Đề thi học sinh giỏi cấp trường môn: Ngữ văn – lớp 12

Đề thi học sinh giỏi cấp trường môn: Ngữ văn – lớp 12

Câu 1: (8 điểm)

Ý chí là con đường để về đích sớm nhất.

Câu 2: (6 điểm)

Bình giảng đoạn thơ sau đây trong bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh:

Con sóng dưới lòng sâu

Con sóng trên mặt nước

Ôi con sóng nhớ bờ

Ngày đêm không ngủ được

Lòng em nhớ đến anh

Cả trong mơ còn thức

Dẫu xuôi về phương bắc

Dẫu ngược về phương nam

Nơi nào em cũng nghĩ

Hướng về anh – một phương.

 (Sóng – Xuân Quỳnh, sách Ngữ Văn 12 Cơ bản – Tập 1, trang 155-156).

 

doc 4 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 3744Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi cấp trường môn: Ngữ văn – lớp 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GD & ĐT THỪ THIÊN HUẾ ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG 
TRƯỜNG THPT THỪA LƯU Môn: Ngữ Văn – Lớp 12 (2009-2010).
 Thời gian làm bài: 180 phút.
Câu 1: (8 điểm)
Ý chí là con đường để về đích sớm nhất.
Câu 2: (6 điểm)
Bình giảng đoạn thơ sau đây trong bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh:
Con sóng dưới lòng sâu 
Con sóng trên mặt nước
Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được
Lòng em nhớ đến anh 
Cả trong mơ còn thức
Dẫu xuôi về phương bắc
Dẫu ngược về phương nam
Nơi nào em cũng nghĩ 
Hướng về anh – một phương. 
 (Sóng – Xuân Quỳnh, sách Ngữ Văn 12 Cơ bản – Tập 1, trang 155-156).
Câu 3: (6 điểm)
Nhà văn I.X. Tuốc-ghê-nhép nói “Cái quan trọng trong tài năng văn học là tiếng nói của mình, là cái giọng riêng biệt của chính mình không thể tìm thấy trong cổ họng của bất kì một người nào khác”.
(Dẫn theo Khráp-chen-kô – Cá tính sáng tạo của nhà văn và sự phát triển văn học – NXB Tác phẩm mới – 1978).
Anh/ chị hiểu ý kiến trên như thế nào?
Hãy làm sáng tỏ cái giọng riêng biệt của Vũ Trọng Phụng so với Nam Cao qua một số truyện ngắn tiêu biểu.
--------------------------------Hết----------------------------
Thí sinh không được sử dụng tài liệu.
Giám thị không giải thích gì thêm.
SỞ GD & ĐT THỪ THIÊN HUẾ ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG 
TRƯỜNG THPT THỪA LƯU Môn: Ngữ Văn – Lớp 12 (2009-2010).
 Thời gian làm bài: 180 phút
HƯỚNG DẪN CHẤM
Câu 1: (8 điểm)
I/ Yêu cầu về kỹ năng:
Nắm vững phương pháp làm bài nghị luận xã hội.
Bố cục chặt chẽ, rõ ràng, lý lẽ xác đáng, dẫn chứng phù hợp, giàu sức thuyết phục.
II/ Yêu cầu về kiến thức:
Học sinh có thể trình bày vấn đề theo nhiều cách khác nhau. Nhưng cần nêu được một số ý cơ bản sau:
Giải thích:
“Ý chí”: là ý thức, tinh thần tự giác, quyết tâm dồn sức lực, trí tuệ đạt cho bằng được mục đích.
“Đích”: là chỗ, điểm cần đạt tới, hướng đến.
“Ý chí là con đường về đích sớm”: là sự tự giác, quyết tâm dồn sức lực, trí tuệ để đạt được điều cần hướng tới.
Vì sao ý chí lại là con đường về đích sớm nhất?
“Ý chí” giúp con người có đủ niềm tin, nghị lực vượt qua mọi khó khăn, thử thách để đạt được những thành công (Dẫn chứng).
Đối với học sinh, ý chí là điều vô cùng quan trọng giúp các em có đủ tự tin và thành công trong học tập. Gặp nhuững bài toàn khó, những bài văn với ý nghĩa sâu xa, thay vì việc “bó tay” hoặc “bỏ cuộc”, ý chí sẽ giúp các em có thêm niềm tin để tiếp tục tìm hiểu, khám phá và đi đến những kết quả cuối cùng.
Mỗi người cần phải rèn luyện cho mình có một ý chí để làm cho cuộc sống ý nghĩa hơn.
Khẳng định lại tầm quan trọng của ý chí đối với kết quả công việc, học tập
III/ Biểu điểm:
Điểm 8: Bài làm đáp ứng tốt các yêu cầu trên. Diễn đạt trôi chảy, mạch lạc.
Điểm 6: Bài làm nắm được yêu cầu, sai sót về về nội dung và kỹ năng không nhiều.
Điểm 4: Bài làm đáp ứng được một nửa các yêu cầu trên.
Điểm 2: Bài làm sơ sài, chưa hiểu vấn đề, mắc nhiều lỗi về diễn đạt.
Điểm 0: Bài làm lạc đề.
Câu 2: (6 điểm) 
 I/ Yêu cầu về kỹ năng:
Nắm vững phương pháp làm bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ.Cụ thể là bình giảng một đoạn thơ, cảm thụ những nét đặc sắc về nội dung và giá trị nghệ thuật.
Nêu được nhận xét về phong cách nghệ thuật của Xuân Quỳnh.
 II/ Yêu cầu về kiến thức:
 Học sinh có thể trình bày vấn đề theo nhiều cách khác nhau. Nhưng cần nêu được một số ý cơ bản sau:
Bình giảng 6 câu đầu:
Nỗi nhớ bao trùm cả không gian, thời gian: lòng sâu – mặt nước, ngày – đêm.
Nỗi nhớ thường trực, không chỉ tồn tại khi thức mà cả khi ngủ, len lỏi cả trong giấc mơ, trong tiềm thức (Cả trong mơ con thức).
Cách nói cường điệu nhưng đúng và chân thành biểu hiện nỗi nhớ của một tình yêu mãnh liệt (Ngày đêm không ngủ được).
Mượn hình tượng sóng để nói lên nỗi nhớ vẫn chưa đủ, chưa thoả
Bình giảng 4 câu tiếp theo:
Khẳng định lòng thuỷ chung: dù ở phương nào, nơi nào cũng chỉ hướng về anh – một phương.
Trong cái mênh mông của đất trời, đã có phương bắc, phương nam thì cũng có phương anh. Đây chính là “phương tâm trạng”, “phương” của người phụ nữ đang yêu say đắm, thiết tha.
Bình giảng về nghệ thuật:
Thể thơ 5 chữ được dùng một cách sáng tạo, thể hiện nhịp của sóng biển, nhịp của lòng thi sĩ.
Các biện pháp điệp từ, điệp cú pháp góp phần tạo nên nhịp điệu nồng nàn, say đắm, thích hợp cho việc diễn tả nỗi nhớ mãnh liệt: con sóng (3 lần), dẫu xuôi – dẫu ngược
III/ Biểu điểm:
Điểm 6: Nội dung bài làm thể hiện sự hiểu biết, cảm thụ sâu sắc về đoạn trích cả hai phương diện nội dung và nghệ thuật. Trình bày đầy đủ các ý trên.Nắm vững vận dụng tốt phương pháp, kỹ năng bình giảng tác phẩm thơ. Bố cục chặc chẽ, diễn đạt trôi chảy, truyền cảm.
Điểm 4: Nội dung bài làm đầy đủ các ý trên, hiểu và cảm thụ những nét đặc sắc nổi bật về nội dung, nghệ thuật của đoạn trích tuy còn đôi chỗ bình giảng chưa sâu. Biết kết hợp giảng và bình một cách hợp lí Diễn đạt trôi chảy, truyền cảm.
Điểm 2: Bài làm sơ sài, thiên về diễn giải đoạn trích, lan man, dài dòng.
Điểm 0: Bài làm lạc đề.
Câu 3: (6 điểm)
 I/ Yêu cầu về kỹ năng:
Nắm vững phương pháp làm bài văn nghị luận tổng hợp: vừa bình luận vừa phân tích để chứng minh một vấn đề văn học.
Diễn đạt mạch lạc, trôi chảy, không mắc lỗi ngữ pháp.
 II/ Yêu cầu về kiến thức:
 Học sinh có thể trình bày vấn đề theo nhiều cách khác nhau. Nhưng cần nêu được một số ý cơ bản sau:
Bình luận ý kiến của Tuốc-ghê-nhép
Giải thích câu nói: Cái giọng riêng biệt chính là phong cách nghệ thuật độc đáo của người nghệ sĩ. Nó không thể có sự giống nhau hoặc trùng lặp ở bất cứ nhà văn nào khác.
- Tại sao điều quan trọng trong tài năng văn học của mỗi nghệ sĩ lại là cái giọng điệu riêng biệt ấy? Học sinh căn cứ vào đặc trưng của văn học để lí giải:
+ Bản chất của văn học là sáng tạo.
+ Văn học là sự phản ánh cuộc đời thông qua chủ thể nhà văn.
+ Mục đích của văn học là nhân sinh.
Khái quát:
Sáng tạo một phong cách riêng biệt, đó là yêu cầu sống còn đối với người nghệ sĩ.
Ý kiến trên đã nhấn mạnh đến vai trò, cá tính sáng tạo và tài năng người cầm bút, giúp người đọc biết cách tìm hiểu, khám phá giá trị những tác phẩm chân chính.
Phân tích một số truyện ngắn tiêu biểu của Vũ Trọng Phụng và Nam Cao để làm sáng tỏ vấn đề.
Chú ý sự khác nhau về phong cách nghệ thuật của hai nhà văn tiêu biểu cho trào lưu văn học hiện thực phê phán 1930-1945.
Khi phân tích, cần chọn những dẫn chứng tiêu biểu, có sức khái quát, tiêu biểu để làm rõ:
+ Giọng văn của Vũ Trọng Phụng là giọng mỉa mai, chua chát, cay độc(dẫn chứng, phân tích).
+ Giọng văn của Nam Cao là giọng triết lí, lạnh lùng, khinh bạc và buồn thương(dẫn chứng, phân tích).
Dùng hai truyện ngắn tiêu biểu của hai tác giả để phân tích, so sánh.
+ Vũ Trọng Phụng thể hiện niềm căm phẫn mãnh liệt trước thực trạng xã hội đầy rẫy những trái ngang, bất công, sự suy đồi về đạo đức của con người (chọn dẫn chứng, phân tích).
+ Nam Cao lên án, tố cáo xã hội tàn bạo, man rợ đã vùi dập, bóp nghẹt sự sống của con người, đẩy con người vào tình trạng lưu manh, tha hoá. Đồng thời, khẳng định phát hiện những phẩm chất tốt đẹp của con người (chọn dẫn chứng, phân tích).
III/ Biểu điểm:
Điểm 6: Bài làm đáp ứng tốt các yêu cầu trên. Nắm vững kiến thức, kỹ năng phân tích, bình luận vấn đề cụ thể, sâu sắc. Diễn đạt trôi chảy, truyền cảm.
Điểm 4: Nội dung bài làm đầy đủ các ý trên, hiểu và phân tích được những nội dung cơ bản của đề. Tuy nhiên vẫn còn một số sai sót nhỏ về diễn đạt, dẫn chứng.
Điểm 2: Bài làm sơ sài, chưa xác định được trọng tâm của đề.
Điểm 0: Bài làm lạc đề.

Tài liệu đính kèm:

  • docvan12.doc