Chuyên đề Hình thành và phát triển khái niệm trong dạy học sinh học

Chuyên đề Hình thành và phát triển khái niệm trong dạy học sinh học

Câu 1: Thế nào là sự phát triển khái niệm sinh học?

Hình thành khái niệm không chưa đủ, trong quá trình dạy học sinh học các khái niệm phải được phát triển một cách có kế hoạch. Người giáo viên sinh học phải dành nhiều sự cố gắng và nghệ thuật để thực hiện sự phát triển các khái niệm trong hệ thống có tính định hướng bằng các phương pháp và phương tiện khác nhau; phải biết các con đường vận động của khái niệm, những chỗ chồng chéo hay trùng lập.

*Nguyên nhân phát triển của khái niệm.

Số lượng khái niệm sinh học cần lĩnh hội ngày càng nhiều và phức tạp. Trong khi đó trình độ kiến thức, năng lực nhận thức của học sinh ở từng cấp lớp có giới hạn. vì vậy, các khái niệm không thể hình thành đầy đủ ngay một lúc mà phải được phát triển tuần tự. Quá trình phát triển khái niệm phải đi đôi với vốn tri thức, năng lực trí tuệ và sự phát triển thế giới quan ở học sinh.

 

doc 5 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 2013Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề Hình thành và phát triển khái niệm trong dạy học sinh học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Họ và tên: Lê Quốc Vẹn
Sinh ngày: 19/10/1985
Đơn vị: TTGDTX Châu Thành A – huyện Châu Thành A – tỉnh Hậu Giang.
Lớp: 10 tín chỉ sau Đại học.
BÀI THU HOẠCH
CHUYÊN ĐỀ: HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN KHÁI NIỆM TRONG DẠY HỌC SINH HỌC.
Câu 1: Thế nào là sự phát triển khái niệm sinh học?
Hình thành khái niệm không chưa đủ, trong quá trình dạy học sinh học các khái niệm phải được phát triển một cách có kế hoạch. Người giáo viên sinh học phải dành nhiều sự cố gắng và nghệ thuật để thực hiện sự phát triển các khái niệm trong hệ thống có tính định hướng bằng các phương pháp và phương tiện khác nhau; phải biết các con đường vận động của khái niệm, những chỗ chồng chéo hay trùng lập.
*Nguyên nhân phát triển của khái niệm.
Số lượng khái niệm sinh học cần lĩnh hội ngày càng nhiều và phức tạp. Trong khi đó trình độ kiến thức, năng lực nhận thức của học sinh ở từng cấp lớp có giới hạn. vì vậy, các khái niệm không thể hình thành đầy đủ ngay một lúc mà phải được phát triển tuần tự. Quá trình phát triển khái niệm phải đi đôi với vốn tri thức, năng lực trí tuệ và sự phát triển thế giới quan ở học sinh.
*Các hình thức phát triển khái niệm:
** Cụ thể hóa nội dung khái niệm:
Nội dung khái niệm được phân tích thành nhiều yếu tố và được khảo sát từ từ, nhờ đó học sinh nắm khái niệm chính xác, đầy đủ hơn:
Ví dụ 1: Khái niệm “Quang hợp” (SH10) được cụ thể hóa như sau:
Lược sử nguyên cứu quang hợp.
Sắc tố tham gia trong quang hợp.
Cơ chế quang hợp: bản chất tính 2 pha của quang hợp, chuổi phản ứng sáng, chuổi phản ứng tối.
Điều khiển quang hợp thông qua các nhân tố môi trường.
Ý nghĩa của quang hợp.
Ví dụ 2: khái niệm “Chọn lọc tự nhiên” (SH12) được cụ thể hóa như sau:
Tính chất của chọn lọc tự nhiên: do môi trường, vì lợi ích của bản thân sinh vật.
Nội dung của quá trình chọn lọc tự nhiên: tích lũy những biến dị có lợi cho bản thân sinh vật, đào thải những biến dị có hại cho sinh vật, là quá trình sống sót của những dạng thích nghi nhất.
Cơ sở của chọn lọc tự nhiên: tính biến dị và tính di truyền của sinh vật.
Kết quả của chọn lọc tự nhiên: hình thành loài mới.
Vai trò của chọn lọc tự nhiên: nhân tố chính trong quá trình tiến hóa của sinh giới.
Tác dụng: phổ tác dụng rộng, thời gian phát huy tác dụng chậm.
** Chỉnh lý, hoàn thiện nội dung khái niệm.
Do giới hạn của chương trình, do học sinh chưa đủ kiến thức cơ sở để nắm khái niệm ở mức hoàn thiện. Khái niệm được chỉnh lý cho chính xác hơn.
Ví dụ: khái niệm “Quang hợp” được hoàn thiện hơn ở sinh học lớp 10. Ở lớp 6, học sinh đã biết khái niệm quang hợp như là hiện tượng trao đổi chất của cây xanh, quá trình đồng hóa của cây xanh (diễn ra ở cấp độ cơ thể). Nhưng đến lớp 10, bản chất của quang hợp được làm rõ thông qua phân tích hai pha của quang hợp. Quang hợp là hinhg thức chuyển hóa năng lượng diễn ra ở cấp độ tế bào (chuyển hóa nội bào).
** Sự xuất hiện khái niệm mới:
Sự hình thành những lĩnh vực nghiên cứu mới đi kèm với sự xuất hiện những khái niệm mới. Mỗi lần sang một phân môn, học sinh lại tiếp xúc với những khái niệm mới.
Ví dụ: + Khi nghiên cứu sang phần sinh học tế bào (ở lớp 10), qua bài “Quang hợp” đã xuất hiện khái niệm mới ở học sinh so với sinh học cơ thể ở lớp 6: tính hai pha, quang phân ly, grama, stroma, thế năng, hoạt năng
+ Khi học “Di truyền học của Menden” xuất hiện các khái niệm: tính trội, tính lặn, lai phân tích, giao tử thuần khiết, alen, kiểu gen, kiểu hình,
+ Khi học “Thuyết tiến hóa của Darwin”, xuất hiện các khái niệm biến dị cá thể, chọn lọc tự nhiên, đấu tranh sinh tồn.
Tóm lại để phát triển khái niệm một cách hợp lý, giáo viên sinh học phải nội dung chương trình và SGK. Phải hình dung cho được hệ thống các khái niệm của toàn chương trình, các nhóm khái niệm ở từng phần, từng chương, những khái niệm chủ yếu. Sự phát triển các khái niệm không thể tách rời sự phát triển tư duy, lòng ham muốn của học sinh về lao đông trí óc. Vì vậy, bên cạnh các mẫu tự nhiên còn dùng trực quan tượng trưng, tượng hình để phát triển khái niệm và xây dựng được mối quan hệ giữa các môn học khi giáo viên trình bày tài liệu, học sinh thảo luận, trả lời sẽ đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển khái niệm sinh học.
Hiểu được giá trị của phát triển khái niệm giúp giáo viên hình dung các bước dạy hoc, hình dung viễn cảnh của quá trình giảng dạy và hướng dẫn một cách có ý thức quá trình thu nhận kiến thức của học sinh.
Câu 2: Khái niệm “Sinh trưởng và phát triển” sinh học 11 được phát triển như thế nào?
* Cụ thể hóa nội dung khái niệm.
Sự hình thành khái niệm sinh trưởng và phát triển ở mức độ cơ thể bao gồm cả động vật và thực vật.
Sinh trường và phát triển ở thực vật: Nội dung được cụ thể hóa qua từng bài.
Tính chất của quá trình sinh trưởng và phát triển ở thực vật.
Sinh trưởng và phát triển ở động vật: Nội dung cũng được cụ thể hóa qua từng bài.
Tính chất của quá trình sinh trưởng và phát triển ở động vật.
* Chỉnh lý, hoàn thiện nội dung khái niệm.
Ở sinh học lớp 6: Quá trình sinh trưởng và phát triển ở thực vật, học sinh đã biết khái niệm sinh trưởng và phát triển như là sự tăng lên về kích thước (chiều dài, bề mặt, thể tích) của cơ thể. Nhưng đến lớp 11, bản chất của sinh trưởng và phát triển được làm rõ và cụ thể hơn thông qua quá trình sinh trưởng sơ cấp và thứ cấp, các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển, các hormone liên quan đến sinh trưởng và phát triển ở thực vật thông qua đó học sinh có thể tự rút ra kết luận về mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển và ứng dụng vào thực tiễn.
Ở sinh học lớp 7: Quá trình sinh trưởng và phát triển ở động vật, học sinh đã biết khái niệm về sinh trưởng và phát triển ở động vật như là sự tăng lên về kích thước của cơ thể, sự biến đổi bao gồm sinh trưởng và phân hóaNhưng đến lớp 11, bản chất của sinh trưởng và phát triển ở động vật được làm rõ và cụ thể hơn thông qua sự phát triển qua biến thái và không qua biến thái, các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật như nhân tố bên trong (Các hormone ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật có xương sống và không xương sống), các nhân tố bên ngoài (thức ăn, nhiệt độ, ánh sáng) ứng dụng vào trong thực tiễn cuộc sống như (cải tạo giống, cải thiện môi trường sống của động vật, cải thiện chất lượng cuộc sống)
* Sự xuất hiện các khái niệm mới. 
Khi nghiên cứu về sinh học lớp 11 chương III: Sinh trưởng và phát triển đã xuất hiện các khái niệm mới: Sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp, mô phân sinh, Hormone thực vật (hormone kích thích, hormone ức chế), tuổi của cây, tính quang chu kỳ, xuân hóa, cây trung tính, phitôcrôm. Đối với sinh trưởng và phát triển ở động vật thì có phát triển qua biến thái (biến thái hoàn toàn và không hoàn toàn) và phát triển không qua biến thái, các loại hormone, cải tạo giống, cải thiện môi trường sống của động vật và cải thiện chất lượng cuộc sống.
Câu 3: Sự phát triển các khái niệm có thể lập thành sơ đồ khái niệm như thế nào?
Sơ đồ khái niệm được lập như sau:
Sinh trưởng và phát triển
Sinh trưởng và phát triển ở thực vật
Sinh trưởng phát triển ở động vật
Các nhân tố bên ngoài
Các nhân tố bên trong
Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật
Quang chu kỳ
Xuân hóa
Sinh trưởng sơ cấp
Sinh trưởng thứ cấp
Axit abxixic
Gibêrêlin
Xitôkinin 
Auxin
Êtilen 
Cây lâu năm
Cây hằng niên
Sinh trưởng ở thực vật
Phitôcrôm
Phát triển ở thực vật
Hormone thực vật
Hormone kích thích
Hormone ức chế
Sinh trưởng ở động vật
Phát triển qua biến thái hoàn toàn
Phát triển qua biến thái không hoàn toàn
Phát triển không qua biến thái
Phát triển qua biến thái
Phát triển ở động vật

Tài liệu đính kèm:

  • docSu hinh thanh va phat trien cac khai niem.doc