Đề khảo sát chất lượng lớp 12 khối A lần I môn: Hóa học

Đề khảo sát chất lượng lớp 12 khối A lần I môn: Hóa học

Câu 3: Cho các thí nghiệm sau:

 TN1: Cho anilin vào dung dịch brom.

 TN2: Dẫn khí CO2 đến dư vào dung dịch natri phenolat.

 TN3: Nhỏ dung dịch NH3 vào dung dịch AlCl3.

 TN4: Nhỏ dung dich AlCl3 vào dung dịch NaOH.

Số thí nghiệm tạo được kết tủa là:

A. 3 B. 2 C. 1 D. 4

 

doc 5 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1291Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề khảo sát chất lượng lớp 12 khối A lần I môn: Hóa học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GD & ĐT NGHỆ AN
TRƯỜNG THPT ĐÔ LƯƠNG 3
ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG LỚP 12 KHỐI A LẦN I 
NĂM HỌC 2011 - 2012 
MÔN: HÓA HỌC
Thời gian làm bài: 90 phút; (50 câu trắc nghiệm)
Mã đề thi 132
Họ, tên thí sinh:..........................................................................
Số báo danh:...............................................................................
 Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố:
H = 1; C = 12; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; P = 31; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Cr = 52; Mn = 55; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Br = 80; Ag = 108; I = 127; Ba = 137.
I – PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (40 câu, từ câu 1 đến câu 40)
Câu 1: Công thức đơn giản nhất của một anđehit là C2H3O. Tên của X là:
A. Propan-1,3-đial	B. Etanđial	C. Butanal	D. Butan-1,4-đial
Câu 2: Cho các phản ứng: C2H4 + Br2 (1); 	MnO2 + HCl (2); 	
Fe3O4 + HCl (3); 	NaHCO3 (4): 	KNO3 (5); 	NH4NO2 (6).
Số phản ứng là phản ứng oxi hóa khử là:
A. 6	B. 3	C. 4	D. 5
Câu 3: Cho các thí nghiệm sau:
 TN1: Cho anilin vào dung dịch brom.
 TN2: Dẫn khí CO2 đến dư vào dung dịch natri phenolat.
 TN3: Nhỏ dung dịch NH3 vào dung dịch AlCl3.
 TN4: Nhỏ dung dich AlCl3 vào dung dịch NaOH.
Số thí nghiệm tạo được kết tủa là:
A. 3	B. 2	C. 1	D. 4
Câu 4: Cho hỗn hợp X gồm anđehit fomic và anđehit acrylic. Nếu lấy 1,44 gam hỗn hợp X cho tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 ta thu được 11,88 gam Ag kết tủa. Nếu để hiđro hóa hoàn toàn 1,44 gam X cần thể tích khí H2 (ở đktc) là bao nhiêu?
A. 1,232 lít	B. 784 ml	C. 1,568 lít	D. 1,12 lít
Câu 5: Cho các chất: NaHCO3, Cr(OH)3, NaHSO4, H2O, Al, Al(OH)3, Zn(OH)2. Số chất là chất lưỡng tính là:
A. 6 chất	B. 3 chất	C. 5 chất	D. 4 chất
Câu 6: Cho các phát biểu sau:
 - Khi tham gia phản ứng kim loại luôn là chất bị oxi hóa (1)
 - Trong nguyên tử kim loại số electron lớp ngoài cùng luôn luôn nhỏ hơn hoặc bằng 4 (2)
 - Đối với các kim loại có tính khử mạnh (từ Al trở về trước), chỉ điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy (3)
 - Khi cho bột Zn vào dung dịch hỗn hợp Fe(NO3)3 và AgNO3. Số phản ứng có thể xẩy ra là 4 (4)
Các phát biểu đúng là:
A. (2) và (3)	B. (1), (3) và (4)	C. (1), (2) và (4)	D. (1) và (3)
Câu 7: Đun nóng 4,36 gam hỗn hợp etyl fomat và vinyl fomat (tỷ lệ mol 1:2) với lượng vừa đủ dung dịch NaOH ta thu được dung dịch X. Cho X tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3. Khối lượng kết tủa Ag thu được là:
A. 21,6 gam	B. 12,96 gam	C. 10,8 gam	D. 8,64 gam
Câu 8: Các ion nào sau đây không cùng tồn tại được trong cùng một dung dịch:
A. Na+, CO, K+, OH-	B. Na+, HCO, K+, OH-
C. Fe2+, NO, Mg2+, Cl-	D. Ba2+, HCO, K+, NO
Câu 9: Hòa tan hoàn toàn 4,0 gam hỗn hợp Mg và Fe bằng lượng dung dịch HCl dư, thu được khí H2. Lượng khí H2 này tác dụng vừa đủ với m gam CuO nung nóng. Giá trị m là:
A. 14,4	B. 14,0	C. 12,0	D. 16,0
Câu 10: Cho các phản ứng sau:
 6NaHSO4 + 2Al(OH)3 3Na2SO4 + Al2(SO4)3 + 6H2O (1)
 3HNO3+ Al(OH)3 Al(NO3)3 + 3H2O (2)
 NaOH + Al(OH)3 NaAlO2 + 2H2O (3)
 CO2 + H2O + NaAlO2 NaHCO3 + Al(OH)3 (4)
 3NH3+ 3H2O + AlCl3 3NH4Cl + Al(OH)3 (5)
Các phản ứng mà Al(OH)3 đóng vai trò là axit:
A. Chỉ (3) và (4)	B. Chỉ (3)	C. Chỉ (1), (3) và (5)	D. Chỉ (2), (4) và (5)
Câu 11: Cho 2,48 gam hỗn hợp bột hỗn hợp Fe và Cu vào cốc đựng dung dịch HNO3 loãng. Khi các phản ứng kết thúc ta thu được dung dịch, 448ml khí NO và 0,64 gam Cu chưa bị hòa tan. Nhỏ từ từ đến dư dung dịch HCl vào cốc đựng ta lại thu được Vml khí NO nữa. Tính V? biết các khí được đo ở đktc.
A. 336	B. 74,76	C. 224	D. 149,33
Câu 12: Cho 2,96 g hỗn hợp Y gồm phenol, p-crezol, ancol benzylic tác dụng với natri dư ta thu được 0,336 lít H2 (ở đktc). Mặt khác, nếu đốt cháy hoàn toàn m (g) Y ta thu được 4,256 lít khí CO2 (ở đktc). Thành phần % khối lượng phenol trong Y là:
A. 53,61%	B. 63,51%	C. 65,31%	D. 56,31%
Câu 13: Cho các chất: C2H5OH, C2H4, C2H4(OH)2, CH3COOCH=CH2. Có bao nhiêu chất mà chỉ cần 1 phản ứng tạo ra được CH3CHO.
A. 3 chất	B. 2 chất	C. 1 chất	D. 4 chất
Câu 14: Điện phân dung dịch hỗn hợp NaCl, CuCl2, FeCl3 (có màng ngăn) điện cực trơ. Thứ tự kim loại bám lên catôt là:
A. Na, Fe, Cu	B. Cu, Fe, Na	C. Fe, Cu	D. Cu, Fe
Câu 15: Cho các phản ứng sau:
 CH3COONa + C2H5OH 	;	CH3COONa + HCOOH ;
 C6H5ONa + CH3COOH 	;	C6H5COONa + HCOOH ;
Số phản ứng xẩy ra được là:
A. 3	B. 2	C. 4	D. 1
Câu 16: Khí cacbonic chiếm 0,03% thể tích không khí. Muốn tạo được 1kg tinh bột thì cây xanh cần bao nhiêu thể tích không khí (ở đktc) để cung cấp đủ CO2 cho phản ứng quang hợp, biết H = 80%.
A. 3456,79 m3	B. 4567,93 m3	C. 5679,34 m3	D. 6793,45 m3
Câu 17: Một hỗn hợp A gồm Al, Fe, Mg. Đem oxi hóa hoàn toàn 24,3 gam A bằng oxi dư, ta thu được 36,3 gam hỗn hợp các oxit. Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp các oxit bằng dung dịch HCl dư. Khối lượng muối thu được là:
A. 75,75 gam	B. 57,55 gam	C. 55,75 gam	D. 77,55 gam
Câu 18: Phân hủy hoàn toàn 5,18 gam hỗn hợp Ba(HCO3)2, KHCO3 ta thu được m gam chất rắn X và khí Y. Toàn bộ lượng khí Y thu được dẫn vào dung dịch Ca(OH)2 ta thu được 3,295 gam kết tủa. Giá trị m là:
A. 2,7473	B. 3,3171	C. 3,7056	D. 3,7571
Câu 19: Hòa tan hoàn toàn 1,11 gam hỗn hợp Al và Fe (tỷ lệ mol 2:3) bằng lượng dung dịch HNO3 loãngg, dư ta thu được dung dịch X và 336ml khí NO (ở đktc). Khối lượng muối trong dung dịch X là:
A. 6,76 gam	B. 6,06 gam	C. 5,14 gam	D. 5,915 gam
Câu 20: Cho sơ đồ C4H10 A B X. Chất X là:
A. NaHCO3	B. CaO	C. Ca(HCO3)2	D. CH4
Câu 21: Hòa tan hoàn toàn 4,41 gam hỗn hợp Na2O và NaNO3 (tỷ lệ mol 1:1) vào nước dư ta được dung dịch X. Cho 2,43 gam Al vào X. Thể tích khí ở đktc tối thiểu có thể thu được là (biết các phản ứng xẩy ra hoàn toàn).
A. 1,008 lít	B. 1,344 lít	C. 672ml	D. 2,016 lít
Câu 22: Trong tự nhiên oxi có 3 đồng vị 16O (99,757%), 17O (0,039%) và 18O (0,204%). Thể tích của 10 gam oxi (ở đktc) là:
A. 7,00 lít	B. 6,944 lít	C. 13,996 lít	D. 6,998 lít
Câu 23: So sánh khối lượng kết tủa thu được khi cho cùng khối lượng các chất axetilen, anđehit fomic lần lượt tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3.
A. Axetilen > anđehit fomic	B. Anđehit fomic > axetilen
C. Không so sánh được	D. Anđehit fomic = axetilen
Câu 24: Oxit cao nhất của nguyên tố R có dạng R2O7. Khi hòa tan 9,928 gam oxit vào H2O (dư) ta thu được dung dịch X. Để trung hòa hết dung dịch X cần 365ml dung dịch NaOH 0,2M. R là:
A. Cl	B. I	C. Br	D. Mn
Câu 25: Để sản xuất axit axetic từ tinh bột người ta thực hiện theo sơ đồ sau:
Tinh bột Glucozơ Anco etylic Axit axetic.
Để thu được 30 kg axit axetic thì khối lượng tinh bột cần lấy là:
A. 12,15 kg	B. 135 kg	C. 40,5 kg	D. 54 kg
Câu 26: Hòa tan hoàn toàn 6,2 gam hỗn hợp CaCO3, NaHCO3, KHCO3 bằng lượng dư dung dịch H2SO4 toàn bộ khí thoát ra được dẫn vào dung dịch Ba(OH)2 dư thu được 13,79 gam kết tủa. Khối lượng NaHCO3 trong hỗn hợp đầu là:
A. 2,52 gam	B. 1,68 gam	C. 2,1 gam	D. 4,2 gam
Câu 27: Cho các chất: axit axetic (1), ancol etylic (2), phenol (3). Thứ tự độ linh động của nguyên tử H là:
A. (3)>(2)>(1)	B. (1)>(2)>(3)	C. (1)>(3)>(2)	D. (2)>(1)>(3)
Câu 28: Cho các phản ứng: FeS + HCl ; 	AgNO3 + HCl ; 	CuS + H2SO4 ; 	
AgCl + NH3 ; 	Au + HNO3 đ .
Số phản ứng xẩy ra là:
A. 3	B. 1	C. 2	D. 4
Câu 29: Cho các dung dịch chất sau: NH4Cl; Na2CO3; KAlO2; CH3COONa; AlCl3; 	
H2N-CH2-COONa; Ba(NO3)2. Số dung dịch có pH > 7 là:
A. 6	B. 4	C. 5	D. 7
Câu 30: Dãy gồm các vật liệu được tạo từ polime tổng hợp:
A. Cao subuna, caosu isopren, PVC	B. PVC, tơ visco, nilon-6
C. PVC, PE, tinh bột	D. PVC, PE, tơ axetat
Câu 31: Cho cân bằng: N2(k) + 3H2(k) 2NH3(k) H<0
Để cân bằng dịch chuyển theo chiều thuận (chiều tạo NH3) người ta thực hiện:
A. tăng thể tích bình chứa	B. giảm áp suất
C. tăng áp suất	D. tăng nhiệt độ
Câu 32: Cho các phát biểu:
 (1) Tính bazơ của các đồng phân amin bậc -3 > bậc - 2 > bậc -1.
 (2) Dung dịch các chất glucozơ. Fructozơ, sacacarozơ đều cho phản ứng tráng gương.
 (3) Trạng thái rắn glyxin chỉ tồn tại dạng ion lưỡng cực.
 (4) Trong phòng thí nghiệm metan được điều chế bằng cách nung nóng hỗn hợp natri axetat và vôi tôi xút.
Số phát biểu đúng là:
A. 4	B. 1	C. 3	D. 2
Câu 33: HCHC X (chứa C, H, O, N). Lấy 2,31 gam X cho tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH ta thu được dung dịch A và khí B. Dẫn toàn bộ lượng khí B vào dung dịch FeCl3 dư ta thu được 1,07 gam kết tủa nâu đỏ. CTCT của X là:
A. HCOOH3NCH3	B. CH3COOH3NCH3	C. CH3COOH3NC2H5	D. C2H3COONH4
Câu 34: Cho các phát biểu sau:
 (1) Độ phân cực của phân tử SO2 lớn hơn CO2
 (2) Cả SO2 và CO2 đều làm mất màu dung dịch Br2
 (3) Dung dịch HF hòa tan được thủy tinh vì HF là axit mạnh
 (4) Tất cả các muối bạc halogenua đều không tan trong nước
 (5) Tính oxi hóa của oxi kém hơn ozon
Số phát biểu không đúng là:
A. 1	B. 2	C. 3	D. 4
Câu 35: Cho 6,34 gam hỗn hợp phenol và p-crezol tác dụng với lượng vừa đủ dung dịch brom ta thu được 16,61 gam hỗn hợp hai chất kết tủa và dung dịch. Lọc bỏ kết tủa dung dịch còn lại trung hòa hết bao nhiêu ml dung dịch NaOH 0,2M?
A. 650	B. 500	C. 560	D. 600
Câu 36: Chỉ dùng dung dịch brom có có thể nhận biết được khí nào trong các khí SO2, C2H4, H2S.
A. 2	B. 3	C. 1	D. 0
Câu 37: Nguyên tử X có cấu hình electron lớp ngoài cùng là ns1. Khi lấy 3,328 gam đơn chất X cho tác dụng với lượng dư dung dịch HCl ta thu được 1,4336 lít khí ở đktc. X là:
A. Cr	B. K	C. Cu	D. Fe
Câu 38: Để khử mùi tanh của cá (mè) người ta dùng giấm ăn. Mùi tanh của cá (mè) là do:
A. C2H5OH	B. H2N-CH2COOH	C. (CH3)3N	D. C6H5ONa
Câu 39: Một bình kín (dung tích có thể thay đổi được) chứa 0,1 mol N2 và 0,2 mol H2 (có một ít bột chất xút tác). Đốt nóng bình cho xẩy ra phản ứng, sau đó đưa bình về nhiệt độ và áp suất ban đầu thì thể tích bình giảm 10% so với thể tích lúc đầu. Hiệu suất của phản ứng là:
A. 15%	B. 22,5%	C. 45%	D. 25%
Câu 40: Cần bao nhiêu kg chất béo chứa 75% khối lượng tristearoin (còn 25% là chất trơ bị loại bỏ trong quá trình nấu xà phòng) để sản xuất được 500 kg xà phòng chứa 80% khối lượng natri stearat.
A. 816,7 kg	B. 617,1 kg	C. 517,1 kg	D. 618,7 kg
II – PHẦN RIÊNG [10 câu]
Thí sinh chỉ được làm một trong hai phần A hoặc B
Theo chương trình Chuẩn (10 câu, từ câu 41 đến câu 50)
Câu 41: Cho hỗn hợp gồm 2,4 gam Mg và 5,4 gam Al vào 1 lít dung dịch hỗn hợp Cu(NO3)2 0,2M và Fe(NO3)2 0,12M khi các phản ứng xẩy ra hoàn toàn ta thu được m gam chất rắn. Giá trị m là:
A. 26,0	B. 19,52	C. 20,96	D. 15,92
Câu 42: Cho các chất: Al, Al2O3, NaHCO3, Zn, Mg, (NH4)2CO3. Số chất vừa tác dụng được với dung dịch HCl vừa tác dụng được với dung dịch NaOH tạo ra được chất khí là:
A. 3	B. 5	C. 2	D. 4
Câu 43: Khi cho Cu tác dụng với dung dịch hỗn hợp H2SO4 loãng và KNO3. Vai trò của KNO3 là:
A. Chất xúc tác	B. Chất oxi hóa	C. Môi trường	D. Chất khử
Câu 444: Chọn nhận xét đúng:
A. Để phân biệt Gly-Ala và Ala-Gly-Ala ta dùng Cu(OH)2
B. Tính bazơ của (CH3)2NH < C2H5NH2
C. Dung dịch alanin làm quỳ tím hóa xanh
D. Glyxin không phải là chất lưỡng tính
Câu 45: Cho các chất: CH2=CHCl, CH3COOCH=CH-CH3, CH3-CHCl2, (CH3COO)2CH2. Khi thủy phân các chất số trường hợp tạo ra được anđehit là:
A. 3	B. 2	C. 1	D. 4
Câu 46: Giả sử nếu xẩy ra các phản ứng sau:
Mg + Fe2+ Mg2+ + Fe (1)	Fe + 2Fe3+ 3Fe2+ (2)	Ag+ + Fe2+ Fe3+ + Ag (3)
Nhận xét nào sau đây đúng:
A. Tính oxi hóa của Ag+>Fe3+>Fe2+>Mg2+	B. Tính khử của Mg>Fe2+>Fe>Ag
C. Tính oxi hóa của Fe3+>Ag+>Fe2+>Mg2+	D. Tính khử của Mg>Fe>Fe3+>Ag
Câu 47: Cho các chất khí: sunfurơ, hiđro clorua, ozon, etilen, nitơ đioxit. Số chất khí làm quỳ tím ẩm hóa đỏ là:
A. 2	B. 5	C. 3	D. 4
Câu 48: Tỷ khối hơi của hai hiđrocacbon X, Y (đồng đẳng kế tiếp nhau) đối với H2 bằng 16,4. Nếu khi ta đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp đó thì thu được 24,2 gam CO2 và 14,4 gam H2O. Mặt khác nếu khi lấy hỗn hợp X tác dụng với clo (tỷ lệ mol 1:1) số dẫn xuất halogen thu được là:
A. 6	B. 3	C. 5	D. 4
Câu 49: Phát biểu nào sau đây không đúng:
A. Tính tan trong nước của C2H5OH > C3H7OH
B. Nhiệt độ sôi của C2H5OH > CH3CHO
C. CH3CHO vừa có tính khử vừa có tính oxi hóa
D. Tính axit của CH3COOH > HCOOH
Câu 50: Hỗn hơp X gồm 2 axit cacboxylic no, mạch hở. Lấy 0,175 mol hỗn hợp tác dụng vừa hết với 0,25 mol NaOH. Mặt khác khi đốt cháy hoàn toàn 0,175 mol X ta thu được 7,28 lít CO2 (ở đktc). Công thức của hai axit là:
A. HCOOH và CH2(COOH)2	B. CH3COOH và HOOC-COOH
C. HCOOH và HOOC-COOH	D. CH3COOH và CH2(COOH)2
B. Theo chương trình Nâng cao (10 câu, từ câu 51 đến câu 60)
Câu 51: Cho các dung dịch NaOH/H2O; HCl/benzen, Glucozơ/H2O, Ancol etylic/H2O. Số dung dịch dẫn được điện là:
A. 4	B. 1	C. 3	D. 2
Câu 52: Oxi hóa hoàn toàn m gam hỗn hợp Cu, Mg, Fe bằng oxi dư ta thu được 3,12 gam hỗn hợp các oxit. Hỗn hợp oxit này tác dụng vừa hết với 45ml dung dịch HCl 2M. Tính m?
A. 1,68	B. 2,24	C. 1,84	D. 2,4
Câu 53: Cho 0,15 mol hỗn hợp X gồm hai anđehit tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 ta thu được 54 gam Ag kết tủa. Nếu khi cho hỗn hợp X tác dụng hết với H2 ta được hỗn hợp Y. Cho Y tác dụng với lượng dư Na ta thu được số mol khí H2 bằng một nửa số mol của Y. Nếu lấy 5,8 gam X cho tác dụng với lượng dư Cu(OH)2/NaOH,t0 ta thu được 36 gam Cu2O. CTCT của hai anđehit là:
A. CH3CHO và HOC-CHO	B. HCHO và CH3-CH2-CHO
C. HCHO và CH3-CHO	D. HCHO và CH2=CH-CHO
Câu 54: Thứ tự cặp oxi hóa/khử được xếp như sau:
Mg2+/Mg, Fe2+/Fe, Cu2+/Cu, Fe3+/Fe2+. Nếu có các kim loại và các dung dịch muối đó thì có thể tạo được tối đa bao nhiêu phản ứng (không tính phản ứng kết hợp giữa ion kim loại với anion).
A. 3	B. 5	C. 6	D. 4
Câu 55: Nhiệt phân hoàn toàn 5,48 gam hỗn hợp Cu(NO3)2 và Fe(NO3)2 (tỷ lệ mol 1:2). Toàn bộ chất rắn thu được cho tác dụng với lượng dư dung dịch H2SO4 loãng. Khối lượng muối thu được là:
A. 4,64 gam	B. 5,6 gam	C. 4,46 gam	D. 6,44 gam
Câu 56: Cho các chất: Natri phenolat, phenyl amoniclorua, etyl clorua, protein, alanin. Số chất tác dụng được với dung dịch NaOH là:
A. 4	B. 5	C. 3	D. 2
Câu 57: Một học sinh trong khi làm thí nghiệm đã để 0,15 mol khí clo bay ra khỏi dụng cụ thí nghiệm vào phòng. Để làm sạch lượng khí clo đó người ta cần lấy bao nhiêu thể tích khí NH3 (ở đktc). Biết rằng chỉ có 10% khí NH3 phản ứng và toàn bộ khí clo chuyển vào NH4Cl.
A. 56,0 lít	B. 44,8 lít	C. 89,6 lít	D. 22,4 lít
Câu 58: So sánh khả năng bị thủy phân của các chất: Etyl clorua (1); Anlyl clorua (2); Vinyl clorua (3).
A. (2)>(3)>(1)	B. (1)>(2)>(3)	C. (2)>(1)>(3)	D. (3)>(1)>(2)
Câu 59: Cho các trường hơp: 
 (a) oxi hóa ancol isopropylic 	
 (b) thủy phân CH3COOC(CH3)=CH2
 (c) từ cumen qua hai phản ứng	
Số trường hợp tạo được axeton là:
A. 1	B. 0	C. 3	D. 2
Câu 60: Nếu cho 0,2 mol glucozơ tác dụng với 0,8 mol anhiđrit axetic tạo được 46,8 gam este. Tính hiệu suất của phản ứng? Biết rằng cả năm nhóm OH của glucozơ đều bị este hóa.
A. 75%	B. 80%	C. 20%	D. 50%
-----------------------------------------------
----------- HẾT ----------
Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm !

Tài liệu đính kèm:

  • docTHI THU dhl1 Truong Do Luong III.doc