Đề cương Ôn thi TN THPT Ngữ văn

Đề cương Ôn thi TN THPT Ngữ văn

Câu I. (2,0 điểm): Tái hiện kiến thức về giai đoạn văn học, tác giả, tác phẩm văn học Việt Nam và tác giả, tác phẩm văn học nước ngoài.

 VĂN HỌC VIỆT NAM

 - Khái quát văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến hết thế kỉ XX

 - Tuyên ngôn Độc lập - Hồ Chí Minh

-Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh

 - Tây Tiến – Quang Dũng

 - Việt Bắc (trích) - Tố Hữu

 - Đất Nước (trích Trường ca Mặt đường khát vọng) - Nguyễn Khoa Điềm

 - Sóng – Xuân Quỳnh

 - Người lái đò Sông Đà (trích) - Nguyễn Tuân

 - Ai đã đặt tên cho dòng sông? (trích) - Hoàng Phủ Ngọc Tường

 - Vợ nhặt – Kim Lân

 - Vợ chồng A Phủ (trích) - Tô Hoài

 - Rừng xà nu - Nguyễn Trung Thành

- Chiếc thuyền ngoài xa - Nguyễn Minh Châu

- Hồn Trương Ba, da hàng thịt (trích) – Lưu Quang Vũ

 

doc 53 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1087Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề cương Ôn thi TN THPT Ngữ văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CẤU TRÚC ĐỀ THI TỐT NGHIỆP THPT 2009
Câu I. (2,0 điểm): Tái hiện kiến thức về giai đoạn văn học, tác giả, tác phẩm văn học Việt Nam và tác giả, tác phẩm văn học nước ngoài.
	VĂN HỌC VIỆT NAM 
	- Khái quát văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến hết thế kỉ XX	
	- Tuyên ngôn Độc lập - Hồ Chí Minh
-Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh	
	- Tây Tiến – Quang Dũng	
	- Việt Bắc (trích) - Tố Hữu
	- Đất Nước (trích Trường ca Mặt đường khát vọng) - Nguyễn Khoa Điềm	
	- Sóng – Xuân Quỳnh	
	- Người lái đò Sông Đà (trích) - Nguyễn Tuân
	- Ai đã đặt tên cho dòng sông? (trích) - Hoàng Phủ Ngọc Tường	
	- Vợ nhặt – Kim Lân	
	- Vợ chồng A Phủ (trích) - Tô Hoài	
	- Rừng xà nu - Nguyễn Trung Thành	
- Chiếc thuyền ngoài xa - Nguyễn Minh Châu	
- Hồn Trương Ba, da hàng thịt (trích) – Lưu Quang Vũ
	VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI	
	- Thuốc - Lỗ Tấn	
	- Số phận con người (trích) – Sô-lô-khốp	
	- Ông già và biển cả (trích) – Hê-minh-uê.	
Câu II. (3,0 điểm): Vận dụng kiến thức xã hội và đời sống để viết bài nghị luận xã hội ngắn (không quá 400 từ).
	- Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí.
	- Nghị luận về một hiện tượng đời sống.	
Câu III.(5,0 điểm).Vận dụng khả năng đọc - hiểu và kiến thức văn học để viết bài nghị luận văn học.
Thí sinh học chương trình nào thì chỉ được làm câu dành riêng cho chương trình đó.
	- Tuyên ngôn Độc lập - Hồ Chí Minh
	- Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh	
	- Tây Tiến – Quang Dũng	
	- Việt Bắc (trích) - Tố Hữu	
	- Đất Nước (trích trường ca Mặt đường khát vọng) - Nguyễn Khoa Điềm	
	- Sóng - Xuân Quỳnh	
	- Người lái đò Sông Đà (trích) - Nguyễn Tuân	
	- Ai đã đặt tên cho dòng sông? (trích) - Hoàng Phủ Ngọc Tường
	- Vợ nhặt – Kim Lân	
	- Vợ chồng A Phủ (trích) - Tô Hoài	
	- Rừng xà nu - Nguyễn Trung Thành	
	- Chiếc thuyền ngoài xa - Nguyễn Minh Châu	
- Hồn Trương Ba, da hàng thịt (trích) – Lưu Quang Vũ.
 (Nguồn từ “Cấu trúc đề thi TN THPT của Bộ giáo dục & Đào tạo”)
A/ VĂN HỌC VIỆT NAM 
1. VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ CÁCH MẠNG THÁNG 8-1945 ĐẾN 1975
* Hoàn cảnh lịch sử
- Nước ta được hoàn toàn độc lập. Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra đời.
- 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp. Chiến thắng Điện Biên Phủ.
- Đất nước bị chia cắt làm 2 miền. Kháng chiến chống Mĩ và bè lũ tay sai, để giành thống nhất Tổ quốc (1955 – 1975). Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử toàn thắng 30-4-1975.
- Hai nhiệm vụ chiến lược: vừa sản xuất, vừa chiến đấu, xây dựng và bảo vệ miền Bắc hậu phương, chi viện cho miền Nam tiền tuyến lớn anh hùng.
- Hiện thực cách mạng ấy đã tạo nên sức sống mạnh mẽ và phong phú của nền Văn học Việt Nam hiện đại từ sau Cách mạng tháng Tám.
Những đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam từ 1945 đến 1975
 1. Một nền văn học thống nhất chặt chẽ dưới sự lãnh đạo của Đảng, phục vụ chính trị và cổ vũ chiến đấu.
 2. - Một nền văn học hướng về đại chúng trước hết là công nông binh.
- Công nông binh (nhân dân lao động) là động lực của cách mạng và kháng chiến, trong sản xuất và chiến đấu.
- Một nền văn học nói về họ và vì họ, phản ánh tâm tư, tình cảm, ước mơ, nguyện vọng của họ.
- Hình ảnh con người mới, cuộc sống mới trong thơ văn.
3. - Một nền văn học đậm đặc khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn.
- Đề cập những đề tài có ý nghĩa lịch sử và có tính chất toàn dân.
- Những hình tượng anh hùng, những tính cách, sự tích anh hùng mang tầm vóc thời đại. Giọng điệu anh hùng ca.
- Lạc quan trong máu lửa, tin tưởng mãnh liệt vào tương lai tươi sáng và chiến thắng.
Những nét lớn về thành tựu
 	 1. Đội ngũ nhà văn ngày một đông đảo, xuất hiện nhiều thế hệ nhà văn trẻ tài năng. Nhà văn mang tâm thế: nhà văn - chiến sĩ.
 	 2. Về mặt tư tưởng 
 	 - Lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc, truyền thống anh hùng của đất nước và con người Việt Nam.
 	 - Tình nhân ái, mối quan hệ cộng đồng tốt đẹp của con người mới.
 	 - Lý tưởng Độc lập dân tộc và Chủ nghĩa xã hội. 
 	 3. Về mặt hình thức thể loại 
 	 - Tiếng Việt hiện đại giàu có, trong sáng, nhuần nhị, lối diễn đạt khúc chiết, thanh thoát
 	 - Thơ là thành tựu nổi bật nhất. Thơ anh hùng ca, thơ trữ tình. Chất trí tuệ, trong thơ. Mở rộng câu thơ. Hình tượng người lính và người phụ nữ trong thơ.
 	 - Truyện ngắn, tiểu thuyết, các loại ký phát triển mạnh, có nhiều tác phẩm hay nói về con người mới trong sản xuất, chiến đấu, trong tình yêu. Nghệ thuật kể chuyện, bố cục, xây dựng nhân vật đổi mới và hiện đại
 	 - Nghiên cứu, phê bình văn học, dịch thuật có nhiều công trình khai thác tính truyền thống của văn học dân tộc và tinh hoa văn học thế giới.
2. NGUYỄN ÁI QUỐC - HỒ CHÍ MINH
1. Quan điểm sáng tác văn học: 
Quan điểm sáng tác văn học của NAQ –HCM? 
- Người xem văn nghệ là một hoạt động tinh thần phong phú, phục vụ có hiệu quả cho sự nghiệp cách mạng.
- Người đặc biệt coi trọng đối tượng thưởng thức, đặc biệt là quảng đại quần chúng nhân dân. Văn chương trong thời đại CM phải coi CM là đối tượng phục vụ. Bởi vậy khi viết Người thường đặt ra những câu hỏi: Viết cho ai? Viết để làm gì? Viết cái gì? Viết như thế nào? 
- HCM luôn quan niệm văn chương phải có tính chân thật và tính dân tộc. Nhà văn phải tránh lối viết cầu kì xa lạ. Hình thức tp phải trong sáng, hấp dẫn, ngôn từ phải chọn lọc.
2. Sự nghiệp văn học: 
Những đặc điểm cơ bản về sự nghiệp văn học của Người? 
Văn chính luận: nhằm mục đích đấu tranh chính trị. Đó là những áng văn chính luận mẫu mực, lí lẽ chặt chẽ đanh thép đầy tính chiến đấu. (Tuyên ngôn độc lập, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, Bản án chế độ td Pháp)
Truyện và kí: chủ yếu viết bằng tiếng Pháp rất đặc sắc, sáng tạo và hiện đại. (Lời than vãn của bà Trưng Trắc, Vi hành...)
Thơ ca: (lĩnh vực nổi bật trong giá trị sáng tạo văn chương HCM) phản ánh khá phong phú tâm hồn và nhân cách cao đẹp của người chiến sĩ CM trong nhiều hoàn cảnh khác nhau.
3. Phong cách nghệ thuật: 
Đặc điểm phong cách nghệ thuật trong văn chương của NAQ - HCM? 
Phong cách đa dạng mà thống nhất, kết hợp sâu sắc giữa ctrị và văn chương, giữa tư tưởng và nghệ thuật, giữa truyền thống và hiện đại. ở mỗi loại lại có phong cách riêng, độc đáo hấp dẫn. 
Văn chính luận: bộc lộ tư duy sắc sảo, giàu tri thức văn hoá, gắn lí luận với thực tiễn.
Truyện kí rất chủ động và sáng tạo. lối kể chân thực, tạo không khí gần gũi,có khi giọng điệu châm biếm, sắc sảo, thâm thuý và tinh tế. Truyện ngắn của Người rất giàu chất trí tuệ và tính hiện đại.
Thơ ca có phong cách đa dạng: nhiều bài cổ thi hàm súc, uyên thâm đạt chuẩn mực cao về nghệ thuật, có những bài là lời kêu gọi ... dễ hiểu.
 3. TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP - HỒ CHÍ MINH
I. Hoàn cảnh lịch sử, đối tượng và mục đích:
- 19/8/1945 chính quyền ở thủ đô Hà Nội đã về tay nhân dân ta.Tổng khởi nghĩa và Cách mạng tháng Tám đã thành công rực rỡ.
 	Cuối tháng 8/1945, tại căn nhà số 48 phố Hàng Ngang, Hà Nội, lãnh tụ Hồ Chí Minh soạn thảo bản Tuyên ngôn Độc lập. Và ngày 2/9/1945; tại quảng trường Ba Đình, Hà Nội, Người thay mặt Chính phủ Lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, đọc bản Tuyên ngôn Độc lập trước hàng chục vạn đồng bào ta, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, mở ra một kỷ nguyên mới Độc lập, Tự do.
Nhân dân ta vừa tiến hành cuộc cách mạng giành chính quyền thắng lợi thì đã có bao nhiêu thù trong giặc ngoài lăm le phá hoại. vận mệnh đất nước lúc này như ngàn cân treo sợi tóc: quân Anh đang tiến vào phía Nam, bọn Tưởng đang ngám nghé ngoài phía Bắc....
- Đối tượng, mục đích của bản tuyên ngôn: 
+ Toàn thể đồng bào Việt Nam và nhân dân thế giới.
+ Đặc biệt: Thực dân Pháp đang có ý đồ trở lại chiếm đóng Việt nam. Nhằm dọn đường cho trở ngại này Pháp đã đưa ra luận điệu “ Nước Việt nam trước đây là thuộc địa của Pháp bị Nhật chiếm đóng, nay phe phát xít đã đầu hàng vô điều kiện phe Đồng minh trên toàn thế giới. Pháp là nước thuộc phe Đồng Minh, phe thắng trận nên có quyền tiếp tục trở lại bảo hộ Việt nam” . Vì vậy mục đích của tuyên ngôn là bác bỏ luận điệu xảo trá trên. đối tượng mà bản tuyên ngôn hướng tới là các nước Anh, Pháp, Mĩ
II. Bố cục
1. Cơ sở pháp lý và chính nghĩa của bản Tuyên ngôn Độc lập (Từ đầu đến “không ai chối cãi được”)
2. Bản cáo trạng tội ác của thực dân Pháp và quá trình đấu tranh giành độc lập của nhân dân ta (“Thế mà hơn 80 năm nay Dân tộc đó phải được độc lập!”)
3. Chính phủ Lâm thời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tuyên bố với thế giới (Phần còn lại).
 	 III. Những luận điểm quan trọng:
1. Cơ sở pháp lý và chính nghĩa của bản Tuyên ngôn Độc lập là khẳng định quyền bình đẳng, quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc của con người. Đó là những quyền không ai có thể xâm phạm được; người ta sinh ra phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi.
Hồ Chủ Tịch đã trích dẫn 2 câu nổi tiếng trong 2 bản Tuyên ngôn của Mĩ và Pháp, trước hết là để khẳng định Nhân quyền và Dân quyền là tư tưởng lớn, cao đẹp của thời đại, sau nữa là “suy rộng ra” nhằm nêu cao một lý tưởng về quyền bình đẳng, quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do của các dân tộc trên thế giới.
=> Cách mở bài rất đặc sắc, từ công nhận Nhân quyền và Dân quyền là tư tưởng thời đại đi đến khẳng định Độc lập, Tự do, Hạnh phúc là khát vọng của các dân tộc. Câu văn “Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được” là sự khẳng định một cách hùng hồn chân lí thời đại: Độc lập, Tự do, Hạnh phúc, Bình đẳng của con người, của các dân tộc cần được tôn trọng và bảo vệ.
=> Cách mở bài rất hay, hùng hồn trang nghiêm. Người không chỉ nói với nhân dân Việt Nam ta, mà còn tuyên bố với thế giới. Trong hoàn cảnh lịch sử thời bấy giờ, thế chiến 2 vừa kết thúc, Người trích dẫn như vậy là để tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của dư luận tiến bộ thế giới, nhất là các nước trong phe Đồng minh, đồng thời ngăn chặn âm mưu tái chiếm Đông Dương làm thuộc địa của Đờ Gôn và bọn thực dân Pháp hiếu chiến, đầy tham vọng.
2. a. Bản cáo trạng tội ác thực dân Pháp.
- Vạch trần bộ mặt xảo quyệt của thực dân Pháp “lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái, đến cướp đất nước ta, áp bức đồng bào ta”.
- Năm tội ác về chính trị: 1- tước đoạt tự do dân chủ, 2- luật pháp dã man, chia để trị, 3- chém giết những chiến sĩ yêu nước của ta, 4- ràng buộc dư luận và thi hành chính sách ngu dân, 5- đầu độc bằng rượu cồn, thuốc phiện.
 - Năm tội ác lớn về kinh tế: 1- bóc lột tước đoạt, 2- độc quyền in giấy bạc, xuất cảng và nhập cảng, 3- sưu thuế nặng nề, vô lý đã bần cùng nhân dân ta, 4- đè nén khống chế các nhà tư sản ta, bóc lột tàn nhẫn công nhân ta, 5- gây ra thảm họa làm cho hơn 2 triệu đồng bào ta bị chết đói năm 1945.
- Trong vòng 5 năm (1940 – 1945) thực dân Pháp đã hèn hạ và nhục nhã “bán nước ta 2 lần cho Nhật”.
- Thẳng tay khủng bố Việt Minh; “thậm chí đến khi thua chạy, chúng còn nhẫn tâm giết nốt số đông tù chính trị ở Yên Bái và Cao Bằng”.
b. Quá trình đấu tranh giành độc lập của nhân dân ta
- Từ mùa thu năm 1940, nước ta đã thành thuộc địa của Nhật chứ không phải thuộc địa của Pháp nữa. Nhân dân ta đã nổi dậy giành chính quyền khi Nhật hàng Đồng minh.
- Nhân dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân và chế độ quân chủ mà lập nên chế độ Dân chủ Cộng hoà. Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị.
- Chế độ thực dân Pháp trên đất nước ta vĩnh viễn chấm dứt và xoá bỏ.
- Trên nguyên tắc dân tộc bì ... c ta và ra ngoài cả nước ta".
Chứng minh rằng, trong thiên truyện của Nguyễn Thi, quả đã có một dòng sông truyền thống gia đình liên tục chảy từ những lớp người đi trước: tổ tiên, ông cha, cho đến đời chị em Chiến, Việt.
- Truyền thống yêu nước mãnh liệt, căm thù ngùn ngụt bọn xâm lược và tinh thần chiến đấu cao đã gắn kết những con người trong gia đình với nhau. 
a. Chú Năm: đại diện cho truyền thống và lưu giữ truyền thống (trong câu hò, trong cuốn sổ).
b. Má Việt cũng là hiện thân của truyền thống. - một con người chắc, khỏe, sực mùi lúa gạo và mồ hôi, thứ mùi của đồng áng, của cần cù sương nắng.
 - ghìm nén đau thương để sống và duy trì sự sống, che chở cho đàn con và tranh đấu.
 c. Hai chị em Chiến và Việt.
 * Nét tính cách chung của hai chị em:
- sinh ra trong một gia đình chịu nhiều mất mát đau thương (cùng chứng kiến cái chết đau thương của ba và má). 
- có chung mối thù với bọn xâm lược, cùng một ý nghĩ: phải trả thù cho ba má, và có cùng nguyện vọng: được cầm súng đánh giặc. 
- Tình yêu thương , sự ngây thơ là vẻ đẹp tâm hồn của hai chị em (giành nhau ghi tên tòng quân và sáng hôm sau trước khi lên đường nhập ngũ cùng khiêng bàn thờ má sang nhà chú Năm )
- đều là những chiến sĩ gan góc dũng cảm, niềm say mê lớn nhất của hai chị em Việt và Chiến là đánh giặc: "Hạnh phúc của tuổi trẻ là trên trận tuyến đánh quân thù". 
=> Chiến và Việt là khúc sông sau nên đi xa hơn trong cả dòng sông truyền thống.
9.Nhân vật Việt :
Nhân vật Việt giúp em hiểu gì về tuổi trẻ miền Nam những năm k/c chống Mĩ ?
Cảm nhận của anh(chị) về nhân vật Việt trong truyện ngắn Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi.
1. Việt là một nhân vật đáng yêu- rất vô tư và dường như chưa bao giờ hết thơ ngây.
- Có dáng vẻ vụng về, lộc ngộc của một câu bé mới lớn, chỉ thích bắt ếch, bắt cá, bắn chim
- Trước ngày lên đường, Chiến bàn việc gia đình, Việt không mấy quan tâm mà chỉ mải chụp đom đóm, rồi ngủ lúc nào không hay
- Vào bộ đội còn mang theo cây súng cao su
- Ra trận không sợ chết nhưng lại sợ ma.
- Gặp lại đồng đội mừng quá, khóc òa.
2. Việt còn là một nhân vật rất đáng phục vì phẩm chất gan dạ, anh hùng.
- Từ nhỏ đã dám xông vào đá cái thằng đã giết cha mình. 
- Việt cùng với chị mình đã đã chủ động tìm giặc để đánh : bắn tàu giặc trên sông, phá xe tăng địch
- Giành nhau với chị đi tòng quân để trả thù cho gia đình.
- Khi chỉ còn một mình trên chiến trường, mình đầy thương tích nhưng Việt vẫn quyết sống mái với quân thù.
Dường như Việt là khúc sông đi xa hơn cả trong dòng sông truyền thống  của một gia đình cách mạng.
9. Nhân vật Chiến :
Cảm nhận của anh(chị) về nhân vật Chiến trong truyện ngắn Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi.
- chững chạc,kiên nhẫn: Chiến có thể bỏ ăn để đánh vần cuốn sổ gia đình. Chiến không chỉ "nói in như má" mà còn học được cách nói "trọng trọng" của chú Năm,
- nhường nhịn : Tuy có lúc giành nhau với em tranh công bắt ếch, đánh tàu giặc, đi tòng quân nhưng cuối cùng bao giờ cô cũng nhường em hết trừ việc đi tòng quân. 
- Căm thù giặc sâu sắc, gan dạ : xung phong ra trận với quyết tâm : hễ giặc còn thì tao mất ,bắn cháy tàu giặc trên sông.
10. Nêu và cảm nhận về đoạn văn hay nhất trong truyện ngắn Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi.
- không khí thiêng liêng hoán cải cả cảnh vật lẫn con người.
- Không khí thiêng liêng đã biến Việt thành người lớn. Lần đầu tiên Việt thấy rõ lòng mình (thương chị lạ, mối thù thằng Mĩ thì có thể rờ thấy vì nó đang đè nặng trên vai).
- Hình ảnh có ý nghĩa tượng trưng thể hiện sự trưởng thành của hai chị em có thể gánh vác việc gia đình và viết tiếp khúc sông của mình trong dòng sông truyền thống gia đình, cứng cáp, trưởng thành và có thể đi xa hơn.
CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA- Nguyễn Minh Châu
1. Tác giả(1930- 1989) :
- Nguyễn Minh Châu, quê :Nghệ An. 
- là một trong số những nhà văn đầu tiên của thời kì đổi mới đã đi sâu khám phá sự thật đời sống ở bình diện đạo đức thế sự. 
- Tác phẩm chính (SGK) 
2 . Tóm tắt và nêu ý nghĩa tình huống truyện :
a. Tình huống :
- Nghệ sĩ Phùng đến một vùng ven biển chụp một tấm ảnh cho cuốn lịch năm sau.Anh chụp được cảnh chiếc thuyền ngoài xa đẹp như tranh vẽ.
- Khi chiếc thuyền vào bờ,Phùng chứng kiến cảnh người chồng đánh vợ ,đứa con đánh bố.
- Ở tòa án Phùng chứng kiến cảnh người vợ van xin tòa đừng bắt chị ta bỏ chồng
b. Tình huống truyện mang ý nghĩa khám phá, phát hiện về đời sống và con người :
+chánh án Đẩu ,nghệ sĩ Phùng vỡ lẽ ra nhiều điều trong cuộc sống
3. Ý nghĩa truyện : 
- Từ câu chuyện về một bức ảnh nghệ thuật và sự thật đầy đau đớn của con người trong cuộc đời. Đằng sau bức ảnh hoàn hảo ấy, tác phẩm đem đến cho người đọc một bài học về cách nhìn nhận cuộc sống và con người.Ta cần nhìn đời, nhìn người một cách toàn diện, đa chiều để phát hiện ra bản chất thực sự.(Liên hệ “Đôi mắt”-Nam Cao)
- Điều đó càng trở nên quan trọng hơn với một người nghệ sỹ-Không thể có cách nhìn đơn giản và sơ lược về cuộc sống và con người. Đó là vấn đề muôn thuở .
3. Quan niệm nghệ thuật :
-Tấm ảnh đẹp trên tờ lịch chỉ là ảnh nghệ thuật chứ chưa phải là bức tranh cuộc sống, vẫn thiếu hơi thở của cuộc sống.
- Đằng sau bức ảnh đẹp hoàn hảo có thể làm rung động tâm hồn con người là biết bao số phận cay đắng, bao mảnh đời éo le.
- Đoạn kết là sự tự ý thức của người nghệ sỹ. Người phóng viên đã thấy được điều chưa hoàn thiện của tác phẩm nghệ thuật do mình sáng tạo để tự đấu tranh và hoàn thiện hơn.
èNhà văn bày tỏ khát vọng hướng đến Chân-Thiện-Mỹ.
èNghệ thuật phải quan tâm đến số phận con người, Cái Đẹp không tách rời cái Chân thật
4.Gia đình thuyền chài :
a.Hình ảnh người đàn bà hàng chài:: 
+ gọi tên một cách phiếm định “người đàn bà”. 
+Ngoại hình : thô kệch, mặt rỗ, xuất hiện với “khuôn mặt mệt mỏi”
->một cuộc đời nhọc nhằn, lam lũ, nhiều cay đắng. 
+ thầm lặng chịu mọi đau đớn khi bị chồng đánh, -> Dạn đòn, tê liệt tinh thần .
+van xin tha tội cho chồng, vui mừng khi kg phải ly hôn ->một con người có một bản năng sinh tồn mãnh liệt, thấu hiểu lẽ đời.
 -> Hình ảnh bãi xe tăng hỏng như một gợi ý rằng cuộc chiến đấu chống đói nghèo, tăm tối còn gian nan hơn cả cuộc chiến chống ngoại xâm và chừng nào chưa thoát khỏi đói nghèo, chừng đó con người còn phải chung sống với cái xấu, cái ác...?
 b.Người chồng ::
 + Lão đàn ông “mái tóc tổ quạ”, “chân chữ bát”, “hai con mắt đầy vẻ độc dữ “Chẳng nói chẳng rằng lão trút cơn giận như lửa cháy bắng cách dùng thắt lưng quật tới tấp vào lưng người đàn bà, lão vừa đánh vùa thở hồng hộc” 
 + Tả thực, so sánh giàu sức gợi
->Thô lỗ , cộc cằn , tức tối đánh vợ như một thói quen để giải toả tâm lý về nỗi khổ đời thường
- > nạn nhân khốn khổ của cuộc mưu sinh. 
c.Đứa con trai :: 
+Phản ứng mãnh liệt với cha
“Như một viên đan trên đường lao tới đích đã nhắm, nó lập tức nhảy xổ vào lão đàn ông” để giằng cái thắt lưng.
+Tình thương chân thành với với mẹ
“Cái thằng nhỏ, lăng lẽ đưa mấy ngón tay sờ trên khuôn mặt mẹ, như muốn lau đi những giọt nước mắt chứa đầy trong những nốt rỗ chằng chịt” .
- cậu bé giàu lòng yêu thương,hiếu thuận,bị tác động xấu trước bạo lực gia đình.
=>Nhà văn lên án thói vũ phu, báo động về tình trạng bạo lực, ca ngợi vẻ đẹp của tình mẫu tử, bảo vệ khát vọng được sống trong yêu thương của trẻ em -> tư tưởng nhân đạo của Nguyễn Minh Châu
HỒN TRƯƠNG BA DA HÀNG THỊT - (trích) – Lưu Quang Vũ
1. Tác giả(1948- 1988)
- quê gốc ở Đà Nẵng, sinh tại Phú Thọ trong một gia đìng trí thức.
- Lưu Quang Vũ là một nghệ sĩ đa tài: làm thơ, vẽ tranh, viết truyện, viết tiểu luận, nhưng thành công nhất là kịch. Ông là một trong những nhà soạn kịch tài năng nhất của nền văn học nghệ thuật Việt Nam hiện đại
Lưu Quang Vũ được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 2000.
2.Hoàn cảnh sáng tác :viết năm 1981,thời kì đầy biến độngcủa xhVN sau chiến tranh
3.Vị trí :là phần lớn cảnh VII. Đây cũng là đoạn kết của vở kịch, đúng vào lúc xung đột trung tâm của vở kịch lên đến đỉnh điểm. 
- nội dung : Sau mấy tháng sống trong tình trạng "bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo", nhân vật Hồn Trương Ba ngày càng trở nên xa lạ với bạn bè, người thân trong gia đình và tự chán ghét chính mình, muốn thoát ra khỏi nghịch cảnh trớ trêu.
4.Ý nghĩa đoạn trích :
- phê phán một số biểu hiện tiêu cực trong lối sống lúc bấy giờ:
+ con người đang có nguy cơ chạy theo những ham muốn tầm thường về vật chất, chỉ thích hưởng thụ đến nỗi trở nên phàm phu, thô thiển. 
+ lấy cớ tâm hồn là quý, đời sống tinh thần là đáng trọng mà chẳng chăm lo thích đáng đến sinh hoạt vật chất, không phấn đấu vì hạnh phúc toàn vẹn.
+ tình trạng con người phải sống giả, không dám và cũng không được sống là bản thân mình. Đấy là nguy cơ đẩy con người đến chỗ bị tha hóa do danh và lợi.
- ý nghĩa triết lí :
 + Cuộc sống thật đáng quý ,nhưng không phải sống thế nào cũng được.Con người phải luôn đấu tranh với bản thân để vươn tới sự thống nhất hài hòa giữa linh hồn và thể xác ,hướng tới hoàn thiện nhân cách.
5.Ý nghĩa màn đối thoại giữa hồn và xác :
- Trong cuộc sống : 
 + Con người luôn phải đấu tranh với chính mình trên nhiều phương diện (vật chất và tinh thần, nội dung và hình thức, bản năng và lí tưởng, cao cả và tầm thường)
- Cần nhận thức đúng đắn tương quan giữa Hồn và Xác: chúng luôn cùng tồn tại; Hồn giữ vai trò chủ đạo nhưng Xác cũng có vai trò quan trọng 
- Cần xây dựng mối quan hệ giữa Hồn và Xác: 
+Hồn không để Xác cám dỗ, lung lạc
+Hồn phải chăm lo thích đáng đến Xác để có được sự hài hoà về vật chất và tinh thần.
6. ý nghĩa màn đối thoại giữa hồn TB và Đế Thích :
- ý nghĩa triết lí sâu sắc và thấm thía :
 + con người là một thể thống nhất, hồn và xác phải hài hòa.
 + Khi sống nhờ, sống gửi, sống chắp vá, khi không được là mình thì cuộc sống ấy thật vô nghĩa. 
 + ca ngợi nhân cách cao thượng , đạo lí sống tốt đẹp của con người 
NHÌN VỀ VỐN VĂN HÓA DÂN TỘC – TRÂN ĐÌNH HƯỢU
1. Tác giả
- Trần Đình Hượu (1927- 1995) là một chuyên gia về các vấn đề văn hóa, tư tưởng Việt Nam.
- Ông đã có nhiều công trình nghiên cứu về văn hóa, tư tưởng có giá trị: Đến hiện đại từ truyền thống (1994), Nho giáo và văn học Việt Nam trung cận đại (1995), Các bài giảng về tư tưởng phương Đông (2001),
2. Nội dung
- Tiến hành một sự phân tích, đánh giá khoa học đối với những đặc điểm nổi bật của văn hóa Việt Nam :
+ Đặc điểm nổi bật của sáng tạo văn hóa Việt Nam là: "thiết thực, linh hoạt, dung hòa".
+ Thế mạnh của văn hóa truyền thống là tạo ra một cuộc sống thiết thực, bình ổn, lành mạnh với những vẻ đẹp dịu dàng, thanh lịch, những con người hiền lành, tình nghĩa, sống có văn hóa trên một cái nền nhân bản.
+ Hạn chế của nền văn hóa truyền thống là không có khát vọng và sáng tạo lớn trong cuộc sống, không mong gì cao xa, khác thường, hơn người, trí tuệ không được đề cao.
- cái đích xa mà tg hướng đến: góp phần xây dựng một chiến lược phát triển mới cho đất nước thoát khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu, kém phát triển hiện thời.
Chúc các em may mắn và thành công!

Tài liệu đính kèm:

  • docDE CUONG ON TOT NGHIEP MON VAN.doc