửa yêu cầu trên . Văn không trôi chảy 
không diễn đạt được ý .
Điểm 0-1: lạc đề , lạc thể loại bài .

Tài liệu đính kèm:

  • docde4.doc