Đề thi chọn học sinh giỏi tỉnh Thừa Thiên -Huế năm học 2006- 2007 môn: Văn - lớp 12- THPT

Đề thi chọn học sinh giỏi tỉnh Thừa Thiên -Huế năm học 2006- 2007 môn: Văn - lớp 12- THPT

 Nhà phê bình văn học Nga Biêlinxki định nghĩa: điển hình nghệ thuật

như là “một người lạ mặt quen biết”.

 Anh (chị) hiểu điều đó như thế nào?

 Bằng một số điển hình văn học, hãy làm sáng tỏ cách hiểu đó.

 HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN VĂN

 A. YÊU CẦU CHUNG:

- Nắm vững phương pháp, kĩ năng làm bài nghị luận văn học.

- Biết vận dụng kiến thức lí luận văn học để giải thích vấn đề một cách chính xác, rõ ràng.

- Chọn được những điển hình văn học tiêu biểu để phân tích, lám sáng tỏ vấn đề một cách thuyết phục.

 

doc 1 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 5717Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi tỉnh Thừa Thiên -Huế năm học 2006- 2007 môn: Văn - lớp 12- THPT", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC- ĐÀO TẠO KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH
 THỪA THIÊN -HUẾ NĂM HỌC 2006- 2007
 ................................... Môn : VĂN - Lớp 12- THPT
 Thời gian:150 phút
 ( không kể thời gian giao đề )
 .............................................................................
 Nhà phê bình văn học Nga Biêlinxki định nghĩa: điển hình nghệ thuật
như là “một người lạ mặt quen biết”.
 Anh (chị) hiểu điều đó như thế nào?
 Bằng một số điển hình văn học, hãy làm sáng tỏ cách hiểu đó.
 HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN VĂN
 A. YÊU CẦU CHUNG: 
- Nắm vững phương pháp, kĩ năng làm bài nghị luận văn học.
- Biết vận dụng kiến thức lí luận văn học để giải thích vấn đề một cách chính xác, rõ ràng.
- Chọn được những điển hình văn học tiêu biểu để phân tích, lám sáng tỏ vấn đề một cách thuyết phục.
B. YÊU CẦU CỤ THỂ:
Một số ý cần đạt :
1. Giải thích vấn đề :
*. Ý nghĩa câu nói :Định nghĩa của Biêlinxki thực chất nêu lên nét chung và nét riêng, tính phổ quát và tính cá biệt của điển hình nói chung và điển hình văn học nói riêng.
 + “Người lạ mặt”: là nét riêng ,nét cá biệt, nét độc đáo mà nhìn vào đó ta có thể phân biệt đươc với nhân vật khác- đó là “con người này”(Hêghen). 
 +”Người lạ mặt” nhưng “quen biết” là do những nét chung, nét phổ quát 
của điển hình nghệ thuật. Điểm chung đó giúp ta nhận ra một loại người, một tầng lớp, một giai cấp, một dân tộc với những đặc điểm, phẩm chất đặc
trưng.
*. Giải thích lí do:
- Điển hình nghệ thuật là hình ảnh chủ quan của hiện thực khách quan. Bước 
vào tác phẩm, hiện thực ấy mang đậm dấu ấn sáng tạo, qua lăng kính chủ quan của người nghệ sĩ. Như vậy, do yêu cầu của tính riêng về phong cách cá nhân, mỗi điển hình nghệ thuật phải thể hiện được nét độc đáo, mới mẻ,từ nội dung đến hình thức, để phân biệt với hình tượng khác.
- Sự sáng tạo của người nghệ sĩ vô cùng quan trọng, song hình tượng nghệ thuật do nghệ sĩ sáng tạo không phải chỉ để cho riêng mình, mà còn là để nói
hộ người khác. Do đó, điển hình nghệ thuật bao giờcũng phải mang tính khái quát cao, nó phải phản ánh được đặc điểm, tâm lí, tính cách, tư tưởng và nguyện vọng của một tầng lớp xã hội, một giai cấp hay một loại người nào đó. Điển hình nghệ thuật là người “quen biết”, khi mỗi người đều có thể thấy 
hình bóng mình trong đó.
- Điển hình nghệ thuật phải hài hoà giữa tính chung và tính riêng, cụ thể và khái quát, cá biệt và phổ quát. Nếu chỉ chú ý tính chung thì hình tượng mất đi tính sinh động, cụ thể, thủ tiêu cá tính sáng tạo của nhà văn, xoá nhoà phong cách riêng độc đáo của nhà văn. Ngược lại, nếu chỉ chú ý tính riêng
thì hình tượng sẽ trở nên xa lạ, tính phổ quát sẽ mất, hình tượng sẽ thiếu sức
truyền cảm, không tạo được sự đồng điệu, đồng cảm với bạn đọc.
2. Phân tích một số điển hình văn học để làm sáng tỏ vấn đề:
Học sinh có thể chọn lựa phân tích một số điển hình văn học trong và ngoài nhà trường, cả VHVN và VHNN, miễn sao các hình tượng thực sự là điển hình, có tính cá biệt nhưng cũng mang tầm khái quát cao. (Ví dụ: Chí Phèo, 
Bá Kiến (“Chí Phèo”- Nam Cao), Xuân Tóc Đỏ (“Số đỏ”-Vũ Trọng Phụng),
Hoàng(“Đôi mắt”-Nam Cao), Mị (“Vợ chồng A Phủ”-Tô Hoài),...).

Tài liệu đính kèm:

  • docHai_ba_trung.doc