Đề tài Phương pháp giải bài tập lai hai tính, liên kết hoàn toàn trong đó có một tính trạng di truyền kiểu tương tác gen

Đề tài Phương pháp giải bài tập lai hai tính, liên kết hoàn toàn trong đó có một tính trạng di truyền kiểu tương tác gen

Một trong những nhiệm vụ trọng tâm của dạy học sinh học là phát triển tư duy sáng tạo và khả năng phân tích của học sinh, và vì thế việc dạy các bài tập có một vai trò rất lớn trong quá trình hình thành cho học sinh những phẩm chất đó. Để giải quyết tốt các bài tập sinh học ngoài kiến thức về các quy luật di truyền đã được học trong chương trình giáo khoa, học sinh cần phải có khả năng phân tích, nhận dạng từ đó xác định các bước giải đúng đắn đối với mỗi dạng bài tập. Đã có nhiều tài liệu giáo khoa và sách tham khảo đề ra một số phương pháp và quy trình giải toán phần quy luật di truyền. Nhóm tác giả đầu tiên cần phải kể tới là Đặng Hữu Lanh (chủ biên), Lê Đình Trung, Bùi Văn Sâm với cuốn Bài tập Sinh học 11, trong tài liệu này các tác giả có phân chia các bài tập lai thành hai dạng cơ bản là dạng bài toán thuận và dạng nghịch, trong mỗi dạng các tác giả đã đề ra quy trình 2 bước giải tổng quát đối với mỗi dạng.

doc 15 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1811Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Phương pháp giải bài tập lai hai tính, liên kết hoàn toàn trong đó có một tính trạng di truyền kiểu tương tác gen", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục lục
TT
Mục
Trang
1
Mở đầu
2
2
Nội dung
3
3
Phương pháp giải bài tập lai hai tính, liên kết hoàn toàn trong đó có một tính trạng di truyền kiểu tương tác gen
3
4
Một số ví dụ
7
5
Một số kết quả thu được
12
6
Những kinh nghiệm được rút ra
12
7
Thay cho lời kết
13
8
Danh mục tài liệu tham khảo
14
Mở đầu
Một trong những nhiệm vụ trọng tâm của dạy học sinh học là phát triển tư duy sáng tạo và khả năng phân tích của học sinh, và vì thế việc dạy các bài tập có một vai trò rất lớn trong quá trình hình thành cho học sinh những phẩm chất đó. Để giải quyết tốt các bài tập sinh học ngoài kiến thức về các quy luật di truyền đã được học trong chương trình giáo khoa, học sinh cần phải có khả năng phân tích, nhận dạng từ đó xác định các bước giải đúng đắn đối với mỗi dạng bài tập. Đã có nhiều tài liệu giáo khoa và sách tham khảo đề ra một số phương pháp và quy trình giải toán phần quy luật di truyền. Nhóm tác giả đầu tiên cần phải kể tới là Đặng Hữu Lanh (chủ biên), Lê Đình Trung, Bùi Văn Sâm với cuốn Bài tập Sinh học 11, trong tài liệu này các tác giả có phân chia các bài tập lai thành hai dạng cơ bản là dạng bài toán thuận và dạng nghịch, trong mỗi dạng các tác giả đã đề ra quy trình 2 bước giải tổng quát đối với mỗi dạng. Ngoài ra tác giả Lê Đình Trung (Đại học Sư phạm I Hà Nội) còn có rất nhiều tài liệu tham khảo về bài tập di truyền dạng lai. Trong tài liệu của mình, tác giả Lê Đình Trung đã nêu quy trình 4 bước để giải bài tập phần quy luật di truyền trong trường hợp xét nhiều tính trạng đó là các bước: xác định số tính trạng được xét, xác định quy luật di truyền chi phối mỗi tính trạng, xác định kiểu gen chung và viết sơ đồ lai. Tuy nhiên, trong bước xác định kiểu gen chung và viết sơ đồ lai tác giả không đề ra phương pháp cụ thể để xác định kiểu gen, những chỉ dẫn còn hết sức tổng quát và sơ lược. Tác giả Trần Đức Lợi (TH Chuyên Lê Hồng Phong) cũng có nhiều tài liệu tham khảo dành cho phần bài tập các quy luật di truyền và biến dị. Trong các tài liệu của mình, đối với phần bài tập quy luật di truyền, tác giả đã đưa ra phương pháp giải bài tập lai hai tính trạng liên kết gen hoàn toàn trong đó có 1 tính trạng di truyền theo quy luật tương tác gen nhưng cũng không nêu phương pháp xác định kiểu gen chung của các thế hệ. Ngoài ra cần phải kể đến các tác giả khác như Nguyễn Minh Công (Đại học Quốc Gia), Bùi Đình Hội (Bộ Giáo dục), Trần Hồng Hải, Vũ Đức Lưu, Lê Thị Thảo, Phan Kỳ Nam, Nguyễn Văn Thanh vv đã nêu một số cách giải và phân dạng các bài toán lai nhưng các tác giả này cũng không đưa ra phương pháp giải chi tiết, đặc biệt là phương pháp xác định kiểu gen chung trong bài tập lai hai tính trạng, liên kết hoàn toàn trong đó có 1 tính trạng di truyền theo kiểu tương tác gen.
Nhìn chung các tác giả mới đưa ra những phác đồ tổng quát cho việc giải quyết các bài tập mà chưa đi sâu vào việc thiết kế các bước giải cho các chuyên đề hẹp trong việc giải quyết các bài tập sinh học đặc biệt là các bài tập nâng cao. Tuy nhiên, các tài liệu trên đã tỏ ra rất có ích cho học sinh giúp các em định hướng và giải quyết đúng đắn các bài tập sinh học.
 Phần bài tập lai hai tính trạng, liên kết hoàn toàn trong đó có 1 tính trạng di truyền tuân theo quy luật tương tác gen có một tỉ trọng tương đối lớn trong đề thi vào các trường Đại học và Cao đẳng hàng năm, ngay trong cuốn Đề thi Tuyển sinh môn Sinh học do Bộ Giáo dục và Đào tạo xuất bản năm 1994 số lượng bài liên quan tới dạng này cũng đã chiếm tới 18 trên tổng số 90 bài tập lai (20%). Trong cuốn Bài tập Sinh học 11, ở phần bài tập tổng hợp, số bài dạng này có 5 trong tổng số 15 bài (1/3). Trong các đề thi đại học hàng năm kể từ năm 1994 tới năm 2002 lượng các bài tập thuộc dạng trên cũng chiếm một tỉ lệ khá lớn. Chính vì lý do trên, trong quá trình dạy học tôi đã tìm cách nêu ra phác đồ các bước giải chi tiết cho phần bài tập di truyền nâng cao dạng lai hai tính có liên kết gen và có 1 tính trạng di truyền theo kiểu tương tác gen, trong đó chủ yếu là việc hướng dẫn cho học sinh phương pháp xác định kiểu gen chung và cách xác định nhanh tỉ lệ phân li kiểu gen ở đời con F2 thuộc mẫu:
+ Bài toán nghịch.
+ F1 dị hợp 3 cặp gen, tự thụ phấn hoặc giao phấn.
+ Xác định sơ đồ lai từ P à F2 (hoặc từ F1 à F2).
Đây là mẫu cơ bản trong dạng này và từ mẫu này với phương pháp tương tự học sinh có thể tự giải quyết được các biến dạng khác của mẫu.
Nội dung
1. Phương pháp giải bài tập lai hai tính, liên kết hoàn toàn trong đó có một tính trạng di truyền kiểu tương tác gen
Để giải quyết tốt phần bài tập này giáo viên cần chuẩn bị cho học sinh các kỹ năng sau:
+ Nhận biết có hiện tượng tương tác gen.
+ Nhận biết có hiện tượng liên kết gen.
Sau đây là các bước được thiết kế để giải bài tập tổng hợp lai hai tính trạng, liên kết gen trong đó có 1 tính trạng tuân theo quy luật tương tác gen:
Bước 1: Xét riêng từng cặp tính trạng:
ở bước này học sinh cần phải xác định được đâu là tính trạng di truyền đơn gen, đâu là tính trạng di truyền kiểu tương tác gen. Đối với tính trạng di truyền theo quy luật tương tác cần phải xác định được kiểu tương tác (bổ trợ hay át chế), các nhóm gen tương ứng đối với mỗi loại kiểu hình. Để cho học sinh xác định tốt phần này giáo viên cần phải hoàn tốt các nhiệm vụ được đặt ra trong bài Tác động qua lại giữa các gen trong đó cần cung cấp cho học sinh các dạng tương tác chính:
- Tương tác bổ trợ: 9:6:1, 9:3:3:1, 9:7.
- Tương tác át chế: 12:3:1, 13:3.
Kiểu tương tác cộng gộp và tương tác bổ trợ có át chế lặn tỉ lệ 9 :4:3 ít gặp trong các bài toán dạng này.
Ngoài ra học sinh cần phải xác định được kiểu gen riêng cho từng tính trạng.
Để tiện cho việc trình bày tôi quy ước các nhóm gen quy định tính trạng tuân theo quy luật tương tác gen là các ký hiệu: A-B-, aaB-, A-bb, aabb.
Các gen quy định tính trạng tuân theo quy luật đơn gen (1 gen quy định 1 tính trạng) là các ký hiệu: D, d. 
Bước 2: Nhận định quy luật di truyền chung.
ở bước này học sinh cần phải xác định 2 tính trạng di truyền tuân theo quy luật phân li độc lập (mỗi cặp gen nằm trên một cặp nhiễm sắc thể tương đồng) hay tuân theo quy luật liên kết gen. Tới bước này nhìn chung các tài liệu tham khảo hiện có đã thiết kế khá tốt vì vậy học sinh dễ dàng nhận dạng được quy luật di truyền chung chi phối cả 2 tính trạng. Để xác định có hiện tượng liên kết gen, học sinh có thể dựa vào số tổ hợp kiểu hình ở đời con, số loại giao tử của bố mẹ thông qua so sánh với số cặp gen dị hợp và khả năng hình thành giao tử và hợp tử của các cặp gen đó trong trường hợp phân li độc lập (bé hơn).
Bước tiếp theo là xác định kiểu gen chung:
Đây là bước giải tương đối khó và cũng là bước dễ mắc sai lầm, lúng túng, mất thời gian. Một số tác giả đã có những cố gắng giúp học sinh giải quyết khó khăn kể trên như tác giả Nguyễn Văn Thanh đã đưa ra 1 bảng tổng hợp liệt kê 5 kiểu tương tác có 33 phép lai ứng vơí 16 tỉ lệ khác nhau, theo bảng tổng kết này học sinh cần phải nhớ 2640 trường hợp khác nhau. Đây quả là một việc hết sức khó đối với học sinh. 
Tác giả Lê Đình Trung (Ôn tập Sinh học, trang 278) cũng đã đưa ra những gợi ý về cách xác định kiểu gen nhưng chưa đề ra các bước cụ thể để xác định kiểu gen. Ngoài 2 tác giả kể trên thì không có tác giả nào hiện biết đề cập tới cách xác định kiểu gen. Vì vậy để xác định kiểu gen chung, tôi đề xuất các bước như sau:
+ Dạng có một kiểu hình chỉ tương ứng với một nhóm gen duy nhất như các dạng tương tác 9:6:1, 9:3:3:1; 12:3:1 có một kiểu hình duy nhất tương ứng với một nhóm gen duy nhất (aabb).
Đối với dạng này kiểu gen chung được xác định như sau:
- Xác định xem trong các kiểu hình đã cho (F2) có xuất hiện kiểu hình tương ứng với tổ hợp gen aabb, dd hay không. Nếu xuất hiện thì thế hệ bố mẹ (F1) sẽ có kiểu liên kết thường, nếu không xuất hiện thì thế hệ bố mẹ (F1) sẽ có kiểu liên kết đối. Đối với trường hợp tương tác kiểu 9:6:1 sau khi xác định xong kiểu liên kết và kiểu gen học sinh bước sang bước 3 viết sơ đồ lai. Đối với dạng tương tác bổ trợ tỉ lệ 9:3:3:1 cần lựa chọn nhóm liên kết phù hợp thông qua việc xem xét sự có mặt hay không của kiểu hình tương ứng với tổ hợp gen (aaB-,D- hoặc A-bb,D-). Trong trường hợp tương tác kiểu át chế 12:3:1, học sinh cần phải xác định nhóm gen liên kết dựa vào tỉ lệ phân li kiểu hình xét chung cả 2 tính trạng ở F2, nếu số tổ hợp là 16, F1 tự thụ phấn hoặc giao phấn và dị hợp cả 3 cặp gen, quy ước A át B thì ta dễ dàng nhận thấy:
	* Nếu cặp Aa liên kết với cặp Dd sẽ xuất hiện 2 khả năng:
	** A nằm trên cùng NST với D thì kiểu hình do gen át quy định + kiểu hình trội sẽ chiếm tỉ lệ 12/16 vì trong phép lai Dd x Dd à 3D-:1dd.
	** A nằm trên cùng một nhiễm sắc thể với d thì kiểu hình do gen át quy định + kiểu hình trội sẽ là 8/16 (vì phép lai lúc đó trở thành à số tổ hợp chứa gen A và D sẽ chiếm 1/2 )	
* Nếu cặp Bb liên kết với cặp Dd sẽ xuất hiện 2 khả năng:
	** Nếu B nằm trên cùng một nhiễm sắc thể với D thì kiểu hình do gen át quy định + kiểu hình trội sẽ là 9/16 vì lúc này số tổ hợp có mặt cả gen A và D chỉ chiếm tỉ lệ 9/16.
	** Nếu gen B liên kết với gen d thì kiểu hình do gen át quy định + kiểu hình trội sẽ là 9/16 vì lúc này số tổ hợp có mặt cả gen A và D chỉ chiếm tỉ lệ 9/16.
+ Dạng tất cả các kiểu hình đều tương ứng với nhiều nhóm gen như dạng tương tác 9:7; 13:3. sử dụng phương pháp nhân xác suất để đối chiếu các kiểu liên kết và nhóm liên kết để ước lượng kiểu hình có tỉ lệ cao nhất tương ứng với kiểu liên kết và nhóm liên kết đó, so sánh với tỉ lệ bài ra chúng ta dễ dàng xác định được kiểu liên kết và nhóm liên kết phù hợp.
	Đối với dạng tương tác với tỉ lệ 9:7 trong trường hợp F1 dị hợp cả 3 cặp gen tự thụ phấn hoặc giao phấn ta có:
	+ Nếu A liên kết với D (hoặc B liên kết với D) thì ta dễ nhận thấy số tổ hợp có mặt cả 3 gen A – B – D- là 9/16 nên kiểu hình A-B- + kiểu hình trội sẽ là 9/16.
	+ Nếu A liên kết với d ( hoặc B liên kết với d) thì số tổ hợp có mặt cả 3 gen A-B-D là 6/16.
	Đối với tương tác át chế tỉ lệ 13 : 3 trong trường hợp F1 dị hợp cả 3 cặp gen tự thụ phấn hoặc giao phấn (quy định A át B) ta có:
	+ Nếu A nằm trên cùng một nhiễm sắc thể với D thì số tổ hợp có mặt AD chiếm tỉ lệ 12/16 nên tỉ lệ kiểu hình át + trội ở F2 sẽ là 12/16.
	+ Nếu B nằm trên cùng một nhiễm sắc thể với D thì số tổ hợp có mặt A và D sẽ chiếm tỉ lệ 9/16 nên kiểu hình át + trội chiếm tỉ lệ 9/16.
	+ Nếu A nằm trên cùng một nhiễm sắc thể với d thì số tổ hợp có mặt A và D chiếm tỉ lệ 8/16 + 1/16 tổ hợp à kiểu hình có tỉ lệ lớn nhất phải là 9/16.
	+ Nếu B liên kết với d thì số tổ hợp có mặt gen A và D là 9/16 (do A phân li độc lập đối với D) + 1/16 à kiểu hình có tỉ lệ lớn nhất chiếm 10/16.
Như vậy với việc dựa vào sự có mặt của một kiểu hình và tỉ lệ của kiểu hình nhiều nhất học sinh có thể dễ dàng xác định được kiểu gen F1 từ F1 các em có thể dễ dàng xác định được kiểu gen của P và sơ đồ lai.
Bước 3: Viết sơ đồ lai tới F2 và xác định tỉ lệ phân li kiểu gen, kiểu hình ở F2.
Thông thường học sinh xác định tỉ lệ phân li kiểu ken qua khung Pennet, sau khi xác định được tỉ lệ phân li kiểu gen xong dựa vào mối quan hệ giữa kiểu gen và kiểu hình các em sẽ xác định được tỉ lệ phân li kiểu hình.  ... en của 2 cơ thể khác nhau đều dị hợp về 3 cặp gen chỉ có thể là một cơ thể có kiểu liên kết thường và một cơ thể có kiểu liên kết đối vì vậy sẽ có một trong hai cơ thể có kiểu gen giống F1 và một cơ thể có kiểu gen khác F1.
Xét trường hợp F1 và cơ thể khác có kiểu gen giống nhau ta có:
Vì ở F2 không xuất hiện kiểu hình quả trắng, ngắn tương ứng với tổ hợp gen aabb,dd nên F1 có kiểu liên kết đối. Nếu Dd liên kết với Bb thì kiểu gen F1 sẽ là à số tổ hợp có mặt A –D- ở F2 chiếm tỉ lệ 12/16 suy ra Dd phải liên kết với Aa, vậy kiểu gen F1 phải là 
Bước 3. Viết sơ đồ lai.
Chỉ trình bày cách xác định tỉ lệ phân li kiểu gen ở F2.
Trước khi điền
Sau khi điền
1 
2 
2 
4 
2 
2 
1 
1 
2 
2 
4 
2 
2 
1 
Sau khi điền chúng ta sẽ có ngay tỉ lệ phân li kiểu gen và từ tỉ lệ phân li kiểu gen ta dễ dàng xác định tỉ lệ phân li kiểu hình
Trường hợp F1 và cơ thể khác có kiểu gen khác nhau ta dễ dàng xác định được:
- Kiểu gen F1 : 
- Kiểu gen của cơ thể khác: 
Ví dụ 3: 
Cho thỏ F1 giao phối với thỏ có kiểu gen chưa biết được thế hệ lai phân li theo tỉ lệ 62,5% thỏ lông trắng, dài; 18,75% thỏ lông trắng, ngắn; 12,5% thỏ lông xám, dài; 6,25% thỏ lông xám, ngắn.
Cho biết gen quy định tính trạng nằm trên NST thường, kích thước của lông do một cặp gen chi phối, không có hiện tượng trao đổi đoạn giữa các NST kép trong cặp tương đồng.
Hãy biện luận và viết sơ đồ lai của F1.
Cách làm:
Bước 1: Xét riêng từng tính trạng.
ở bước này ta dễ dàng xác định tính trạng màu sắc lông di truyền theo quy luật tương tác gen dạng át chế 13:3, ta quy ước:
A-B- quy định lông trắng.
A-b- 
aabb
aaB- quy định lông xám
Kiểu gen F1 có dạng AaBb.
Kích thước lông: Dài trội hoàn toàn so với ngắn.
Quy ước gen D quy định dài, alen tương ứng d quy định ngắn. F1 có kiểu gen Dd.
Bước 2: Nhận định quy luật di truyền chung.
Vì F1 và cả hai cơ thể khác đều dị hợp 3 cặp gen nhưng ở F2 xuất hiện 16 tổ hợp chứng tỏ có hiện tượng liên kết hoàn toàn giữa cặp gen Dd với 1 trong 2 cặp gen Aa hoặc Bb .
Kiểu gen của 2 cơ thể khác nhau đều dị hợp về 3 cặp gen chỉ có thể là một cơ thể có kiểu liên kết thường và một cơ thể có kiểu liên kết đối vì vậy sẽ có một trong hai cơ thể có kiểu gen giống F1 và một cơ thể có kiểu gen khác F1.
Xét trường hợp F1 và cơ thể khác có kiểu gen giống nhau ta có:
Giả sử F1 có kiểu liên kết thường, nếu A liên kết với D thì số tổ hợp có mặt gen A và D chiếm tỉ lệ 12/16 do đó kiểu hình trắng dài phải chiếm tỉ lệ ít nhất là 12 /16 khác với bài ra do đó A không liên kết với D. B liên kết với D thì số tổ hợp có mặt gen A –B- D- là 9/16 , không xuất hiện tổ hợp aabb, DD chiếm tỉ lệ 1/16 nên kiểu hình trắng dài có tỉ lệ 9/16 không phù hợp với tỉ lệ bài ra nên B không liên kết với D.
Nếu liên kết đối, giả sử B liên kết với D thì số tổ hợp có mặt gen A và D chiếm tỉ lệ 9/16 và xuất hiện tổ hợp aabb, DD chiếm tỉ lệ 1/16 vì vậy kiểu hình trắng dài chỉ chiếm tỉ lệ 10/16 phù hợp tỉ lệ bài ra dó đó B liên kết với D. Nên kiểu gen F1 và cơ thể khác là .
Nếu A liên kết với D thì số tổ hợp có mặt gen A và D chiếm tỉ lệ 8/16 và tổ hợp aabb,DD chiếm tỉ lệ 1/16 nên kiểu hình trắng dài chiếm tỉ lệ 9/16 không phù hợp với tỉ lệ bài ra nên A không liên kết với D.
Bước 3. Viết sơ đồ lai.
Chỉ trình bày cách xác định tỉ lệ phân li kiểu gen ở F2.
Trước khi điền
Sau khi điền
1 
2 
2 
4 
2 
2 
1 
1 
2 
2 
4 
2 
2 
1 
Sau khi điền chúng ta sẽ có ngay tỉ lệ phân li kiểu gen và từ tỉ lệ phân li kiểu gen ta dễ dàng xác định tỉ lệ phân li kiểu hình
Trường hợp F1 và cơ thể khác có kiểu gen khác nhau ta dễ dàng xác định được:
- Kiểu gen F1 : 
- Kiểu gen của cơ thể khác: 
Bằng phương pháp tương tự chúng ta có thể dễ dàng giải quyết ba bài tập sau:
Bài tập 1:
Cho cây ngô F1 tự thụ phấn được F2 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ sau:
	56,25% cây cho hạt phấn dài, màu vàng.
	25% cây cho hạt phấn ngắn, màu trắng.
	18,75% cây cho hạt phấn ngắn, màu vàng.
Cho biết màu sắc hạt phấn được điều khiển bởi một cặp gen.
Hãy biện luận và viết sơ đồ lai từ F1 đến F2.
Bài tập 2:
Khi cho lai cây có hoa đỏ, thân cao thuần chủng với cây có hoa vàng, thân thấp được F1 toàn cây hoa tím, thân cao. Cho các cây F1 tự thụ phấn được F2 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ:
	37,5% cây hoa tím, thân cao.
	18,75% cây hoa tím, thân thấp.
	18,75% cây hoa đỏ, thân cao.
	12,5% cây hoa vàng, thân cao.
	6,25% cây cho hoa vàng, thân thấp.
	6,25% cây hoa trắng, thân cao.
Cho biết chiều cao của cây được quy định bởi một cặp gen, trong phép lai này, NST không thay đổi cấu trúc.
Hãy biện luận và viết sơ đồ lai.
Bài tập 3:
 Khi cho lai giữa hai dòng chuột thuần chủng, người ta thu được F1 đồng loạt có lông dài, màu xám aguti, cho F1 lai với nhau ở F2 người ta thu được tỉ lệ:
	6 chuột lông xám aguti, dài.
	4 chuột lông trắng, dài.
	3 chuột lông xám aguti, ngắn.
	2 chuột lông màu đen, dài.
	1 chuột lông đen, ngắn.
Cho biết độ dài lông được điều khiển bởi một cặp gen.
Hãy biện luận và viết sơ đồ lai từ F1 đến F2.
Một số kết quả đã thu được
Trong quá trình dạy học sử dụng sơ đồ về các bước trong quá trình dạy bài tập phần quy luật di truyền tôi đã thu được một số kết quả đáng khích lệ. Trong 4 năm liên tục khi tiến hành dạy học sinh theo phương pháp trên các em đã giải quyết khá tốt các bài tập thuộc dạng này trong các đề thi đại học. Mặt khác những phương pháp được sử dụng trong các bài tập đó đã được một số em sử dụng một cách khá thành thạo trong các bài toán lai khác. Trong 4 năm đó, đã có nhiều học sinh đậu vào các trường đại học trong đó có một số em đậu vào các trường đại học hàng đầu của khối B như trường Đại học Y Hà Nội, Đại học quốc Gia Hà Nội, Đại học Sư Phạm Vinh . Đặc biệt như các em Đàm Thị Mỹ (Đại học Y Hà Nội), Trần Đình Thuyết (Học viện Quân y), Trần Thị Hải Yến (Đại học Y Hà Nội), Nguyễn Thị Phương Lâm (Đại học Y Hà Nội), Trần Thị Thu Hồng (Đại học Quốc gia Hà Nội), Nguyễn Thị Thanh Hương( Đại học Huế), Trần Mạnh Hùng (Đại học Vinh), Nguyễn Đắc Quân (Đại học Y Thái Bình), Lê Mậu Thành (Đại học Y Thái Bình)  có điểm thi vào Đại học môn Sinh trên 8 điểm và các em đã giải quyết rất tốt phần bài tập lai thuộc dạng trên.
Khi tiến hành thử nghiệm (2003) phương pháp giải bài tập trên ở lớp thực nghiệm 12C và sử dụng phương pháp hiện có được giơí thiệu trong các tài liệu tham khảo ở lớp đối chứng (12A) (có trình độ tương đương nhau). Sử dụng bài kiểm tra tương đương về dạng toán trên ở 2 lớp trong cùng thời gian, chúng tôi đã thống kê được kết quả như sau:
Điểm
Lớp 12 C
Lớp 12A
Tần số
Tần suất
Tần số
Tần suất
1
0
0
0
0
2
0
0
2
3,7%
3
2
3,3%
5
9,2%
4
6
9,8%
7
12,97%
5
12
19,7%
17
31,49%
6
19
31,2%
13
24%
7
15
24,5%
8
14,8%
8
4
6,6%
3
5,6%
9
2
3,3%
1
1,8%
10
1
1,6%
0
0%
ĐTB
6,04
5,33
PS
Độ lệch chuẩn
Kết quả thể hiện ở bảng đã chứng tỏ tính ưu việt của phương pháp mới được áp dụng ở lớp 12 C.
Những kinh nghiệm được rút ra
Từ quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi, bồi dưỡng học sinh vào Đại học tôi rút ra một vài kinh nghiệm nhỏ trong việc dạy bài tập nâng cao phần lai hai tính trạng, liên kết gen trong đó có 1 tính trạng tương tác như sau:
1. Phải cho học sinh nắm vững các dạng tương tác cơ bản và cách nhận biết các dạng tương tác đó.
2. Phải cho học sinh nắm được phương pháp giải bài tập lai nhiều tính trạng, phân biệt được hiện tượng phân li độc lập và hiện tượng liên kết gen.
3. Đối với dạng bài tập lai hai tính trạng, liên kết gen trong đó có 1 tính trạng di truyền kiểu tương tác, cho học sinh nhận dạng dạng tương tác đối với mỗi dạng tương tác dựa vào kiểu hình và tỉ lệ của một dạng kiểu hình để xác định nhóm gen liên kết và kiểu liên kết.
4. Sơ đồ lai xác định nhanh thông qua việc xác định tỉ lệ phân li kiểu gen của 2 cặp gen phân li độc lập từ đó suy ra tỉ lệ phân li kiểu gen của cả 2 tính trạng.
Thay cho lời kết
Trong tác phẩm “ Biện chứng của tự nhiên” Ph. Angghen đã cho rằng tất cả mọi môn khoa học thực nghiệm muốn đạt đến trình độ lý thuyết và chính xác cần phải có sự thâm nhập sâu, rộng của Toán học. Sự phát triển của Hoá học và Vật lý học trong các thế kỷ trước đã xác nhận điều đó. Sinh học đã có những bước tiến dài trong thế kỷ 20, tạo nên nhiều thành tựu quan trọng trong cuộc “Cách mạng Sinh học” và đang chuyển dần từ trình độ thực nghiệm sang trình độ lý thuyết. Chính vì vậy, dạy học sinh học cần khuyến khích học sinh năng động sử dụng tư duy Toán học trong việc giải quyết các vấn đề Sinh học, cụ thể là trong việc giải quyết các bài tập Sinh học. Tôi nghĩ rằng với phương pháp được nêu ở trên một phần nào cũng đã thể hiện tinh thần đó.
Mặt khác, hoàn thiện các phương pháp giải bài tập có một ý nghĩa rất lớn trong việc nâng cao chất lượng daỵ và học Sinh học, phương pháp giải quyết mẫu bài tập đã nêu có thể giúp tôi tiếp tục hoàn thiện hệ thống các phương pháp giải bài tập di truyền phần quy luật di truyền trong chương trình trung học phổ thông.
Danh mục các tài liệu tham khảo
1. Bộ Giáo dục & Đào tạo – Sinh học 11. Nhà xuất bản Giáo dục, 2002.
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo - Đề thi tuyển sinh vào Đại học, Cao đẳng và Trung học chuyên nghiệp môn Sinh học. Nhà xuất bản Giáo dục, 1994.
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo – Hướng dẫn giải đề thi tuyển sinh Đại học, Cao đẳng và Trung học chuyên nghiệp môn Sinh học, tập 1,2. Nhà xuất bản Giáo dục, 1994.
4. Đinh Quang Báo – Lý luận dạy học Sinh học đại cương. Nhà xuất bản Giáo dục, 2002.
5. Nguyễn Minh Công – Di truyền học tập I,II. Nhà xuất bản Giáo dục, 2001. 
6. Nguyễn Xuân Hồng – Một số vấn đề cơ bản của sinh học đại cương. Đại học Tổng hợp Hà Nội, 1984.
7. Đỗ Mạnh Hùng – Lý thuyết và Bài tập Sinh học – Nhà xuất bản Giáo dục, 2001.
8. Đặng Hữu Lanh – Bài tập Sinh học 11 – Nhà xuất bản Giáo dục, 2002.
9. Lê Đình Lương, Phan Cự Nhân – Cơ sở di truyền học. Nhà xuất bản Giáo dục, 1994.
10. Trần Đức Lợi – Phương pháp giải toán 11,12 – Các dạng toán lai. Nhà xuất bản Trẻ, 2002.
11. Vũ Đức Lưu – Tuyển chọn, phân loại bài tập di truyền hay và khó trong chương trình THPT. Nhà xuất bản Giáo dục, 1996.
12. Nguyễn Duy Minh – Hợp tuyển câu hỏi và bài tập sinh học – Nhà xuất bản Đại học Sư phạm, 2001.
13. Phan Kỳ Nam – Phương pháp giải bài tập Sinh học, tập 1,2. Nhà xuất bản TP Hồ Chí Minh, 2001.
14. Nguyễn Viết Nhân - Ôn thi tuyển sinh Đại học môn Sinh học – Nhà xuất bản TP Hồ Chí Minh, 1999.
15. Phan Cự Nhân – Sinh học đại cương. Nhà xuất bản Giáo dục, 1997.
16. Nguyễn Văn Sang , Nguyễn Thị Vân – Giải bài tập Sinh học 11, Nhà xuất bản Đồng Tháp, 1998.
17. Nguyễn Đức Thành, Nguyễn Văn Duệ – Dạy học Sinh học ở trường THPT, tập 1,2. Nhà xuất bản Giáo dục, 2002.
18. Nguyễn Văn Thanh – Giải toán di truyền theo chủ đề – Nhà xuất bản Đồng Nai, 1999.
19 . Lê Đình Trung – Các dạng bài tập Di truyền và Biến dị, Nhà xuất bản Giáo dục, 1999.
20. Lê Đình Trung, Trịnh Nguyên Giao – Tuyển tập Sinh học, 1000 câu hỏi và bài tập, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, 2002.
21. Lê Đình Trung, Trịnh Nguyên Giao – Ôn tập Sinh học theo chủ điểm, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh, 2001.
22. Nguyễn Quang Vinh, Bùi Đình Hội, Đào Xuân Long – Sổ tay kiến thức Sinh học phổ thông. Nhà xuất bản Giáo dục, 2001.

Tài liệu đính kèm:

  • docthi sinh hoc 12 cho tot.doc