Đề tài Dùng lưu đồ thuật toán để hệ thống kiến thức chương, phần trong dạy học sinh học

Đề tài Dùng lưu đồ thuật toán để hệ thống kiến thức chương, phần trong dạy học sinh học

PHẦN I

MỞ ĐẦU

1. Lí do:

• Trước tình trạng hiện nay có không ít học sinh chưa có phương pháp học tập, còn nhiều học sinh không có khả năng tự giải quyết vấn đề.

• Tình trạng thầy đọc, trò ghi vẫn còn khá phổ biến, một số giáo viên còn nặng việc dạy bài, dạy trang, chưa quan tâm đến dạy cho học sinh phương pháp học và tự học.

• Tài liệu thì viết khá nhiều kiểu, học sinh khó lựa chọn tối ưu, dẫn đến thừa sách mà vẫn không tiếp thu được kiến thức.

• Phụ huynh mong muốn con em mình học có chất lượng, tiết kiệm thời gian, tiền bạc và sức khỏe.

2. Mục đích :

• Nhằm nâng cao tính tích cực và giúp cho học sinh có phương pháp tự học, tự rèn, tiết kiệm thời gian và sức khỏe.

• Góp phần đẩy lùi nạn dạy thêm, học thêm kém hiệu quả, củng cố niềm tin của phụ huynh đối với việc học tập của chính con em mình và tin tưởng hệ thống giáo dục của nhà nước_

 

doc 22 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1263Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề tài Dùng lưu đồ thuật toán để hệ thống kiến thức chương, phần trong dạy học sinh học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO PHÚ YÊN
TRƯỜNG THPT LÊ THÀNH PHƯƠNG
TỔ SINH – KTNN
DÙNG LƯU ĐỒ THUẬT TOÁN ĐỂ HỆ THỐNG KIẾN THỨC CHƯƠNG, PHẦN TRONG
 DẠY HỌC SINH HỌC
!"#$%&'(178:>?OQZ[\
Người thực hiện: Nguyễn Văn Phiên
An Mỹ, 20/11/2008
MỤC LỤC
Phần I 	MỞ ĐẦU	 4
Phần II	NỘI DUNG.	 6
Chương I Cơ sở lý luận và quan điểm của đề tài.	 6
Chương II Thực trạng của đề tài.	 7
Chương III Cơ sở đề xuất giải pháp nghiên cứu	 8
. .	Trang x đến trang y
TỔNG QUAN LƯU ĐỒ	 9	 9
PHÂN TÍCH BÀI TOÁN	10	12
	XÁC ĐỊNH DỮ LIỆU NGUYÊN (DLN) 
	VÀ DỮ LIỆU DẪN XUẤT (DLDX)
TRỢ GIÚP.	13	17
BÀI TẬP MẪU	18	21
Phần III. LẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ.	23	23
Phần thẩm định của hội đồng khoa học:	24
 Trường ... Sở Giáo Dục& Đào Tạo Phú Yên.	
PHẦN I
MỞ ĐẦU
Lí do:
Trước tình trạng hiện nay có không ít học sinh chưa có phương pháp học tập, còn nhiều học sinh không có khả năng tự giải quyết vấn đề.
Tình trạng thầy đọc, trò ghi vẫn còn khá phổ biến, một số giáo viên còn nặng việc dạy bài, dạy trang, chưa quan tâm đến dạy cho học sinh phương pháp học và tự học.
Tài liệu thì viết khá nhiều kiểu, học sinh khó lựa chọn tối ưu, dẫn đến thừa sách mà vẫn không tiếp thu được kiến thức.
Phụ huynh mong muốn con em mình học có chất lượng, tiết kiệm thời gian, tiền bạc và sức khỏe. 
Mục đích :
Nhằm nâng cao tính tích cực và giúp cho học sinh có phương pháp tự học, tự rèn, tiết kiệm thời gian và sức khỏe.
Góp phần đẩy lùi nạn dạy thêm, học thêm kém hiệu quả, củng cố niềm tin của phụ huynh đối với việc học tập của chính con em mình và tin tưởng hệ thống giáo dục của nhà nước_ 
_CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM.
Tôi nghĩ, vừa là phụ huynh, vừa là thầy cô giáo chúng ta nên củng cố và phát huy sáng kiến này !
Đối tượng:
Giúp cho học sinh bậc trung học có khả năng tự học, tự giải quyết vấn đề với sự trợ giúp của tài liệu giáo khoa, tài liệu tham khảo đa kênh...
Một khi học sinh tự học có kết quả thì các em sẽ có niềm tin, ham học, sáng tạo và nâng cao tính tự giác tích cực. 
Nhiệm vụ nghiên cứu:
Nhằm chỉ ra phương pháp tự học, tự giải quyết vấn đề cho học sinh;
Bên cạnh đó giúp cho phụ huynh ai cũng có thể quản lí, đôn đốc, thúc nhắc con em khi tự học ở nhà, miễn là có đủ sách vở, đủ tài liệu...
Phương pháp:
Giáo viên phân tích các bước thực hiện khi giải quyết một bài tập, có làm mẫu, có áp dụng, rồi đến cố vấn và trợ giúp.
Thực hiện được bài mẫu, bước tiếp theo là giao nhiệm vụ từ nhẹ đến năng dần...
Cuối cùng kiểm tra kết quả sự tiến bộ về tính tự giác cũng như năng lực thực sự mà học sinh đã đạt được. 
Nội dung đầy đủ:
A.TỔNG QUAN LƯU ĐỒ	 	
B.PHÂN TÍCH BÀI TOÁN	
	XÁC ĐỊNH DỮ LIỆU NGUYÊN (DLN) 
	VÀ DỮ LIỆU DẪN XUẤT (DLDX)
C.TRỢ GIÚP.	
D.BÀI TẬP 
PHẦN II NỘI DUNG
Chương I	
Cơ sở lí luận, quan điểm của đề tài nghiên cứu:
1/ Cơ sở pháp lý: Xuất phát từ chủ trương của Đảng, chính phủ và ngành giáo dục & dào tạo về đổi mới phương pháp dạy học, dạy học lấy học sinh làm trung tâm, vai trò người thầy là cố vấn trong hoạt động dạy và học...
2/ Cơ sở lý luận: 
Khái niệm : “Giải bài tập sinh học theo lưu đồ thuật toán” thực chất là phương pháp-một nguyên tắc có thể giải quyết bất kỳ bài tập nào, khi học sinh nắm được nguyên tắc và có đủ thông tin đã học. Loại trừ bài tập có sai sót, thiếu thông tin hoặc do chủ quan học sinh ngại học, ngại khó, yếu đến mức không biết tra cứu lý thuyết, công thức, ví dụ mẫu ... 
Vai trò, vị trí: Chỉ ra trình tự các bước thực hiện cơ bản cho học sinh khi giải quyết một bài tập thông thường. Có thể xem đây là một phương pháp dạy học kích thích sự tích cực, tự giác của học sinh mà thầy cô không thể nào học thay cho các em được. 
Nhiệm vụ của đề tài: Chỉ ra nguyên tắc cơ bản, hướng dẫn, phân tích các yếu tố liên quan, thông tin cần và đủ, chắc chắn để các em tự giải quyết được vấn đề bài tập, từ dễ đến khó, từ chậm đến nhanh dần 
3/ Cơ sở thực tiễn:
Sự cần thiết: Giải quyết sự bế tắt, không có phương pháp, không biết bắt đầu từ đâu, luôn kêu là khó! Không hiểu! Thiếu tích cực ở học sinh nhiều học sinh, có em còn kêu “làm được chết liền! ” 
Khả năng ứng dụng: Mọi học sinh từ yếu đến trung bình đều có thể thực hành được và tự học được với sự giúp đỡ của thầy cô ở bài học lý thuyết. Đả phá tư tưởng ỉ lại của một số học sinh cho rằng:“Đi học thêm là đến để thầy cô học thay cho mình hoặc kiếm ít tài liệu chờ khi kiểm tra đối phó!” 
Chương II
Thực trạng của đề tài nghiên cứu:
1/ Khái quát phạm vi của địa bàn nghiên cứu :
Đây là một phương pháp hướng dẫn tự học cho học sinh bậc PTTH không giới hạn phạm vi địa bàn.
2/ Thực trạng của đề tài nghiên cứu:
Là phương pháp hướng dẫn học tập không có gì mới. Trong phạm vi của thầy và trò thì chỉ xem là mẹo nhỏ mà thôi. Có rất đông học sinh có và đã tự học như vậy đạt kết quả, nhưng khi truyền đạt, phổ biến lại cho bạn bè thì còn e dè, khiêm tốn hoặc trình bày không bài bản.
3/ Nguyên nhân của thực trạng:
Tình trạng hiện nay còn nhiều học sinh chưa xem kết quả học tập là do sự nổ lực bản thân đem lại.
Có nhiều học sinh còn cho là tố chất của mình chỉ được chừng ấy mà thôi.
Giáo viên và phụ huynh thì còn phải lo toan nhiều việc dẫn đến sự quan tâm chưa sâu sát...
Chương III:
1/ Cơ sở đề xuất các giải pháp:
Mỗi giáo viên, mỗi bậc phụ huynh cần phải quan tâm phương pháp học tập của con em, học sinh.
Xem kết quả học tập rèn luyện của học sinh nhờ sự nổ lực của bản thân là chính. Đừng quan niệm rằng gia đình có điều kiện kinh tế không khá, nên phải chấp nhận học lực yếu kém là không đúng “oan trái”!
2/ Các giải pháp chủ yếu:
Mỗi giáo viên lên lớp đều có thể tranh thủ thời gian hướng dẫn cách giải quyết bài tập cho học sinh.
Trong tiết bài tập, luyện tập chỉ hướng dẫn mẫu, không nên làm tất tận cho học sinh ghi vào.
Gợi ý tài liệu có liên quan đến ở trang mấy? Chương nào? Công thức số bao nhiêu?
3/ Tổ chức triển khai thực hiện: “HƯỚNG DẪN GIẢI BÀI TẬP SINH HỌC THEO LƯU ĐỒ THUẬT TOÁN”
TỔNG QUAN LƯU ĐỒ
PHÂN TÍCH BÀI TOÁN
XÁC ĐỊNH DỮ LIỆU NGUYÊN (DLN) 
VÀ DỮ LIỆU DẪN XUẤT (DLDX)
TRỢ GIÚP.
BÀI GIẢI MẪU
LƯU ĐỒ MÔ TẢ THỨ TỰ CÁC BƯỚC THỰC HIỆN KHI LÀM BÀI TẬP:
DL nguyên và dữ liệu dẫn xuất(DLDX)
DỮ LIỆU VÀO
Xử lý 1
TRỢ GIÚP
Kết thúc
Kết quả 1
Kết quả n
Kết quả i
Xử lý >= n
Xử lý i 
PHÂN TÍCH DỮ LIỆU BÀI TOÁN
Dữ liệu là số liệu, quy tắc, định nghĩa, định lý, khái niệm... của đề cho.
Người làm bài phải đọc hiểu đầy đủ và phân loại dữ liệu là thông tin cần, đủ hay thông tin có liên quan...
Người làm bài phải định hướng được và viết tóm tắc giả thiết, yêu cầu của bài tập ở mức tối thiểu–gọn nhất !
Bước này rất quan trọng, quyết định tốc độ, sự thành công ở mức nào là phụ thuộc vào bước này.
DỮ LIỆU DẪN XUẤT (DLDX)
DLDX là kết quả có được nhờ suy luận, nhớ lại, truy xuất từ lý thuyết học sinh đã học.
DLDX có thể là số liệu, công thức, quy tắc, định nghĩa... có hoặc không có ghi trên đề bài.
Kết quả có được DLDX là phụ thuộc vào khả năng đọc hiểu, tri nhớ, suy luận của người học. Đây là bước khó nhất, nhưng vẫn rèn luyện được nhờ trợ giúp, hướng dẫn, gợi ý của thầy cô hoặc tài liệu dạng này!( xem phần trợ giúp)
Phân biệt dữ liệu nguyên với dữ liệu dẫn xuất:
DL nguyên
DL dẫn xuất
Là dữ liệu cung cấp đủ thông tin để giải quyết bài toán, có ghi trong đề bài;
Nếu chỉ có dữ liệu nguyên thì học sinh yếu, trung bình sẽ rất khó khăn khi bắt tay làm bài tập, dễ dẫn đến chán nản và bỏ cuộc!
Là dữ liệu có hoặc không ghi trong đề bài;
Là dữ liệu có được sau khi suy luận, liên hệ, tri nhớ lại; là kết quả tổng hợp, chắc chắn đủ để giải quyết nhanh và có kết quả đúng yêu cầu bài toán.
Đến đây học sinh đã thấy được phương hướng, cách tính toán để về đến đích. Có thể xem bước này là đã đạt được 75% vấn đề đặt ra, còn 25% phụ thuộc vào tính toán chính xác và khả năng toán học của từng em!
C. BẠN CẦN TRỢ GIÚP NHỮNG GÌ?
KHÁI NIỆM CHĂNG? (giải thích từ ngữ bạn đã học ở phần nào?)
CÔNG THỨC Ở ĐÂU?( công thức bạn có nắm chắc không, đã vận dụng chưa, thuộc bài nào?)
QUY TẮC NÀO ÁP DỤNG CHO BÀI NÀY? ( bài tập mẫu bạn đã tham khảo chưa, cô giáo, thầy giáo đã hướng dẫn cho bạn ở tiết nào?)
CÁC DỮ LIỆU CÓ ĐỦ CHƯA? CHÚNG CÓ LIÊN HỆ GÌ VỚI NHAU?(bạn đã hiểu đề và viết được giả thiết yêu cầu bài tập nếu đã qua các bước tuần tự)
BẠN ĐÃ CÓ NHÁP CHƯA? MÁY TÍNH CỦA BẠN Ở ĐÂU?(bạn có máy tính khá đầy đủ chức năng, đã sử dụng hết tính năng của máy chưa? Đừng nghe lời dèm pha bậy bạ về máy tính bạn nhé!)
Một số công thức dành cho học sinh lớp 12 ở môn sinh học:
Tt
Công thức
Chú thích
1
Mối liên hệ các loại nuclêôtit trong ADN và ARNm:
A = T; G = X.
 Ng =A + T + G + X= 2A + 2G = 2T + 2X.
A = T = A1 + A2 =T1 +T2 = A1 +T1 =A2 +T2.
G = X = G1 + G2 =X1 +X2 = G1 +X1 =G2 +X2.
Um=A1=T2; Am=T1=A2; Gm=X1=G2; Xm=G1=X2.
Um+Am = A1+T1; Gm+Xm = G1+X1.
Um,Am,Gm,Xm ribônu của ARNm (thông tin).
A1,T1,G1,X1 các Nu mạch gốc của gen(ADN);
A,T,G,X: số lượng mỗi loại Nu;
2
Công thức liên hệ tỉ lệ % giữa các Nu trong ADN và ARNm:
7. 2(%A1) =2(%T2) =%Um; 2(%T1)=2(%A2) = %Am.
2(%G1) =2(%X2) =%Xm; 2(%X1)=2(%G2)= %Gm.
%A=%T=(%Am+%Um)/2;%G =%X=(%Gm+%Xm)/2
3
Tính chiều dài của gen khi biết các yếu tố của ADN, ARNm, prôtêin.
Lg =(Ng/2) x 3.4Ao;
Lg =Mg/(300 x 2) x 3.4Ao; 
Lg =(A+G) x 3.4Ao = Lg =(T+X) x 3.4Ao .
Lg = CKx x 34 Ao ;
Lg = {(LKht /2 ) +1} x 3.4 Ao.
Lg, Mg: Chiều dài, khối lượng của gen;
CKx: Chu kỳ xoắn của ADN;
LKht: Liên kết hóa trị.
4
Biết số liên kết hyđrô giữa hai mạch gen
 LHhđ (liên kết hyđrô) = 2A+3G = 2T+3X;
LKhđ : Liên kết hyđrô;
5
Biết thành phần, các yếu tố tham gia tái bản:
 (2k – 1) x N = Ncc;
 Lg = {(Ncc)/(2k -1 )} x 3.4 Ao.
 Còn nhiều công thức dẫn xuất HS tự suy luận hay sưu tầm tiếp tục!
k:Số lần phiên mã, dịch mã...
Ncc: Nu do môi trường nội bào cung cấp;
6
Khi biết các đại lượng tạo nên cấu trúc ARNm:
 Lg= Nur x 3.4Ao;
 Lg = (LKhtARNm + 1) x 3.4 Ao;
 Ng = (LKhtARNm + 1) x 2 (Nu);
 Ng = (Nur_mtcc /k ) x 2 (Nu);
Ng: Tổng số Nu của gen;
Nur : Nu của ARNm;
Nrm : Ribônu mới;
k:Số lần phiên mã, dịch mã
7
Biết thành phần tham gia dịch mã (tổng hợp prôtêin)
Ng = (Aam +2) x 3 x 2 (Nu);
Lg = (Aam +2) x 3 x 3.4 Ao ;
 Lg = {(Mpr /110) +2 } x 3 x 3.4Ao ;
 Lg = {( LKpet +1) +2)} x3 x 3.4 Ao .
Aam: Axit amin;
Mp: Khối lượng prôtêin;
LKpep: Liên kết peptit;
8
Biết số lần tái bản, phiên mã, dịch mã cho sản phẩm prôtêin :
 Cứ một lần tái bản thì cho 2 ADN => k lần tái bản cho 2k ADN; chỉ có (2k -1) ADN hoàn toàn mới.
Một lần phiên mã cho 1 ARNm k lần thì cho k ARNm;
Mỗi ribôxôm dịch mã 1 lần cho 1 prôtêin.
Còn có các công thức tính vận tốc trượt khác HS sưu tầm thêm hoặc tự suy luận!
N: Số lượng;
9
Đổi đơn vị tính:
1. Ao = 1/10 nm; 
1 nm = 10-3 µm; => 7. 1Ao =10-4 µm
1 µm = 10-3 mm; => 8. 1Ao = 10-7 mm
1 nm = 10-6 mm;
1 Nu = 300 đvc.
1 Axam =110 đvc.
đvc : Đơn vị các bon;
D. BÀI TẬP MẪU
1. Một phân tử ADN chứa 650000 nu clê ôtít lọai X, số nuclêôtit loại T bằng hai lần nuclêôtit loại X.
	a.Tính chiều dài ADN ra µm?
	b. Khi phân tử ADN tự nhân đôi đòi hỏi môi trường nội bào cung cấp bao nhiêu nuclêôtit mỗi loại?
Hướng dẫn làm:
Bạn đã đọc và hiểu đề bài chưa?
Biết T ta có suy ra A không?
Nhân đôi có phải là tái bản không?
Biết X có biết được G không?
Kết quả của bạn:
G=X= 650000; =>A=T= 2 x 650000 =1300000 (Nu)
N= 2 x (650000 +1300000) ‘Nu’ => N/2 = 1950000 (Nu)=> Lg = 1950000 x 3.4 Ao x 10-4 (µm) = 663 (µm).
A=T = 1300000 (Nu); G=X= 650000(Nu).
2. Một gen có tổng số liên kết hyđrô giữa các cặp nuclêôtit bổ sung là 3600, tổng số liên kết hóa trị giữa các nuclêôtit của gen 2998.
Tìm số lượng nuclêôtít mỗi loại của gen?
Chiều dài của gen?
Số lượng liên kết hóa trị của ARNm tổng hợp ra từ gen nói trên?
Số axit amin của prôtêin hoàn chỉnh?
Hướng dẫn làm:
Bạn đã đọc và hiểu đề bài chưa?
Biết tổng số = (2A+2G) +2 =2998+2 (Nu)
 Có 2A+ 3G = 3600(LKhđ) ;
Kết quả của bạn:
=>X=G= 600 (Nu); A=T= 900(Nu);
Lg= (3000/2) x 3.4Ao = 5100 Ao ;
Số LKht trong ARNm = 3000/2 -1 = 1499 ‘LK’.
Số Axam = 3000/(2 x 3) -2 = 498 Axam 
3. Thế hệ ban đầu có 2 cá thể mang kiểu gen aa và 1 cá thể mang kiểu gen Aa. Cho ba cá thể trên tự thụ liên tiếp 3 thế hệ, thế hệ thứ 	IV cho ngẫu phối: ( Biết A là hoa đỏ > a là hoa trắng)
Xác định cấu trúc di truyền của thế hệ thứ IV?
Tính tỉ lệ kiểu hình của quần thể ở thời điểm ấy?
Hướng dẫn làm :
Bạn đã đọc và hiểu đề bài chưa?
Thế nào là tự phối ?
Thế nào là ngẫu phối?
Để thuận tiện, không nhầm lẫn ta dùng table
Thế hệ 
Cá thể (aa)
Cá thể (aa)
Cá thể (Aa)
I
1/3 (aa)
1/3 (aa)
1/3{0.25AA: 0.5Aa:0.25aa}
II
1/3 (aa)
1/3 (aa)
0.25AA: 0.5Aa:0.25aa
III
1/3(aa)
1/3(aa)
0.25AA: 0.5Aa:0.25aa
IV
2/3(aa)
1/3{1/3 -(1/2)3} /2AA=7/48
1/3(1/2)3 Aa=2/48 ?
1/3{1/3 -(1/2)3} /2AA=7/48
 Giai đoạn tự thụ:
Giai đoạn ngẫu phối:{7 x 2 +2}/(48 x 2 ) = 0,1667=fA; fa=(1- 0,1667)=0,8333;
Giao tử
0.1667A
0.8333a
0.1667A
0.1889AA
0.1389Aa
0.8333a
0.1389Aa
0.6943aa
Kiểu hình: hoa (đỏ 0.3055: hoa trắng 0.6945)
4. Tổng nhiệt hữu hiệu các giai đoạn biến thái của loài sâu A_ăn lá ở một địa phương như sau:
	Trứng: 65o/ngày; sâu non 311o/ngày; nhộng 188o/ ngày; bướm 28,3o/ngày. Ngưỡng phát triển của sâu A là: 10oC, nhiệt độ 	trung bình của địa phương là 23,6oC.
Xác định thời gian phát triển của mỗi giai đoạn ?
Xác định số thế hệ của loài sâu A (có thể) trong năm ở địa phương nói trên?
Bạn đã đọc và hiểu đề bài chưa?
Nhiệt hữu hiệu?
Nhiệt độ ngưỡng phát triển?
Công thức : S = (T - C) x D ?
=>D = S/(T-C) ?
1.	a.Giai đoạn trứng: D= 56/(23,6-10) = 4 ngày;
b.Giai đoạn sâu non: 311/(23,6-10) = 22 ngày;
c.Giai đoạn nhộng : 188/(23,6-10) =14 ngày;
d.Giai đoạn bướm : 28,3/(23,6-10) = 2 ngày.
Tổng nhiệt hữu hiệu của một vòng đời sâu A là: VĐ = 56+311+188+28,3 =583 độ/ngày;
Tổng nhiệt môi trường có ý nghĩa phát triển của địa phương là: NMT= (23,6-10) x 365 ngày =4964 độ/ngày.
Số thế hệ trên năm của loài sâu A: 4964/583 = 8 thế hệ; mỗi thế hệ mất 4+22+14+2 = 42 ngày;
Khi phát hiện trứng sâu rộ, khoảng ngày thứ 2 trong chu kỳ, cộng 3 ngày sau là có sâu non tuổi I, lúc này diệt sâu là tốt nhất = 26/03/2008 + 5 ngày = 31/03/2008 (L1). Cách sau đó 42 ngày là L2, +42 ngày L3, ... +42 ngày L7 (Khi có phát hiện trứng hay sâu non!)
Nếu điều tra thấy trứng xuất hiện rộ vào ngày 26 tháng 3 năm 2008, hãy dự đoán những ngày dùng thuốc trừ sâu tốt nhất trong năm đó? 
Hướng dẫn làm :
PHẦN III
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
KẾT LUẬN:
Là giáo viên, là phụ huynh chúng tôi thấy đến lúc phải nói thẳng nói thật với học sinh THPT rằng: “giải bài tập là chế biến dữ liệu đã biết để có được thông tin cần biết”. Không có gì là “ bí quyết” hay “nghệ thuật” !?
Hãy so sánh kết quả tự học tự rèn có sự trợ giúp với việc đi chép bài của người khác về học thuộc cách nào tốt hơn ? Lý do vì sao?
Tổ chức học sinh học tập tích cực là mong muốn của phần lớn giáo viên, phụ huynh tiến bộ hiện nay !
KIẾN NGHỊ:
 Đối với giáo viên: Nên tận dụng tốt tiết bài tập, ôn tập, luyện tập truyền đạt phương pháp tự giải quyết vấn đề này cho học sinh đáng thương và đáng yêu của mình.
Có thể nâng cấp lên cho các phần khác : “quy luật di truyền” “di truyền quần thể” “sinh thái học” ... để có được tài liệu hoàn thiện đầy đủ hơn!
Đối với học sinh: Hãy tự tin lên, “mỗi thầy cô giáo hôm nay là một học sinh trước kia”? Các em đã học phần di truyền học ở người “nhân cách của một HSTH là kết quả của kiểu gen tương tác với môi trường”. Ở đây kiểu gen của cá nhân có khiêm tốn đôi chút thì còn môi trường, sự giúp đỡ của bạn bè và cố vấn của thầy cô !
Lời cảm ơn:
	Chắc chắn tài liệu vẫn còn nhiều thiếu sót, rất mong sự góp ý quý giá của đồng nghiêp và học sinh để TL hoàn thiên hơn! Xin chân thành gửi lời cảm ơn đến bạn đọc.
E. DANH MỤC VÀ TÀI LIỆU THAM KHẢO
tt
Mục
Số trang
1
BÀI TẬP DI TRUYỀN (Nguyễn Minh Công- Vũ Đức Lưu- Lê Đình Trung) nxb Giáo Dục 1997
160
2
NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH PASCAL (Quách Tuấn Ngọc) Tr ĐHBK Hà Nội .1993
174
3
SINH THÁI HỌC NÔNG NGHIỆP (Đào Thế Tuấn –Trần Thị Nhung) nxb Giáo Dục.(1992-1996)
157
4
PHÁT TRIỂN TÍNH TÍCH CỰC,TỰ LỰC CỦA HỌC SINH TRONG QUÁ TRÌNH DẠY HỌC (PGS-PTS. Nguyễn Ngọc Bảo) Bộ giáo dục BDTX (1993-1996)
74
5
CÔNG NGHỆ DẠY HỌC VỚI QUÁ TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC (PGS. Lê Khánh Bằng) Bộ giáo dục BDTX (1993-1996)
74
6
SINH HỌC 12 & BÀI TẬP SINH HỌC 12 nxb Giáo Dục 2008.
224
THẨM ĐỊNH CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC :

Tài liệu đính kèm:

  • docgiai bai tap sinh hoc.doc