Đề cương ôn tập tốt nghiệp THPT trường THPT Hòa Ninh

Đề cương ôn tập tốt nghiệp THPT trường THPT Hòa Ninh

Câu I. (2,0 điểm): Tái hiện kiến thức về giai đoạn văn học, tác giả, tác phẩm văn học Việt Nam và tác giả, tác phẩm văn học nước ngoài.

 VĂN HỌC VIỆT NAM

 - Khái quát VHVN từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến hết thế kỉ XX

 - Tuyên ngôn Độc lập - Hồ Chí Minh

- Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh

 - Tây Tiến – Quang Dũng

- Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc Phạm Văn Đồng

- Việt Bắc (trích) - Tố Hữu

 - Đất Nước (trích Trường ca Mặt đường khát vọng) - Nguyễn Khoa Điềm

 - Sóng – Xuân Quỳnh

- Đàn ghi ta của Lor-ca – Thanh Thảo

 - Người lái đò Sông Đà (trích) - Nguyễn Tuân

 - Ai đã đặt tên cho dòng sông? (trích) - Hoàng Phủ Ngọc Tường

 - Vợ nhặt – Kim Lân

 - Vợ chồng A Phủ (trích) - Tô Hoài

 - Rừng xà nu - Nguyễn Trung Thành

- Những đứa con trong gia đình (trích) - Nguyễn Thi

 - Chiếc thuyền ngoài xa - Nguyễn Minh Châu

- Hồn Trương Ba, da hàng thịt (trích) – Lưu Quang Vũ

- Nhìn về vốn văn hóa dân tộc ( Trích ) Trần Đình Hượu

 

doc 47 trang Người đăng hien301 Lượt xem 1003Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề cương ôn tập tốt nghiệp THPT trường THPT Hòa Ninh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CẤU TRÚC ĐỀ THI TỐT NGHIỆP THPT 2011
Câu I. (2,0 điểm): Tái hiện kiến thức về giai đoạn văn học, tác giả, tác phẩm văn học Việt Nam và tác giả, tác phẩm văn học nước ngoài.
	VĂN HỌC VIỆT NAM 
	- Khái quát VHVN từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến hết thế kỉ XX	
	- Tuyên ngôn Độc lập - Hồ Chí Minh
- Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh	
	- Tây Tiến – Quang Dũng
- Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc Phạm Văn Đồng	
- Việt Bắc (trích) - Tố Hữu
	- Đất Nước (trích Trường ca Mặt đường khát vọng) - Nguyễn Khoa Điềm	
	- Sóng – Xuân Quỳnh
- Đàn ghi ta của Lor-ca – Thanh Thảo	
	- Người lái đò Sông Đà (trích) - Nguyễn Tuân
	- Ai đã đặt tên cho dòng sông? (trích) - Hoàng Phủ Ngọc Tường	
	- Vợ nhặt – Kim Lân	
	- Vợ chồng A Phủ (trích) - Tô Hoài	
	- Rừng xà nu - Nguyễn Trung Thành
- Những đứa con trong gia đình (trích) - Nguyễn Thi	
	- Chiếc thuyền ngoài xa - Nguyễn Minh Châu	
- Hồn Trương Ba, da hàng thịt (trích) – Lưu Quang Vũ
- Nhìn về vốn văn hóa dân tộc ( Trích ) Trần Đình Hượu
	VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI	
	- Thuốc - Lỗ Tấn	
	- Số phận con người (trích) – Sô-lô-khốp	
	- Ông già và biển cả (trích) – Hê-minh-uê.	
Câu II. (3,0 điểm): Vận dụng kiến thức xã hội và đời sống để viết bài nghị luận xã hội ngắn (không quá 400 từ).
	- Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí.
	- Nghị luận về một hiện tượng đời sống.	
Câu III. (5,0 điểm). Vận dụng khả năng đọc - hiểu và kiến thức văn học để viết bài nghị luận văn học.
Thí sinh học chương trình nào thì chỉ được làm câu dành riêng cho chương trình đó.
	- Tuyên ngôn Độc lập - Hồ Chí Minh
- Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh	
	- Tây Tiến – Quang Dũng
- Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc - Phạm Văn Đồng 
- Việt Bắc (trích) - Tố Hữu
	- Đất Nước (trích Trường ca Mặt đường khát vọng) - Nguyễn Khoa Điềm	 
	- Sóng – Xuân Quỳnh
- Đàn ghi ta của Lor-ca – Thanh Thảo	
	- Người lái đò Sông Đà (trích) - Nguyễn Tuân
	- Ai đã đặt tên cho dòng sông? (trích) - Hoàng Phủ Ngọc Tường	
	- Vợ nhặt – Kim Lân	
	- Vợ chồng A Phủ (trích) - Tô Hoài	
 - Rừng xà nu - Nguyễn Trung Thành
- Những đứa con trong gia đình (trích) - Nguyễn Thi
 - Chiếc thuyền ngoài xa - Nguyễn Minh Châu	
- Hồn Trương Ba, da hàng thịt (trích) – Lưu Quang Vũ
BÀI 1
KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ 
CÁCH MẠNG THÁNG 8-1945 ĐẾN HẾT THẾ KỈ XX
Câu 1: Trình bày những nét chính về lịch sử, xã hội, văn hóa có ảnh hưởng đến sự phát triển văn học Việt Nam giai đoạn 1945-1975?
- Cách mạng tháng 8 thành công đã mở ra kỉ nguyên mới: Độc lập-tự do-cnxh.
- Đất nước trải qua hai cuộc kháng chiến lâu dài-> tác động đến đời sống v/c và t/t của nhân dân, trong đó có văn học-> hình thành kiểu nhà văn mới: nhà văn-chiến sĩ.
- Nền văn học đặc trưng dưới sự lãnh đạo của Đảng.
- Kinh tế nghèo nàn, lạc hậu.
- Văn hóa chỉ giao lưu với các nước XHCN: Liên Xô, Trung Quốc...
Câu 2: Trình bày quá trình phát triển và thành tựu của văn học giai đoạn 1945-1975:
 1. Giai ®o¹n 1945-1954: (VH thời kì kháng Pháp)
- Nội dung: 
+ Phản ánh cuộc kháng chiến chống Pháp.
+ Không khí hồ hởi của nhân dân khi đất nước vừa giành được độc lập.
+ Phản ánh sức mạnh của nhân dân, thể hiện niềm tự hào dân tộc và niềm tin vào tương lai tất thắng của CM.
- Tác phẩm tiêu biểu:
+ Truyện, kí: Đôi mắt (Nam Cao), Làng (Kim Lân), Đất nước đứng lên (Nguyên Ngọc)
+ Thơ ca: Bên kia sông Đuống (Hoàng Cầm), Tây Tiến (Quang Dũng), Việt Bắc (Tố Hữu).
+ Kịch: Chị Hòa (Học Phi), Bắc Sơn, Những người ở lại (Nguyễn Huy Tưởng).
+ Lí luận, nghiên cứu phê bình văn học: Đã có một số sự kiện và tác phẩm có ý nghĩa quan trọng.
 2. Giai ®o¹n 1955-1964: (VH trong những năm xây dựng XHCN ở miền Bắc và đấu trang thống nhất đất nước ở miền Nam).
- Nội dung:
+ Tiếp tục phản ánh cuộc kháng chiến chống Pháp.
+ Phản ánh công cuộc đấu tranh thống nhất đất nước và xây dựng CNXH ở miền Bắc.
+ Ca ngợi con người lao động mới.
+ Nỗi đau chia cắt và tình cảm ruột thịt hai miền Nam-Bắc
+ Hiện thực đời sống trước Cách mạng tháng 8.
- Tác phẩm tiêu biểu:
+ Truyện, kí: Mùa lạc (Nguyễn Khải), Sông Đà (Nguyễn Tuân), Vợ nhặt (Kim Lân).
+ Thơ ca: Gió lộng (Tố Hữu), Ánh sáng và phù sa (Chế Lan Viên), Riêng chung (Xuân Diệu).
+ Kịch: Một đảng viên (Học Phi), Ngọn lửa (Nguyễn Vũ), chị Nhàn (Đào Hồng Cẩm).
3. Giai đoạn 1965-1975: (VH thời kỳ chống Mĩ cứu nước)
- Nội dung:
+ Phản ánh cuộc kháng chiến chống Mỹ.
+ Ca ngợi chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng.
- Tác phẩm tiêu biểu:
+ Truyện, kí: Người mẹ cầm súng (Nguyễn Thi), Rừng xà nu (Nguyễn Trung Thành), Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng)
+ Thơ ca: Ra trận (Tố Hữu), Bếp lửu (Bằng Việt), Góc sân và khoảng trời (Trần Đăng Khoa)
+ Kịch: Quê hương Việt Nam, Thời tiết ngày mai (Xuân Trình), Đại đội trưởng của tôi (Đào Hồng Cẩm)
+ Lí luận phê bình cũng có những bước phát triển.
Câu 3: Đặc điểm cơ bản của văn học giai đoạn 1945-1975?
- Nền văn học phục vụ cách mạng, cổ vũ chiến đấu:
 + Văn học thöïc hieän nhieäm vuï: phuïc vuï caùch maïng, coå vuõ chieán ñaáu, nhà văn-chiến sĩ.
 + Nhaân vaät trung taâm : Chieán só, löïc löôïng phuïc vuï chieán tröôøng.
 + Đề tài: Đấu tranh thống nhất đất nước và xây dựng chủ nghĩa xã hội.
- Nền văn học hướng về đại chúng:
 + Là nền văn học mang tính nhân dân sâu sắc, coi quần chúng là: lực lượng sáng tác, đối tượng sáng tác, độc giả để sáng tác.
 + Hình thành quan niệm mới: Đất nước của nhân dân.
 + Ca ngợi quần chúng và đem lại cách hiểu mới về quần chúng
 + Tác phẩm ngắn gọn, nội dung dễ hiểu, chủ đề rõ ràng, ngôn ngữ, nghệ thuật quen thuộc, bình dị, trong sáng, dễ hiểu.
- Một nền văn học chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn:
 Khuynh hướng sử thi: 
+ Đề tài, chủ đề: mang tính lịch sử và có tính chất toàn dân tộc.
+ Nhân vật: thường là người anh hùng yêu nước, thương dân, đại diện và là kết tinh những phẩm chất cao quí của cộng đồng.
+ Lời văn, giọng điệu: ngợi ca, trang trọng.
 Cảm hứng lãng mạn: 
+ Tin tưởng vào tương lai tươi sáng của đất nước.
+ Ca ngợi chủ nghĩa anh hùng cách mạng.
+ Ngợi ca cuộc sống mới, con người mới.
Câu 4: Nêu những nét khái quát về văn học Việt Nam từ năm 1975 đến hết thế kỉ XX?
1. Vaøi neùt veà hoaøn caûnh lòch söû xaõ hoäi vaø vaên hoùa:
- Cuộc chiến tranh chống Mĩ kết thúc, lịch sử dân tộc ta mở ra một kỉ nguyên mới, kỉ nguyên độc lập tự do và thống nhất đất nước.
+ Từ 1975-1985, đất nước gặp nhiều khó khăn thử thách.
+ Từ 1986 (nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VI), Đảng cộng sản lãnh đạo sự đổi mới, đất nước đổi mới, văn học đổi mới.
2. Qúa trình phát triển và những thành tựu chủ yếu.
- Thơ ca: Không tạo được sự hấp dẫn, lôi cuốn như giai đoạn trước.
- Văn xuôi: Có nhiều khởi sắc hơn thơ ca.
- Kịch nói: Phát triển khá mạnh mẽ, gây được tiếng vang.
- Lí luận, nghiêm cứu phê bình cũng có nhiều đổi mới.
* Tác phẩm tiêu biểu: Trường ca “Những người đi tới biển” (Thanh Thảo), Chiếc thuyền ngoài xa (Nguyễn Minh Châu), Mùa lá rụng trong vườn (Ma Văn Kháng), kịch của Lưu Quang Vũ.
-> Thành tựu cơ bản nhất của văn học thời kỳ này là ý thức về sự đổi mới, sáng tạo trong bối cảnh mới của đời sống.
BÀI 2
TÁC GIẢ NGUYỄN ÁI QUỐC-HỒ CHÍ MINH
TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP 
* Tác giả Nguyễn Ái Quốc-Hồ Chí Minh:
 Câu 1: Nêu vài nét về cuộc đời của Nguyễn Ái Quốc-Hồ Chí Minh?
- Hồ Chí Minh (1890-1969)
- Quê: Làng Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.
- Xuất thân trong gia đình nhà nho yêu nước. Gắn bó trọn đời với dân, với nước, với sự nghiệp giải phóng dân tộc của Việt Nam và phong trào CM thế giới.
-> Nguyễn Ái Quốc là lãnh tụ CM vĩ đại, một nhà thơ, nhà văn lớn của dân tộc.
Câu 2: Trình bày quan điểm sáng tác của Nguyễn Ái Quốc-Hồ Chí Minh?
- Coi văn học là vũ khí chiến đấu lợi hại phụng sự cho sự nghiệp cách mạng. Nhà văn phải có tinh thần xung phong như người chiến sĩ. 
- Coi trọng tính chân thật, tính dân tộc của văn học: phải chú ý giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, đề cao sự sáng tạo của người nghệ sĩ...
- Khi cầm bút, Hồ Chí Minh bao giờ cũng xuất phát từ đối tượng (viết cho ai?), mục đích (viết để làm gì?) để quyết định đến nội dung (viết cái gì?), hình thức (viết như thế nào?).
Câu 3. Di sản văn học của Nguyễn Ái Quốc-Hồ Chí Minh? Các tác phẩm của HCM bao gồm:
1. Văn chính luận: 
- Nội dung:
+ Đấu tranh chính trị.
+ Tiến công trực diện kẻ thù.
+ Thức tỉnh và giác ngộ quần chúng.
+ Thể hiện những nhiệm vụ cách mạng của dân tộc qua những chặng đường lịch sử.
- Nghệ thuật: Lời văn chặt chẽ, súc tích.
- Tác phẩm :
+ Bản án chế độ thực dân Pháp (1925)
+ Tuyên ngôn độc lập. (1945).
+ Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (1946)
2. Truyện và kí:
- Nội dung:
+ Vạch trần bộ mặt tàn ác, xảo trá và bịp bợm của chính quyền thực dân.
+ Châm biếm một cách thâm thúy và sâu cay vua quan, phong kiến và tay sai.
+ Bộc lộ lòng yêu nước nồng nàn và tinh thần tự hào về truyền thống bất khuất của dân tộc Việt Nam.
- Nghệ thuật: Bút pháp hiện thực và nghệ thuật trần thuật linh hoạt, hình tượng sinh động, sắc sảo.
- Tác phẩm:
+ Tập truyện và kí Nguyễn Ái Quốc (1922 – 1925).
+ Nhật kí chìm tàu (1931).
+ Vừa đi đường, vừa kể chuyện (1963)
3. Thơ ca:
- Nội dung:
+ Tuyên truyền.
+ Tố cáo nhà tù thực dân.
+ Bức chân dung tự họa của Hồ Chí Minh
- Nghệ thuật: Vừa mang màu sắc cổ điển vừa mang tinh thần hiện đại.
- Tác phẩm :
- Nhật kí trong tù ( viết năm 1942 – 1943 )
- Thơ chữ Hán Hồ Chí Minh.
Câu 4. Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Ái Quốc-Hồ Chí Minh?: PCNT: độc đáo, đa dạng, mỗi thể loại đều có phong cách riêng, hấp dẫn.
a. Văn chính luận: Ngắn gọn, tư duy sắc sảo, lập luận chặt chẽ, lí lẽ đanh thép, bằng chứng đầy sức thuyết phục, giàu tính luận chiến, đa dạng bút pháp.
b. Truyện và kí: Rất hiện đại, thể hiện tính chiến đấu mạnh mẽ, nghệ thuật trào phúng vừa có sự sắc bén, thâm thúy của phương Đông, vừa có cái hài hước, hóm hỉnh giàu chất uymua của phương Tây.
c. Thơ ca: Thể hiện sâu sắc và tinh tế tâm hồn Hồ Chí Minh
- Thơ tuyên truyền cách mạng: Lời lẽ giản dị, mộc mạc, mang màu sắc dân gian hiện đại dễ nhớ, dễ thuộc, có sức tác động lớn.
- Những bài thơ nghệ thuật: hàm súc, có sự kết hợp hài hòa độc đáo giữa bút pháp cổ điển và bút pháp hiện đại, giữa chất trữ tình và tính chiến đấu.
*Tác phẩm: Tuyên ngôn độc lập (Hồ Chí Minh):
 Câu 1: Nêu hoàn cảnh sáng tác?
- Chiến tranh thế giới lần thứ hai kết thúc, phát xít Nhật đầu hàng quân đồng minh và nhân dân nổi dậy cướp chính quyền.
- Ngày 19-8- 1945 Chính quyền Hà Nội thuộc về tay nhân dân.
- Ngày 26/8 Bác Hồ từ Việt Bắc trở về Hà Nội, tại số nhà 48 phồ hàng ngang, người soạn thảo bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước VNDCCH trước hàng chục vạn đồng bào.
- Khi đó, đế quốc thực dân đang chuẩn chuẩn bị chiếm lại nước ta. Dưới danh nghĩa quân Đồng minh vào giải giáp vũ khí quân đội Nhật, quân đội Quốc dân đảng Trung Quốc tiến vào từ phía Bắc, quân đội Anh tiến vào từ phía Nam, thực dân Pháp theo chân quân Đồng minh, tuyên bố: Đông Dư ...  bạ đâu ngủ đó, cha chết trận, mẹ chết bom, không biết quê hương, không người thân thích. Tác giả tả việc Xô-cô-lốp nhận Va-ri-a làm con nuôi rất sâu sắc và cảm động.
- Khi nhìn thấy Va-ri-a từ xa: “Thằng bé rách bươn xơ mướp.... cặp mắt thì cứ như nhiều ngôi sao sáng sau trận mưa đêm” rồi “thích đến nỗi bắt đầu thấy nhớ nó”. Và khi hiểu rõ tình trạng của Va-ri-a hiện tại, tình phụ tử thiêng liêng và tinh thần trách nhiệm đã thức tỉnh trong Xô-cô-lốp. Lòng thương xót dâng lên thành những giọt nước mắt nóng hổi. Anh quyết định nhận Va-ri-a làm con.
- Xô-cô-lốp tuyên bố anh là bố thì lập tức Va-ni-a chồm lên ôm hôn anh, ríu rít líu lo vang cả buồng lái... Còn Xô-cô-lốp “mắt mờ đi”, “hai bàn tay lẩy bẩy”- sức mạnh cảu tình yêu thương sưởi ẩm trái tim cô đơn, đem lại niềm vui sống.
b, Nghị lực vượt qua số phận: 
- Xô cô lốp chấp nhận cuộc sống sau chiến tranh, tự nhận mình là bố Vania, sung sướng trong tình cảm cha con, chăm lo cho Vania từ cái ăn, cái mặc, giấc ngủ.
- Xô-cô-lốp không ngừng vươn lên trong ý thức nhưng nỗi đau, vết thương lòng không thể nào hàn gắn. Đó chính là bi kịch sâu sắc trong số phận của Xô-cô-lốp. Đó cũng là tính chân thật của số phận con người sau chiến tranh.
- Vania vô tư và hồn nhiên đón nhận cuộc sống mới trong sự chăm sóc và tình yêu của người mà chú bé luôn nghĩ là cha. 
è Nhân vật chính trong tác phẩm là Xôcôlôp có cuộc đời gặp nhiều bất hạnh. Nhưng anh vẫn thể hiện được nét tính cách Nga kiên cường và nhân hậu.
->Hai số phận bất hạnh đặt cạnh nhau, đã kết hợp với nhau, biết nương tựa vào nhau để vươn lên và không ngừng hi vọng vào cuộc sống là phẩm chất tuyệt vời của những con người chân chính-> Chính tình yêu thương đã tạm thời xoa dịu nỗi đau chiến tranh.
Tác phẩm đề cao chủ nghĩa nhân đạo cao cả, nghị lực phi thường của người lính và và nhân dân Xô Viết thời hậu chiến: lòng nhân hậu, vị tha, sự gắn kết giữa những cảnh đời bất hạnh, niềm hi vọng vào tương lai.
3.2 Nghệ thuật:
- Miêu tả sâu sắc, tinh tế nội tâm và diễn biến tâm trạng nhân vật.
- Lối kể chuyện giản dị, sinh động, giàu sức hấp dẫn và lôi cuốn.
- Nhiều đoạn trữ tình ngoại đề gây xúc động mạnh cho người đọc.
* Ý nghĩa văn bản: Con người bằng ý chí và nghị lực, lòng nhân ái và niềm tin vào tương lai, cần và có thể vượt qua những mất mát do chiến tranh và bi kịch của số phận. 
 Bài 3: ÔNG GIÀ VÀ BIỂN CẢ
 (Trích)
 Hê-ming-uê
 Câu 1. Cuộc đời và sự nghiệp của Hê-ming-uê (1899- 1961)?
Sinh ra trong một gia đình trí thức tại bang I-li-noi, là nhà văn lớn nhất của nước Mỹ thế kỷ XX, nổi tiếng với nguyên lý : “tảng băng trôi”.
Sau khi tốt nghiệp trung học, ông di làm phóng viên.
Năm 19 tuổi, ông tham gia chiến tranh thế giới thứ nhất và trở về Hoa kì.
Từng tham gia chống tên độc tài Phrăng-cô ở Tây Ban Nha.
Tham gia chống phát xít tại Pháp trong chiến tranh thế giới thứ hai.
 - Nhà văn Mĩ để lại dấu ấn sâu sắc trong văn xuôi hiện đại phương Tây và góp phần đổi mới lối viết truyện, tiểu thuyết của nhiều thế hệ nhà văn trên thế giới.
 - Những tiểu thuyết nổi tiếng của Hê-ming-uê: Mặt trời vẫn mọc (1926), Giã từ vũ khí (1929), Chuông nguyện hồn ai (1940).
 - Truyện ngắn của Hê-ming-uê được đánh giá là những tác phẩm mang phong vị độc đáo hiếm thấy. Mục đích của nhà văn là "Viết một áng văn xuôi đơn giản và trung thực về con người".
 - 1953, được nhận giải thưởng Pu-lít-dơ.
 -1954, được nhận giải thưởng Nô-ben về văn học
 - Là người đề xướng nguyên lí Tảng băng trôi:
Hêminguê lấy hình ảnh tảng băng trôi phần nổi ít, phần chìm nhiều đặt ra yêu cầu đối với tác phẩm văn chương phải tạo ra “ý tại ngôn ngoại”. Nhà văn không trực tiếp công khai phát ngôn cho ý tưởng của mình mà xây dựng hình tượng có nhiều sức gợi để người đọc tự rút ra phần ẩn ý. Một trong những biện pháp chủ yếu thể hiện nguyên lí “Tảng băng trôi” là độc thoại nội tâm kết hợp dùng ẩn dụ, biểu tượng. (Tác phẩm Ông già và biển cả là tác phẩm tiêu biểu cho lối viết "Tảng băng trôi” )
Câu 2: Tóm tắt tác phẩm?
Ông già Xanchiagô đánh cá ở vùng nhiệt lưu, nhưng đã lâu không kiếm được con cá nào. Đêm ngủ ông mơ về thời trai trẻ với tiếng sóng gào, hương vị biển, những con tàu, những đàn sư tử. Thả mồi ông đối thoại với chim trời, cá biển.
Thế rồi, một con cá lớn tính khí kì quặc mắc mồi. Đây là một con cá Kiếm to lớn, mà ông hằng mong ước. Sau cuộc vật lộn cực kỳ căng thẳng và nguy hiểm, Xanchiagô giết được con cá.
 Nhưng lúc ông già quay vào bờ, từng đàn cá mập hung dữ đuổi theo rỉa thịt con cá Kiếm . Ông phải đơn độc chiến đấu đến kiệt sức với lũ cá mập. Tuy vậy, ông vẫn nghĩ “không ai cô đơn nơi biển cả”. Khi ông già mệt rả rời quay vào bờ thì con cá Kiếm chỉ còn trơ lại bộ xương.
Câu 3: Ý nghĩa của tác phẩm? Cuộc hành trình đơn độc, nhọc nhằn của con người vì một khát vọng lớn lao là minh chứng cho chân lí: “Con người có thể bị hủy diệt nhưng không thể bị đánh bại”. Mối liên hệ giữa thiên nhiên và con người.
* Nghệ thuật: Lối kể chuyện độc đáo, kết hợp nhuần nhuyễn giữa lời kể với văn miêu tả cảnh vật, đối thoại và độc thoại nội tâm.
- Ý nghĩa hàm ẩn của hình tượng và tính đa nghĩa của ngôn ngữ.
Câu 4: Nêu ý nghĩa hình ảnh những vòng lượn của con cá kiếm?
Hình ảnh những vòng lượn của con cá kiếm được nhắc đi nhắc lại nhiều lần trong đoạn văn, gợi lên những đặc điểm về cuộc đấu giữa ông lão và con cá.
 Con cá kiếm mắc câu bắt đầu những vòng lượn “vòng tròn rất lớn”, “con cá đã quay tròn”. Nhưng con cá vẫn chậm rãi lượn vòng”. Những vòng lượn được nhắc lại rất nhiều lần gợi ra được vẻ đẹp hùng dũng, ngoan cường của con cá trong cuộc chiến đấu ấy.
 - Cuộc đấu không chỉ xảy ra chốc lát mà vật lộn trong thời gian dài giữa hai đối thủ ngang tài, ngang sức.
 - Hình ảnh ông lão lành nghề, kiên cường, giàu kinh nghiệm.
 - Hình ảnh con cá với những cố gắng cuối cùng nhưng rất mãnh liệt để thoát khỏi bủa vây của ông lão.
Câu 5: Trình bày sự cảm nhận của ông lão về con cá?
Cảm nhận gián tiếp bằng con mắt của người giàu kinh nghiệm với nghề, ông lão quan sát sợi dây mà đoán định vòng lượn của con cá; cảm nhận qua sự đau đớn nơi bàn tay thu lưới.
Cảm nhận trực tiếp khi đến vòng thứ ba, ông lão nhìn thấy con cá.
=> Cảm nhận gián tiếp và trực tiếp này được tiếp nhận từ xa đến gần, từ chỗ “vòng tròn rất lớn”, con cá “lượn đến chỗ xa nhất của vòng tròn cho đến khi sợi dây căng lên”, con cá đã quay về phía thuyền. Tiếp nhận từ bộ phận đến toàn thể, từ “một cái bóng đen vượt dài” cho đến khi “cái đuôi nhô khỏi mặt nước”, rồi nó nhảy lên “phô hết vẻ đẹp và sức lực”.
- Có một sự cảm nhận khác lạ, đó là sự cảm nhận bằng trái tim. Ở đây không đơn thuần là quan hệ giữa người đi săn cố bắt được con mồi mà ngược lại là sự chiêm ngưỡng, cảm kích thậm chí pha chút tiếc nuối vì hành động của mình của ông lão. Ông lão thấy con cá kiếm “hùng dũng, duyên dáng, bình tĩnh, cao thượng”, gọi con cá là “anh bạn”, là “người anh em”.
-> Con cá trở thành nhân vật sống động.
Câu 6: So sánh hình ảnh con cá kiếm con cá kiếm trước và sau khi ông lão chiếm được nó.Điều này gợi cho anh (chị)suy nghĩ gì? 
 Con cá trước khi ông lão chiếm được, nó là con mồi, là đối tượng bị săn đuổi, đẹp và cao quí trước mắt ông lão. Nó trở thành hình ảnh tượng trưng cho ước mơ, lí tưởng mà ông lão theo đuổi trong cuộc đời; rộng ra là tượng trưng cho ước mơ cao đẹp của con người.
 Con cá sau khi ông lão chiếm được đã thay đổi:
+ Da cá chuyển từ màu gốc, màu tía sang màu trắng bạc.
+ Mắt trông dửng dưng như những tấm kính trong kính viễn vọng hay như một vị thánh trong đám rước.
=> sự thay đổi này biểu trưng cho hiện thực cuộc đời: Ước mơ của con người khi đã trở thành hiện thực, nó không còn xa với, khó nắm bắt và cũng vì thế, nó không còn đẹp đẽ, huy hoàng như trước.
Câu 7: Tóm lược trận chiến của ông lão với con cá kiếm?
Con cá mắc lưỡi câu, bắt đầu chậm rãi lượn vòng hai giờ đồng hồ; ông lão thu dây, lão mệt nhoài, người đẫm mồ hôi.
Con cá đột ngột quất, nhảy lên để hít không khí; ông lão nới thêm chút dây.
Con cá lại bắt đầu lượn vòng chầm chậm, ông lão tiếp tục thu dây; thoạt tiên thấy một cái bóng đen vượt dài qua dưới con thuyền, sau đó là chiếc đuôi nhô khỏi mặt nước.
Con cá cập sát thuyền, khi ông lão chuẩn bị phóng lao, nó khẽ nghiêng mình, trở mình thẳng dậy và bắt đầu lượn thêm vòng nữa.
Thời điểm quyết định đã tới, ông lão vận hết sức bình sinh phóng lao xuống sườn con cá; con cá phóng vút lên nhô khỏi mắt nước phô hết tầm vóc khổng lồ, vẻ đẹp và sức lực. Ông lão giết được con cá.
Câu 8: Trình bày ý nghĩa biểu tượng của đoạn trích (tức là “phần chìm” của “tảng băng trôi’)?:
Hình ảnh ông lão: Con người lao động bình dị, dũng cảm, kiên cường.
Hình ảnh con cá kiếm: biểu tượng cho thiên nhiên kiêu hùng và vĩ đại, là ước mơ, lí tưởng mà mỗi con người thường theo đuổi trong cuộc đời.
Cuộc chiến đấu giữa ông lão và con cá kiếm: Quá trình lao động để có thành quả bao giờ cũng vất vả, gian nan, trong lao động phải có nghị lực, ý chí, lòng kiên trì mới mong thành công. -> ca ngợi con người lao động bình dị, dũng cảm đã chiến thắng sức mạnh của thiên nhiên.
Hình ảnh con cá kiếm thay đổi trước và sau khi chết: Ước mơ của con người khi chưa đạt được bao giờ cũng cao đẹp, hấp dẫn, nhưng khi trở thành hiện thực sẽ không còn nguyên vẹn nữa.
 NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
* NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TƯ TƯỞNG ĐẠO LÝ
I. Cách làm một bài nghị luận xã hội bàn về một vấn đề tư tưởng, đạo lí:
1- Tìm hiểu đề
	2- Lập dàn ý 
a) Mở bài
b) Thân bài 
c) Kết luận
	II. Kiểu bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí và cách làm.
a) Đối tượng được đưa ra nghị luận là một tư tưởng, đạo lí. Không phải là một hiện tượng đời sống xã hội, cũng không phải là một vấn đề văn học.Thường được phát biểu ngắn gọn, cô đọng, khái quát nhất.
b) Cách xây dựng văn bản nghị luận này gồm các bước sau :
Mở bài: giới thiệu vấn đề đưa ra bàn luận. 
Thân bài: 
 + Giải thích tư tưởng, đạo lí cần nghị bàn (nêu các khía cạnh nội dung của tư tưởng, đạo lí này).
 + Nêu các biểu hiện của tư tưởng đạo lí đó trong đời sống 
 + Phân tích, chứng minh, bình luận các khía cạnh đúng, sai ; bác bỏ, phê phán những sai lệch liên quan. 
 + Quan niệm của bản thân
Kết bài: khẳng định chung, nêu ý nghĩa, liên hệ, rút ra bài học nhận thức và hành động.
NGHỊ LUẬN VỀ MỘT HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG
I. Cách làm một bài nghị luận về một hiện tượng đời sống.
1. Tìm hiểu đề bài
2. Lập dàn ý
 Mở bài : 
Thân bài :
Kết bài : 
II. Cách làm một bài nghị luận về một hiện tượng đời sống
a) Nghị luận về một hiện tượng đời sống là bàn về một hiện tượng có ý nghĩa đối với xã hội.
b) Cách xây dựng văn bản nghị luận này gồm các bước sau :
 Mở bài : Bài nghị luận cần nêu rõ hiện tượng.
 Thân bài: 
 + Nêu rõ hiện trạng.
 + Chỉ ra nguyên nhân.
 + Phân tích các mặt đúng - sai, lợi - hại, hậu quả hay kết quả.
 + Giải pháp
 Kết bài: Khái quát chung, bày tỏ thái độ, ý kiến của người viết.
- Ngoài việc vận dụng các thao tác lập luận phân tích so sánh, bác bỏ, bình luận người viết cần diễn đạt giản dị ngắn gọn, sáng sủa nhất là phần nêu cảm nghĩ của riêng mình.
(phần nghị luận xã hội pho to cho HS một số dạng đề tiêu biểu)
CHÚC CÁC EM ÔN TẬP ĐẠT KẾT QUẢ CAO!	
Di Linh, tháng 2 năm 2011
	 Tổ Ngữ Văn-THPT Hòa Ninh.

Tài liệu đính kèm:

  • doc_ c_ng ôn thi t_t nghi_p 2010 -2011.doc