Đề cương Sinh 12 - Chương 1, 2, 3 (kèm đáp án)

Đề cương Sinh 12 - Chương 1, 2, 3 (kèm đáp án)

BÀI 1.

 1/ Quá trình tự nhân đôi của ADN, NST diễn ra trong pha

 a S của chu kì tế bào. bG2 của chu kì tế bào c G1 của chu kì tế bào. d M của chu kì tế bào.

 2/ Ở sinh vật nhân thực

 a Phần lớn các gen không có vùng mã hoá liên tục. b Các gen không có vùng mã hoá liên tục.

 c Các gen có vùng mã hoá liên tục. d Phần lớn các gen có vùng mã hoá không liên tục.

 3/ Các gen của sinh vật nhân sơ có vùng mã hóa liên tục được gọi là :

 a Gen mã hóa bGen không phân mảnh c Gen phân mảnh d Gen khởi động

 4/ Cấu trúc chung của gen cấu trúc gồm 3 vùng trình tự Nuclêôtit là :

 a Vùng điều hòa - vùng vận hành - vùng kết thúc b Vùng mã hóa - vùng điều hòa - vùng kết thúc

 c Vùng mã hóa - vùng vận hành - vùng kết thúc d Vùng điều hòa - vùng mã hóa - vùng kết thúc

 5/ Coddon nào dưới đây không mã hóa axit amin ( cođon vô nghĩa) ?

 a UAA, UAG, UGA. b AUA, UAA, UXG c AAU, GAU, UXA d XUG, AXG, GUA.

 6/ Gen mang thông tin mã hóa cho các sản phẩm tạo nên thành phần cấu trúc hay chức năng của tế bào là :

 a Gen vận hành bGen mã hóa c Gen khởi động d Gen cấu trúc

 

doc 21 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 2810Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề cương Sinh 12 - Chương 1, 2, 3 (kèm đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 1.
 1/ Quá trình tự nhân đôi của ADN, NST diễn ra trong pha
	a	S của chu kì tế bào. bG2 của chu kì tế bào c G1 của chu kì tế bào. 	d M của chu kì tế bào.
 2/ Ở sinh vật nhân thực
	a	Phần lớn các gen không có vùng mã hoá liên tục.	b	Các gen không có vùng mã hoá liên tục. 
	c	Các gen có vùng mã hoá liên tục. 	d	Phần lớn các gen có vùng mã hoá không liên tục.
 3/ Các gen của sinh vật nhân sơ có vùng mã hóa liên tục được gọi là :
	a	Gen mã hóa bGen không phân mảnh c Gen phân mảnh 	d	Gen khởi động
 4/ Cấu trúc chung của gen cấu trúc gồm 3 vùng trình tự Nuclêôtit là :
	a	Vùng điều hòa - vùng vận hành - vùng kết thúc	b	Vùng mã hóa - vùng điều hòa - vùng kết thúc	
	c	Vùng mã hóa - vùng vận hành - vùng kết thúc	d	Vùng điều hòa - vùng mã hóa - vùng kết thúc 	
 5/ Coddon nào dưới đây không mã hóa axit amin ( cođon vô nghĩa) ?
	a	 UAA, UAG, UGA. b AUA, UAA, UXG	c	 AAU, GAU, UXA	d	 XUG, AXG, GUA.
 6/ Gen mang thông tin mã hóa cho các sản phẩm tạo nên thành phần cấu trúc hay chức năng của tế bào là :
	a	Gen vận hành 	bGen mã hóa	c	Gen khởi động	d	Gen cấu trúc 
 7/ Ngày nay các nhà di truyền học chứng minh sự nhân đôi của ADN theo nguyên tắc : 1.bảo toàn; 2.bán bảo tồn; 3.bổ sung ; 4.gián đoạn ; Câu trả lời đúng là :
	a	2,4	b	2,3	c	1,2	d	1,4	
 8/ Ở sinh vật nhân sơ
	a	.Phần lớn các gen có vùng mã hoá không liên tục. b	Các gen không có vùng mã hoá liên tục.
	c	Phần lớn các gen không có vùng mã hoá liên tục. 	d	Các gen có vùng mã hoá liên tục. 	
 9/ Quá trình tự nhân đôi của ADN, mạch bổ sung thứ 2 được tổng hợp từng đoạn ngắn gọi là các đoạn okazaki.Các đoạn này được nối liền với nhau tạo thành mạch mới nhờ enzim :
	a	ADN polimeraza	b ARN polimeraza	c	Enzim redulaza	d	ADN ligaza	
 10/ Trong quá trìn tái bản của ADN, ở mạch bổ sung thứ 2 được tổng hợp từng đoạn ngắn gọi là các đoạn okazaki. Các đoạn okazaki ở tế bào vi khuẩn dài trung bình từ :
	a	2000 - 3000 Nuclêôtit b1000 - 1500 Nuclêôtit c1000 - 2000 Nuclêôtit	d	2000-4000 Nu
 11/ Ở vi khuẩn E.Coli, trong quá trình nhân đôi , enzim ligaza có chức năng nào sau đây :
	a	Nối các đoạn ADN ngắn thành đoạn ADN dài b	Tổng hợp đoạn ARN mồi có nhóm 3’ - OH tự do
	c	Nhận ra vị trí khởi đầu đoạn ADN được nhân đôi 	d	Mở xoắn phân tử ADN làm khuôn 	 12/ Phần lớn các gen của sinh vật nhân thực có vùng mã hóa không liên tục xen kẽ các đoạn mã hóa axitamin (exon) là các đoạn không mã hóa axit amin (intron). Vì vậy các gen này được gọi là :
	a	Gen phân mảnh bGen không phân mảnh cGen khởi động	d	Gen mã hóa	
 13/ Một trong các đặc điểm của mã di truyền là : “một bộ ba chỉ mã hóa cho một loại axitamin ”. Đó là đặc điểm :
	a	Mã di truyền có tính đặc hiệu	b	Mã di truyền có tính phổ biến	
	c	Mã di truyền có tính thoái hóa	d	Mã di truyền là mã bộ ba 
 14/ Vì sao nói mã di truyền mang tính thoái hóa :
	a	Một bộ ba (côđon) mã hóa nhiều axitamin	b	Một axitmin được mã hóa bởi nhiều bộ ba
	c	Một bộ ba mã hóa cho một axitamin	 dCó những bộ ba không mã hóa cho một loại axitamin nào 
 15/ Đặc điểm thoái hóa của mã bộ ba có nghĩa là :
	a	 các bộ ba nằm nối tiếp nhưng không gối lên nhau.	b	nhiều bộ ba cùng mang tín hiệu kết thúc dịch mã.
	c	 một bộ ba mã hóa cho nhiều loại axit amin.
	d	nhiều bộ ba cùng mã hóa cho một axit amin.
 16/ Vùng điều hòa nằm ở đầu 3’ của mạch gốc của gen có chức năng :
	a	Mang tín hiệu kết thúc phiên mã	b	Khởi động và kiểm soát quá trình phiên mã 	
	c	Mã hóa thông tin các axitamin	d	Vận hành quá trình phiên mã 	
 17/ Trong quá trình nhân đôi ADN, enzim ADN polimeraza di chuyển theo chiều :
	a	5’ và 3’ và ngược chiều với mạch khuôn.	b	3’ và 5’ và ngược chiều với mạch khuôn.
	c	5’ và 3’ và cùng chiều với mạch khuôn.	d	ngẫu nhiên.
 18/ Trong cấu trúc chung của gen cấu trúc trong đó vùng chứa thông tin cho sự sắp xếp các axitamin trong tổng hợp chuỗi pôlipeptit là :
	a	Vùng vận hành	bVùng mã hóa	c Vùng điều hòa 	d	Vùng khởi động
 19/ Trong chu kì tế bào, sự nhân đôi của ADN diễn ra ở
	a	kì đầu	b	kì sau và kì cuối	c	kì giữa	d	kì trung gian	
 20/ : Quá trình nhân đôi ADN diễn ra ở
	a	ti thể b	tế bào chất	c ribôxôm	d	nhân tế bào 
 21/ Đoạn okazaki là :
	a	Đoạn ADN được tổng hợp liên tục theo mạch khuôn của ADN
	b	Một phân tử mARN được phiên mã từ mạch gốc của gen 
	c	Từng đoạn ngắn của mạch ADN mới hình thành trong quá trình nhân đôi
	d	Các đoạn của mạch mới được tổng hợp trên cả 2 mạch khuôn
 22/ Các mã bộ ba khác nhau ở :
	a	 số lượng các nu. b thành phần các nu. c	 trình tự các nu. d	cả b và c.
 23/ Sự nhân đôi ADN ở sinh vật nhân thực có sự khác biệt so với sự nhân đôi ADN ở E. Coli về :
1.chiều tổng hợp ;	2.các enzim tham gia ;	3. thành phần tham gia ;	4. số lượng các đơn vị nhân đôi ;	5. nguyên tắc nhân đôi.
	a	 1, 2.	b	 2, 4.	c 2, 3.	d	 3, 5.
 24/ Sự kéo dài mạch mới được tổng hợp liên tục là nhờ :
	a	Hình thành các đoạn okazaki	b	Tổng hợp mạch mới theo hướng 3’ à5’ của mạch khuôn
	c	Sự hình thành các đơn vị nhân đôi 	d	Sự xúc tác của enzim ADN - polimeraza
 25/ Câu nào sau đây là đúng nhất ?
	a	ADN biến đổi thành prôtêin 	b	ADN được chuyển đổi thành các axit amin của prôtêin
	c	.ADN xác định axit amin của prôtêin
	d	ADN chứa thông tin mã hoá cho việc gần nối các axit amin để tạo nên prôtêin
 BÀI 2.
1/ Pôlixom có vai trò gì ?
	a	Đảm bảo cho quá trình dịch mã diễn ra chính xác 	b	Làm tăng năng suất tổng hợp prôtein cùng loại
	c	Đảm bảo cho quá trình dịch mã diễn ra liên tục 	d	Làm tăng năng suất tổng hợp prôtein khác loại	
 2/ Sự giống nhau của hai quá trình nhân đôi và phiên mã là :
	a	Đều có sự xúc tác của enzim ADN pôlimeraza	b	Trong một chu kì tế bào có thể thực hiện nhiều lân	
	c	Việc lắp ghép các đơn phân thực hiện theo NTBS	d	Thực hiện trên toàn bộ phân tử ADN
 3/ Loại ARN nào sau đây có hiện tượng cắt bỏ intron rồi nối các enxôn với nhau :
	a	mARN sơ khai của sinh vật nhân thực	b	mARN của sinh vật nhân sơ	c Các rARN 	d	các tARN
 4/ Phân tử mARN được sao ra từ mạch khuôn của gen được gọi là :
	a	Bản dịch mã 	b	Bản mã gốc c	Bản đối mã	d	Bản mã sao	
 5/ Quá trình tổng hợp của ARN, Prôtêin diễn ra trong pha
	a	M của chu kì tế bào.	b	S của chu kì tế bà c	G1 của chu kì tế bào. d	G2 của chu kì tế bào.	
 6/ Ở vi khuẩn E.Coli, ARN polimeraza có chức năng gì :
	a	Nhận ra vị trí khởi đầu đoạn ADN được nhân đôi bTổng hợp đoạn ARN mồi có nhóm 3’ - OH tự do
	c	Mở xoắn phân tử ADN làm khuôn 	d	Nối các đoạn ADN ngắn thành đoạn ADN dài 
 7/ Dạng thông tin di truyền được trực tiếp sử dụng trong tổng hợp prôtêin là
	a	mARN	b	ADN.	c	tARN	d	rARN	
 8/ Đơn phân của ARN được phân biệt với đơn phân của ADN bởi :
	a	Nhóm phôtphat	b ốc đường	c Một loại bazơnitơ	d	Cả b và c
 9/ Tính đặc thù của anticôdon (bộ ba đối mã trên tARN) là :
	a	Phân tử tARN liên kết với axitamin	b	Có thể biến đổi phụ thuộc vào axitamin liên kết
	c	Sự bổ sung tương ứng với bộ ba trên ARN ribôxom	 dSự bổ sung tương ứng với côđon trên mARN 
10/ Điểm nào sau đây là giống nhau với sự dịch mã ở cả sinh vật nhân thực và sinh vật nhân sơ :
	a	Sự dịch mã xảy ra đồng thời với phiên mã 	bRibôxom bị tác động bởi kháng sinh streptomycin
	c	Sản phẩm của quá trình phiên mã 	d	Bộ ba UUU mã hóa cho phêninalanin	
 11/ Sản phẩm phiên mã là :
	a	Các ARN mạch đơn b	Các tiền mARN c ARN pôlimeraza	 dCác mARN mạch đơn
 12/ Chiều phiên mã trên mạch mang mã gốc của ADN là :
	a	Trên cả hai mạch theo hai chiều khác nhau	b	Có đoạn theo chiều 3’ à 5’ có đoạn theo chiều 5’ à 3’
	c	Trên mạch có chiều 3’ à 5’	 	d	Trên mạch có chiều 5’ à 3’	
 13/ Các côđon nào dưới đây không mã hóa axitamin (côđon vô nghĩa) ?
	a	AAU, GAU, UXA	bAUA, UAA, UXG cUAA, UAG, UGA	d XUG, AXG, GUA
 14/ Sự phiên mã là :
	a	Quá trình tổng hợp enzim ARN pôlimeraza từ thông tin di truyền chứa trong ADN
	b	Quá trình tổng hợp các loại ARN ribôxom từ thông tin di truyền chứa trong ADN
	c	Quá trình tổng hợp các loại ARN từ thông tin di truyền chứa trong ADN
	d	Quá trình tổng hợp mARN từ thông tin di truyền chứa trong ADN
 15/ Sự truyền thông tin di truyền từ phân tử ADN mạch kép sang phân tử ARN mạch đơn là quá trình :
	a	Giải mã 	b Phiên mã	c Tổng hợp	d	Di truyền	
 16/ Trường hợp nào sau đây không đúng với khái niệm một côđon (bộ ba mã trên mARN).
	a	Không khi nào mã hóa cho hơn một axitamin 	b	Gồm 3 nuclêôtit	
	c	Mã hóa cho một axitamin giống như côđon khác 	d	Là đơn vị cơ sở của mã di truyền
 17/ Nguyên tắc bổ sung được thế hiện trong cỏ chế dịch mã là :
	a	A liên kết với T, G liên kết với X	b	A liên kết với U, G liên kết với U
	c	A liên kết với U, G liên kết với X	d	A liên kết với X, G liên kết với T	
 18/ Loại ARN nào mang đối mã :
	a	ARN của vi rút	b	tARN	c mARN	d	rARN	
 19/ Ở sinh vật nhân sơ bộ ba AUG là mã mở đầu có chức năng quy định điều khiển khởi đầu dịch mã và quy định axitamin là :
	a	Mêtiônin b Phêninalanin cFoocmin alanin 	d	Foocmin mêtiônin	
 20/ Nguyên tắc bổ sung được thể hiện trong cơ chế phiên mã là :
	a	A liên kết với T, G liên kết với X	b	A liên kết với U, G liên kết với X
	c	A liên kết với X, G liên kết với T	d	A liên kết với U, G liên kết với U
 21/ Câu nào dưới đây là không đúng ?
	a	Sau khi hoàn tất quá trình dịch mã, riboxom tách khỏi mARN và giữ nguyên cấu trúc để chuẩn bị cho quá trình dịch mã tiếp theo.
	b	Trong dịch mã của tế bào nhân thực, tARN mang axit amin mở đầu là mêtionin đến riboxom để bắt đầu dịch mã.
	c	Ở tế bào nhân sơ, sau khi được tổng hợp, foocmin meetionin được cắt khỏi chuỗi poolipeptit.
	d	Tất cả các protein sau dịch mã đều được cắt bỏ axit amin mở đầu và tiếp tục hình thành các cấu trúc bậc cao hơn để trở thành protein có hoạt tính sinh học.
 22/ Trong 2 mạch đơn của gen chỉ có mạch khuôn (mạch mã gốc) được phiên mã thành ARN theo :
	a	Nguyên tắc bổ sung b Nguyên tắc tự trị	c	Nguyên tắc giữ lại một nữa	d	.Nguyên tắc bán bảo tồn	
 23/ Mã di truyền chứa trong mARN được chuyển thành trình tự các axitamin trong chuỗi pôlipeptit của prôtêin gọi là :
	a	Tổng hợp 	b	Phiên mã 	c Di truyền 	d	Giải mã 	
 24/ Phiên mã ở phần lớn sinh vật nhân thực tạo ra mARN sơ khai sau đó tạo thành ARN trưởng thành tham gia quá trình dịch mã chỉ gồm :
	a	Các endointron	b	Các enxon	c	Các endoxon	d	Các intron 	 25/ Ở tế bào nhân thực mARN sau khi phiên mã song chúng tiếp tục hoàn thiện để trở thành mARN trưởng thành phải thực hiện quá trình nào :
	a	Cắt bỏ các đoạn exon nối các đoạn intron	 b	Cắt bỏ các đoạn intron không mã hóa axitamin	
	c	Cắt bỏ các đoạn exon không mã hóa axitamin d	Cắt bỏ các đoạn intron nối các đoạn exon	
 26/ Phiên mã là quá trình :
	a	 Nhân đôi ADN.	b	 Tổng hợp chuỗi polipeptit.	
	c	Truyền thông tin di truyền từ trong nhân ra ngoài nhân 	d	Duy trì thông tin di truyền qua các thế hệ. 
 27/ Thành phần nào sau đây không tham gia trực tiếp vào quá trình dịch mã?
	a	ADN	bmARN	c tARN	d	 rARN
 28/ Các prôtêin được tổng hợp trong tế bào nhân thực đều :
	a	bắt đầu bằng axit amin Met.	b	Bắt đầu bằng axit amin foocmin mêtiônin.
	c	ó Met ở vị trí đầu tiên bị cắt bởi enzim.	d	Cả a và c.
 29/ ARN là hệ gen của
	a	ở tất cả các tế bào nhân sơ	b	virut c vi khuẩn	d	một số loại virut	
 30/ Quá trình giải mã kết thúc thì :
	a	 Riboxom tiếp xúc với cođon AUG trên mARN. bRriboxom gắn aa metionin vào vị ...  hoá học như : EMS, cônxixin làm thay đổi cấu trúc của ADN.
	b	do các tia phóng xạ, tia tử ngoại làm đứt gãy NST.	
	c	do sự trao đổi đoạn của NST.	d	do điều kiện môi trường thay đổi.
 15/ Trong việc tăng suất cây trồng yếu tố nào là quan trọng hơn?
	a	kỹ thuật trồng trọt và chăn nuôi	b	giống cây trồng và vật nuôi	cđiều kiện khí hậu	dcả a và b
 16/ Thường biến có thể xảy ra khi:
	a	cơ thể trưởng thành cho đến lúc chết bcơ thể còn non cho đến lúc chết	cmới là hợp tử	d	còn là bào thai
 17/ Tính trạng nào sau đây có mức phản ứng hẹp?
	a	số lượng quả trên cây của một giống cây trồng.	b	số hạt trên bông của một giống lúa.	c	số lợn con trong một lứa đẻ của một giống lơn.	d	tỉ lệ bơ trong sữa của một giống bò sữa.
 18/ Phát biểu nào sau đây không đúng với khái niệm về mức phản ứng?
	a	để xác định mức phản ứng của một kiểu gen cần phải tạo ra những cá thể đa dạng về kiểu gen và cho chúng sinh trưởng, phát triển trong cùng một điều kiện môi trường.	b	mức phản ứng do kiểu gen quy định
	c	để xác định mức phản ứng của một kiểu gen cần phải tạo ra những cá thể đa dạng về kiểu gen và cho chúng sinh trưởng, phát triển trong những điều kiện môi trường khác nhau.	dcác tính trạng số lượng thường có mức phản ứng rộng
 19/ Yếu tố nào quy định kiểu hình của một cá thể?
	a	sự tương tác giữa kiểu gen và môi trường.	b	tổ hợp gen trong hợp tử.
	c	ảnh hưởng của môi trường.	d	khả năng phản ứng của cá thể.
 20/ Phát biểu nào sau đây không đúng?
	a	giống tốt, kỹ thuật sản tốt, năng suất không cao.
	b	kiểu gen quy định giới hạn năng suất của một giống vật nuôi hay cây trồng.
	c	kỹ thuật sản xuất quy định năng suất cụ thể của giống
	d	ở vật nuôi và cây trồng, năng suất là kết quả tác động tổng hoẹp của giống và kỹ thuật sản xuất
 21/ Các biến dị nào sau đây không là thường biến?
	a	da người sạm đen khi ra nắng.	
	b	cùng 1 giống nhưng trong điều kiện chăm sóc tốt, lợn tăng trọng nhanh hơn những cá thể ít được chăm sóc.
	c	xuất hiện bệnh loạn sắc ở người.	d	lá rụng vào mùa thu mỗi năm.
 22/ Một loài hoa có kiểu hình màu đỏ thuần chủng khi trồng ở môi trường có nhiệt độ là 350 C thì có màu trắng, nhưng cây đó khi trồng ở nhiệt độ 200 C thì cho ra hoa màu đỏ, đó là do:
	a	nhiệt độ môi trường đó làm biến đổi màu hoa	bbố mẹ truyền cho con những tính trạng phản ứng linh hoạt với MT 
	c	sự đột biến kiểu gen quy định màu hoa đỏ và sau đó là hồi biến
	d	kiểu gen quy định màu hoa đỏ phản ứng nhạy cảm với nhiệt độ
 23/ / Sự mềm dẻo kiểu hình có ý nghĩa:
	a	làm tăng khả năng sinh sản của loài.	b	giúp cơ thể thích nghi với môi trường sống.	
	c	là nguyên liệu của tiến hoá và chọn giống.	d	tạo ra nhiều kiểu gen khác nhau.
 24/ Mức phản ứng của một cơ thể do yếu tố nào quy định:
	a	kiểu hình. bđiều kiện cụ thể của môi trường	c	Kiểu gen và điều kiện môi trường	d	kiểu gen. 
 25/ Tính chất nào là của biến dị thường biến:
	a	cá thể. bđịnh hướng.	 c	nguyên liệu tiến hoá.	d	di truyền
 26/ Tính trạng số lượng không có đặc điểm nào sau đây?
	a	đo lường được bằng các kỹ thuật thông thường.	bnhận nbiết được bằng quan sát thông thường
	c	thay đổi khi điều kiện môi trường thay đổi	d	khó thay đổi khi điều kiện môi trường thay đổi
 27/ Câu nào sau đây có nội dung đúng?
	a	trong chọn giống người ta chọn những thường biến có lợi để nhân giống.
	b	năng suất cây trồng phụ thuộc chủ yếu vào kiểu gen.
	c	mức phản ứng do kiểu gen quy định nên di truyền được còn sự mềm dẻo kiểu hình không liên quan đến biến đổi kiểu gen nên không di truyền được cho thế hệ sau.
	d	giúp sinh vật thích nghi với môi trường nên thường biến là ngliệu cung cấp cho quá trình chọn lọc.
 28/ Sự mềm dẻo kiểu hình là:
	a	hiện tượng kiểu hình của một cơ thể có thể thay đổi trước các điều kiện môi trường khác nhau.
	b	biến đổi phân tử ADN dưới tác dụng môi trường trong và môi trường ngoài..	
	c	biến đổi cấu trúc NST.	dhiện tượng kiểu hình thay đổi linh hoạt khi môi trường thay đổi và di truyền cho thế hệ sau.	
 29/ Phát biểu nào sau đây đúng với khái niệm về kiểu hình?
	a	kiểu hình liên tục thay đổi khi điều kiện môi trường thay đổi	b	kiểu hình ổn định khi điều kiện môi trường thay đổi
	c	kiểu hình được tạo thành do sự tương tác giữa kiểu gen và điều kiện môi trường
	d	kiểu hình khó thay đổi khi điều kiện môi trường thay đổi
 30/ Mức phản ứng là................của một kiểu gen tương ứng với môi trường khác nhau. Cụm từ điền đúng vào chỗ trống của câu trên là:
	a	mức độ của thường biến b	biểu hiện thường biến ctập hợp các kiểu hình dsự thay đổi của thường biến
BÀI 16-17.
 1/ Số thể dị hợp ngày càng giảm, thể đồng hợp ngày càng tăng được thấy trong quá trình:
	a	Sinh sản sinh dưỡng	b	Sinh sản hữu tính	c	Ngẫu nhiên	d	Tự phối
 2/ Đặc điểm nào dưới đây về quần thể giao phối là không đúng:
	a	Quần thể là một cộng đồng có lịch sử phát triển chung	b	Quần thể là một tập hợp ngẫu nhiên và nhất thời
	c	Quần thể là một tập hợp cá thể cùng loài	d	Mỗi quần thể có thành phần kiểu gen đặc trưng và ổn định
 3/ Cấu trúc di truyền của quần thể tự phối có đặc điểm :
	a	Chủ yếu ở trạng thái dị hợp	b	Tăng thể dị hợp và giảm thể đồng hợp
	c	Phân hoá thành các dòng thuần có kiểu gen khác nhau	 d	Đa dạng và phong phú về kiểu gen
 4/ Định luật Hacdi-Vanbec phản ánh:
	a	Trạng thái động của tần số các alen trong quần thể	b	ự ổn định của tần số tương đối các alen trong quần thể
	c	rạng thái cân bằng di truyền trong quần thể	d	B và C đúng
 5/ Ý nghĩa nào dưới đây không phải là của định luật Hacđi-Vanbec:
	a	Giải thích trong thiên nhiên có những quần thể đã được duy trì ổn định qua thời gian dài
	b	Giải thích hitượng tiến hoá nhỏ diễn ra trên cơ sở làm biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể
	c	Phản ánh trạng thái động của quần thể, giải thích cơ sở của sự tiến hoá
	d	Từ tỷ lệ cá thể có biểu hiện tính trạng lặn đột biếncó thể suy ra được tần số của alen lặn đột biến đó trong quần thể
 6/ Trong một quần thể giao phối, mô tả nào dưới đây là đúng:
	a	Tần số tương đối của các alen trong một gen nào đó là không đặc trưng cho từng quần thể
	b	Tần số tương đối của các kiểu gen có tính đặc trưng cho từng quần thể
	c	Tần số tương đối của các alen trong một gen nào đó là đặc trưng cho từng quần thể
	d	Tần số tương đối của của các alen trong một k gen nào đó trong quần thể thay đổi qua các thế hệ
 7/ Đặc điểm nào dưới đây của một quần thể giao phối là không đúng:
	a	Mỗi quần thể có thành phần kiểu gen đặc trưng và ổn định
	b	Tần số tương đối của các alen trong một gen nào đó không đặc trưng cho từng quần thể
	c	Quá trình tiến hoá nhỏ diễn ra trên cơ sở sự biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể
	d	Quần thể là một đơn vị tổ chức cơ sở và là đơn vị sinh sản của loài trong tự nhiên
 8/ Giả sử một gen có 2 alen A và a. Gọi p là tần số alen A, q là tần số alen a. Sự kết hợp ngẫu nhiên của các loại giao tử sẽ tạo ra thế hệ tiếp sau với thành phần kiểu gen:
	a	P AA ; q2 aa bP2 AA ;pqAa; q2 aa c P2 AA ; 2pqAa; q2 aa d	pAA; qaa
 9/ Theo định luật Hacddi-Vanbec: Trong những điều kiện nhất định thì trong lòng một quần thể...........(G: giao phối; T: tự phối) tần số tương đối của các...........(A: alen; B: gen) ở mỗi gen có khuynh hướng duy trì không đổi từ thế hệ này sang thế hệ khác
	a	T, A, 	b	G, A, 	c	G, B, 	d	T, B, 
 10/ Điều nào dưới đây nói về quần thể tự phối là không đúng:
	a	Số cá thể đồng hợp tăng, số thể dị hợp giảm trong quá trình tự thụ
	b	Quần thể bị phân hoá dần thành những dòng thuần có kiểu gen khác nhau
	c	Thể hiện đặc điểm đa hình	 dSự chọn lọc không mang lại hiệu quả đối với con cháu của một cá thể thuần chủng tự thụ
 11/ Trong một quần thể giao phối nếu một gen có 3 alen a1, a2, a3 thì quá trình ngẫu phối sẽ tạo ra bao nhiêu tổ hợp kiểu gen khác nhau?(*)
	a	4 tổ hợp gen	b	8 tổ hợp gen	c	6 tổ hợp gen	d	10 tổ hợp gen
 12/ Quần thể giao phối được xem là đơn vị sinh sản, đơn vị tồn tại của loài trong thiên nhiên vì:
	a	Có sự giao phối ngẫu nhiên và tự do giữa các cá thể trong quần thể
	b	Có sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các cá thể về mặt sinh sản
	c	Có sự hạn chế trong giao phối giữa các cá thể thuộc các quần thể khác nhau trong một loài	dTất cả đều đúng
 13/ Điều nào dưới đây nói về quần thể giao phối là không đúng:
	a	Có sự đa hình về kiểu gen tạo nên sự đa hình về kiểu hình
	b	Các cá thể thuộc các quần thể khác nhau trong cùng một loài không thể giao phối lẫn nhau
	c	Nét đặc trưng của quần thể giao phối là sự giao phối ngẫu nhiên và tự do giữa các cá thể trong quần thể
	d	Các cá thể trong quần thể giống nhau ở những nét cơ bản và sai khác về rất nhiều chi tiết
 14/ Quần thể giao phối là một tập hợp cá thể ..............(K: khác loài; C: cùng loài), trải qua nhiều thế hệ đã cùng chung sống trong một khoảng không gian ............(X: xác định; Y: không xác định), trong đó các cá thể ...........(G: giao phối tự do; H: không giao phối) với nhau, được cách li ở mức độ nhất định với các nhóm cá thể lân cận cùng loài:
	a	C, Y, G	b	K, X, H	c	C, X, G	d	K, Y, H
 15/ Trong quần thể tự phối, gọi p là tần số tương đối của alen A, q là tấn số tương đối của alen a. Tần số tương đối của các kiểu gen trong quần thể sẽ như sau:
	a	pAA:pqAa:qaa	b	2pqAa	c	P2 AA ; q2 aa 	d	P2 AA ; 2pqAa; q2 aa 
 16/ Trong một quần thể giao phối ngẫu nhiên, không có chọn lọc, không có đột biến, tần số tương đối của các alen thuộc một gen nào đó:
	a	Có tính ổn định nhưng không đặc trưng cho từng quần thể	bKhông có ổn định nhưng đặc trưng cho từng quần thể
	c	Có tính ổn định và đặc trưng cho từng quần thể	d	Không có tính ổn định và đặc trưng cho từng quần thể
 17/ Tần số tương đối của một alen được tính bằng:
	a	Tỷ lệ phần trăm số tế bào lưỡng bội mang alen đó trong QT	b	Tỷ lệ phần trăm số giao tử mang alen đó trong QT
	c	Tỷ lệ phần trăm các kiểu hình của alen đó trong quần thể	d	Tỷ lệ phần trăm các kiểu gen của alen đó trong QT
19/ Điều kiện nào dưới đây là điều kiện để định luật Hacdi-Vanbec nghiệm đúng
	a	Quần thể có số lượng cá thể lớn bQuần thể giao phối ngẫu nhiên	cKhông có chọn lọc và đột biến	dTất cả đều đúng
 20/ Quần thể giao phối có đặc điểm:
	a	Là một tập hợp cá thể cùng loài, cùng chung sống trong một khoảng không gian xác định
	b	Là đơn vị tổ chức cơ sở và là đơn vị sinh sản của loài trong tự nhiên, có thành phần kiểu gen đặc trưng và ổn định
	c	Các cá thể trong quần thể có thể giao phối tự do với nhau, được cách li ở mức độ nhất định với các nhóm cá thể lân cận cùng loài	d	Tất cả đều đúng
 21/ Ý nghĩa và ứng dụng thực tiễn của định luật Hacđi-Vanbec:
	a	Biết được tỷ lệ cá thể mang bệnh do gen lặn đột biến ở trạng thái đồng hợp trong quần thể có thể suy ra tần số gen lặn đột biến trong quần thể, xác định được tần số cá thể mang gen lặn đột biến đó trong quần thể
	b	Định luật phản ánh trạng thái cân bằng di truyền trong quần thể
	c	Từ tỷ lệ của các kiểu hình có thể suy ra tỷ lệ các loại gen và tần số tương đối của các alen và ngược lại
	d	ất cả đều đúng
 22/ Hạn chế của định luật Hacdi-Vanbec xảy ra do:
	a	Các kiểu gen khác nhau sẽ có sức sống và khả năng thích nghi khác nhau
	b	Thường xuyên xảy ra quá trình đột biến và quá trình chọn lọc tự nhiên
	c	Sự ổn định của tần số các alen trong quần thể qua các thế hệ	d	A và B đúng

Tài liệu đính kèm:

  • docDE CƯƠNG SINH 12.doc
  • docDap an DE CƯƠNG 12.doc