Chuyên đề: Thơ 1954 đến 1975 - Vấn đề 1: Các vị La Hán chùa Tây Phương

Chuyên đề: Thơ 1954 đến 1975 - Vấn đề 1: Các vị La Hán chùa Tây Phương

A. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1/ Tám khổ thơ đầu: Là phần hay nhất của tác phẩm.

a. Mỗi người một vẻ mặt con người

- Dân tộc chúng ta không những chỉ có trí tuệ trong đánh giặc trong vấn đề cơm ăn

áo mặc mà còn lo lắng đến những vấn đề nhân sinh, vấn đề lẽ sống. Chính vì vậy mà những

nghệ sĩ nhân dân đã tạo nên những pho tượng điển hình, có cá tính riêng biệt, độc đáo.

- Nhà thơ đã đặc tả từng gương mặt, hình hài, dáng dấp của các vị bằng ngôn ngữ

giàu chất gợi hình, tác giả biết chọn những chi tiết đắt nhất để gợi cho người đọc nhiều suy nghĩ

pdf 5 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1017Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề: Thơ 1954 đến 1975 - Vấn đề 1: Các vị La Hán chùa Tây Phương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chuyên đề 5: Thơ 1954 – 1975 
Vấn đề 1: CÁC VỊ LA HÁN CHÙA TÂY PHƯƠNG 
“Một câu hỏi lớn. Không lời đáp 
Cho đến bây giờ mặt vẫn chau” 
 Huy Cận 
A. KIẾN THỨC CƠ BẢN 
 1/ Tám khổ thơ đầu: Là phần hay nhất của tác phẩm. 
 a. Mỗi người một vẻ mặt con người 
 - Dân tộc chúng ta không những chỉ có trí tuệ trong đánh giặc trong vấn đề cơm ăn 
áo mặc mà còn lo lắng đến những vấn đề nhân sinh, vấn đề lẽ sống. Chính vì vậy mà những 
nghệ sĩ nhân dân đã tạo nên những pho tượng điển hình, có cá tính riêng biệt, độc đáo. 
 - Nhà thơ đã đặc tả từng gương mặt, hình hài, dáng dấp của các vị bằng ngôn ngữ 
giàu chất gợi hình, tác giả biết chọn những chi tiết đắt nhất để gợi cho người đọc nhiều suy 
nghĩ. 
 + Đầu tiên là vị La Hán xương xẩu, gầy mòn, không biết nỗi đau khổ tâm thức nào 
giày vò mà trước lúc giải thoát vị La Hán này còn bị thiêu đốt, còn trầm ngâm trước cuộc 
đời. 
 + Về với Niết Bàn là thoát khỏi những kiếp sống Luân hồi, thế nhưng vị La Hán thứ 
hai không có được một phút bình thản để lên cõi Phật cho thanh thản. “Mắt giương sờ sững; 
“mày nhíu xệch” có lẽ là chưa kịp giãn ra với “mắt giương” còn lưu lại cái giây phút suy 
ngẫm trước đó. Rồi thì “môi cong chua chát” “trán nổi sóng”, “gân vận bàn tay” cứ y 
như cả quá trình sôi động của cuộc đấu tranh giữa thiện ác sinh thời được tái hiện trong một 
khoảnh khắc trước khi giải thoát. 
 + Có vị dường như yên tâm làm tổ trong giáo lí thoát tục của nhà Phật “chân tay co 
xếp lại”. “Đôi tai rộng dài ngang gối” trong quan điểm dân gian là chỉ người tài, có địa vị 
và phúc lộc dồi dào. Ở đây tai rộng là để nghe đủ những chuyện buồn, những giông bão của 
đời. 
 + Những pho tượng tĩnh lặng nhưng chứa chất động của cuộc đời đầy gió bão của 
chúng sinh trầm luân đau khổ. Dù có phản ứng thế nào, dù cơn bão nội tâm nổi lên cuồn 
cuộn ra sao thì tất cả cũng bất lực héo mòn, chua chát và thụ động “đau đớn có cứu được 
đời đâu”. 
 b. Cuộc họp lạ lùng trăm vật vã – Các pho tượng cá thể hóa rất cao nhưng khi tập 
hợp thành một quần tượng nó lại có một giá trị khái quát hơn. Số phận của những kiếp 
người đã thành số phận của một thời đại cha ông trăn trở, băn khoăn nhưng: 
“Một câu hỏi lớn không lời đáp 
Cho đến bây giờ mặt vẫn chau” 
 - Đây là nỗi đau thương của dân tộc trong “đêm trường dạ tối tăm trời đất” của quá 
khứ. Theo tác giả trong các pho tượng La Hán nó tồn tại trăn trở suy tư của dân tộc, của cha 
ông mình gửi gắm. Cha ông ta đã mượn chuyện Phật mà thổ lộ khao khát vươn tới hạnh 
phúc tự do và thể hiện niềm đau thương uất hận của mình. 
 - Thực ra những nỗi đau trần thế ấy như đang nghẽn lại, chưa giải thoát được nên nó 
trào lên đến cực điểm và “cứ thế mà đông cứng lại ở giữa chừng trời”, hằn ghi lại trong 
từng thớ gỗ. 
 2/ Phần còn lại: Mang tính chính luận. 
 - Tác giả tìm sự gạch nối giữa quá khứ xưa và hiện tại hôm nay, giữa sự bế tắc và lời 
đáp, giữa thoát tục và trần tục và khẳng định cuộc sống hiện tại “là những ngày đẹp 
nhất”. “giọt lệ cha ông cũng có ích với ta nhiều”. 
“Cha ông yêu mến thời xưa cũ đương xuân” 
 - Tác giả khẳng định chỉ có thời đại mới với bản chất nhân đạo mới có thể hoá giải 
những nỗi đau xưa “xua bóng hoàng hôn, tản khói sương”. 
 3/ Hai khổ cuối và một số câu trong đoạn sau còn dàn trải, gò bó, thiếu tự nhiên vì 
vậy tư tưởng của chúng thuyết phục người đọc kém hiệu quả. 
B. LUYỆN TẬP 
 * Đề 1: Phân tích nghệ thuật miêu tả pho tượng trong bài “Các vị La Hán chùa Tây 
Phương” của Huy Cận. 
* Bài văn tham khảo 
 Chùa Tây Phương là một công trình kiến trúc cổ độc đáo dựng trên núi Câu Lâu. 
Trong chùa có nhiều pho tượng được tạc với trình độ nghệ thuật cao, tiêu biểu cho điêu 
khắc Việt Nam thế kỉ XVII, trong đó có mười tám pho tượng La Hán đặt ở nhà hành lang 
chùa. Và trong những dịp đi tìm hiểu di sản văn hóa dân tộc, Huy Cận đã đến: 
“Các vị La Hán chùa Tây Phương 
Tôi đến thăm về lòng vấn vương” 
 Huy Cận vấn vương với cái hữu tình của cửa chùa, vấn vương với những bức họa 
chạm khắc đẹp ư? Hơn thế nữa là những bồi hồi, xao xuyến về nhân sinh và một thời đại 
lịch sử mà xã hội “quằn quại, khổ đau trong những biến động và bế tắc không tìm được lối 
ra”. 
 Có người xem đoạn thơ này là những bức “điêu khắc bằng lời” làm sống lại các pho 
tượng gỗ chùa Tây Phương. Những nghệ nhân vô danh nhưng thiên tài và không dễ ai nhận 
ra điều ấy. Tất cả những pho tượng gỗ bất động có nét chung: Ai nấy cũng có khuôn mặt 
đau thương vật vã, quằn quại về thể xác và đầy bão táp trong lòng. Bởi vì cuộc đời họ là 
điển hình cho hàng ngàn vạn cuộc đời đau thương, đang “cuồn cuộn chảy dưới trời” Huy 
Cận đã nghi ngờ: 
“Há chẳng phải đây là xứ Phật 
Mà sao ai nấy mặt đau thương?” 
 Bởi vì đến nơi xứ Phật là một nơi yên tĩnh, vĩnh hằng không có bể khổ luân hồi, 
trong tâm con người không còn lục dục thất tình và sống thanh thản, siêu thoát ở cõi Niết 
Bàn. Nhưng những pho tượng mà Huy Cận thấy lại khác, lại trĩu nặng những nét đau 
thương rất người. Ở đoạn sau nữa Huy Cận xác nhận đây là: “mặt con người” chứ không 
nói “mặt La Hán”. Có lẽ đây không thật đúng là xứ Phật chăng? Ta không thể phủ nhận 
như thế mà phải thấy rõ cái độc đáo của những nghệ nhân tạc tượng. Bài thơ nói đến Phật, 
cõi thoát tục nhưng nó lại đặt ra một vấn đề trần thế. Mỗi bức tượng La Hán nếu nhìn kĩ 
chính là một loại chúng sinh chứ không là Phật, chính là cuộc đời trần trụi hóa thân vào đấy 
. Chân dung của những con người đã được bàn tay tài hoa các nghệ sĩ tạc thành những điển 
hình xuất sắc. Trong các dáng hình các vị La Hán dường như nói lên số phận cá nhân trong 
một thời đại “Bóng tối đùn ra ngọn khói đen”. 
“Đây vị xương trần chân với tay 
Có chi thiêu đốt tấm thân gầy 
Trầm ngâm đau khổ sâu vòm mắt 
Từ bấy ngồi y cho đến nay”. 
 Huy Cận như tạc vào lòng độc giả những đau đớn, vật vã, quằn quại, chua xót 
Ông như cho ta thấy ấn tượng gầy còm, khô héo bởi đau khổ của pho tượng thứ nhất này 
bởi vì luôn trăn trở, phải thức không thể thanh thản an giấc được, nỗi đau khổ tâm can từ 
bên trong dường như phát ra một thứ năng lượng độc hại tiêu hao sinh lực co rút con người 
lại. Cuộc đời của một nhà tư tưởng chìm đắm trong những suy tư, thấp thỏm đến khô héo cả 
hình hài. Những nét đặc tả đó hẳn là hiện thân cho những số phận trong cuộc đời thực có rất 
nhiều đau khổ, tội nghiệp, héo mòn, chua xót và rất muốn cải biến nó đi. Nhà tư tưởng này 
với những suy nghĩ nung nấu trong tâm can có thể thiêu đốt cả thân xác, cho thấy được con 
người đó phải là con người có những ý tưởng mạnh mẽ và sâu sắc. Bên cạnh đó ta thấy tuy 
là tâm linh đang biến động nhưng vị này vẫn “trầm ngâm đau khổ”. Nhà thơ làm nổi rõ 
được tài năng của nghệ sĩ điêu khắc: dùng cái tĩnh mà nói đến cái động, vừa khắc hoạ ngoại 
hình cũng đồng thời diễn tả nội tâm. 
 Sang pho tượng thứ hai, khác với cái bất lực đành yên vị thì pho tượng này bộc lộ ra 
bên ngoài cái nội tâm giận dữ, sôi sục đầy suy tư: 
“Có vị mắt giương mày nhíu xệch 
Trán như nổi sóng biển luân hồi 
Môi cong chua chát, tâm hồn héo, 
Gân vặn bàn tay mạch máu sôi” 
 Huy Cận chỉ cho chúng ta thấy khuôn mặt thôi nhưng tất cả đều bất thường. Khổ thơ 
với hàng loạt động từ và trạng từ diển tả những động tác và trạng thái rất căng thẳng, mạnh 
mẽ. Ấn tượng cho thấy nhà tư tưởng này cũng đang chứng kiến cuộc đời. Những chuyển 
động của thân thể biểu hiện ngay khuôn mặt: “mắt giương mày nhíu xệch, trán như nổi 
sóng, môi cong chua chát, gân vặn, mạch máu sôi” Nếu ta chứng kiến có lẽ ta cảm thấy 
tội nghiệp cho số phận. Tại sao khuôn mặt lại có những đường nét đớn đau như thế? Bởi vì 
sự dồn nén sôi sục của tâm linh tưởng như muốn phá tung những giới hạn thân xác chịu 
đựng nó: Một sự trăn trở dữ dội nhưng cũng chẳng thể có một hành động tích cực. “Câu hỏi 
lớn” dường như vẫn rơi vào bế tắc, không thể giải thích. Nó rơi vào bi kịch khổ đau. 
 Ở pho tượng thứ ba, nhà thơ chú ý đến tư thế và một hình hài khác lạ: 
“Có vị chân tay co xếp lại 
Tròn xoe tựa thể chiếc thai non 
Nhưng đôi tai rộng dài ngang gối 
Cả cuộc đời nghe đủ chuyện buồn” 
 Một nhà tư tưởng nữa cũng đang đi tìm lời giải thích nhưng theo một cách khác: Án 
binh bất động. Trái những pho tượng trên, ở đây con người dường như không có một vận 
động nào cả, mà bắt mình thụ động nhìn cuộc đời và tìm ra cho mình một lời giải đáp. Và vị 
này có lẽ đã hoàn toàn xa lánh ngoại giới chăng, đã đạt đến sự tịch liệt, vô cảm? 
 Khái niệm “tựa thể chiếc thai non” rất hay. Ở đây, con người đang muốn trở về với 
thời hoang sơ của nó. (Jêsu từng nói: “Ta không cấm các con làm điều ác, nhưng hãy làm 
cái ác như con trẻ”. Kinh Thánh, kinh Phật khuyên mọi người hãy sống hồn nhiên, vô tư, 
không có xung đột thì sẽ có hạnh phúc. Pho tượng thứ ba có ý muốn sống như trẻ thơ nhưng 
“mũ ni che tai” làm sao được? Những nghệ nhân tạc tượng đã đặc biệt diễn tả một đôi tai 
khác thường “rộng dài ngang gối”. Đôi tai quá dài, quá rộng tưởng đầy phúc thọ nhưng lại 
sống trong thời đại quá ghê gớm, quá nhiều bế tắc nên pho tượng thứ ba lại tiếp tục “cả 
cuộc đời nghe đủ”chuyện đau thương. Cố tình muốn tránh nỗi khổ, nhưng càng như thế lại 
càng nghe những nỗi đau của chúng sinh trong cõi trần gian. Và như thế thì pho tượng này 
vẫn dằn vặt với “Câu hỏi lớn chưa lời đáp”. 
 Cả ba pho tượng này đều có sự giày vò dữ dội ở tâm linh rối ren . Tất cả đều tìm 
những giải pháp để mở cánh cửa cuộc đời “im ỉm khóa” nhưng đều bất hạnh: 
“Các vị ngồi đây trong lặng yên 
Mà nghe giông bão nổ trăm miền” 
 Mỗi vị La Hán có những nét rất riêng là một “người lạ” nhưng lại là một người lạ đã 
quen biết ở xã hội đương thời, xã hội quằn quại đau khổ trong nhiều biến động và bế tắc 
không tìm được lối ra. Đây không phải là một cá nhân đau khổ mà là một “nhân loại” của 
một quá khứ đau thương, tụ tập dưới mái chùa này. 
“Mỗi người một vẻ mặt con người 
Cuồn cuộn đau thương chảy dưới trời” 
 Huy Cận với những cảm xúc mạnh mẽ và trí tưởng tượng phong phú nên nhìn 
những pho tượng gỗ bất động như là những sinh thể vật vã đau thương, tâm linh sôi sục. 
Tác giả cho thấy là cuộc tụ họp của những chứng nhân lịch sử đầy “lạ lùng trăm vật 
vã”.Ngoài ý muốn nhấn mạnh rằng thánh cũng là người thì câu thơ Mỗi người một vẻ 
mặt con người có lẽ là một nét vẽ hơi thừa.Bởi vì chỉ cần nói Mỗi người một vẻ  là đủ rồi. 
 Từ những pho tượng này, Huy Cận cảm nhận nỗi khao khát tìm lối ra của cha ông 
trong thời đại của đêm dài phong kiến với bao số phận bất hạnh, những bi kịch thật nhức 
nhối. Những bạn đương thời của “Nguyễn Du” chắc có lẽ đồng tâm sự với Tố Như tiên 
sinh. 
“Cổ kim hận sự thiên nan vấn” 
 Huy Cận đã miêu tả các pho tượng với một nghệ thuật quan sát tinh tế và khả năng 
miêu tả giàu sức gợi hình với bút pháp già giặn, vừa sinh động, vừa cô đúc Bên cạnh cái 
độc đáo từ những pho tượng, Huy Cận có gởi gắm những ẩn ý sâu sắc. Ở đây ý đồ chính 
không lộ liễu, Huy Cận đánh giá mức đau khổ của cha ông, ca tụng thời kì hiện đại, và phần 
nào tri âm thời đại Nguyễn Du, lắng tiếng lòng nghe sự thổn thức của các bạn của Nguyễn 
Du cách đây hai trăm năm. Lắng nghe để mà cảm ơn nỗi khổ đau của cha ông xưa: 
“Đất nước mình nghèo hỡi em yêu 
Cho đến những giọt lệ cha ông cũng có ích cho ta nhiều” 
 Suy gẫm quá khứ thấy bế tắc của cha ông để chỉ ra rằng thời buổi này ta có Đảng và 
Đảng mở đường cho một đất nước tự do, tươi đẹp đang chờ ta ra tay xây dựng. Đến đây, 
vào lúc này chúng ta đã trả lời câu hỏi lớn của cha ông bởi: 
“Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng?” 
 Tóm lại nhìn các pho tượng chùa Tây Phương tác giả đã thực sự cảm xúc và gửi 
niềm suy tưởng sâu xa với sự đồng cảm thật sâu sắc! Và phải chăng Huy Cận đã thấu hiểu 
được nỗi lòng và ý tưởng của các nghệ nhân tài hoa ngày xưa đã gửi vào những pho tượng 
được xem như đỉnh cao của nghệ thuật điêu khắc gỗ Việt Nam những tâm sự đến đau lòng. 
Cha ông ta đã bế tắc đã “đấm nát bàn tay trước cửa cuộc đời” mà “cửa vẫn đóng và đời im 
ỉm khoá, những pho tượng trong chùa Tây Phương không biết cách trả lời” (Chế Lan Viên) 
thì ngày hôm nay, sống trong niềm hạnh phúc mới ta mới thấy giá trị của cuộc sống hiện tại. 
“Có phải cha ông thì đến sớm chăng? 
Và cháu con thì lại muộn? 
Dẫu có bay giữa trăng sao cũng mơ được sống phút giây bây giờ 
Buổi đất nước Hùng Vương có Đảng 
Mỗi người dân đều được thấy Bác Hồ” 
(Chế Lan Viên) 
* Đề 2: Bình giảng một trong các đoạn thơ sau đây” 
 a. “Đây vị xương trần  đến nay” 
 b. “Mặt cúi () mặt vẫn chau” 
* * * 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfvantap5-CacViLaHanChuaTayPhuong.pdf