Chuyên đề: Văn học lãng mạn và hiện thực phê phán 1930-1945 (phần thơ) - Đề 1

Chuyên đề: Văn học lãng mạn và hiện thực phê phán 1930-1945 (phần thơ) - Đề 1

Đề 1: Đây mùa thu tới - Xuân Diệu

1. Cảm giác chung của bài thơ là buồn. Buồn vì hàng liễu rũ. Buồn vì cái lạnh len lỏi đây

đây gợi nỗi cô đơn, buồn vì có sự chia lìa, tan tác từ hoa cỏ, chim muông tới con người.

Buồn vì có một cái gì như là nỗi nhớ nhung ngẩn ngơ, phảng phất ở không gian và lòng người.

pdf 2 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1384Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề: Văn học lãng mạn và hiện thực phê phán 1930-1945 (phần thơ) - Đề 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chuyên đề: Văn học lãng mạn và 
hiện thực phê phán 1930-1945 (phần thơ) 
Đề 1: Đây mùa thu tới - Xuân Diệu 
1. Cảm giác chung của bài thơ là buồn. Buồn vì hàng liễu rũ. Buồn vì cái lạnh len lỏi đây 
đây gợi nỗi cô đơn, buồn vì có sự chia lìa, tan tác từ hoa cỏ, chim muông tới con người. 
Buồn vì có một cái gì như là nỗi nhớ nhung ngẩn ngơ, phảng phất ở không gian và lòng 
người. 
Hồi ấy, khi bài thơ ra đời (rút trong tập Thơ thơ - 1938) mùa thu là mùa buồn, tuy thường 
là nỗi buồn man mác có cái vẻ đẹp và cái nên thơ riêng của nó. Thực ra đây là một cảm 
hứng rất tự nhiên và có tính truyền thống về mùa thu của thơ ca nhân loại (Nguyễn Du, 
Nguyễn Khuyến, Tản Đà... cũng như Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị...). Bài Đây mùa thu tới cũng 
nằm trong truyền thống. Nhưng cảnh thu của thơ Xuân Diệu có cái mới , cái riêng của nó. 
Ấy là chất trẻ trung tươi mới được phát hiện qua con mắt “xanh non” của tác giả, là sức 
sống của tuổi trẻ và tình yêu, là cái cảm giác cô đơn “run rẩy” của cái tôi cá nhân biểu 
hiện niềm khao khát giao cảm với đời. 
 Cảm giác chung, linh hồn chung ấy của bài thơ đã được thể hiện cụ thể qua các chi tiết, 
các câu thơ, đoạn thơ của tác phẩm. 
2. Đoạn một: 
Trong thi ca truyền thống phương Đông, oanh vàng liễu biếc thường để nói mùa xuân, 
tuổi trẻ và tình yêu. Người ta dành sen tàn, lá ngô đồng rụng, cúc nở hoa để diễn tả mùa 
thu. Xuân Diệu lại thấy tín hiệu của mùa thu trước hết nơi những hàng liễu rũ bên hồ. 
Trong thơ Xuân Diệu, dường như đầu mối của mọi so sánh liên tưởng là những cô gái 
đẹp. Vậy thì những hàng liễu bên hồ, cành mềm, lá mướt dài rũ xuống thướt tha, có thể 
tưởng tượng là những thiếu nữ đứng cúi đầu cho những làn tóc dài đổ xuống song song... 
Là mái tóc mà cũng là những dòng lệ (lệ liễu). Những dòng lệ tuôn rơi hàng nối hàng 
cùng chiều với những áng tóc dài. 
Vậy là mùa thu của Xuân Diệu tuy buồn mà vẫn đẹp, và nhất là vẫn trẻ trung. Ở hai câu 
đầu của đoạn thơ, nhà thơ khai thác triệt để thủ pháp láy âm để tạo nên giọng điệu buồn, 
đồng thời gợi tả cái dáng liễu (hay những áng tóc dài) buông xuống, rủ mãi xuống. 
Những “nàng liễu” đứng chịu tang một mùa hè rực rỡ vừa đi qua chăng? 
Tin thu tới trên hàng liễu, nhà thơ như khẽ reo lên “Đây mùa thu tới - mùa thu tới”. Đằng 
sau tiếng reo thầm, ta hình dung cặp mắt long lanh, trẻ trung của nhà thơ. Mùa thu của 
Xuân Diệu không gợi sự tàn tạ, mà như khoác bộ áo mới tuy không rực rỡ, nhưng mà đẹp 
và thật là thơ mộng rất phù hợp với mùa thu: “Với áo mơ phai dệt lá vàng”. 
3. Ở hai đoạn hai và ba, nhà thơ chủ yếu cảm nhận mùa thu bằng xúc giác: sương lạnh, 
gió lạnh. Có lẽ cái lạnh không chỉ đến với nhà thơ bằng xúc giác. Ông đem đến thêm cho 
cảnh thu cái run rẩy của tâm hồn mình nữa chăng? Một tâm hồn rất nhạy cảm với thân 
phận của hoa tàn, lá rụng, những nhánh cây gầy guộc trơ trụi... Chúng đang rét run lên 
trước gió thu! Lại một thành công nữa trong thủ pháp láy âm “Những luồng run rẩy rung 
rinh lá”. 
Cái rét càng dễ cảm thấy ở nơi trống vắng, nhất là cảnh trống vắng ở những bến đò. Bến 
đò là nơi lộng gió. Bến đò lại là nơi tụ hội đông vui. Thu về, gió lạnh, người ta cũng ngại 
qua lại bên sông. Xuân Diệu đã diển tả cái lạnh bằng một câu thơ đặc sắc “Đã nghe rét 
mướt luồn trong gió”. Một chữ “luồn” khiến cái rét như được vật chất hóa hơn, có sự 
tiếp xúc da thịt cụ thể hơn. 
4. Đoạn bốn: 
Nguyễn Du nói “Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”. Ở đây người cũng buồn mà cảnh 
cũng buồn. Buồn nhất là sự trống vắng và cảnh chia lìa. Cả bài thơ gợi ý này, nhưng đến 
đoạn cuối nhà thơ mới nói trực tiếp như muốn đưa ra một kết luận chăng: 
Mây vẫn từng không chim bay đi 
Khi trời u uất hận chia li 
Tuy nhiên cảm giác về mùa thu, tâm sự về mùa thu là một cái gì mông lung, làm sao có 
thể kết luận thành một ý nào rõ rệt. Vậy thì tốt nhất là nói lửng lơ: 
Ít nhiều thiếu nữ buồn không nói 
Tựa cửa nhìn xa, nghĩ ngợi gì? 
Lời kết luận nằm ở trong lòng những thiếu nữ đứng tựa cửa bâng khuâng. Nét mặt các cô 
thì buồn và cặp mắt các cô thì nhìn ra xa, nghĩa là không nhìn một cái gì cụ thể - chắc hẳn 
là đang nhìn vào bên trong lòng mình để lắng nghe những cảm giác buồn nhớ mông lung 
khi mùa thu tới. Lời kết luận không nói gì rõ rệt nhưng lại gợi mở rất nhiều cảm nghĩ cho 
người đọc. 
Trong tập Trường ca, Xuân Diệu từng viết: “Trời muốn lạnh nên người ta cần nhau hơn. 
Và người nào chỉ có một thân thì cần một người khác (...) Thu, người ta vì lạnh sắp đến 
mà rất cần đôi, cho nên không gian đầy những lời nhớ nhung, những hồn cô đơn thảo ra 
những tiếng thở dài để gọi nhau”. 
Đó phải chăng cũng là tâm trạng của tác giả Đây mùa thu tới và của những thiếu nữ trong 
bài thơ này chăng? 
Bài giảng của: Trung tâm Bồi dưỡng văn hóa 
và Luyện thi đại học Vĩnh Viễn 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfChuyen de Van hoc lang man va hien thuc phe phan 19301945 1.pdf