Đề kiểm tra học kỳ II - môn Sinh học - lớp 12

Đề kiểm tra học kỳ II - môn Sinh học - lớp 12

I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ CÁC THÍ SINH: ( 32 câu, từ câu 1 đến câu 32)

Câu 1. Loài ưu thế là

A. loài có tần số xuất hiện và độ phong phú thấp nhất trong quần xã.

B. loài có khả năng kiểm soát và khống chế sự phát triển của của các loài khác, duy trì sự ổn định số lượng loài của quần xã.

C. loài chỉ có ở một quần xã nào đó.

D. loài có số lượng cá thể nhiều, sinh khối lớn hoặc hoạt động của chúng mạnh nên có vai trò quan trọng trong quần xã.

Câu 2. Do hoạt động cạnh tranh trong nội bộ quần xã, những biến động về số lượng và thành phần loài trong quần xã ảnh hưởng đến

A. độ đa dạng, quần thể ưu thế, quần thể đặc trưng. B. diễn thế sinh thái của quần xã.

C. tạo nên diễn thế thứ sinh. D. tạo nên diễn thế nguyên sinh.

 

doc 5 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1259Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ II - môn Sinh học - lớp 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II - NĂM HỌC 2008 – 2009
MÔN SINH HỌC - LỚP 12
THỜI GIAN LÀM BÀI: 60 PHÚT
I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ CÁC THÍ SINH: ( 32 câu, từ câu 1 đến câu 32)
Loài ưu thế là
A. loài có tần số xuất hiện và độ phong phú thấp nhất trong quần xã.
B. loài có khả năng kiểm soát và khống chế sự phát triển của của các loài khác, duy trì sự ổn định số lượng loài của quần xã.
C. loài chỉ có ở một quần xã nào đó. 
D. loài có số lượng cá thể nhiều, sinh khối lớn hoặc hoạt động của chúng mạnh nên có vai trò quan trọng trong quần xã. 
Do hoạt động cạnh tranh trong nội bộ quần xã, những biến động về số lượng và thành phần loài trong quần xã ảnh hưởng đến
A. độ đa dạng, quần thể ưu thế, quần thể đặc trưng. 	B. diễn thế sinh thái của quần xã. 
C. tạo nên diễn thế thứ sinh. 	D. tạo nên diễn thế nguyên sinh.
Sự giống nhau trong phát triển phôi của nhiều loài động vật có xương sống chứng tỏ:
A. các loài có quan hệ họ hàng thân thuộc.	
B. các loài có chung một nguồn gốc.
C. có những đặc điểm sinh học đặc trưng cho thế giới động vật.	
D. chúng có họ hàng gần gũi với nhau và đều được tiến hóa từ một nguồn gốc chung. 
Từ quần thể cây 2n, người ta tạo ra được quần thể cây 4n. Quần thể cây 4n có thể xem là một loài mới vì
A. quần thể cây 4n có sự khác biệt với quần thể cây 4n về số lượng nhiễm sắc thể.
B. quần thể cây 4n không thể giao phấn được với các cây của quần thể cây 2n.
C. quần thể cây 4n giao phấn được với các cây của quần thể cây 2n cho ra cây lai 3n bị bất thụ. 
D. quần thể cây 4n có các đặc điểm hình thái như kích thước các cơ quan sinh dưỡng lớn hơn hẳn các cây của quần thể cây 2n.
Theo Lamac, nguyên nhân khiến hươu cao cổ có cái cổ dài là do
A. kết quả của quá trình chọn lọc tự nhiên.	 	B. ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh.
C. ảnh hưởng của tập quán hoạt động.	D. ảnh hưởng của chế độ dinh dưỡng.
 Hình thức phân bố các cá thể đồng đều trong quần thể có ý nghĩa
A. giúp các cá thể hỗ trợ nhau chống chọi với điều kiện bất lợi của môi trường.
B. giúp các cá thể tận dụng được nhiều nguồn sống của môi trường.
C. giúp giảm sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.
D. giúp các cá thể cạnh tranh gay gắt để giành nguồn sống.
Tháp tuổi của một quần thể có dạng hình nụ hoa, cạnh xiên, đáy hẹp, điều này có ý nghĩa là
A. quần thể ổn định.	B. quần thể bị suy thoái.
C. quần thể tăng trưởng nhanh.	D. quần thể cân bằng.
Theo Đacuyn, cơ chế chính của sự tiến hoá là 
A. sự tích luỹ các biến dị có lợi, đào thải các biến dị có hại dưới tác động của chọn lọc tự nhiên.
B. sự di truyền các đặc tính thu được trong đời cá thể dưới tác dụng của ngoại cảnh
C. sự thay đổi của ngoại cảnh thường xuyên không đồng nhất dẫn đến sự biến đổi dần dà và liên tục của loài
D. sự tích luỹ các đột biến trung tính một cách ngẫu nhiên, không liên quan với tác dụng của chọn lọc tự nhiên. 
Theo quan niệm của thuyết tiến hóa hiện đại, một gen đột biến lặn có hại sẽ
A. bị chọn lọc tự nhiên đào thải khỏi quần thể ngay sau một thế hệ.
B. không bị chọn lọc tự nhiên đào thải hoàn toàn khỏi quần thể. 
C. không bị chọn lọc tự nhiên đào thải.
D. bị chọn lọc tự nhiên đào thải nhanh hơn so với đột biến gen trội có hại.
 Các quần thể trong loài không cách li hoàn toàn với nhau và do vậy giữa các quần thể thường có sự trao đổi các cá thể hoặc các giao tử. Hiện tượng này được gọi là
A. giao phối không ngẫu nhiên.	B. các yếu tố ngẫu nhiên.
C. di – nhập gen.	D. chọn lọc tự nhiên.
 Cơ chế tạo ra trạng thái cân bằng của quần thể là
A. sự thống nhất mối tương quan giữa tỉ lệ sinh sản và tỉ lệ tử vong.
B. tác động của quần thể thù địch trong trường hợp mật độ quần thể tăng quá cao.
C. do dịch bệnh và khan hiếm thức ăn trong trường hợp số lượng cá thể của quần thể tăng quá cao.
D. do giảm bớt hiện tượng cạnh tranh cùng loài trong trường hợp số lượng cá thể của quần thể giảm quá thấp.
 Tiến hóa nhỏ là quá trình
A. biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể dẫn đến sự hình thành loài mới.
B. biến đổi kiểu hình của quần thể dẫn đến sự hình thành loài mới.
C. biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể dẫn đến sự biến đổi kiểu hình.
D. hình thành các nhóm phân loại trên loài. 
 Kết quả của tiến hóa lớn là:
A. hình thành các nhóm phân loại trên loài.	B. hình thành thứ mới.
C. hình thành loài mới.	D. hình thành nòi mới.
 Theo thuyết tiến hóa hiện đại, đơn vị tiến hóa cơ sở ở những loài giao phối là
A. nòi địa lý và nòi sinh thái.	B. cá thể.
C. loài.	D. quần thể.
 Cá rô phi nuôi ở Việt Nam có các giá trị giới hạn dưới và giới hạn trên về nhiệt độ lần lượt là 5,60C và 420C. Khoảng giá trị nhiệt độ từ 5,60C đến 420C được gọi là
A. khoảng gây chết	B. khoảng cực thuận. C. khoảng chống chịu	 D. giới hạn sinh thái.
 Hầu hết các loài đều sử dụng chung mã di truyền. Đây là một trong những bằng chứng chứng tỏ:
A. nguồn gốc thống nhất của sinh giới.	B. mã di truyền có tính thoái hóa.
C. mã di truyền có tính đặc hiệu.	D. thông tin di truyền ở tất cả các loài đều giống nhau.
 Nguồn nguyên liệu sơ cấp của quá trình tiến hóa là 
A. đột biến nhiễm sắc thể.	B. thường biến.
C. biến dị tổ hợp.	D. đột biến gen. 
 Hệ sinh thái nào sau đây có đặc điểm: được cung cấp thêm một phần vật chất và có số lượng loài hạn chế?
A. Hệ sinh thái biển. 	B. Hệ sinh thái nông nghiệp. 
C. Hệ sinh thái thành phố. 	D. Hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới.
 Trong chiều hướng tiến hóa của sinh giới, chiều hướng nào dưới đây là cơ bản nhất?
A. Theo hướng đồng quy tính trạng.	B. Sinh vật ngày càng đa dạng và phong phú.
C. Thích nghi ngày càng hợp lý. 	D. Tổ chức ngày càng cao.
 Sự phát sinh sự sống trên trái đất gồm các giai đoạn theo thứ tự 
A. tiến hóa hóa học, tiến hóa sinh học, tiến hóa tiền sinh học.	
B. tiến hóa hóa học, tiến hóa sinh học.
C. tiến hóa hóa học, tiến hóa tiền sinh học, tiến hóa sinh học. 
D. tiến hóa tiền sinh học, tiến hóa hóa học, tiến hóa sinh học.
 Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về đặc điểm thích nghi?
A. Tất cả các đặc điểm thích nghi của sinh vật chỉ mang tính tương đối.
B. Các đặc điểm thích nghi của sinh vật không thay đổi trước những thay đổi của môi trường sống.
C. Yếu tố có vai trò quyết định trong quá trình hình thành đặc điểm thích nghi của sinh vật là thường biến.
D. Đặc điểm thích nghi chỉ biểu hiện ở thực vật và động vật, không có ở vi sinh vật.
 Lịch sử sự sống trải qua các đại lần lượt là
A. Thái cổ --> Nguyên sinh --> Cổ sinh --> Trung sinh --> Tân sinh.
B. Cổ sinh --> Thái cổ --> Nguyên sinh --> Trung sinh --> Tân sinh.
C. Cổ sinh --> Thái cổ --> Trung sinh --> Nguyên sinh --> Tân sinh.
D. Thái cổ --> Cổ sinh --> Nguyên sinh --> Trung sinh --> Tân sinh. 
 Ổ sinh thái là
A. khu vực sinh sống của sinh vật.	
B. nơi thường gặp của loài.
C. nơi có đầy đủ các yếu tố thuận lợi cho sự tồn tại của sinh vật.	
D. khoảng không gian sinh thái có tất cả các điều kiện quy định cho sự tồn tại, phát triển ổn định lâu dài của loài.
 Đặc điểm nào sau đây không có ở nhóm cây ưa sáng?
A. Thân cây có vỏ dày, màu nhạt.	
B. Lá thường xếp nghiêng.
C. Phiến lá mỏng, ít hoặc không có mô giậu.	
D. Quang hợp đạt mức cao nhất trong môi trường có cường độ chiếu sáng mạnh. 
 Sơ đồ nào sau đây mô tả đúng về một chuỗi thức ăn?
A. Lúa à sâu ăn lá lúa à ếch à rắn à diều hâu.
B. Lúa à ếch à sâu ăn lá lúa à rắn à diều hâu.
C. Lúa à sâu ăn lá lúa à rắn à ếch à diều hâu.
D. Lúa à sâu ăn lá lúa à ếch à diều hâu à rắn.
 Mối quan hệ giữa vi khuẩn nốt sần Rhizobium sống trong rễ cây họ đậu với cây đậu là mối quan hệ
A. kí sinh.	B. cộng sinh.	C. hội sinh.	D. hợp tác.
 Diễn thế sinh thái là quá trình
A. thay thế quần xã này bằng một quần xã khác có thành phần loài đa dạng hơn.
B. biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn, tương ứng với sự biến đổi của môi trường.
C. biến đổi quần xã làm cho thành phần loài bị thay đổi và cuối cùng làm suy thoái quần xã.
D. phát triển của quần xã, kết quả hình thành một quần xã đỉnh cực.
 Mối quan hệ nào sau đây là cạnh tranh khác loài trong quần xã?
A. Cỏ dại với cây trồng. * 	B. Vi khuẩn lam và nấm sợi. 
C. Hải quỳ và tôm kí cư. 	D. Trùng roi trong ruột mối.
 Phát biểu nào sau đây chưa đúng đối với một lưới thức ăn trong quần xã?
A.Trong lưới thức ăn một loài sinh vật có thể tham gia nhiều chuỗi thức ăn.
B. Trong chuỗi thức ăn bắt đầu bằng sinh vật phân giải thì thực vật có sinh khối lớn nhất.
C. Quần xã có độ đa dạng cao thì lưới thức ăn càng phức tạp.
D. Khi một mắt xích trong lưới thức ăn bị biến động về số lượng cá thể, thông thường thì quần xã có khả năng tự điều chỉnh về trạng thái cân bằng.
 Ví dụ nào sau đây thuộc loại cơ quan tương đồng?
A. Vây cá và vây cá voi.	B. Cánh dơi và tay khỉ. 
C. Cánh sâu bọ và cánh dơi.	D. Ngà voi và sừng tê giác.
 Trao đổi chất và năng lượng trong hệ sinh thái được thực hiện giữa
A. quần xã và sinh cảnh đồng thời giữa cá thể với môi trường sống của chúng.
B. quần xã và sinh cảnh đồng thời trong nội bộ quần xã thông qua chuỗi và lưới thức ăn. 
C. quần xã và sinh cảnh đồng thời trong nội bộ quần xã thông qua các chu trình sinh địa hóa.
D. quần xã và sinh cảnh đồng thời trong nội bộ quần xã giữa các cá thể sinh vật với nhau. 
 Hiệu suất sinh thái là
A. sự thất thoát năng lượng qua các bậc dinh dưỡng.
B. tỉ lệ phần trăm chuyển hóa năng lượng giữa các bậc dinh dưỡng.
C. hiệu số năng lượng chuyển hóa qua các bậc dinh dưỡng.
D. tổng năng lượng tích lũy qua các bậc dinh dưỡng.
II. PHẦN RIÊNG: HỌC SINH CHỈ ĐƯỢC LÀM MỘT TRONG HAI PHẦN A HOẶC B
A. CHƯƠNG TRÌNH CƠ BẢN (8 câu, từ câu 33 đến câu 40)
 Khoảng chống chịu sinh thái của loài đối với một nhân tố sinh thái A là:
A. giới hạn sinh thái về nhân tố A của loài sinh vật đó.
B. khoảng xác định đối với nhân tố A mà sinh vật sống bình thường nhưng năng lượng chi phí cho các hoạt động thấp nhất .
C. khoảng xác định đối với nhân tố A mà sinh vật có thể tồn tại và phát triển ổn định.
D. khoảng xác định đối với nhân tố A mà sinh vật bị ức chế các hoạt động sinh lí.
 Theo thuyết tiến hóa hiện đại, nguyên liệu của chọn lọc tự nhiên là
A. biến dị xác định.	B. biến dị cá thể.
C. biến dị di truyền. 	D. thường biến.
 Hệ sinh thái bao gồm:
A. các quần thể sinh vật cùng loài và nơi sống của chúng.
B. các quần xã sinh vật và nơi sinh sản của chúng
C. các quần xã sinh vật và sinh cảnh của chúng .
D. các quần xã sinh vật và các yếu tố vô sinh.
 Tác động của chọn lọc sẽ tạo ra được sự cân bằng ổn định với cả hai loại alen (trội và lặn) cùng hiện diện là
A. chọn lọc chống lại alen lặn.	B. chọn lọc chống lại alen trội.
C. chọn lọc chống lại thể đồng hợp.	D. chọn lọc chống lại thể dị hợp.
 Tiêu chuẩn nào là quan trọng nhất để phân biệt các loài vi khuẩn có quan hệ thân thuộc?
A. tiêu chuẩn sinh lí – hóa sinh.	B. tiêu chuẩn địa lí – sinh thái.
C. tiêu chuẩn di truyền.	D. tiêu chuẩn hình thái. 
 Điều khẳng định nào sau đây là không đúng?
A. Nơi ở còn gọi là ổ sinh thái.
B. Sinh vật biến nhiệt có thân nhiệt biến đổi theo nhiệt độ môi trường.
C. Động vật đẳng nhiệt sống ở những nơi có nhiệt độ thấp thường có tai, đuôi, các chi.. thường có kích thước bé hơn những loài tương tự ở nơi có nhiệt độ cao hơn.
D. Động vật đẳng nhiệt sống ở những nơi có nhiệt độ thấp thường có kích thước lớn hơn những loài tương tự ở nơi có nhiệt độ cao hơn.
 Trong một cái ao, kiểu quan hệ có thể xảy ra giữa hai loài cá có cùng nhu cầu thức ăn là:
A. ức chế - cảm nhiễm. 	B. cạnh tranh khác loài. * 
C. vật ăn thịt - con mồi. 	D. cạnh tranh cùng loài.
 Nhân tố làm thay đổi tần số tương đối của các alen có tính định hướng là
A. đột biến.	B. giao phối. 	C. chọn lọc tự nhiên. D. di nhập gen.
B. PHẦN NÂNG CAO (8 câu, từ câu 41 đến câu 48)
 Theo Kimura, sự tiến hóa diễn ra bằng sự củng cố ngẫu nhiên
A. các đột biến trung tính.	B. các đột biến có lợi.
C. các đột biến và biến dị có lợi.	D. các đặc điểm thích nghi. 
 Từ khái niệm về hệ sinh thái, người ta có thể xem mô hình V-A-C là một hệ sinh thái vì
A. có đủ sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ, sinh vật phân giải.
B. có thành phần loài trong hệ khá phong phú.
C. có sự tác động điều chỉnh của con người.
D. trong hệ có sự tương tác của các nhân tố đã hình thành nên một chu trình tuần hoàn vật chất.
 Quá trình giao phối tạo ra nguồn nguyên liệu thứ cấp cho chọn lọc tự nhiên bằng cách
A. tạo ra vô số biến dị tổ hợp.	B. làm cho đột biến được phát tán trong quần thể.
C. góp phần tạo ra những tổ hợp gen thích nghi.	D. trung hòa tính có hại của đột biến.
 Chuồn chuồn, ve sầu  có số lượng nhiều vào các tháng xuân hè, nhưng rất ít vào những tháng mùa đông. Đây là dạng biến động
A. theo chu kì tuần trăng.	B. theo chu kì mùa.	
C. theo chu kì ngày, đêm.	 	D. theo chu kì tháng.
 Động lực chính của quá trình diễn thế sinh thái trong điều kiện tự nhiên là
A. sự cạnh tranh gay gắt giữa các loài trong quần xã. 
B. sự cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể sinh vật.
C. các hiện tượng bất thường của môi trường sống. 
D. sự khai thác quá mức các tài nguyên thiên nhiên của con người. 
 Các hình thức chọn lọc nào diễn ra khi điều kiện sống thay đổi
A. chọn lọc phân li, chọn lọc vận động. 	B. chọn lọc vận động, chọn lọc ổn định.
C. chọn lọc vận động, chọn lọc giới tính.	D. chọn lọc phân li, chọn lọc ổn định.
 Một vùng đất với nhiều đầm, hồ tự nhiên đang trong trạng thái cân bằng sinh học, với mong muốn gia tăng sản phẩm thu hoạch trong nuôi trồng thủy sản, người ta đã thả vào hồ một số loài cá ăn động vật nổi nhưng kết quả lại trái ngược, nhiều loài cá chết hàng loạt (do hiện tượng phú dưỡng) gây thất thu. Điều này được giải thích như thế nào là hợp lý?
A. Cá khai thác quá mức nguồn thức ăn là các động vật nổi. 
B. Cá làm đục nước, cản trở khả năng quang hợp của tảo và thực vật thủy sinh.
C. Phân do cá thải ra gây ô nhiễm nguồn nước.
D. Cá lây lan các ký sinh vật cho nhiều động vật khác trong hồ và gây chết hàng loạt.
 Hiện tượng đa hình cân bằng là trường hợp trong quần thể
A. tồn tại song song một số loại kiểu hình ở trạng thái cân bằng nhất thời, dạng nào có ưu thế nổi trội hơn sẽ thay thế các dạng còn lại.
B. tồn tại song song một số loại kiểu hình ở trạng thái cân bằng ổn định, không có dạng nào có ưu thế nổi trội hơn hẳn để hoàn toàn thay thế các dạng khác.
C. tồn tại duy nhất chỉ một loại kiểu hình ở trạng thái cân bằng ổn định.
D. tồn tại cùng lúc nhiều loại kiểu hình ở trạng thái cân bằng ổn định từ từ bị thay thế bởi dạng thích nghi hơn.
(Nếu có nhu cầu về đáp án xin liên lệ thầy Nghị 0974.941888)
 ---------HẾT ---------
Giám thị không giải thích gì thêm.
Học sinh không được sử dụng tài liệu.

Tài liệu đính kèm:

  • docde sinh.doc