Chương trình ôn thi Ngữ văn 12 nâng cao

Chương trình ôn thi Ngữ văn 12 nâng cao

I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (5,0 điểm)

Câu I (2,0 điểm): Tái hiện kiến thức về giai đoạn văn học, tác giả, tác phẩm Văn học Việt Nam và tác giả, tác phẩm Văn học nước ngoài.

 VĂN HỌC VIỆT NAM

- Khái quát văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến hết thế kỉ XX

- Tuyên ngôn Độc lập - Hồ Chí Minh

- Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc - Phạm Văn Đồng

- Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống AIDS, 1/12/2003 – Cô-phi-an-nan

- Tây Tiến – Quang Dũng

- Việt Bắc (trích) - Tố Hữu

 

doc 116 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1305Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Chương trình ôn thi Ngữ văn 12 nâng cao", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (5,0 điểm)
Câu I (2,0 điểm): Tái hiện kiến thức về giai đoạn văn học, tác giả, tác phẩm Văn học Việt Nam và tác giả, tác phẩm Văn học nước ngoài.
v VĂN HỌC VIỆT NAM 
- Khái quát văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến hết thế kỉ XX
- Tuyên ngôn Độc lập - Hồ Chí Minh	
- Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc - Phạm Văn Đồng	
- Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống AIDS, 1/12/2003 – Cô-phi-an-nan
- Tây Tiến – Quang Dũng	
- Việt Bắc (trích) - Tố Hữu	
- Đất Nước (trích Mặt đường khát vọng) - Nguyễn Khoa Điềm	
- Sóng – Xuân Quỳnh	
- Đàn ghi ta của Lor-ca – Thanh Thảo	
- Người lái đò Sông Đà (trích) - Nguyễn Tuân
- Ai đã đặt tên cho dòng sông? (trích) - Hoàng Phủ Ngọc Tường	
- Vợ nhặt – Kim Lân	
- Vợ chồng A Phủ (trích) - Tô Hoài	
- Rừng xà nu - Nguyễn Trung Thành	
- Những đứa con trong gia đình - Nguyễn Thi	
- Chiếc thuyền ngoài xa - Nguyễn Minh Châu	
- Hồn Trương Ba, da hàng thịt (trích) – Lưu Quang Vũ	
- Nhìn về vốn văn hóa dân tộc (trích Đến hiện đại từ truyền thống)- Trần Đình Hượu
v VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI	
- Thuốc - Lỗ Tấn	
- Số phận con người (trích) – Sô-lô-khốp	
- Ông già và biển cả (trích) – Hê-minh-uê	
Câu II (3,0 điểm): Vận dụng kiến thức xã hội và đời sống để viết bài nghị luận xã hội ngắn (không quá 400 từ)
	- Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí.
	- Nghị luận về một hiện tượng đời sống.	
II. PHẦN RIÊNG (5,0 điểm): Vận dụng khả năng đọc - hiểu và kiến thức văn học để viết bài nghị luận văn học.
Câu III.a. Theo chương trình Chuẩn: Nội dung kiến thức đề thi liên quan đến các tác phẩm như nội dung kiến thức ở câu 1
Câu III.b. Theo chương trình nâng cao:Ngoài nội dung kiến thức yêu cầu đối với thí sinh, chương trình chuẩn có thêm nội dung liên quan đến tác phẩm: Tiếng hát con tàu (Chế Lan viên), Một người Hà Nội (Nguyễn Khải) các tác phẩm của tác giả Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh, Tố Hữu, Nguyễn Tuân, Con đường trở thành kẻ sĩ hiện đại (trích Bàn về đạo Nho) - Nguyễn Khắc Viện, Tư duy hệ thống – nguồn sức sống mới của đổi mới tư duy (trích Một góc nhìn tri thức)- Phan Đình Diệu
KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM 
GIAI ĐOẠN 1945 ĐẾN HẾT THẾ KỈ XX
Những đặc điểm cơ bản văn học Việt Nam giai đoạn 1945 – 1975
Nền văn học phục vụ Cách mạng cổ vũ chiến đấu.
Văn học vận động theo bước đi Cách mạng.
Văn học phản ánh con người ở phương diện công dân.
Ca ngợi những tình cảm đẹp: tình đồng chí, tình quân dân, tình cảm đối với lãnh tụ.
Nhân vật trung tâm: người chiến sĩ, chị dân quân, là thanh niên xung phong
Nền văn học hướng về đại chúng.
Nền văn học giai đoạn này quan tâm đến đời sống của nhân dân lao động, nói đến những nỗi bất hạnh của những người lao động bị áp bức, bóc lột trong xã hội cũ cũng như niềm vui, niềm tự hào của họ về cuộc đời mới.
Hình thức nghệ thuật quen thuộc với vốn văn hoá của nhân dân.
Nền văn học chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạng
Khuynh hướng sử thi: 
Nền văn học của chủ nghĩa yêu nước.
Văn học của những sự kiện lịch sử, của số phận toàn dân, của chủ nghĩa anh hùng.
Nhân vật trung tâm là những con người gắn bó số phận với số phận đất nước và kết tinh những phẩm chất cao quý của cộng đồng.
Khuynh hướng lãng mạn: Hướng vận động của cốt truyện, số phận nhân vật, dòng cảm nghĩ của tác giả hầu như đi từ bóng tối ra ánh sáng, từ gian khổ đến niềm vui, từ hiện tại đến tương lai đầy hứa hẹn.
Những đặc điểm cơ bản văn học Việt Nam giai đoạn 1975 đến hết thế kỉ xx.
Đổi mới về ý thức nghệ thuật
Hiện thực không phải là cái gì đó đơn giản xuôi chiều đòi hỏi nhà văn phải đi sâu, khám phá, lí giải. 
Độc giả là bạn đọc bình đẳng với nhà văn, viết văn là để đối thoại chứ không phải lên lớp.
Thức tỉnh ngày càng sâu sắc về ý thức cá nhân à Hình thành phong cách, bút pháp sáng tác mang dấu ấn riêng của từng cây bút.
Những đổi mới về nội dung và nghệ thuật
Nội dung: Quan niệm nghệ thuật con người đã có sự thay đổi: Quan tâm nhiều phương diện đời tư, các nhân à Cảm hứng thế sự tăng mạnh, cảm hứng sử thi nhạt dần.
Nghệ thuật: không gian đời tư, thời gian tâm lí, phương thức trần thuật đa dạng, giọng điệu trần thuật trở nên phong phú, ngôn ngữ văn học gần với hiện thực đời thường.
TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP
Hồ Chí Minh
KIẾN THỨC TRỌNG TÂM:
Hoàn cảnh sáng tác: Văn bản ra đời trong hoàn cảnh "thù trong giặc ngoài". Đặc biệt thực dân Pháp đang tung tin ra dư luận: Đông Dương là thuộc địa của Pháp. Khi Nhật đầu hàng Đồng minh thì Đông Dương phải trả lại cho Pháp.
Ø Đối tượng mà bản Tuyên ngôn hướng tới: không chỉ là quốc dân đồng bào mà còn nhắm vào bọn đế quốc Anh- Mĩ đặc biệt là thực dân Pháp.
Mục đích 
Khẳng định quyền độc lập tự do của dân tộc trước quốc dân đồng bào và thế giới, khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hoà.
Lên án tố cáo tội ác thực dân Pháp để phủ nhận quyền của Pháp đối với Việt Nam.
Bản tuyên ngôn thể hiện lập trường chính nghĩa, nguyện vọng hoà bình cũng như tinh thần quyết tâm bảo vệ tự do độc lập của nhân dân Việt Nam.
Phần 1: "Hỡi đồng bào cả nước. có thể chối cải được" à Cơ sở pháp lí của bản Tuyên ngôn.
Việc trích dẫn hai bản Tuyên ngôn Độc lập của Mĩ (1776) và bản Tuyên ngôn Nhân quyền và dân quyền của Pháp (1791) đạt được hai mục đích:
Lời văn được tác giả trích từ hai bản tuyên ngôn của Pháp và Mĩ là những danh ngôn, nghĩa là những chân lí lớn của nhân loại, không ai có thể bác bỏ được. Đó đồng thời lại là tư tưởng của chính tổ tiên người Pháp, người Mĩ, vậy không có lí do gì mà người Pháp, người Mĩ dù là thực dân đế quốc đi nữa lại phản bác lại tổ tiên mình. Việc viện dẫn những danh ngôn của Cách mạng Pháp và Mĩ để mở đầu cho bản Tuyên ngôn là một lập luận vừa kiên quyết vừa khôn khéo có thể gọi đó là thủ pháp "gậy ông đập lưng ông" được Người sử dụng rất đích đáng.
Khẳng định tầm vóc của cuộc Cách mạng Việt Nam là cùng một lúc làm hai nhiệm vụ của cuộc Cách mạng Mĩ và Cách mạng Pháp " Dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân gần 100 năm nay để gây dựng nên nước Việt Nam độc lập" (Mĩ) và "Dân ta đã đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỉ mà lập nên chế độ Dân chủ Cộng hoà" (Pháp).
Tuy nhiên trong cuộc đối thoại này, tác giả đã "suy rộng ra": " Tất cả các dân tộc trên thế giới sinh ra đều có quyền bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do" è có thể khẳng định đây là một đóng góp riêng của tác giả và cũng là của dân tộc ta vào một trong những trào lưu tư tưởng cao đẹp vừa mang tầm vóc quốc tế vừa mang ý nghĩa nhân đạo của nhân loại trong thế kỉ XX.
Phần 2 " Thế mà hơn 80 năm naydân tộc đó phải được độc lập" à Cuộc tranh luận ngầm với luận điệu của thực dân Pháp
Pháp kể công "khai hoá" thì bản Tuyên ngôn kể tội chúng (tội ác của chúng trên các mặt: chính trị, kinh tế, tội nặng nhất là gây ra nạn đói giết chết hơn hai triệu đồng bào ta từ Bắc Kì đến Quảng Trị)
Pháp kể công "bảo hộ", thì bản Tuyên ngôn lên án chúng trong năm năm đã bán nước ta hai lần cho Nhật.
Pháp khẳng định Đông Dương là thuộc địa của chúng thì bản tuyên ngôn đã nói rõ, Đông Dương đã trở thành thuộc địa của Nhật và nhân dân ta đã đứng lên giành lại quyền độc lập từ tay Nhật chứ không từ tay Pháp.
Chúng nhân danh Đồng minh tuyên bố Đồng minh đã thắng Nhật, vậy chúng có quyền lấy lại Đông Dương, thì bản Tuyên ngôn vạch rõ chúng chính là kẻ phản bội Đồng minh, đã hai lần dâng Đông Dương cho Nhật. Chỉ có Việt Minh mới thực sự thuộc phe Đồng minh vì đã đứng lên đánh Nhật giải phóng Đông Dương.
Lên án tội ác dã man của Thực dân Pháp: Khi chúng trốn chạy còn tàn sát chiến sĩ Cách mạng trong tù. Ngược lại, Việt Minh đã tỏ rõ lòng nhân đạo khi giúp đỡ chúng chạy qua biên giới.
Ø Tất cả những lí lẽ bằng chứng trên dân đến kết luận không ai có thể phủ nhận được: "Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã trở thành một nước tự do độc lập".
Phần còn lại: Quyết tâm bảo vệ nền độc lập tự do đã giành được.
Phong cách chính luận Hồ Chí Minh trong bản Tuyên ngôn độc lập:
Lập luận chặt chẽ, thống nhất trong toàn bài.
Giọng văn hùng hồn, đầy sức thuyết phục bằng lí lẽ ngắn gọn súc tích, giản dị.
TỔNG KẾT
Tuyên ngôn độc lập là văn kiện lịch sử tuyên bố trước quốc dân đồng bào và thế giới về việc chấm dứt chế độ thực dân phong kiến ở nước ta, đánh dấu kỉ nguyên độc lập, tự do của nước Việt Nam mới.
Tác phẩm là áng văn chính luận mẫu mực: lập luận chặt chẽ, lí lẽ đanh thép, ngôn ngữ hùng hồn, vừa tố cáo mạnh mẽ tội ác của thực dân Pháp, ngăn chặn âm mưu tái chiếm nước ta của các thế lực thù địch và các phe nhóm cơ hội quốc tế, vừa bộc lộ tình cảm yêu nước, thương dân và khát vọng độc lập, tự do cháy bỏng của tác giả và toàn dân tộc
ĐỀ BÀI - BÀI VIẾT THAM KHẢO
Đề 1: Trình bày hoàn cảnh ra đời, mục đích sáng tác và giá trị của bản "Tuyên ngôn độc lập" ( Hồ Chí Minh )
Giá trị của bản "Tuyên ngôn độc lập" :
	- Về mặt lịch sử: Khép lại 1000 năm chế độ phong kiến, 80 năm chế độ thực dân, mở ra kỷ nguyên mới độc lập, tự chủ của dân tộc.
	- Về mặt văn học: "Tuyên ngôn độc lập" là áng văn chính luận mẫu mực, nêu cao tinh thần yêu nước ý chí bảo vệ độc lập tự chủ của dân tộc Vệt Nam.
Đề 2: Việc Hồ Chí Minh trích dẫn nội dung hai bản tuyên ngôn của Pháp và Mỹ vào bản Tuyên ngôn độc lập nhằm hướng tới những hiệu quả nghệ thuật nào ?
Đề 3: Trước khi đặt bút viết, Bác thường tự đặt cho mình những câu hỏi: Viết cho ai ? Viết để làm gì? Viết cái gì? Viết như thế nào? Giải thích ngắn gọn ý nghĩa của những câu nói đó. Việc tìm hiểu những câu hỏi đó giúp gì cho anh, chị trong việc phân tích Bản Tuyên ngôn độc lập của Bác?
Trả lời
Khi cầm bút, Hồ Chí Minh bao gì cũng xuất phát từ đối tượng tiếp nhận (Viết cho ai ?) mục đích (Viết để làm gì?) để quyết định nội dung (Viết cái gì?) và hình thức tác phẩm (Viết cái gì?). Quan ñieåm saùng taùc ñoù ñöôïc theå hieän trong Tuyeân ngoân ñoäc laäp
Đối tượng 
Quốc dân đồng bào, thế giới
Đế quốc Anh- Mĩ đặc biệt là Thực dân pháp.
Mục đích 
Khẳng định quyền độc lập tự do của dân tộc trước quốc dân đồng bào và thế giới, khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hoà.
Bản tuyên ngôn thể hiện lập trường chính nghĩa, nguyện vọng hoà bình cũng như tinh thần quyết tâm bảo vệ tự do độc lập của nhân dân Việt Nam.
Nội dung: Tuyên ngôn độc lập là văn kiện lịch sử tuyên bố trước quốc dân đồng bào và thế giới về việc chấm dứt chế độ thực dân, phong kiến ở nước ta, đánh dấu kỉ nguyên độc lập, tự do của nước Việt Nam mới.
Hình thức: Lập luận chặt chẽ, lí lẽ đanh thép, ngôn ngữ hùng hồn, vừa tố cáo mạnh mẽ tội ác của thực dân Pháp, ngăn chặn âm mưu tái chiếm nước ta của các thế lực thù địch và các phe nhóm cơ hội quốc tế, vừa bộc lộ tình cảm yêu nước, thương dân và khát vọng độc lập, tự do cháy bỏng của tác giả và toàn dân tộc.
NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU, NGÔI SAO SÁNG TRONG VĂN NGHỆ DÂN TỘC
Phạm Văn Đồng
KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
Hoàn cảnh ra đời bài viết
Tác giả viết văn bản vào năm 1963, kỉ niệm 75 năm ngày mất Đồ Chiểu (3/7/1888). Đây là thời điểm đặc biệt gắn với những sự kiện trọng đại. Từ năm 1960, Mĩ quyết định can thiệp sâu vào cuộc chiến ở miền nam Việt Nam. Trước tình hình đó, hàng loạt phong trào đấu tranh chống Mĩ của nhân dân miền Nam nổi lên mạnh mẽ. Đặc biệt là ở Bến Tre, nơi nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu đã ...  Trong đầu Mị bỗng nhiên nghĩ đến cảnh A Phủ bỏ trốn và chính Mị sẽ là người chết thay cho A Phủ trên cái cột tưởng tượng đó. Thế nhưng, Mị vẫn không thấy sợ, sự suy tưởng của Mị là có cơ sở của nó. Cha con Pá Tra đã biến Mị từ một con người yêu đời, yêu cuộc sống, tài hoa chăm chỉ, hiếu thảo, tha thiết với tình yêu thành một con dâu gạt nợ, một kẻ nô lệ đúng nghĩa, chúng đã tàn ác khi trói một người đàn bà ngày trước đến chết thì chẳng lẽ chúng lại không đối xử với Mị như thế ư? Như vậy, chứng kiến "dòng nước mắt lấp lánh" của A Phủ, tâm trạng của Mị diễn biến phức tạp. Mị thông cảm với người cùng cảnh ngộ, Mị nhớ đến chuyện người đàn bà ngày trước, lí trí giúp Mị nhận ra bọn lãnh chúa phong kiến thật độc ác, Mị xót xa trước số phận của mình rồi Mị lại nghĩ đến A Phủ; sau đó Mị lại tưởng tượng đến cái cảnh mình bị trói đứng Một loạt nét tâm lí ấy thúc đẩy Mị đến với hành động: dùng dao cắt lúa rút dây mây cởi trói cho A Phủ. Đó là một việc làm táo bạo và hết sức nguy hiểm nhưng nó phù hợp với nét tâm lí của Mị trong đêm mùa đông này. Sau khi cắt dây cởi trói cho A Phủ, Mị cũng không ngờ mình dám làm một chuyện động trời đến vậy. Mị thì thào lên một tiếng "đi ngay" rồi Mị nghẹn lại. A Phủ vùng chạy đi còn Mị vẫn đứng lặng trong bóng tối. Ta có thể hình dung được nét tâm lí ngổn ngang trăm mối của Mị lúc này. Lòng Mị rối bời với trăm câu hỏi: Vụt chạy theo A Phủ hay ở đây chờ chết?. Thế là cuối cùng sức sống tiềm tàng đã thôi thúc Mị phải sống và Mị vụt chạy theo A Phủ. Trời tối lắm nhưng Mị vẫn băng đi. Bước chân của Mị như đạp đổ uy quyền, thần quyền của bọn lãnh chúa phong kiến đương thời đã đè nặng tâm hồn Mị suốt bao nhiêu năm qua. Mị đuổi kịp A Phủ và nói lời đầu tiên. Mị nói với A Phủ sau bao nhiêu năm câm nín: "A Phủ. Cho tôi đi! Ở đây thì chết mất". Đó là lời nói khao khát sống và khát khao tự do của nhân vật Mị. Câu nói ấy chứa đựng biết bao tình cảm và làm quặn đau trái tim bạn đọc. Đó chính là nguyên nhân - hệ quả của việc Mị cắt đứt sợi dây vô hình ràng buộc cuộc đời của mình. Thế là Mị và A Phủ dìu nhau chạy xuống dốc núi. Hai người đã rời bỏ Hồng Ngài - một nơi mà những kỉ niệm đẹp đối với họ quá ít, còn nỗi buồn đau, tủi nhục thì chồng chất không sao kể xiết. Hai người rời bỏ Hồng Ngài và đến Phiềng Sa, nhưng những ngày phía trước ra sao họ cũng chưa biết đến
Rõ ràng, trong đêm mùa đông này, sức sống tiềm tàng đóng một vai trò hết sức quan trọng. Chính nó đã giúp Mị vượt lên trên số phận đen tối của mình. Mị cứu A Phủ cũng đồng nghĩa với việc Mị tự cứu lấy bản thân mình. Qua đoạn trích trên, Tô Hoài đã ca ngợi những phẩm chất đẹp đẽ của người phụ nữ miền núi nói riêng và những người phụ nự Việt Nam nói chung. Tô Hoài đã rất cảm thông và xót thương cho số phận hẩm hiu, không lối thoát của Mị. Thế nhưng bằng một trái tim nhạy cảm và chan chứa yêu thương, Tô Hoài đã phát hiện và ngợi ca đốm lửa còn sót lại trong trái tim Mị. Tư tưởng nhân đạo của nhà văn sáng lên ở đó. Đồng thời qua tác phẩm, Tô Hoài cũng đã khẳng định được chân lí muôn đời: ở đâu có áp bức bất công thì ở đó có sự đấu tranh để chống lại nó dù đó là sự vùng lên một cách tự phát như Mị. Quả thật qua đó tác phẩm này giúp ta hiểu được nhiều điều trong cuộc sống.
Với truyện ngắn Vợ chồng A Phủ nói riêng và tập "Truyện Tây Bắc" nói chung, ta hiểu vì sao Tô Hoài lại thành công trong thể loại truyện ngắn đến như vậy. Nét phong cách nghệ thuật: màu sắc dân tộc đậm đà chất thơ chất trữ tình thấm đượm, ngôn ngữ lời văn giàu tính tạo hình đã hội tụ và phát sáng trong truyện ngắn này. Tác phẩm "Truyện Tây Bắc" xứng đáng với giải nhất truyện ngắn - giải thưởng do Hội nghệ sĩ Việt Nam trao tặng năm 1954 - 1955. Và Vợ chồng A Phủ thực sự để lại ấn tượng tốt đẹp trong lòng bạn đọc bởi những giá trị nghệ thuật, giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của nó. Truyện ngắn này quả là một truyện ngắn tiêu biểu cho phong cách Tô Hoài.
Đối với riêng em, truyện Vợ chồng A Phủ giúp em cảm thông sâu sắc trước nỗi khổ của người phụ nữ trong xã hội phong kiến miền núi, từ đó giúp em ngày càng trân trọng khát vọng của họ hơn. Đây quả là một tác phẩm văn chương đích thực bởi nó đã góp phần nhân đạo hóa tâm hồn bạn đọc như Nam Cao đã quan niệm trong truyện ngắn "Đời thừa".
Phần riêng (3 điểm): Cảm nhận về đoạn thơ sau trong bài Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử:
Gió theo lối gió mây đường mây
Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay
Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
Có chở trăng về kịp tối nay?
Cảm nhận thơ trữ tình xét cho cùng là cảm nhận "cái tình" trong thơ và tâm trạng của nhân vật trữ tình trước thiên nhiên, vũ trụ, đất trời. Đến với thơ ca lãng mạn Việt Nam, giai đoạn 1932 -1945 "ta thoát lên trên cùng Thế Lữ, ta phiêu lưu trong trường tình cùng Lưu Trọng Lư, ta điên cuồng cùng Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, ta đắm say cùng Xuân Diệu" (Hoài Thanh - Thi nhân Việt Nam). Đúng thế, bạn đọc đương thời và hôm nay yêu thơ của Hàn Mặc Từ bởi chất "điên cuồng" của nó. Chính "chất điên" ấy đã làm nên phong cách nghệ thuật độc đáo, riêng biệt, mới mẻ của Hàn Mặc Tử. "Chất điên" trong thơ ông chính là sự thay đổi của tâm trạng khó lường trước được. Nét phong cách đặc sắc ấy đã hội tụ và phát sáng trong cả bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của nhà thơ rất tài hoa và cũng rất đỗi bất hạnh này. Đây thôn Vĩ Dạ trích từ tập Thơ Điên của Hàn Mặc Tử. Chất điên cuồng ấy thể hiên cụ thể và rõ nét trong khổ thơ:
"Gió theo lối gió mây đường mây
Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay
Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
Có chở trăng về kịp tối nay?"
Với lời trách cứ nhẹ nhàng dịu ngọt vừa như một lời mời, Hàn Mặc Tử trở về với thôn Vĩ Dạ trong mộng tưởng:
"Sao anh không về chơi thôn Vĩ
Nhìn nắng hàng cây nắng mới lên
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền"
Cảnh vật ở thôn Vĩ Dạ - một làng kề sát thành phố Huế bên bờ Hương Giang với những vườn cây trái, hoa lá sum suê hiện lên thật nên thơ, tươi mát làm sao. Đó là một hàng cau thẳng tắp đang tắm mình dưới ánh "nắng mới lên" trong lành. Chưa hết, rất xa là hình ảnh "nắng hàng cau nắng mới lên" còn rất gần lại là "vườn ai mướt quá xanh như ngọc". "Mướt quá" gợi cả cây nhung non tràn trề sức sống xanh tốt. Màu "mướt quá" làm cho lòng người như trẻ hơn và vui tươi hơn. Lời thơ khen cây cối xanh tốt nhưng lại nhu huyền ảo, lấp lánh mới thấy hết cẻ đẹp của "vườn ai". Trong không gian ấy hiện lên khuôn "mặt chữ điền" phúc hậu, hiền lành vừa quen vừa lạ, vừa gần, vừa xa, vừa thực vừa ảo bởi "lá trúc che ngang". Câu thơ đẹp vì sự hài hòa giữa cảnh vật và con người. "Trúc xinh" và "ai xinh" bên nhau làm tôn lên vẻ đẹp của con người. Như vậy tâm trạng của nhân vật trữ tình ở đoạn thơ này là niềm vui, vui đến say mê như lạc vào cõi tiên, cõi mộng khi được trở về với cảnh và người thôn Vĩ.
Thế nhưng cũng cùng không gian là thôn Vĩ Dạ nhưng thời gian có sự biến đổi từ "nắng mới lên" sang chiều tà. Tâm trạng của nhân vật trữ tình cũng có sự biến đổi lớn. Trong mắt thi nhân, bầu trời hiện lên "Gió theo lối gió mây đường mây" trong cảnh chia li, uất hận. Biện pháp nhân hóa cho chúng ta thấy điều đó. "Gió theo lối gió" theo không gian riêng của mình và mây cũng thế. Câu thơ tách thành hai vế đối nhau; mở đầu vế thứ nhất là hình ảnh "gió", khép lại cũng bằng gió; mở đầu vế thứ hai là "mây", kết thúc cũng là "mây". Từ đó cho ta thấy "mây" và "gió" như những kẻ xa lạ, quay lưng đối với nhau. Đây thực sự là một điều nghịch lí bởi lẽ có gió thổi thì mây mới bay theo, thế mà lại nói "gió theo lối gió, mây đường mây". Thế nhưng trong văn chương chấp nhận cách nói phi lí ấy. Tại sao tâm trạng của nhân vật trữ tình vốn rất vui sướng khi về với thôn Vĩ Dạ trong buổi ban mai đột nhiên lại thay đổi đột biến và trở nên buồn như vậy?. Trong mộng tưởng, Hàn Mặc Tử đã trở về với thôn Vĩ nhưng lòng lại buồn chắc có lẽ bởi mối tình đơn phương và những kỉ niệm đẹp với cảnh và người con gái xứ Huế mộng mơ làm nên tâm trạng ấy. Quả thật "Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ" nên cảnh vật xứ Huế vốn thơ mộng, trữ tình lại bị nhà thơ miêu tả vô tình, xa lạ đến như vậy. Bầu trời buồn, mặt đất cũng chẳng vui gì hơn khi "Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay".
Dòng Hương Giang vốn đẹp, thơ mộng đã bao đời đi vào thơ ca Việt nam thế mà bây giờ lại "buồn thiu" – một nỗi buồn sâm thẳm, không nói nên lời. Mặt nước buồn hay chính là con sóng lòng "buồn thiu" của thi nhân đang dâng lên không sao giấu nổi. Lòng sông buồn, bãi bờ của nó còn sầu hơn. "Hoa bắp lay" gợi tả những hoa bắp xám khô héo, úa tàn đang "lay" rất khẽ trong gió. Cảnh vật trong thơ buồn đến thế là cùng. Thế nhưng đêm xuống, trăng lên, tâm trạng của nhân vật trữ tình lại thay đổi:
"Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
Có chở trăng về kịp tối nay"
Sông Hương "buồn thiu" lúc chiều dưới ánh trăng đã trở thành "sông trăng" thơ mộng. Cắm xào đậu bên trên con sông đó là "thuyền ai đậu bến", là bức tranh càng trữ tình, lãng mạn. Hình ảnh "thuyền" và "sông trăng" đẹp, hài hòa biết bao. Khách đến thôn Vĩ cất tiếng hỏi xa xăm "Có chở trăng về kịp tối nay?". Liệu "thuyền ai" đó có chở trăng về kịp nơi bến hẹn, bến đợi hay không? Câu hỏi tu từ vang lên như một nỗi lòng khắc khoải, chờ đợi, ngóng trông được gặp gương mặt sáng như "trăng" của người thôn Vĩ trong lòng thi nhân. Như thế mới biết nỗi lòng của nhà thơ giành cho cô em gái xứ Huế tha thiết biết nhường nào. Tình cảm ấy quả thật là tình cảm của "Cái thưở ban đầu lưu luyến ấy - Ngàn năm nào dễ mấy ai quên" (Thế Lữ).
Đến đây ta hiểu thêm về lòng "buồn thiu" của nhân vật trữ tình trong buổi chiều. Như vậy diễn biến tâm lí của thi nhân hết sức phức tạp, khó lường trước được. Chất "điên" của một tâm trạng vui với cảnh, buồn với cảnh, trông ngoáng, chờ đợi vẫn được thể hiện ở khổ thơ kết thúc bài thơ này: 
"Mơ khách đường xa khách dường xa
Áo em trắng quá nhìn không ra
Ở đây sương khói mờ nhân ảnh
Ai biết tình ai có đậm đà?"
Vẫn là một tâm trạng vui sướng được đón "khách đường xa" - người thôn Vĩ đến với mình, tâm trạng nhân vật trữ tình lại khép lại trong một nỗi đau đớn, hoài nghi "Ai biết tình ai có đậm đà?". "Ai" ở đây vừa chỉ người thôn Vĩ vừa chỉ chính tác giả. Chẳng biết người thôn Vĩ có còn nặng tình với mình không? Và chẳng biết chính mình còn mặn mà với "áo em trắng quá" hay không? Nỗi đau đớn trong tình yêu chính là sự hoài nghi, không tin tưởng về nhau. Nhân vật trữ tình rơi vào tình trạng ấy và đã bộc bạch lòng mình để mọi người hiểu và thông cảm. Cái mới của thơ ca lãng mạn giai đoạn 1932 - 1945 cũng ở đó.
Đọc xong bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử, nhất là khổ thơ "Gió theo lối gió .. kịp tối nay" để lại trong lòng người đọc những tình cảm đẹp. Đoạn thơ giúp ta hiểu thêm tâm tư của một nhà thơ sắp phải giã từ cuộc đời. Lời thơ vì thế trầm buồn, sâu lắng, đầy suy tư. Bạn đọc đương thời yêu thơ của Hàn Mặc Tử bởi thi nhân đã nói hộ họ những tình cảm sâu lắng nhất, thầm kín nhất của mình trong thời đại cái "tôi", cái bản ngã đang tự đấu tranh để khẳng định. Tình cảm trong thơ Hàn Mặc tử là tình cảm thực do đó nó sẽ ở mãi trong trái tim bạn đọc. Ấn tượng về một nhà thơ của đất Quảng Bình đầy nắng và gió sẽ không bao giờ phai nhạt trong tâm trí người Việt Nam.
( Nguồn: VnExpress.net)
一帆風順
MỤC LỤC
PHẦN CHUNG CHO CÁC THÍ SINH (CB VÀ NC)

Tài liệu đính kèm:

  • docTAI LIEU ON THI.doc