Đề cương ôn thi tốt nghiệp THPT môn Hoá học

Đề cương ôn thi tốt nghiệp THPT môn Hoá học

BÀI TẬP

Câu 1: Số đồng phân este ứng với công thức phân tử C3H6O2 là

A. 5. B. 4. C. 2. D. 3.

Câu 2: Số đồng phân este ứng với công thức phân tử C4H8O2 là

 A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.

Câu 3: Số đồng phân đơn chức ứng với công thức phân tử C3H6O2 là

 A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.

Câu 4: Số đồng phân đơn chức ứng với công thức phân tử C4H8O2 là

 A. 6. B. 3. C. 4. D. 5.

 

doc 55 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1636Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề cương ôn thi tốt nghiệp THPT môn Hoá học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG ÔN THI TỐT NGHIỆP THPT MÔN HOÁ HỌC 
Năm học: 2009-2010
CHƯƠNG 1: ESTE - CHẤT BÉO
A. LÝ THUYẾT
I. CHƯƠNG 1 ESTE – LIPIT
1. Khái niệm
? Este là gì? Đặc điểm cấu tạo R - COO – R’.Công thức chung este no, đơn chức CnH2nO2 (n≥1).
2. Tính chất hóa học
? Phản ứng thủy phân, xúc tác axit :
H2SO4, t0
RCOOR' + H2O RCOOH + R'OH
? Phản ứng xà phòng hóa :
 t0
RCOOR' + NaOH RCOONa + R'OH
 t0
(R-COO)3C3H5 + 3NaOH 3R-COONa + C3H5(OH)3 
? Phản ứng hidro hóa chất béo lỏng :
 Ni, t0
(CH3[CH2]7CH=CH[CH2]7COO)3C3H5 + 3H2 (CH3[CH2]16COO)3C3H5 
BÀI TẬP
Câu 1: Số đồng phân este ứng với công thức phân tử C3H6O2 là
A. 5. 	B. 4. 	C. 2. 	D. 3.
Câu 2: Số đồng phân este ứng với công thức phân tử C4H8O2 là
 	A. 2.	B. 3.	C. 4.	D. 5.
Câu 3: Số đồng phân đơn chức ứng với công thức phân tử C3H6O2 là
 	A. 2.	B. 3.	C. 4.	D. 5.
Câu 4: Số đồng phân đơn chức ứng với công thức phân tử C4H8O2 là
 	A. 6.	B. 3.	C. 4.	D. 5.
Câu 5: Cho tất cả các đồng phân đơn chức, mạch hở, có cùng công thức phân tử C2H4O2 lần lượt tác dụng với: Na, NaOH, NaHCO3. Số phản ứng xảy ra là
A. 2. 	B. 5. 	C. 4. 	D. 3.
Câu 6: Chất X có công thức phân tử C3H6O2, là este của axit axetic. Công thức cấu tạo thu gọn của X là 
A. C2H5COOH. 	B. HO-C2H4-CHO. 	C. CH3COOCH3. 	D. HCOOC2H5. 
Câu 7: Hợp chất X có công thức cấu tạo: CH3CH2COOCH3. Tên gọi của X là:
 	A. etyl axetat.	B. metyl propionat.	C. metyl axetat.	D. propyl axetat.
Câu 8: Thủy phân este E có công thức phân tử C4H8O2 (có mặt H2SO4 loãng) thu được 2 sản phẩm hữu cơ X và Y. Từ X có thể điều chế trực tiếp ra Y bằng một phản ứng duy nhất. Tên gọi của E là:
 	A. metyl propionat.	B. propyl fomat.	C. ancol etylic.	D. etyl axetat.
Câu 9: Este etyl axetat có công thức là
A. CH3CH2OH. 	B. CH3COOH. 	C. CH3COOC2H5. 	 D. CH3CHO.
Câu 10: Đun nóng este HCOOCH3 với một lượng vừa đủ dung dịch NaOH, sản phẩm thu được là
A. CH3COONa và C2H5OH. 	B. HCOONa và CH3OH.
C. HCOONa và C2H5OH. 	D. CH3COONa và CH3OH.
Câu 11: Este etyl fomiat có công thức là
A. CH3COOCH3. 	B. HCOOC2H5. 	C. HCOOCH=CH2. 	D. HCOOCH3.
Câu 12: Đun nóng este CH3COOC2H5 với một lượng vừa đủ dung dịch NaOH, sản phẩm thu được là
A. CH3COONa và CH3OH. 	B. CH3COONa và C2H5OH.
C. HCOONa và C2H5OH. 	D. C2H5COONa và CH3OH.
Câu 13: Thủy phân este X trong môi trường kiềm, thu được natri axetat và ancol etylic. Công thức của X là
A. C2H3COOC2H5. 	B. CH3COOCH3. 	
C. C2H5COOCH3. 	D. CH3COOC2H5.
Câu 14: Este metyl acrilat có công thức là
A. CH3COOCH3. 	B. CH3COOCH=CH2.	C. CH2=CHCOOCH3. D. HCOOCH3.
Câu 15: Este vinyl axetat có công thức là
A. CH3COOCH3. 	B. CH3COOCH=CH2. C. CH2=CHCOOCH3. D. HCOOCH3.
Câu 16: Đun nóng este CH3COOCH=CH2 với một lượng vừa đủ dung dịch NaOH, sản phẩm thu được là
A. CH2=CHCOONa và CH3OH. 	B. CH3COONa và CH3CHO.
C. CH3COONa và CH2=CHOH. 	D. C2H5COONa và CH3OH.
Câu 17: Đun nóng este CH2=CHCOOCH3 với một lượng vừa đủ dung dịch NaOH, sản phẩm thu được là
A. CH2=CHCOONa và CH3OH. 	B. CH3COONa và CH3CHO.
C. CH3COONa và CH2=CHOH. 	D. C2H5COONa và CH3OH.
Câu 18: Khi đốt cháy hoàn toàn một este no, đơn chức thì số mol CO2 sinh ra bằng số mol O2 đã phản ứng. Tên gọi của este là
A. n-propyl axetat. 	B. metyl axetat. 	C. etyl axetat. 	D. metyl fomiat.
Câu 19: Hai chất hữu cơ X1 và X2 đều có khối lượng phân tử bằng 60 đvC. X1 có khả năng phản ứng với: Na, NaOH, Na2CO3. X2 phản ứng với NaOH (đun nóng) nhưng không phản ứng Na. Công thức cấu tạo của X1, X2 lần lượt là:
A. CH3-COOH, CH3-COO-CH3. 	B. (CH3)2CH-OH, H-COO-CH3.
C. H-COO-CH3, CH3-COOH. 	D. CH3-COOH, H-COO-CH3.
Câu 20: Cho sơ đồ chuyển hóa sau (mỗi mũi tên là một phương trình phản ứng):
Tinh bột → X → Y → Z → metyl axetat. Các chất Y, Z trong sơ đồ trên lần lượt là:
A. C2H5OH, CH3COOH. 	B. CH3COOH, CH3OH. 
C. CH3COOH, C2H5OH. 	D. C2H4, CH3COOH.
Câu 21: Một este có công thức phân tử là C4H6O2, khi thuỷ phân trong môi trường axit thu được axetanđehit. Công thức cấu tạo thu gọn của este đó là
A. HCOO-C(CH3)=CH2. 	B. HCOO-CH=CH-CH3. 
C. CH3COO-CH=CH2. 	 	D. CH2=CH-COO-CH3.
Câu 22: Cho glixerol phản ứng với hỗn hợp axit béo gồm C17H35COOH và C15H31COOH, số loại trieste được tạo ra tối đa là
A. 6. 	B. 3. 	C. 5. 	D. 4.
Câu 23: Cho các chất: etyl axetat, anilin, ancol etylic, axit acrylic, phenol, phenylamoni clorua, ancol benzylic, 
p-crezol. Trong các chất này, số chất tác dụng được với dung dịch NaOH là
A. 4. 	B. 6. 	C. 5. 	D. 3.
Câu 24: Khi thuỷ phân chất béo trong môi trường kiềm thì thu được muối của axit béo và
A. phenol. 	B. glixerol. 	C. ancol đơn chức. 	D. este đơn chức.
Câu 25: Khi xà phòng hóa tristearin ta thu được sản phẩm là
A. C15H31COONa và etanol. 	B. C17H35COOH và glixerol.
C. C15H31COOH và glixerol. 	D. C17H35COONa và glixerol.
Câu 26: Khi xà phòng hóa tripanmitin ta thu được sản phẩm là
A. C15H31COONa và etanol. 	B. C17H35COOH và glixerol.
C. C15H31COONa và glixerol. 	D. C17H35COONa và glixerol.
Câu 27: Khi xà phòng hóa triolein ta thu được sản phẩm là
A. C15H31COONa và etanol. 	B. C17H35COOH và glixerol.
C. C15H31COONa và glixerol. 	D. C17H33COONa và glixerol.
Câu 28: Khi thuỷ phân trong môi trường axit tristearin ta thu được sản phẩm là
A. C15H31COONa và etanol. 	B. C17H35COOH và glixerol.
C. C15H31COOH và glixerol. 	D. C17H35COONa và glixerol.
Câu 29: Đun 12 gam axit axetic với 13,8 gam etanol (có H2SO4 đặc làm xúc tác) đến khi phản ứng đạt tới trạng thái cân bằng, thu được 11 gam este. Hiệu suất của phản ứng este hóa là (Cho H = 1; C = 12; O = 16).
	A. 50%	B. 62,5%	C. 55%	D. 75%
Câu 30: Cho 6 gam một este của axit cacboxylic no đơn chức và ancol no đơn chức phản ứng vừa hết với 100 ml dung dịch NaOH 1M. Tên gọi của este đó là
A. etyl axetat. 	B. propyl fomiat. 	C. metyl axetat. 	D. metyl fomiat.
Câu 31: Để trung hòa lượng axit tự do có trong 14 gam một mẫu chất béo cần 15ml dung dịch KOH 0,1M. Chỉ số axit của mẫu chất béo trên là (Cho H = 1; O = 16; K = 39)
	A. 4,8	B. 6,0	C. 5,5	D. 7,2
Câu 32: Xà phòng hoá hoàn toàn 22,2 gam hỗn hợp gồm hai este HCOOC2H5 vàCH3COOCH3 bằng dung dịch NaOH 1M (đun nóng). Thể tích dung dịch NaOH tối thiểu cần dùng là
A. 400 ml. 	B. 300 ml. 	C. 150 ml. 	D. 200 ml.
Câu 33: Xà phòng hoá hoàn toàn 17,24 gam chất béo cần vừa đủ 0,06 mol NaOH. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được khối lượng xà phòng là
A. 16,68 gam. 	B. 18,38 gam. 	C. 18,24 gam. 	D. 17,80 gam.
Câu 34: Xà phòng hóa 8,8 gam etyl axetat bằng 200 ml dung dịch NaOH 0,2M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, cô cạn dung dịch thu được chất rắn khan có khối lượng là (cho H = 1, C = 12, O = 16, Na = 23)
A. 3,28 gam. 	B. 8,56 gam. 	C. 8,2 gam. 	D. 10,4 gam.
Câu 35: Cho dãy các chất: HCHO, CH3COOH, CH3COOC2H5, HCOOH, C2H5OH, HCOOCH3. Số chất trong dãy tham gia phản ứng tráng gương là
A. 3. 	B. 6. 	C. 4. 	D. 5.
Câu 36: Chất X có công thức phân tử C2H4O2, cho chất X tác dụng với dung dịch NaOH tạo ra muối và nước. Chất X thuộc loại
A. ancol no đa chức. 	B. axit không no đơn chức.	
C. este no đơn chức. 	D. axit no đơn chức.
Câu 37: Đốt cháy hoàn toàn 7,8 gam este X thu được 11,44 gam CO2 và 4,68 gam H2O. Công thức phân tử của este là
A. C4H8O4	B. C4H8O2	C. C2H4O2	D. C3H6O2
Câu 38: Thuỷ phân hoàn toàn 11,44 gam este no, đơn chức, mạch hở X với 100ml dung dịch NaOH 1,3M (vừa đủ) thu được 5,98 gam một ancol Y. Tên gọi của X là
A. Etyl fomat	B. Etyl axetat	C. Etyl propionat	D. Propyl axetat
Câu 39: Thuỷ phân este X có CTPT C4H8O2 trong dung dịch NaOH thu được hỗn hợp hai chất hữu cơ Y và Z trong đó Y có tỉ khối hơi so với H2 là 16. X có công thức là
A. HCOOC3H7	B. CH3COOC2H5	C. HCOOC3H5	D. C2H5COOCH3
Câu 40: Propyl fomat được điều chế từ
A. axit fomic và ancol metylic.	B. axit fomic và ancol propylic.
C. axit axetic và ancol propylic.	D. axit propionic và ancol metylic.
Câu 41: Để trung hoà 14 gam một chất béo cần 1,5 ml dung dịch KOH 1M. Chỉ số axit của chất béo đó là 
 A. 6	 B. 5	 C. 7	D. 8
Câu 42: Có thể gọi tên este (C17H33COO)3C3H5 là
A. triolein	B. tristearin	C. tripanmitin	D. stearic
Câu 43: Đun nóng chất béo cần vừa đủ 40 kg dung dịch NaOH 15%, giả sử phản ứng xảy ra hoàn toàn. Khối lượng (kg) glixerol thu được là	
A. 13,8	B. 4,6	C. 6,975	D. 9,2
Câu 44: Xà phòng hoá hoàn toàn 37,0 gam hỗn hợp 2 este là HCOOC2H5 và CH3COOCH3 bằng dung dịch NaOH, đun nóng. Khối lượng NaOH cần dùng là
A. 8,0g	B. 20,0g	C. 16,0g	D. 12,0g
Câu 45: Hợp chất Y có công thức phân tử C4H8O2. Khi cho Y tác dụng với dung dịch NaOH sinh ra chất Z có công thức C3H5O2Na. Công thức cấu tạo của Y là
A. C2H5COOC2H5.	B. CH3COOC2H5.	C. C2H5COOCH3.	D. HCOOC3H7.
Câu 46: Xà phòng hoá hoàn toàn 17,6 gam hỗn hợp 2 este là etyl axetat và metyl propionat bằng lượng vừa đủ v (ml) dung dịch NaOH 0,5M. Giá trị v đã dùng là
A. 200 ml.	B. 500 ml.	C. 400 ml.	D. 600 ml.
Câu 47: Trong phân tử este (X) no, đơn chức, mạch hở có thành phần oxi chiếm 36,36 % khối lượng. Số đồng phân cấu tạo của X là	
A. 4.	B. 2.	C. 3.	D. 5.
CHƯƠNG 2: 
GLUCOZƠ - SACCAROZƠ - TINH BỘT – XENLULOZƠ
1. Cấu tạo
a) glucozo và fructozo (C6H12O6)
? Glucozo ở dạng mạch hở là monoanđehit và poliancol : CH2OH[CHOH]4CHO
 OH-
? Fructozo ở dạng mạch hở là monoxeton và poliancol , có thể chuyển hóa thành glucozo trong môi trường bazo.
CH2OH[CHOH]3 -CO-CH2OH CH2OH[CHOH]4CHO
b) Saccarozo (C12H22O11 hay C6H11O5 –O- C6H11O5) 
Phân tử không có nhóm CHO, có chức poliancol
c) Tinh bột và xenlulozo (C6H10O5)n 
Tinh bột : Các mắt xích α – glucozo liên kết với nhau thành mạch xoắn lò xo, phân tử không có nhóm CHO.
Xenlulozo : Các mắt xích β – glucozo liên kết với nhau thành mạch kéo dài, phân tử không có nhóm CHO và mỗi mắt xích có 3 nhóm OH tự do, nên có thể viết : [C6H7O2(OH)3]n 
2. Tính chất hóa học
a) Glucozo có phản ứng của chức anđehit
 t0
CH2OH[CHOH]4CHO +2AgNO3+3NH3 +H2O CH2OH[CHOH]4COONH4 +2Ag + 2NH4NO3 
Fructozo cũng có phản ứng tráng bạc do trong môi trường kiềm, fructozo chuyển hóa thành glucozo.
b) Glucozo, fructozo, saccarozo và xenlulozo có phản ứng của chức poliancol 
? Glucozo, fructozo, saccarozo phản ứng với Cu(OH)2 cho các hợp chất tan màu xanh lam
? Xenlulozo tác dụng với axit nitric đậm đặc cho xenlulozo trinitrat:H2SO4(đặc), t0
[C6H7O2(OH)3]n + 3nHNO3 (đặc) [C6H7O2(ONO2)3]n + 3nH2O
 H+ hoặc enzim
c) Saccarozo, tinh bột và xenlulozo có phản ứng thủy phân nhờ xúc tác axit hay enzim thích hợp
C6H11O5 –O- C6H11O5 + H2O C6H12O6 + C6H12O6
 Saccarozo glucozo fructozo H+ hoặc enzim
(C6H10O5)n + H2O n C6H12O6
Tinh bột hoặc xenlulozo glucozo
d) Phản ứng lên men rượu 
 Enzim 
30-350C
C6H12O6 2C2H5OH + 2CO2 
B. BÀI TẬP
Câu 1: Trong phân tử của cacbohyđrat luôn có
A. nhóm chức axit. 	B. nhóm chức xeton. 	
C. nhóm chức ancol. 	D. nhóm chức anđehit.
Câu 2: Chất thuộc loại đisaccarit là
A. glucozơ. 	B. saccarozơ. 	C. xenlulozơ. 	D. fructozơ.
Câu 3: Hai chất đồng phân của nhau là
A. glucozơ và mantozơ. 	B. fructozơ và glucozơ. 
 C. fructozơ và mantozơ. 	D. saccarozơ và glucozơ.
Câu 4: Trong điều kiện thích hợp glucozơ lên men tạo thành khí CO2 và
A. C2H5OH. 	B. CH3COOH. 	C. HCOOH. 	D. CH3CHO.
Câu 5: Saccarozơ và glucozơ đều có
A. phản ứng với AgNO3 trong dung dịch NH3, đun nóng.
B. phản ứng với dung dịch NaCl.
C ...  trong hỗn hợp lần lượt là: 
	A. 73% ; 27%. 	B. 77,14% ; 22,86% C. 50%; 50%. 	D. 44% ; 56% 
Câu 21. Cho 8,3 gam hỗn hợp Al và Fe tác dụng với dung dịch HNO3 loãng dư thì thu được 45,5 gam muối nitrat khan. Thể tích khí NO (đktc, sản phẩm khử duy nhất) thoát ra là: 
	A. 4,48 lít. 	B. 6,72 lít. 	C. 2,24 lít. 	D. 3,36 lít. 
Câu 22. Cho 1,86 gam hỗn hợp Al và Mg tác dụng với dung dịch HNO3 loãng dư thì thu được 560 ml lít khí N2O (đktc, sản phẩm khử duy nhất) bay ra. Khối lượng muối nitrat tạo ra trong dung dịch là: 	 	
	 A. 40,5 gam. 	B. 14,62 gam. 	C. 24,16 gam. 	D. 14,26 gam.
Câu 23. Cho 5 gam hỗn hợp bột Cu và Al vào dung dịch HCl dư thu 3,36 lít H2 ở đktc. Phần trăm Al theo khối lượng ở hỗn hợp đầu là 	
	A. 27%. 	B. 51%. 	C. 64%. 	 D. 54%. 
Câu 24: Hoà tan hoàn toàn 1,23 gam hỗn hợp X gồm Cu và Al vào dung dịch HNO3 đặc, nóng thu được 1,344 lít khí NO2 (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Phần trăm về khối lượng của Cu trong hỗn hợp X là
	A. 21,95%.	B. 78,05%.	C. 68,05%.	D. 29,15%.
Câu 25. Cho a gam bột Al tác dụng vừa đủ với dung dịch HNO3 loãng thu được dung dịch A chỉ chứa một muối duy nhất và 0,1792 lít (đktc) hỗn hợp khí NO, N2 có tỉ khối hơi so H2 là 14,25. Tính a ? 
	A. 0,459 gam. 	B. 0,594 gam. 	C. 5,94 gam.	D. 0,954 gam. 
Câu 26. Hoà tan hoàn toàn 7,8 gam hỗn hợp gồm Mg, Al trong dung dịch HCl dư. Sau phản ứng thấy khối lượng dung dịch tăng thêm 7 gam. Khối lượng của Al có trong hỗn hợp ban đầu là 
A. 2,7 gam.	 	B. 5,4 gam.	 	C. 4,5 gam. 	D. 2,4 gam.
Câu 27: Cho hỗn hợp A gồm Cu và Mg vào dung dịch HCl dư thu được 5,6 lít khí (đkc) không màu và một chất rắn không tan B. Dùng dung dịch H2SO4 đặc, nóng để hoà tan chất rắn B thu được 2,24 lít khí SO2 (đkc). Khối 
lượng hỗn hợp A ban đầu là: 
A. 6,4 gam. 	 B. 12,4 gam. 	C. 6,0 gam. 	 	D. 8,0 gam.
Câu 28: Hoà tan hoàn toàn 1,5 gam hỗn hợp bột Al và Mg vào dung dịch HCl thu được 1,68 lít H2 (đkc). Phần % khối lượng của Al trong hỗn hợp là
A. 60%.	B. 40%.	C. 30%.	D. 80%.
DẠNG 3 : XÁC ĐỊNH CÔNG THỨC
 Câu 1. Hoà tan 2,52 gam một kim loại bằng dung dịch H2SO4 loãng dư, cô cạn dung dịch thu được 6,84 gam muối khan. Kim loại đó là: 	
A. Mg. 	B. Al.	C. Zn. 	D. Fe. 	 
Câu 2. Hoà tan hết m gam kim loại M bằng dung dịch H2SO4 loãng, rồi cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 5m gam muối khan. Kim loại M là: 
	A. Al. 	B. Mg. 	C. Zn. 	D. Fe. 
Câu 3: Ngâm một lá kim loại có khối lượng 50 gam trong dung dịch HCl. Sau khi thu được 336 ml khí H2 (đktc) thì khối lượng lá kim loại giảm 1,68%. Kim loại đó là 
A. Zn. 	B. Fe. 	C. Ni. 	D. Al.
Câu 4. Nhiệt phân hoàn toàn 3,5 gam một muối cacbonat kim loại hoá trị 2 thu được 1,96 gam chất rắn. Muối cacbonat của kim loại đã dùng là: 
	A. FeCO3. 	B. BaCO3. 	C. MgCO3. 	D. CaCO3. 
Câu 5. Hoà tan hoàn toàn 0,575 gam một kim loại kìềm vào nước. Để trung hoà dung dịch thu được cần 25 gam dung dịch HCl 3,65%. Kim loại hoà tan là: 
	A. Li. 	B. K. 	C. Na. 	D. Rb. 
Câu 6. Cho 9,1 gam hỗn hợp hai muối cacbonat trung hoà của 2 kim loại kiềm ở 2 chu kỳ liên tiếp tan hoàn toàn trong dung dịch HCl dư thu được 2,24 lít CO2(đktc). Hai kim loại đó là: 
	A. K và Cs. 	B. Na và K. 	C. Li và Na. 	D. Rb và Cs. 
Câu 7. Hoà tan 1,3 gam một kim loại M trong 100 ml dung dịch H2SO4 0,3M. Để trung hoà lượng axit dư cần 200 ml dung dịch NaOH 0,1M. Xác định kim loại M? 
	A. Al. 	B. Fe. 	C. Zn. 	D. Mg. 
Câu 8. Lượng khí clo sinh ra khi cho dung dịch HCl đặc dư tác dụng với 6,96 gam MnO2 đã oxi hoá kim loại M (thuộc nhóm IIA), tạo ra 7,6 gam muối khan. Kim loại M là: 
	A. Ba. 	B. Mg. 	C. Ca. 	D. Be. 
Câu 9. Hoà tan hoàn toàn 2 gam kim loại thuộc nhóm IIA vào dung dịch HCl và sau đó cô cạn dung dịch người ta thu được 5,55 gam muối khan. Kim loại nhóm IIA là: 
	A. Be. 	B. Ba. 	C. Ca. 	D. Mg. 
Câu 10: Cho 1,67 gam hỗn hợp gồm hai kim loại ở 2 chu kỳ liên tiếp thuộc nhóm IIA tác dụng hết với dung dịch HCl (dư), thoát ra 0,672 lít khí H2 (ở đktc). Hai kim loại đó là (Mg= 24, Ca= 40, Sr= 87, Ba = 137)
A. Be và Mg. 	B. Mg và Ca. 	C. Sr và Ba. 	D. Ca và Sr.
Câu 11. Khi điện phân muối clorua kim loại nóng chảy, người ta thu được 0,896 lít khí (đktc) ở anot và 3,12 gam kim loại ở catot. Công thức muối clorua đã điện phân là 
	A. NaCl. 	B. CaCl2. 	C. KCl.	 	D. MgCl2. 
Câu 12. Cho 19,2 gam kim loại (M) tan hoàn toàn trong dung dịch HNO3 loãng thì thu được 4,48 lít khí NO (đktc, sản phẩm khử duy nhất). Kim loại (M) là: 
	A. Cu. 	B. Zn. 	C. Fe. 	D. Mg. 	 
DẠNG 4: KIM LOẠI TÁC DỤNG VỚI DUNG DỊCH MUÔI
Câu 1. Hoà tan 58 gam CuSO4. 5H2O vào nước được 500ml dung dịch CuSO4. Cho dần dần mạt sắt vào 50 ml dung dịch trên, khuấy nhẹ cho tới khi dung dịch hết màu xanh thì lượng mạt sắt đã dùng là: 
	A. 0,65g. 	B. 1,2992g. 	C. 1,36g. 	D. 12,99g. 
Câu 2. Ngâm một đinh sắt sạch trong 200 ml dung dịch CuSO4 sau khi phản ứng kết thúc, lấy đinh sắt ra khỏi dung dịch rửa nhẹ làm khô nhận thấy khối lượng đinh sắt tăng thêm 0,8 gam. Nồng độ mol/lít của dung dịch CuSO4 đã dùng là: 	
	A. 0,25M. 	B. 0,4M. 	C. 0,3M. 	D. 0,5M. 
Câu 3. Ngâm một lá kẽm vào dung dịch có hoà tan 8,32 gam CdSO4. Phản ứng xong lấy lá kẽm ra khỏi dung dịch, rửa nhẹ, làm khô thì thấy khối lượng lá kẽm tăng thêm 2,35% so với khối lượng lá kẽm trước phản ứng. Khối lượng lá kẽm trước phản ứng là: 
	A. 80gam 	B. 60gam 	C. 20gam 	D. 40gam 
Câu 4. Nhúng một đinh sắt có khối lượng 8 gam vào 500ml dung dịch CuSO4 2M. Sau một thời gian lấy đinh sắt ra cân lại thấy nặng 8,8 gam. Nồng độ mol/l của CuSO4 trong dung dịch sau phản ứng là: 
	A. 0,27M 	B. 1,36M 	C. 1,8M 	D. 2,3M 
Câu 5: Ngâm lá kẽm trong dung dịch chứa 0,1 mol CuSO4. Phản ứng xong thấy khối lượng lá kẽm:
A. tăng 0,1 gam.	B. tăng 0,01 gam.	C. giảm 0,1 gam.	D. không thay đổi.
Câu 6: Hoà tan hoàn toàn 28 gam bột Fe vào dung dịch AgNO3 dư thì khối lượng chất rắn thu được là 
A. 108 gam.	B. 162 gam.	C. 216 gam.	D. 154 gam.
Câu 7: Nhúng 1 thanh nhôm nặng 50 gam vào 400ml dung dịch CuSO4 0,5M. Sau một thời gian lấy thanh nhôm ra cân nặng 51,38 gam. Hỏi khối lượng Cu thoát ra là bao nhiêu?
	A. 0,64gam. 	B. 1,28gam.	C. 1,92gam.	D. 2,56gam
Câu 8: Ngâm một lá Fe trong dung dịch CuSO4. Sau một thời gian phản ứng lấy lá Fe ra rửa nhẹ làm khô, đem cân thấy khối lượng tăng thêm 1,6 gam. Khối lượng Cu bám trên lá Fe là bao nhiêu gam?
A. 12,8 gam.	B. 8,2 gam.	C. 6,4 gam.	D. 9,6 gam.
Câu 9: Ngâm một lá kẽm trong 100 ml dung dịch AgNO3 0,1M. Khi phản ứng kết thúc, khối lượng lá kẽm tăng thêm	
A. 0,65 gam.	B. 1,51 gam.	C. 0,755 gam.	D. 1,3 gam.
DẠNG 5: NHIỆT LUYỆN
Câu 1: Cho V lít hỗn hợp khí (ở đktc) gồm CO và H2 phản ứng với một lượng dư hỗn hợp rắn gồm CuO và Fe3O4 nung nóng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng hỗn hợp rắn giảm 0,32 gam. Giá trị của V là	
A. 0,448. 	B. 0,112. 	C. 0,224. 	D. 0,560.
Câu 2: Dẫn từ từ V lít khí CO (ở đktc) đi qua một ống sứ đựng lượng dư hỗn hợp rắn gồm CuO, Fe2O3 (ở nhiệt độ cao). Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được khí X. Dẫn toàn bộ khí X ở trên vào lượng dư dung dịch Ca(OH)2 thì tạo thành 4 gam kết tủa. Giá trị của V là
A. 1,120. 	B. 0,896. 	C. 0,448. 	D. 0,224.
Câu 3: Cho khí CO khử hoàn toàn đến Fe một hỗn hợp gồm: FeO, Fe2O3, Fe3O4 thấy có 4,48 lít CO2 (đktc) thoát ra. Thể tích CO (đktc) đã tham gia phản ứng là
A. 1,12 lít. 	B. 2,24 lít.	C. 3,36 lít. 	D. 4,48 lít.
Câu 4: Thổi một luồng khí CO đi qua ống sứ đựng m gam hỗn hợp Fe3O4 và CuO nung nóng thu được 2,32 gam hỗn hợp rắn. Toàn bộ khí thoát ra cho hấp thụ hết vào bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư thu được 5 gam kết tủa. Giá trị của m là:
A. 3,22 gam.	 	B. 3,12 gam.	C. 4,0 gam.	D. 4,2 gam.	
Câu 5: Để khử hoàn toàn 30 gam hỗn hợp CuO, FeO, Fe2O3, Fe3O4, MgO cần dùng 5,6 lít khí CO (ở đktc). Khối lượng chất rắn sau phản ứng là 
A. 28 gam. 	B. 26 gam.	C. 22 gam. 	D. 24 gam.	
Câu 6: Khử hoàn toàn 17,6 gam hỗn hợp X gồm Fe, FeO, Fe2O3 cần 2,24 lít CO (ở đktc). Khối lượng sắt thu được là	
A. 5,6 gam. B. 6,72 gam. 	C. 16,0 gam.	D. 8,0 gam.
Câu 7: Cho luồng khí CO (dư) đi qua 9,1 gam hỗn hợp gồm CuO và Al2O3 nung nóng đến khi phản ứng hoàn toàn, thu được 8,3 gam chất rắn. Khối lượng CuO có trong hỗn hợp ban đầu là
	A. 0,8 gam.	B. 8,3 gam.	C. 2,0 gam.	D. 4,0 gam.
Câu 8. Cho dòng khí CO dư đi qua hỗn hợp (X) chứa 31,9 gam gồm Al2O3, ZnO, FeO và CaO thì thu được 28,7 gam hỗn hợp chất rắn (Y). Cho toàn bộ hỗn hợp chất rắn (Y) tác dụng với dung dịch HCl dư thu được V lít H2 (đkc). Giá trị V là 
	A. 5,60 lít. 	B. 4,48 lít. 	C. 6,72 lít. 	D. 2,24 lít. 
Câu 9. Để khử hoàn toàn 45 gam hỗn hợp gồm CuO, FeO, Fe3O4, Fe và MgO cần dùng vừa đủ 8,4 lít CO ở (đktc). Khối lượng chất rắn thu được sau phản ứng là:
A. 39g	B. 38g	C. 24g	D. 42g
DẠNG 6: ĐIỆN PHÂN
Câu 1. Khi cho dòng điện một chiều I=2A qua dung dịch CuCl2 trong 10 phút. Khối lượng đồng thoát ra ở catod là 
	A. 40 gam. 	B. 0,4 gam. 	C. 0,2 gam. 	D. 4 gam. 
Câu 2. Điện phân đến hết 0,1 mol Cu(NO3)2 trong dung dịch với điện cực trơ, thì sau điện phân khối lượng dung dịch đã giảm bao nhiêu gam?
A. 1,6 gam. 	B. 6,4 gam.	C. 8,0 gam. 	D. 18,8 gam.
Câu 3. Điện phân dùng điện cực trơ dung dịch muối sunfat kim loại hoá trị 2 với cường độ dòng điện 3A. Sau 1930 giây thấy khối lượng catot tăng 1,92 gam. Muối sunfat đã điện phân là 
	A. CuSO4. 	B. NiSO4. 	C. MgSO4. 	D. ZnSO4. 
Câu 4. Điện phân hoàn toàn 1 lít dung dịch AgNO3 với 2 điên cực trơ thu được một dung dịch có pH= 2. Xem thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể thì lượng Ag bám ở catod là: 
	A. 0,54 gam. 	B. 0,108 gam. 	C. 1,08 gam. 	D. 0,216 gam. 
Câu 5: Điện phân 200 ml dung dịch muối CuSO4 trong thời gian, thấy khối lượng dung dịch giảm 8 gam. Dung dịch sau điện phân cho tác dụng với dd H2S dư thu được 9,6g kết tủa đen. Nồng độ mol của dung dịch CuSO4 ban đầu là 	
A. 1M.	B.0,5M.	C. 2M.	D. 1,125M.
Câu 6: Điện phân dung dịch AgNO3 (điện cực trơ) trong thời gian 15 phút, thu được 0,432 gam Ag ở catot. Sau đó để làm kết tủa hết ion Ag+ còn lại trong dung dịch sau điện phân cần dùng 25 ml dung dịch NaCl 0,4M. Cường độ dòng điện và khối lượng AgNO3 ban đầu là (Ag=108)
A. 0,429 A và 2,38 gam. 	B. 0,492 A và 3,28 gam.	
C. 0,429 A và 3,82 gam. 	D. 0,249 A và 2,38 gam.
Câu 7: Điện phân 200 ml dung dịch AgNO3 0,4M (điện cực trơ) trong thời gian 4 giờ, cường độ dòng điện là 0,402A. Nồng độ mol/l các chất có trong dung dịch sau điện phân là
	A. AgNO3 0,15M và HNO3 0,3M.	B. AgNO3 0,1M và HNO3 0,3M.
	C. AgNO3 0,1M 	D. HNO3 0,3M 
Câu 8: Sau một thời gian điện phân 200 ml dung dịch CuCl2 thu được 1,12 lít khí X (ở đktc). Ngâm đinh sắt vào dung dịch sau điện phân, khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thấy khối lượng đinh sắt tăng thêm 1,2 gam. Nồng độ mol của CuCl2 ban đầu là	
A. 1M. 	B. 1,5M.	C. 1,2M. 	D. 2M.
Câu 9: Điện phân bằng điện cực trơ dung dịch muối sunfat của kim loại hoá trị II với dòng điện có cường độ 6A. Sau 29 phút điện phân thấy khối lượng catot tăng lên 3,45 gam. Kim loại đó là:
A. Zn.	B. Cu.	C. Ni.	D. Sn.
Câu 10: Điện phân 400 ml dung dịch CuSO4 0,2M với cường độ dòng điện 10A trong 1 thời gian thu được 0,224 lít khí (đkc) ở anot. Biết điện cực đã dùng là điện cực trơ và hiệu suất điện phân là 100%. Khối lượng catot tăng là 
A. 1,28 gam.	B. 0,32 gam.	C. 0,64 gam.	D. 3,2 gam.

Tài liệu đính kèm:

  • docON THI TN THPT 2010 HOA HOC.doc