Đề kiểm tra môn văn học kỳ I - Lớp 12 năm học 2006 - 2007

Đề kiểm tra môn văn học kỳ I - Lớp 12 năm học 2006 - 2007

Câu 1:Văn chương Hồ Chí Minh là:

a. Sự kết hợp sâu sắc tự bên trong mối quan hệ giữa chính trị và văn học.

b. Sự kết hợp sâu sắc tự bên trong mối quan hệ giữa tư tưởng và nghệ thuật.

c. Sự kết hợp sâu sắc tự bên trong mối quan hệ giữa truyền thống và hiện đại.

d. Cả ba ý trên.

Câu 2: Truyện “ Vi hành” của Nguyễn Ai Quốc được đăng trên báo:

a. Nhân đạo

b. Nhn dn.

c. Người cùng khổ

d. ìi sng th thuyưn.

Câu 3: “Giải đi sớm “ của Hồ Chí Minh được sáng tác theo:

a. Thể loại thơ tự do.

b. Thể loại thơ thất ngôn tứ tuyệt.

c. Thể loại thơ thất ngôn bát cú

d. Thể loại thơ thất ngôn tứ tuyệt liên hoàn.

 

doc 4 trang Người đăng haha99 Lượt xem 1233Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra môn văn học kỳ I - Lớp 12 năm học 2006 - 2007", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ KIỂM TRA MÔN VĂN HỌC KỲ I - LỚP 12
NĂM HỌC 2006-2007
Thời gian: 90 phút
PHẦN TỰ LUẬN: ( 7 điểm )
“ Đôi mắt “ là truyện ngắn xuất sắc của nhà văn Nam Cao sau Cách mạng tháng Tám 1945.
Anh ( chị ) hãy phân tích nhân vật văn sĩ Hoàng để làm rõ cách nhìn và thái độ của nhân vật này đối với người nông dân trong cuộc kháng chiến chống Pháp.
PHẦN TRẮC NGHIỆM: ( 3 điểm )
Học sinh khoanh tròn vào phương án được chọn.
Câu 1:Văn chương Hồ Chí Minh là:
Sự kết hợp sâu sắc tự bên trong mối quan hệ giữa chính trị và văn học.
Sự kết hợp sâu sắc tự bên trong mối quan hệ giữa tư tưởng và nghệ thuật.
Sự kết hợp sâu sắc tự bên trong mối quan hệ giữa truyền thống và hiện đại.
Cả ba ý trên.
Câu 2: Truyện “ Vi hành” của Nguyễn Aùi Quốc được đăng trên báo:
Nhân đạo
Nhán dán.
Người cùng khổ
 Âåìi säúng thåü thuyãưn.
Câu 3: “Giải đi sớm “ của Hồ Chí Minh được sáng tác theo:
Thể loại thơ tự do.
Thể loại thơ thất ngôn tứ tuyệt.
Thể loại thơ thất ngôn bát cú
Thể loại thơ thất ngôn tứ tuyệt liên hoàn.
Câu 4: Văn học Việt Nam thời kỳ 1945-1975 có đặc điểm nào nổi bật trong các đặc điểm sau:
Lý tưởng và nội dung yêu nước , yêu chủ nghĩa xã hội.
Mang tính nhân dân sâu sắc.
Có nhiều thành tựu về phát triển thể loại và phong cách tác giả.
Thể hiện tinh thần nhân đạo sâu sắc.
Câu 5: Vẻ đẹp của người lính Tây Tiến trong bài thơ cùng tên của Quang Dũng là:
Lãng mạn-hào hoa.
Anh hùng.
Bi tráng.
Tất cả vẻ đẹp trên.
Câu 6: Quê hương Kinh Bắc-bên kia sông Đuống của Hoàng Cầm hiện lên độc đáo nhất là hình ảnh nào trong các hình ảnh dưới đây:
Hình ảnh con sông Đuống.
Hình ảnh “những cô hàng xén răng đen“.
Hình ảnh “lúa nếp thơm nồng, tranh Đông Hồ ”.
Hình ảnh “mẹ già nua còm cõi gánh hàng rong”.
Câu 7: Bài thơ “ Tiếng hát con tàu “ của Chế Lan Lan Viên được rút trong tập thơ nào:
Điêu tàn.
Aùnh sáng và phù sa.
Hoa ngày thường, chim báo bão.
Những bài thơ đánh giặc.
Câu 8: Câu nói: “ ai giàu ba họ, ai khó ba đời ? “ là lời của nhân vật nào trong truyện ngắn “ Vợ nhặt “ của Kim Lân:
Bà cụ Tứ.
Tràng.
Người “ vợ nhặt “.
Người dân ngụ cư.
Câu 9: Câu thơ “ Bỗng bồn chồn nhớ mắt người yêu “ được trích trong bài thơ nào:
Tây Tiến của Quang Dũng.
Bên kia sông Đuống của Hoàng Cầm.
Đất nước của Nguyễn Đình Thi.
Tâm tư trong tù của Tố Hữu.
Câu 10: Trong đêm tình mùa xuân, tiếng sáo rủ bạn tình được Tô Hoài miêu tả mấy lần trong truyện ngắn “ Vợ chồng A Phủ “:
4 lần.
5 lần.
6 lần.
7 lần.
Câu 11: Có một nhân vật được nhà văn nhận xét: “ thuộc loại người gặp một lần có thể nhớ mãi, rất dễ phân biệt với những chị em khác”. Đó là nhân vật nào trong tác phẩm nào:
Vợ của văn sĩ Hoàng – Đôi mắt.
Người vợ nhặt – Vợ nhặt.
Mỵ – Vợ chồng A Phủ.
Đào – Mùa lạc
 Câu 12: Giải thích nào sau chưa chính xác về hình ảnh “ Con tàu” trong bài thơ “ Tiếng hát con tàu” của Chế Lan Viên:
Hình ảnh thực về con tàu đi lên Tây Bắc.
Biểu tượng cho sự ra đi thật nhanh hướng về phía trước.
Con tàu là tấm lòng của tác giả với khát vọng đến với nhân dân, đất nước, đến với ngọn nguồn cảm hứng sáng tác
Ý b và c.
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN VĂN LỚP 12
HỌC KỲ I - NĂM HỌC 2006-2007
I.PHẦN TỰ LUẬN: ( 7 Điểm )
1.Yêu cầu về kỹ năng:
-Học sinh nắm vững kiểu bài phân tích nhân vật văn học, biết chọn lọc các sự kiện, chi tiết để làm sáng tỏ vấn đề.
-Kết cấu bài làm rõ ràng, chật chẽ, mạch lạc; lý lẽ, dẫn chứng kết hợp hài hòa. Diễn đạt trong sáng, cảm xúc.
2.Yêu cầu về kiến thức:
Học sinh trình bày được các ý sau:
a.Cách nhìn của nhân vật Hoàng đối với quần chúng nhân dân:
+Hoàng nhìn quần chúng không phải bằng con mắt thù địch mà có những nét chấp nhận được như thẳng thắn bộc lộ quan điểm ( tuy là quan điểm sai ); ngưỡng mộ lãnh tụ chân thành song phiến diện.
+Tuy nhiên,chỗ yếu nhất của Hoàng chính là vấn đề ‘đôi mắt” luôn nhìn đời, nhìn người từ một phía “ anh chỉ quen nhìn đời, nhìn người một phía thôi”.
+Dưới “ đôi mắt” lệch lạc ấy, người nông dân hiện lên toàn là những người “ vừa ngố, vừa nhặng xị”, hầu hết đều “ ngu độn, lỗ mãng, ích kỷ, tham lam, bần tiện cả”.
b.Thái độ của văn sĩ Hoàng đối với quần chúng nhân dân:
+Xuất phát từ “ đôi mắt” thiếu thiện cảm đối với người nông dân, Hoàng chỉ nhìn thấy nhược điểm của họ, thậm chí còn cường điệu, hài hước hóa những nhược điểm đó” Nỗi khinh bỉ của anh phì cả ra ngoàiMũi anh nhăn lại như ngửi thấy mùi xác thối”.
+Hoàng không chỉ khinh bỉ dè bĩu người nông dân mà thậm chí anh ta còn tỏ ra hằn học, tức tối đến “ không chịu được”, gọi nông dân với những đại từ giễu cợt, mỉa mai “ mấy ông, mấy bà, mấy cha, mấy bốthằng chủ tịch”
+Vì vậy, Hoàng không tin vào khả năng làm cách mạng của người nông dân và sức mạnh của quần chúng-lực lượng chủ yếu của cuộc kháng chiến chống Pháp đến thành công mà chỉ tin vào tài năng xoay chuyển thần thánh của Cụ Hồ.
+Đi tản cư cùng vợ con vùng tự do nông thôn mà gia đình Hoàng vẫn sống tách biệt, lạc lõng với nông dân: kín cổng cao tường, nuôi chó Tây, đọc truyện Tàu, không giao lưu với nông dân, không hợp tác với chính quyền địa phương để dạy bình dân học vụ, chỉ giao lưu với đám trí thức cặn bã.
c.Nguyên nhân cách nhìn và thái độ của văn sĩ Hoàng đối với người nông dân:
 	Văn sĩ Hoàng vì thiếu sự gắn bó, gần gũi với nhân dân, không hòa mình vào cuộc kháng chiến của dân tộc nên “ đôi mắt “ của anh là đôi mắt của một kẻ ích kỷ, của một kẻ “bề trên nhìn xuống “, tất yếu “ không chịu được “ người nhà quê, không hợp tác với kháng chiến. Qua văn sĩ Hoàng, Nam Cao muốn khẳng định :“ Con người muốn sống và hành động đúng phải cần có “ đôi mắt “ trong sáng, giàu tình thương để nhìn đời và nhìn người cho toàn diện, sâu sắc. “ 
3.Biểu điểm:
+ Điểm 7: Bài làm đáp ứng được các yêu cầu trên, biết chọn và khai thác đẫn chứng tiêu biểu khi phân tích nhân vật Hoàng. Hành văn trôi chảy, có cảm xúc; kết cấu chặt chẽ, rõ ràng.
+ Điểm: 5-6: Đáp ứng hầu hết các yêu cầu về kiến thức. Biết khai thác và phân tích các dẫn chứng để phân tích nhân vật. Kết cấu rõ ràng, hợp lý. Mắc vài lỗi nhỏ về diễn đạt.
+ Điểm: 3-4: Đáp ứng nửa số ý. Hành văn rõ ý. Kết cấu bài văn rõ ràng. Mắc một số lỗi về diễn đạt.
+ Điểm 1-2: Nội dung sơ sài. Hành văn lủng củng. Mắc nhiều lỗi về diễn dạt.
+ Điểm 0: Bài làm lạc đề hoặc bỏ giấy trắng.
Ghi chú: Giám khảo vận dụng linh hoạt biểu điểm trong khi chấm bài của thí sinh.
II.PHẦN TRẮC NGHIỆM : ( 3 điểm )
	 Mỗi câu cho 0,25 điểm
Câu 1: d	Câu 7: b
Câu 2: a	Câu 8: a
Câu 3: d	Câu 9: c
Câu 4: a	Câu 10: c
Câu 5: d	Câu 11: d
Câu 6: c	Câu 12: a

Tài liệu đính kèm:

  • doc0607_Van12_hk1_BCKPC.doc