Đề kiểm tra lần 1 (chương I di truyền học) lớp 12 cơ bản

Đề kiểm tra lần 1 (chương I di truyền học) lớp 12 cơ bản

Câu 1. Gen là

A. một đoạn ADN chứa thông tin mã hoá cho một sản phẩm xác định ( prôtêin hay ARN).

B. một đoạn ADN chứa ba vùng: khởi đầu, mã hoá, kết thúc.

C. một đoạn chứa các nuclêôtit.

D. một phân tử ADN xác định.

Câu 2. Dãy sắp xếp đều là các bazơ nitơ có trong ADN là

A. A, U, G, X.

B. A, T, G, X.

C. A, T, G.

D. A, T, X.

 

doc 6 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1451Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra lần 1 (chương I di truyền học) lớp 12 cơ bản", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TTGDTX PHÚ LỘC
ĐỀ KIỂM TRA LẦN 1 ( CHƯƠNG I DI TRUYỀN HỌC)
LỚP 12 CB
Số câu trắc nghiệm : 40.
 Thời gian làm bài : 60 phút 
 Mã đề thi 146
Họ, tên thí sinh :......................................................... 
Số báo danh :......................................................... 
Câu 1. Gen là
một đoạn ADN chứa thông tin mã hoá cho một sản phẩm xác định ( prôtêin hay ARN).
một đoạn ADN chứa ba vùng: khởi đầu, mã hoá, kết thúc.
một đoạn chứa các nuclêôtit.
một phân tử ADN xác định.
Câu 2. Dãy sắp xếp đều là các bazơ nitơ có trong ADN là
 A, U, G, X.
 A, T, G, X.
 A, T, G.
 A, T, X.
Câu 3. Đơn phân của ADN là
ribônuclêôtit.
nuclêôxôm.
axit amin.
nuclêôtit.
Câu 4. Mã di truyền là
một tập hợp các bộ ba nuclêôtit để mã hoá các axit amin.
một bộ ba các nuclêôtit.
một tập hợp gồm có 64 bộ ba nuclêôtit.
trình tự sắp xếp các nuclêôtit trong gen quy định trình tự sắp xếp các axit amin trong prôtêin.
Câu 5. Bộ ba mở đầu với chức năng quy định khởi đầu dịch mã và quy định mã hoá axit amin mêtiônin là
A. AUU.
AUA.
AUG.
AUX.
Câu 6. Phát biểu nào là đúng khi nói về sự tự nhân đôi của ADN ( tái bản ADN) ?
Sự tự nhân đôi của ADN diễn ra trong tế bào ở kì giữa của quá trình phân bào.
Sau một lần tự nhân đôi, từ một phân tử ADN hình thành nên 2 phân tử ADN giống nhau, trong đó 1 phân tử ADN có hai mạch được tổng hợp mới hoàn toàn.
Mạch ADN mới được tổng hợp liên tục theo chiều 3’ – 5’.
Cơ chế tự nhân đôi ADN diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo tồn.
Câu 7. Một đoạn ADN có chiều dài 5100A0, khi tự nhân đôi 1 lần, môi trường nội bào cần cung cấp 
2500 nuclêôtit.	B. 3000 nuclêôtit.	C. 1500 nuclêôtit.	D. 2000 nuclêôtit.
Câu 8. Trong phiên mã, mạch ADN được dùng để làm khuôn để tổng hợp ARN là
cả 2 mạch ADN.
mạch theo chiều 3’-5’.
mạch theo chiều 5’-3’.
tuỳ theo điều kiện môi trường, khi thì dùng mạch theo chiều 3’-5’, khi thì dùng mạch 5’-3’.
Câu 9. Chức năng của tARN là
vận chuyển axit amin.
truyền thông di truyền.
cấu tạo ribôxoom.
lưu giữ thông tin di truyền.
Câu 10. Enzim xúc tác cho quá trình tổng hợp ARN là
ADN pôlimeraza.
ligaza.
amilaza.
ARN pôlimeraza.
Câu 11.Một đoạn gen có trình tự các nuclêôtit như sau :	
3’ XGA GAA TTT XGA 5’ ( mạch mã gốc)
5’ GXT XTT AAA GXT 3’
Trình tự ribônuclêôtit trong mARN được phiên mã là
XGA GAA UUU XGA.
UXG UUU AAG AAX.
GXU XUU AAA GXU.
AGX UUU AAG AGX.
Câu 12. Ở sinh vật, các côđon không mã hoá axit amin nào và quy định tín hiệu kết thúc quá trình dịch mã là
AUA, UAA, UXG.
AAU, GAU, UXA.
UAA, UAG, UGA.
XUG, AXG, GUA.
Câu 13. Phát biểu nào sau đây đúng trong phần mã di truyền, phiên mã, dịch mã ?
Một bộ ba mã di truyền có thể mã hoá cho một số axit amin.
Trong phân tử ARN có chứa đường C5H10O5 và các bazơ nitơ A, T, G, X.
Ở sinh vật nhân chuẩn, axit amin mở đầu chuổi pôlipeptit sẽ được tổng hợp là mêtiônin.
Phân tử tARN và rARN có cấu trúc mạch đơn, phân tử mARN có cấu trúc mạch kép.
Câu 14. Cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử của sinh vật được tóm tắt theo sơ đồ
	 A. Gen ® tính trạng ® ARN ® protein	
	B. Gen ® ARN ® tính trạng ® protein.
	 C. Gen ® protein ® ARN ® tính trạng.
	 D. Gen ® ARN ® protein ® tính trạng.
Câu 15. Cơ sở vật chất chủ yếu của sự sống là
ADN và ARN.
prôtêin.
prôtêin và axit nuclêic.
axit nuclêic.
Câu 16. Trong cơ chế điều hoà biểu hiện gen ở sinh vật nhân sơ, vai trò của gen điều hoà là
mang thông tin cho tổng hợp prôtêin ức chế tác động lên gen vận hành.
nơi gắn của prôtêin ức chế để cản trở hoạt động của enzim phiên mã.
mang thông tin tổng hợp prôtêin ức chế tác động lên vùng khởi đầu.
nơi tiếp xúc với enzim ARN pôlimeraza.
Câu 17. Điều hoà hoạt động gen ở sinh vật nhân sơ chủ yếu diễn ra ở giai đoạn
phiên mã.
dịch mã.
điều hoà sau dịch mã.
phiên mã và dịch mã.
Câu 18. Đột biến gen là những biến đổi
nhỏ trong cấu trúc của gen, liên quan đến một hay một số cặp nuclêôtit.
xảy ra suốt chiều dài của phân tử ADN.
nhỏ trong cấu trúc của ADN, liên quan đến một số nhiễm sắc thể.
xảy ra trong cấu trúc của nhiễm sắc thể, có thể mất đoạn, đảo đoạn hay chuyển đoạn.
Câu 19.Những dạng đột biến gen nào sau đây không làm thay đổi tổng số nuclêôtit và số liên kết hidro so với gen ban đầu ?
Mất một cặp nuclêôtit và thay thế một cặp nuclêôtit có cùng số liên kết hidro.
Thay thế một cặp và thêm một cặp nuclêôtit.
Mất một cặp nuclêôtit và đảo vị trí một cặp nuclêôtit.
Đảo vị trí một cặp nuclêôtit và thay thế một cặp nuclêôtit có cùng số liên kết hidro.
Câu 20. Loại hoá chất có tác dụng gây đột biến gen làm thay thế T, biến đổi cặp A - T thành cặp G - X là
	 A. etilmetal sunfonat (EMS).
	 B. cônxixin.
	 C. 5-brôm-uraxin (5BU) và etilmetal sunfonat (EMS).
D. 5-brôm-uraxin (5BU).
Câu 21. Một gen sau khi bị đột biến có chiều dài không đổi nhưng tăng thêm một liên kết hidro. Gen này bị đột biến thuộc dạng
 mất một cặp A – T.
 thêm một cặp A – T.
 thay thế một cặp G – X bằng một cặp A – T.
 thay thế một cặp A – T bằng G – X.
Câu 22. Một gen cấu trúc bị đột biến mất đi một bộ ba nuclêôtit mã hoá cho một axit amin. Chuỗi pôlipeptit do gen này mã hoá có thể
mất một axit amin.
có số lượng axit amin không thay đổi.
thay thế một axit amin này bằng một axit amin khác.
thêm vào một axit amin.
Câu 23. Sơ đồ biểu thị các mức xoắn từ đơn giản đến phức tạp của nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân chuẩn là 
	 A. phân tử ADN ® sợi cơ bản ® sợi nhiễm sắc ® crômatit ® nhiễm sắc thể.
 crômatit ® phân tử ADN ® sợi nhiễm sắc ® sợi cơ bản ® nhiễm sắc thể
 phân tử ADN ® crômatit ® sợi cơ bản ® sợi nhiễm sắc ® nhiễm sắc thể. 
 phân tử ADN ® sợi nhiễm sắc ® sợi cơ bản ® crômatit ® nhiễm sắc thể.
Câu 24. Ở các loài sinh vật có hình thức sinh sản hữu tính, bộ nhiễm sắc thể ổn định và duy trì không đổi qua các thế hệ là nhờ quá trình
 giảm phân.
 nguyên phân, giảm phân và thụ tinh.
 nguyên phân.
 thụ tinh.
Câu 25. Trong các dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể, dạng làm cho số lượng vật chất di truyền không thay đổi là
 chuyển đoạn.
 lặp đoạn.
 đảo đoạn.
 mất đoạn.
Câu 26. Loại đột biến nào sau đây làm giảm số lượng gen trên một nhiễm sắc thể?
Mất đoạn nhiễm sắc thể.
Lặp đoạn nhiễm sắc thể.
Đảo đoạn ngoài tâm động.
Đảo đoạn gồm tâm động.
Câu 27. Đột biến mất đoạn dài nhiễm sắc thể có thể gây chết do
mất cân bằng của bộ gen.
làm thay đổi cấu trúc mạch pôlipeptit.
nhiễm sắc thể mất quá nhiều nuclêôtit.
nhiễm sắc thể mất quá nhiều gen.
Câu 28. Hậu quả của đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể là
đẩy nhanh sự tiến hoá của sinh vật.
làm cho sinh vật khó thích nghi, dễ bị diệt vong.
làm thay đổi kích thước nhiễm sắc thể, ảnh hưởng lớn đến sức sống của sinh vật.
không làm thay đổi kích thước nhiễm sắc thể, nhưng làm thay đổi trình tự gen trên đó, thường ít ảnh hưởng đến sức sống.
Câu 29. Đột biến mất đoạn nhiễm sắc thể thường gây hậu quả
mất khả năng sinh sản của sinh vật.
tăng cường biểu hiện tính trạng.
giảm cường độ biểu hiện tính trạng.
giảm sức sống hoặc làm chết sinh vật.
Câu 30. Ở người, bệnh ung thư máu ác tính được phát hiện là do đột biến
mất đoạn nhiễm sắc thể 23.
lặp đoạn nhiễm sắc thể 20.
lặp đoạn nhiễm sắc thể 22.
mất một phần vai dài nhiễm sắc thể 22.
Câu 31. Dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể ở đại mạch làm tăng hoạt tính của enzim amilaza là
đảo đoạn.
chuyển đoạn.
mất đoạn.
lặp đoạn.
Câu 32. Cơ sở vật chất của hiện tượng di truyền ở cấp độ tế bào là
ARN.
prôtêin.
nhiễm sắc thể.
ADN.
Câu 33. Một nhiễm sắc thể của một loài mang nhóm gen theo thứ tự là MNOPQRS, nhưng ở một cá thể trong loài người ta phát hiện nhiễm sắc thể đó mang nhóm gen là MNQPORS. Đây là loại đột biến
	A. lặp đoạn nhiễm sắc thể.	B. mất đoạn nhiễm sắc thể.	
	C. gen.	D. đảo đoạn nhiễm sắc thể.
Câu 34. Cơ chế phát sinh đột biến số lượng nhiễm sắc thể là do
quá trình tiếp hợp và trao đổi chéo của nhiễm sắc thể bị rối loạn.
quá trình tự nhân đôi nhiễm sắc thể bị rối loạn.
sự phân li không bình thường của một hay nhiều cặp nhiễm sắc thể ở kì sau của quá trình phân bào.
cấu trúc nhiễm sắc thể bị phá vỡ.
Câu 35. Nếu bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của một loài 2n = 14 thì số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào sinh dưỡng ở thể ba, thể một, thể không của loài đó lần lượt là
	A. 15; 12; 13.	B. 13; 15; 12.	C. 15; 13; 12.	D. 13; 12; 15.
Câu 36. Một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể 2n = 14. Số thể ba tối đa có thể phát sinh ở loài này là
 A. 7.	B. 14.	C. 21.	D. 28.
Câu 37. Hiện tượng tự đa bội là hiện tượng tăng số nhiễm sắc thể đơn bội của loài lên 
hai lần.
nhiều lần.
3n, 5n, 7n... lần.
một số nguyên lần.
Câu 38. Trong nhân tế bào sinh dưỡng của một cơ thể sinh vật có hai bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của hai loài khác nhau, đó là dạng đột biến
thể bốn .
thể dị đa bội.
thể tự đa bội.
thể lệch bội.
Câu 39. Cơ chế tác dụng của cônsixin trong viêc gây đột biến đa bội thể là
	A. cản trở sự hình thành thoi vô sắc.	B. cản trở sự tiếp hợp nhiễm sắc thể.
	C. cản trở sự nhân đôi nhiễm sắc thể.	D. phá vỡ cấu trúc nhiễm sắc thể.
Câu 40. Ở cà chua ( 2n= 24 nhiễm sắc thể), số nhiễm sắc thể ở thể tam bội là
48. B. 25. 	C. 27.	D. 36.	
.............Hết.............
Câu số
Mã đề thi
146
1
A
2
B
3
D
4
D
5
C
6
D
7
B
8
B
9
A
10
D
11
C
12
C
13
C
14
D
15
C
16
A
17
A
18
A
19
D
20
D
21
D
22
A
23
A
24
B
25
C
26
A
27
A
28
D
29
D
30
D
31
D
32
C
33
D
34
C
35
C
36
A
37
D
38
B
39
A
40
D

Tài liệu đính kèm:

  • docKiem tra ChI Di truyen hoc(1).doc