Chuyên đề 2 Vận dụng kiến thức xã hội và đời sống để viết bài văn nghị luận xã hội ngắn (không quá 400 từ)

Chuyên đề 2 Vận dụng kiến thức xã hội và đời sống để viết bài văn nghị luận xã hội ngắn (không quá 400 từ)

Chuyên đề 2

 Vận dụng kiến thức xã hội và đời sống để viết bài văn nghị luận xã hội ngắn ( không quá 400 từ ).

 Số tiết: 6 tiết

Nhóm tác giả: THPT Sông Lô

I. NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TƯ TƯỞNG ĐẠO LÍ ( 3 tiết )

1. Lí thuyết

1.1. Khái niệm

 Tư tưởng đạo lí là kiểu bài nghị luận bao gồm các vấn đề về nhận thức( lí tưởng, mục đích sống); tâm hồn, tính cách ( lòng yêu nước, lòng nhân ái, vị tha, bao dung, độ lượng, tính trung thực, chăm chỉ, cần cù, hòa nhã, khiêm tốn, thói ích kỷ, bao hoa, vụ lợi.); về quan hệ gia đình( tình mẫu tử, anh em.); về quan hệ xã hội ( tình đồng bào, tình thầy trò, tình bạn.); về cách ứng xử, hành động mỗi người trong cuộc sống.

 

doc 8 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1361Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề 2 Vận dụng kiến thức xã hội và đời sống để viết bài văn nghị luận xã hội ngắn (không quá 400 từ)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Xây dựng đề cương ôn thi Tn THPT năm 2009
Chuyên đề 2 
 Vận dụng kiến thức xã hội và đời sống để viết bài văn nghị luận xã hội ngắn ( không quá 400 từ ).
 Số tiết: 6 tiết
Nhóm tác giả: THPT Sông Lô
I. Nghị luận về một tư tưởng đạo lí ( 3 tiết )
1. Lí thuyết
1.1. Khái niệm
 Tư tưởng đạo lí là kiểu bài nghị luận bao gồm các vấn đề về nhận thức( lí tưởng, mục đích sống); tâm hồn, tính cách ( lòng yêu nước, lòng nhân ái, vị tha, bao dung, độ lượng, tính trung thực, chăm chỉ, cần cù, hòa nhã, khiêm tốn, thói ích kỷ, bao hoa, vụ lợi...); về quan hệ gia đình( tình mẫu tử, anh em...); về quan hệ xã hội ( tình đồng bào, tình thầy trò, tình bạn...); về cách ứng xử, hành động mỗi người trong cuộc sống..
1.2. Các thao tác thường sử dụng
 Giải thích, phân tích, chứng minh, so sánh, bác bỏ, bình luân 
1.3. Cách làm bài
Giới thiệu tư tưởng, đạo lí cần bàn luận
Phân tích những mặt đúng, bác bỏ những biểu hiện sai lệch có liên quan đến vấn đề bàn luận
Nêu ý nghĩa, rút ra bài học nhận thức và hành động về tư tưởng đạo lí
1.4. Yêu cầu hành văn
 - Diễn đạt chuẩn xác, mạch lạc, bố cục rõ ràng.
 - Có thể dùng biện pháp tu từ và yếu tố biểu cảm nhưng cần phải phù hợp 
2. Thực hành
 GV hướng dẫn HS khảo sát từng dạng đề cụ thể ( trong SGK, SGV, sách tham khảo...) theo trình tự các bước nêu ở bên dưới :
Đề 1
 Anh ( chị ) hãy trả lời câu hỏi sau của nhà thơ Tố Hữu: 
Ôi! Sống đẹp là thế nào hỡi bạn?
 ( Một khúc ca)
Đề 2
 Hãy phát biểu ý kiến của mình về mục đích học tập do UNESCOđề xướng: 
“ Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình”
Đề 3
 Anh ( chị ) suy nghĩ gì về ý kiến:“ Phê phán thói thờ ơ, ghẻ lạnh đối với con người cũng quan trọng và cần thiết như ca ngợi lòng vị tha, tình đoàn kết”.
Đề 4
 Gơt - đại thi hào người Đức viết: “ Một con người làm sao có thể nhận thức được chính mình, đó không phải là việc của tư duy mà là của thực tiễn”.
 Anh ( chị ) hãy trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến trên.
a/ Hướng dẫn tìm hiều đề
b/ Hướng dẫn lập dàn ý chi tiết:
- Mở bài
- Thân bài
- Kết luận
c/ Hướng dẫn HS tự hoàn thiện bài văn nghị luận ngắn ( không quá 400 từ)
d/ GV nhận xét, đánh giá ( về nội dung, về diễn đạt, dùng từ, đặt câu)
3. Phần gợi ý nội dung các đề bài
Đề 1
1. Tìm hiểu đề
- Câu thơ viết dưới dạng câu hỏi, nêu vấn đề " sống đẹp " trong đời sống của mỗi con người.
- Để sống đẹp mỗi con người cần xác định: Lý tưởng sống đúng đắn, cao đẹp; tâm hồn tình cảm lành mạnh, nhân hậu; trí tuệ sáng suốt; hành độngh tích cực lương thiện.
- Học sinh muốn trở thành người sống đẹp cần thường xuyên học tập và rèn luyện để từng bước hoàn thiện nhân cách.
- Có thể vận dụng các thao tác lập luận:
+ Giải thích ( sống đẹp )
+ Phân tích( các khía cạnh của biểu hiện sống đẹp )
+ Chứng minh, bình luận( nêu những tấm gương người tốt, phê phán lối sống ích kỷ, vô trách nhiệm, thiếu nghị lực)...
2. Lập dàn ý
a/ Mở bài
- Trình bày theo nhiêù cách khác nhau( diễn dịch, qui nạp, phản đề )
- Trích đề.
b/ Thân bài
- Giải thích thế nào là sống đẹp?
- Phân tích các khía cạnh biểu hiện của lối sống đẹp. Giới thiệu một số tấm gương sống đẹp trong đời sống, trong văn học.
- Phê phán những quan niệm và lối sống không đẹp trong đời sống.
- Xác định phương hướng và biện pháp phấn đấu để có thể sống đẹp.
c/ Kết luận 
- Khẳng định ý nghĩa của cách sống đẹp.
- Rút ra bài học và phương châm sống cho bản thân.
Đề 2
- Hiểu và xác định được ý nghĩa câu nói
- Mục đích học tập của học sinh, sinh viên thời nay:
+ Học để biết: Tiếp thu kiến thức
+ Học để làm: Yêu cầu thực hành, học đi đôi với hành 
+ Học để chung sống: Vận dụng kiến thức để có sự hòa đồng.
+ Học để tự khẳng định mình: Từng bước hoàn thiện nhân cách, trở thành con người 
hoàn hảo.
- ýnghĩa câu nói: Tiếp thu kiến thức --> vận dụng kiến thức--> hoàn thiện nhân cách để tự khẳng định mình trong cuộc sống.
- Để ra hướng phấn đấu bản thân.
Đề 3
- Mục đích của câu nói: Nhắc nhở con người hãy có ý thức tôn trọng những chuẩn mực, pháp lý và đạo lý, từ đó tự giác sống có trách nhiệm hơn với bản thân và trách nhiệm với cộng đồng.
- Ca ngợi lòng vị tha, tình đoàn kết... đó là truyền thống lâu đời trong lịch sử, nhưng phê phán thái độ thờ ơ, ghẻ lạnh đối với con người chưa có truyền thống, nên thường sơ sài, qua loa, chưa có hiệu quả.
- Thái độ thờ ơ, ghẻ lạnh là thế nào?( Sự vô cảm, vô trách nhiệm, ...); tại sao phải phê phán? ( thói xấu, sự ích kỷ, thiếu hòa đồng...) 
- Sự vị tha, tình đoàn kết là thế nào? ( Nhân hậu, bao dung, hòa đồng, cao thượng, tương thân tương ái...); Tại sao phải ca ngợi? ( Lối sống đẹp, nhân cách cao cả, có văn hóa, thể hiện nếp sống lịch sự, văn minh...) 
- Cần phê phán thái độ thờ ơ, ghẻ lạnh, đây là việc làm quan trọng và cần thiết trong cuộc sống hàng ngày. Bởi cái xấu, cái ác luôn tồn tại xung quanh chúng ta.
- Phê phán thái độ thờ ơ, ghẻ lạnh và ca ngợi lòng vị tha, tình đoàn kết là hai mặt của một vấn đề. Chúng tồn tại song song trong xã hội.
- Cần có suy nghĩ và thái độ như thế nào? Từ đó nhận thức để tự hoàn thiện mình.
Đề 4
- Cần thấy được nội dung chính trong ý kiến của Gớt: Thực tiễn là thước đo chân lí; kết quả hoạt động thực tế của bản thân là căn cứ để mỗi người tự nhận thức và hoàn thiện mình.
- Nhận thức về bản thân là hiểu biết được trình độ, năng lực, bản lĩnh...của mình.
- Nhận thức về bản thân có ý nghĩa rất quan trọng đối với mỗi người trong cuộc sống
- Những thành công và thất bại từ thực tién học tập, lao động, giao tiếp... giúp con người nhận thức đúng đắn về bản thân và có thêm động cơ phán đấu để hoàn thiện chính mình
II. Nghị luận về một hiện tượng đời sống ( 3 tiết )
1. Lí thuyết
1.1. Khái niệm
 Kiểu bài nghị luận về một hiện tượng đời sống là lấy một hiện tượng xảy ra trong đời sống để bàn bạc như: vấn đề tai nạn giao thông, hiện tượng môi trường bị ô nhiễm, những tiêu cực trong thi cử, nạn bạo hành trong gia đình, phong trào thanh niên tiếp sức mùa thi, cuộc vận động giúp đỡ đồng bào hoạn nạn, những tấm gương người tốt việc tốt Từ những hiện tượng đó người viết tìm ra ý nghĩa xã hội về tư tưởng đạo đức mà bàn bạc đánh giá.
1.2. Các thao tác thường sử dụng 
 Giải thích, phân tích, chứng minh, bác bỏ, bình luận
1.3. Cách làm bài
Nêu rõ hiện tượng, phân tích các mặt đúng - sai, tốt – xấu, lợi – hại
Chỉ ra nguyên nhân và bày tỏ thái độ, ý kiến của người viết về hiện tượng xã hội đó.
Rút ra bài học ý nghĩa, liên hệ bản thân.
1.4. Yêu cầu hành văn
 - Diễn đạt chuẩn xác, mạch lạc, bố cục rõ ràng
 - Có thể sử dụng biện pháp tu từ và yếu tố biểu cảm
2. Thực hành
 GV hướng dẫn HS khảo sát từng dạng đề cụ thể ( trong SGK, SGV, sách tham khảo...) theo trình tự các bước nêu ở bên dưới :
Đề 1
 Tuổi trẻ học đường suy nghĩ và hành động để góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông.
Đề 2
 Anh ( chị ) suy nghĩ gì về hiện tượng “ nghiện” karaoke và intơnet trong nhiều bạn trẻ hiện nay? 
Đề 3
 Hiện nay ở nước ta có nhiều cá nhân, gia đình, tổ chức thu nhận trẻ em cơ nhỡ, lang thang kiến sống trong các thành phố, thị trấn về những mái ấm tình thương để nuôi dạy, giúp các em học tập, rèn luyện vươn lên sống lành mạnh, tốt đẹp.
 Anh (chị ) hãy bày tỏ suy nghĩ về hiện tượng đó.
Đề 4
 Hãy trình bày quan điểm của mình trước cuộc vận động “ nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” .
a/ Hướng dẫn tìm hiều đề
b/ Hướng dẫn lập dàn ý chi tiết:
- Mở bài
- Thân bài
- Kết luận
c/ Hướng dẫn HS tự hoàn thiện bài văn nghị luận ngắn ( không quá 400 từ)
d/ GV nhận xét, đánh giá ( về nội dung, về diễn đạt, dùng từ, đặt câu)
3. Phần gợi ý nội dung các đề bài
Đề 1
1. Tìm hiểu đề
- Thể loại: Nghị luận về một hiện tượng đời sống 
- Nội dung kiến thức: Sự hiểu biết và kiến thức đời sống, xã hội 
- Thao tác: Phân tích, so sánh, bác bỏ...
2. Lập dàn ý
a/ Mở bài
- Khẳng định thực hiện an toàn giao thông là trách nhiệm chung của toàn xã hội.
- Tuổi trẻ học đường trực tiếp góp sức và có trách nhiệm trong việc giảm thiểu tai nạn giao thông.
b/ Thân bài
- Tại sao phảo thực hiện nghiêm túc an toàn giao thông? ( Góp phần giữ gìn trật tự xã hội, nếp sống văn minh, lịch sự, giảm thiểu tai nạn không đáng có...) 
- Tai nạn giao thông đã và đang xảy ra trầm trọng ở nước ta, đe dọa đến tính mạng, tài sản, và sự phát triển của đất nước.
- Tai nạn giao thông là một quốc nạn, gây ra nhiều hậu quả tai hại, tác động xấu đến nhiều mặt trong cuộc sống. ( suy sụp tinh thần, để lại di chứng, gánh nặng cho gia đình, xã hội, tàn tật suốt đời, gây nỗi ám ảnh về tinh thần...).
- Giảm thiểu tai nạn giao thông là yêu cầu bức thiết, có ý nghĩa lớn đối với toàn xã hội.
- Nguyên nhân của tai nạn giao thông: Phóng nhanh, vượt ẩu, uống rượu, say xỉn, không tham gia và thực hiện đúng nội qui, qui định an toàn giao thông, kém hiểu biết về an toàn giao thông...
- Tuổi trẻ học đường góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông như thế nào? ( Nguyên túc thực hiện an toàn giao thông, tham gia các cuộc vận động tuyên truyền về an toàn giao thông... ) 
c/ Kết luận
- Đánh giá ý nghĩa của việc góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông
- Khẳng định việc thực hiện tốt an toàn giao thông có ý nghĩa như thế nào?
- Liên hệ bản thân
Đề 2
- Thế nào là " nghiện"?
+ Ham hố, say mê, điên cuồng, không có không chịu được
+ Quên thời gian, công việc, học tập
+ Bằng mọi giá thảo mãn được nhu cầu
+ Sẵn sàng vứt bỏ tất cả, hủy hoại nhân cách...
- Mặt tích cực của việc "nghiệm" ka-ra-ô-kê và in-tơ-nét?
+ Giải trí, giao lưu, gần gũi, thân thiện
+ Khai thác thông tin, phục vụ học tập, công tác
- Mặt tiêu cực của việc "nghiệm" ka-ra-ô-kê và in-tơ-nét?
+ Dùng vào mục đích xấu, dễ dẫn đến các tệ nạn xã hội, vi phạm đạo đức, nhân cách pháp luật: nghiện hút, trộm cắp, cướp của, giết người, ...
+ Hủy hoại nhân cách, xa lánh mọi người, sống ích kỷ
+ Tốn kém tiền của, ảnh hưởng lớn đến người thân trong gia đình...
- Làm thế nào để dùng ka-ra-ô-kê và in-tơ-nét bổ ích và thiết thực? 
+ Biết giới hạn, điểm dừng, dùng vào mục đích chính đáng: Học tập, nghiên cứu,...
+ Thời đại CNTT phát triển, mỗi chúng ta phải biết tiếp cận có mục đích, có văn hóa, đúng việc, đúng lúc, đúng chỗ...
- Tuổi trẻ hiện nay nên sử dụng ka-ra-ô-kê và in-tơ-nét như thế nào cho đúng và phù hợp với lửa tuổi, tâm lí, trình độ...
- Suy nghĩ và hành động, bài học liên hệ bản thân.
Đề 3
- Thu nhận trẻ em cơ nhỡ, lang thang kiến sống trong các thành phố, thị trấn về những mái ấm tình thương để nuôi dạy, giúp các em học tập, rèn luyện vươn lên sống lành mạnh, tốt đẹp là một việc làm cao đẹp của những tấm lòng nhân ái.
- Để làm được việc đó đòi hỏi có lòng kiên nhẫn. vị tha, đức hi sinh của những tấm lòng vàng.
- Những đứa trẻ cơ nhỡ, lang thang có hoàn cảnh éo le, bất hạnh, thường có tâm trạng mặc cảm. Vì vậy thu nhận trẻ em cơ nhỡ, lang thang kiến sống trong các thành phố, thị trấn về những mái ấm tình thương để nuôi dạy, giúp các em học tập, rèn luyện vươn lên sống lành mạnh, tốt đẹp là một việc làm đòi hỏi khéo léo, tế nhị, có tình yêu thương và sự hi sinh rất lớn.
- Cần phê phán thái độ ngược đãi trẻ em, thói thờ ơ ghẻ lạnh, vô cảm, vô trách nhiệm đối với những trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt trong xã hội.
- Khẳng định đây là một nghĩa cử cao đẹp, truyền thống đạo lí "thương người như thể thương thân" , lá lành đùm lá rách... của người Việt Nam.
- Lấy ví dụ minh họa ( những câu ca dao, tục ngữ, dẫn chứng thực tế...) bằng những hoạt động từ thiện mà em biết, hoặc đã tham gia trong trường, lớp, khu dân cư, hoặc trong cuộc sống, xã hội hàng ngày...
- Đánh giá liên hệ bản thân .
- Đề xuất ý kiến.
Đề 4
- Giới thiệu chung về nền giáo dục hiện nay để thấy được lý do mà Bộ giáo dục đưa ra cuộc vận động "hai không".
- Mục đích cuộc vận động là: Dạy thật, học thật, chất lượng thật. Hướng tới một nền giáo dục sạch trong toàn quốc.
- Cần chỉ rõ ý nghĩa và nội dung hai vấn đề:
+ Nói không với tiêu cực trong thi cử.
+ Nói không với bệnh thành tích trong giáo dục.
- Hiểu bệnh tiêu cực trong thi cử là gì? 
( Chạy điểm, chạy trường, chạy lên lớp, chạy chuyển lớp, chuyển trường...; quay cóp, gà bài để được điểm cao...) 
- Hiểu bệnh thành tích trong giáo dục là gì? 
( Chạy theo thành tích ảo, số liệu báo cáo thì cao nhưng thực chất thì rỗng tếch, thích được khen thưởng, lấy lòng cấp trên...) 
- Nói không với tiêu cực trong thi cử là thế nào? Tại sao phải nói không? 
- Nói không với bệnh thành tích là thế nào? Tại sao phải nói không? 
- Để hướng tới một nền giáo dục sạch thì bản thân có suy nghĩ và hành động như thế nào? 
- Đánh giá tính đúng đắn và sự cần thiết của cuộc vận động hai không.
- Bày tỏ quan điểm bản thân: Đánh giá tính thời sự của cuộc vận động này trong giai đoạn và tình hình hiện nay( phù hợp hay không phù hợp? cần thiết hay không cần thiết? thực hiện ở mức độ nào? )
- Hướng phấn đấu và học tập của bản thân.

Tài liệu đính kèm:

  • docChuyen de 2 on thi TN THPT 2009.doc