Đề thi chọn đội tuyển học sinh giỏi lớp 12 - Năm 2010 môn: Ngữ văn

Đề thi chọn đội tuyển học sinh giỏi lớp 12 - Năm 2010 môn: Ngữ văn

Câu 1(4 điểm):

 Bài học cuộc sống rút ra từ lời tâm sự của nữ nhà văn Mĩ Helen Keller :

“Tôi đã khóc vì không có giày để đi cho đến khi tôi nhìn thấy một người không có chân để đi giày.”

Câu 2 (6,0 điểm).

 “Chữ” trong tác phẩm “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân là một yếu tố nghệ thuật góp phần khắc họa vẻ đẹp hình tượng nhân vật Huấn Cao.

Ý kiến của anh, chị?

 

doc 3 trang Người đăng haha99 Lượt xem 1562Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn đội tuyển học sinh giỏi lớp 12 - Năm 2010 môn: Ngữ văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 SỞ GD- ĐT VĨNH PHÚC
TRƯỜNG THPT BÌNH SƠN
®Ò thi chän ®éi tuyÓn hsg lỚP 12- n¨m 2010
Môn: Ng÷ v¨n
Thơì gian :180 phót (không kể thời gian giao đề )
Câu 1(4 điểm):
 Bài học cuộc sống rút ra từ lời tâm sự của nữ nhà văn Mĩ Helen Keller :
“Tôi đã khóc vì không có giày để đi cho đến khi tôi nhìn thấy một người không có chân để đi giày.” 
Câu 2 (6,0 điểm).
 “Chữ” trong tác phẩm “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân là một yếu tố nghệ thuật góp phần khắc họa vẻ đẹp hình tượng nhân vật Huấn Cao.
Ý kiến của anh, chị? 
___________________________________HÕt________________________________________
Gi¸m thÞ kh«ng gi¶i thÝch g× thªm
 SỞ GD- ĐT VĨNH PHÚC
TRƯỜNG THPT BÌNH SƠN
®Ò thi chän ®éi tuyÓn hsg lỚP 12- n¨m 2010
Môn: Ng÷ v¨n
Thơì gian :180 phót (không kể thời gian giao đề )
Câu 1(4 điểm):
 Bài học cuộc sống rút ra từ lời tâm sự của nữ nhà văn Mĩ Helen Keller :
“Tôi đã khóc vì không có giày để đi cho đến khi tôi nhìn thấy một người không có chân để đi giày.” 
Câu 2 (6,0 điểm).
 “Chữ” trong tác phẩm “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân là một yếu tố nghệ thuật góp phần khắc họa vẻ đẹp hình tượng nhân vật Huấn Cao.
Ý kiến của anh, chị? 
___________________________________HÕt________________________________________
Gi¸m thÞ kh«ng gi¶i thÝch g× thªm
ĐÁP ÁN 
C©u 1(4 ®iÓm) 
Yêu cầu về kỹ năng:
- Nắm vững phương pháp làm bài văn nghị luận xã hội.
- Đáp ứng các yêu cầu về văn phong.
- Bố cục chặt chẽ, lý lẽ xác đáng, dẫn chứng phù hợp.
- Hạn chế các lỗi diễn đạt; chữ rõ, bài sạch.
Yêu cầu về kiến thức:
Học sinh có thể trình bày vấn đề theo nhiều cách. Sau đây là một số định hướng cơ bản:
1. Giải thích:
- “đã khóc”: Sự buồn bã, đau xót và tuyệt vọng, buông xuôi;
- “không có giày để đi”: Hoàn cảnh thiếu thốn, khó khăn (về vật chất);
- “không có chân để đi giày”: Hoàn cảnh bất hạnh, nghiệt ngã (của số phận);
- “đã ... cho đến khi”: Sự nhận thức, “ngộ” ra một vấn đề cuộc sống.
* Ý nghĩa của lời tâm sự: 
Sự thiếu thốn, khó khăn của riêng ta chẳng thấm gì nếu so sánh với những xót đau, bất hạnh của nhiều người khác quanh ta.
2. Bình luận - Rút ra bài học:
- Cuộc sống của mỗi người vốn luôn có thể gặp nhiều khó khăn, trắc trở. Trước những điều đó, con người- nếu thiếu bản lĩnh, nghị lực và nhận thức - dễ buồn đau, thất vọng, buông xuôi.
- Tuy nhiên, nếu bước ra cuộc đời, hoặc nhìn lại xung quanh, ta sẽ thấy có những con người phải chịu những thiệt thòi, bất hạnh hơn ta rất nhiều.
- Nhận thức về điều đó, một mặt, ta phải tự vươn lên hoàn cảnh của chính mình- bởi thực ra, nó chưa thực sự đáng sợ như ta nghĩ; mặt khác, phải hiểu rằng: chính hoàn cảnh khó khăn ấy là sự thử thách, tôi luyện để ta ngày càng trưởng thành, hoàn thiện.
- Cuộc sống của mỗi người được quyết định bởi sự tự nhận thức, bản lĩnh và nghị lực vươn lên không ngừng. Hơn thế nữa, ta còn phải nhìn ra cuộc đời để nhận biết, đồng cảm, chia sẻ; từ đó mà thêm động lực, thêm tin yêu để sống, làm việc và cống hiến.
C. Cho điểm:
- Điểm 4: Bài làm đáp ứng tốt các yêu cầu ở A, B.
- Điểm 3: Bài làm nắm được yêu cầu, sai sót về nội dung và kĩ năng không nhiều; phần giải thích rõ ràng, phần bình luận, rút ra bài học có thể còn chưa thật đầy đủ.
- Điểm 2: Bài làm còn sơ sài, tỏ ra chưa hiểu vấn đề.
- Điểm 0: Bài lạc đề. 
C©u 2(6 ®iÓm):
a) Yêu cầu về kĩ năng: 
Biết cách làm bài nghị luận văn học, vận dụng khả năng đọc - hiểu để phân tích những nét đặc sắc  của tác phẩm. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
b) Yêu cầu về kiến thức:
          Trên cơ sở những  hiểu biết về nội dung, nghệ thuật của“Chữ người tử tù”, về phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuânthí sinh hiểu được trong tác phẩm đó,  yếu tố “chữ” đã góp phần quan trọng trong việc khắc hoạ vẻ đẹp hình tượng nhân vật Huấn Cao và thể hiện quan niệm thẩm mỹ của tác giả. Thí sinh có thể triển khai bài viết theo nhiều cách, sử dụng nhiều phương thức nghị luận khác nhau song cần hợp lý, chặt chẽ, thuyết phục. Sau đây là một số gợi ý:
      1. Nêu vài nét về vai trò của các chi tiết, các yếu tố nghệ thuật trong tác phẩm văn học, về tác giả Nguyễn Tuân, tác phẩm “Chữ người tử tù” và nhấn mạnh trong tác phẩm “Chữ người tử tù”, để góp phần làm nổi bật vẻ đẹp Huấn Cao và bộc lộ tư tưởng chủ đề tác phẩm, có nhiều yếu tố (thời gian - không gian nghệ thuật, hoàn cảnh, tình huống) trong đó “chữ” là một yếu tố quan trọng
     2. Vai trò của yếu tố “chữ” trong việc khắc hoạ vẻ đẹp hình tượng Huấn Cao :
          - “Chữ” ở đây là “chữ” thánh hiền, là nghệ thuật thư pháp, là cái Đẹp “vang bóng một thời”. “Chữ” trong tác phẩm là chữ của người tử tù, một người có tài hoa tuyệt đỉnh, khí phách phi thường, thiên lương đẹp đẽ nhưng bị khép vào tội chết. 
 - “Nét chữ là nết người” – “chữ” trong tác phẩm là nơi hội tụ vẻ đẹp của hình tượng nhân vật Huấn Cao.
       + “Chữ” là sản phẩm của cái Tài ( “cái người mà cả vùng tỉnh Sơn ta vẫn khen có tài viết chữ rất nhanh và rất đẹp”, “Chữ ông Huấn Cao đẹp lắm, vuông lắm”)
       + “Chữ” là nơi gửi gắm, chứa đựng cái Tâm ( “Chữ thì quý thật”, “ Đời ta cũng mới viết có hai bộ tứ bình và một bức trung đường cho ba người bạn thân”→ Yêu chữ là yêu nghệ thuật thư pháp, yêu 
cái Đẹp, chữ nối kết những tấm lòng đẹp)
       + “Chữ” là nơi lộ diện cái Dũng ( “những nét chữ vuông tươi tắn nó nói lên những  cái hoài bão tung hoành của một đời con người”)
      3. Đánh giá : 
       - “Chữ” là một yếu tố quan trọng, xuyên suốt tác phẩm, là tâm điểm “phát sáng” vẻ đẹp của Huấn Cao. Chữ được xây dựng như một biểu tượng cho cái Đẹp trong quan niệm thẩm mỹ của Nguyễn Tuân.
      - Qua việc xây dựng yếu tố “chữ”, người đọc thấy được sự độc đáo, tài hoa trong việc lựa chọn các chi tiết, yếu tố nghệ thuật của Nguyễn Tuân; thấy được quan niệm duy mỹ của Nguyễn Tuân không chỉ ở hình thức tác phẩm mà còn ở nội dung tư tưởng tiến bộ tích cực.
  c) Cách cho điểm:
       - Điểm 6: Đáp ứng được các yêu cầu trên, có thể mắc vài lỗi nhỏ về diễn đạt.
         - Điểm 5: Trình bày được hai phần ba yêu cầu trên, còn mắc một số lỗi diễn đạt.
         - Điểm 3: Trình bày được một nửa yêu cầu trên, đôi chỗ còn sơ sài, mắc một số lỗi diễn đạt.
         - Điểm 2: Trình bày quá sơ sài, diễn đạt kém.
         - Điểm 0: Hoàn toàn lạc đề.  
___________________________________________________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docVan.doc