Chủ đề Tư liệu văn học (thơ – bình thơ)

Chủ đề Tư liệu văn học (thơ – bình thơ)

§1. HÀN MẶC TỬ (1912 – 1940)

Tên thật: Nguyễn Trọng Trí

Sinh ở Đồng Hới – Sống ở Quy Nhơn

Tác phẩm: Gái quê

Thơ Hàn Mặc Tử

Tuyển tập Hàn Mặc Tử

Chân dung: “Từng phút – anh đến gần cửa huyệt

Từng phút – anh tan vào cõi thiêng

Ôm riết từng giây từng nhân ảnh

Khuôn ngọc tròn trăng, mặt chữ điền

Thinh sắc đồng trinh nguyên vẹn trắng

Vẫn còn bẽn lẽn lúc quy tiên.

Thi tài lĩnh vận vào oan nghiệt

Xuân mấy mươi tàn, huyết chửa tan

Tâm linh tinh biến trong vô thức

Để hồn trang trải nợ trần gian ”

pdf 19 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1298Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Chủ đề Tư liệu văn học (thơ – bình thơ)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chủ đề: TƯ LIỆU VĂN HỌC 
A. TƯ LIỆU VĂN HỌC 
B. THƠ – BÌNH THƠ 
§1. HÀN MẶC TỬ (1912 – 1940) 
Tên thật: Nguyễn Trọng Trí 
Sinh ở Đồng Hới – Sống ở Quy Nhơn 
Tác phẩm: Gái quê 
 Thơ Hàn Mặc Tử 
 Tuyển tập Hàn Mặc Tử 
Chân dung: “Từng phút – anh đến gần cửa huyệt 
 Từng phút – anh tan vào cõi thiêng 
Ôm riết từng giây từng nhân ảnh 
Khuôn ngọc tròn trăng, mặt chữ điền 
Thinh sắc đồng trinh nguyên vẹn trắng 
Vẫn còn bẽn lẽn lúc quy tiên. 
Thi tài lĩnh vận vào oan nghiệt 
Xuân mấy mươi tàn, huyết chửa tan 
Tâm linh tinh biến trong vô thức 
Để hồn trang trải nợ trần gian” 
MÙA XUÂN CHÍN 
Trong làn nắng ửng khói mơ tan 
Đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng 
Sột soạt gió trêu tà áo biếc 
Trên giàn thiên lý. Bóng xuân sang. 
Sóng cỏ xanh tươi gợn tới trời 
Bao cô thôn nữ hát trên đồi; 
- Ngày mai trong đám xuân xanh ấy 
Có kẻ theo chồng bỏ cuộc chơi 
Tiếng ca vắt vẻo lưng chừng núi 
Hổn hển như lời của nước mây 
Thầm thì với ai ngồi dưới trúc 
Nghe ra ý vị và thơ ngây 
Khách xa gặp lúc mùa xuân chín 
Lòng trí bâng khuâng sực nhớ làng 
- Chị ấy năm nay còn gánh thóc 
Dọc bờ sông trắng nắng chang chang 
 Nói đến Hàn Mặc Tử không thể không nói đến Mùa xuân chín. Bài thơ như một 
điểm sáng trên cái nền mộng ảo, say đắm thời kỳ đầu của thơ ông. 
 Hai câu thơ mở đầu thật trong trẻo. Sau thoáng khói sương ta bước vào một thiên 
nhiên trinh bạch, có ánh nắng và hương thơm. Thật tài tình với kỹ thuật chấm màu, ông bắt 
đầu bức tranh: 
Trong làn nắng ửng khói mơ tan 
Đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng 
 Cái mái nhà tranh “lấm tấm vàng” kia cái từ ngữ “lấm tấm” kia đã bao lần ta gặp 
trong đời thường nào mấy ai để ý! Vậy mà khi được đặt vào đúng chỗ, nó bỗng làm câu thơ 
như bừng dậy, có sắc có hồn. Theo luật viễn cận, Hàn Mặc Tử đưa nét bút vẽ đường chân 
trời xa tít tấp: 
Sóng cỏ xanh tươi gợn tới trời 
 Đây cũng là một bức tranh quê. Song nó không giống những bức tranh thường được 
miêu tả trong thơ Đoàn Văn Cừ, Anh Thơ hay Nguyễn Bính. Với những nhà thơ này, làng 
quê Việt Nam hiện ra qua bờ tre, ao bèo, dậu mồng tơi, phiên chợ tết những đối tượng 
quen thuộc gần như thành ước lệ của một vùng nông thôn Bắc Bộ. Còn cảnh vật ở đây, cái 
làn sóng cỏ gợn tới trời ấy thì hoang sơ, thoáng rộng quá. 
 Không biết có cực đoan hay không, song đôi khi để mình bồng bềnh trôi trong 
khoảng trời thơ nho nhỏ của Hàn Mặc Tử, tôi cứ nghĩ: người làm bài thơ này không thể 
không là người của dải đất miền Trung, của cảnh vật miền Trung. Và người đọc, để cảm 
nhận được sâu sắc những gì ông viết ra trong những dòng thơ này, dù ít cũng nên một lần 
đến với cái xứ sở dằng dặc những núi đồi, đồng cỏ, truông cát, biển khơi đó. 
 Tứ thơ linh động, uyển chuyển. Mắt ta vừa được thưởng ngoạn cảnh trí xa rộng, thì 
liền đấy tai ta được nghe những âm thanh đồng quê của “bao cô thôn nữ hát trên đồi”. Tiếng 
ca chưa dứt ý thơ đã lại chuyển vào chiều sâu của tưởng tượng với một tiên đoán bâng 
khuâng: 
Ngày mai trong đám xuân xanh ấy 
Có kẻ theo chồng bỏ cuộc chơi 
 Lời thơ gieo vào lòng người một thoáng man mác. Đặt tuổi xuân vào giữa mùa xuân, 
tác giả như chợt nhận ra, đồng thời khuấy động trong ta ý thức về sự hữu hạn của thời gian. 
Thành ra câu thơ vừa trân trọng vừa cảm mến mà nuối tiếc 
 Đến khổ cuối cùng, chất hào hoa của bài thơ cuốn hút ta say đắm: 
Khách xa gặp lúc mùa xuân chín 
 Ngôn ngữ trau chuốt và chọn lọc. Cây thơ vừa mang âm hưởng thơ cổ điển, lại vừa 
in dấu ấn của các nhà thơ mới lúc bấy giờ. Cùng một lúc nó làm hai nhiệm vụ: đóng khép 
lại cảnh vật đang hiện diện để quay về với cảnh vật đã từng hiện diện, cảnh vật trong quá 
khứ. Kết thúc bằng kỷ niệm, hai câu cuối của bài thơ đẹp và mềm mại như một bức tranh 
lụa Việt Nam: 
- Chị ấy năm nay còn gánh thóc 
Dọc bờ sông trắng nắng chang chang. 
 Hơi thơ tự nhiên, không một chút cố gắng. Dù chỉ đọc một lần, cái hình ảnh bờ sông 
cát trắng với người chị gánh thóc và ánh nắng chang chang cũng vĩnh viễn đọng lại trong ta. 
 Bài thơ là một hòa hợp dịu dàng của màu sắc, cảnh vật và âm thanh. Tác giả không 
dừng lại đặc tả một cái gì, trừ khổ thơ thứ ba. Chỉ điểm qua hoặc đưa nét bút phớt nhẹ, nhà 
thơ có hai mươi tám tuổi đời ấy đã để lại cho ra một bài thơ về cảnh vật và quê hương Việt 
Nam một thời đã qua. 
§2. NGUYỄN BÍNH 
Quê quán: Hà Nam Ninh 
Tác phẩm thơ: Lỡ bước sang ngang, Tâm hồn tôi, Hương 
cố nhân, Mười hai bến nước, Mây tần, Nước 
giếng thơ, Đêm sao sáng, Tuyển tập Nguyễn 
Bính. 
Chân dung 
1 “Hai lần lỡ bước sang ngang 
Thương con bướm đậu trên giàn mồng tơi 
Trăm hoa thân rã cánh rời 
Thôi đành lấy đáy giếng khơi làm mồ” 
 2 “Kìa ai đường 
nắng mịt mù 
Giắt đầu nắm lá hương như cánh hồng 
Kìa con bướm trắng vẽ vòng 
Và hồn trinh nữ ngồi hong tơ buồn 
 Sững sờ trước giậu mùng tơi 
Hỏi người, người đã mấy hồi sang ngang 
Một đời hệ lụy tràng giang 
Ba ngày tết, hoa khăn tang ba vòng” 
NGƯỜI HÀNG XÓM 
Nhà nàng ở cạnh nhà tôi 
Cách nhau cái giậu mùng tơi xanh rờn 
Hai người sống giữa cô đơn 
Nàng như cũng có nỗi buồn giống tôi 
Giá đừng có giậu mùng tơi 
Thế nào tôi cũng sang chơi thăm nàng 
Tôi chiêm bao rất nhẹ nhàng 
Có con bướm trắng thường sang bên này 
Bướm ơi, bướm hãy vào đây 
Cho tôi hỏi nhỏ câu này chút thôi 
Chả bao giờ thấy nàng cười 
Nàng hong tơ ướt ra ngoài mát hiên 
Mắt nàng đăm đắm trông lên 
Con bươm bướm trắng về bên ấy rồi 
Bỗng dưng tôi thấy bồi hồi 
Tôi buồn tự hỏi: hay tôi yêu nàng? 
Không, từ ân ái nhỡ nhàng 
Tình tôi than lạnh tro tàn làm sao! 
Tơ hong nàng chả cất vào 
Con bươm bướm trắng hôm nào cũng sang 
Mấy hôm nay chẳng thấy nàng 
Giá tôi cũng có tơ vàng mà hong 
Cái gì như thể nhớ mong? 
Nhớ nàng, không, quyết là không nhớ nàng 
Vâng, từ ân ái nhỡ nhàng 
Lòng tôi riêng nhớ bạn vàng ngày xưa 
Tầm tầm giời cứ đổ mưa 
Hết hôm nay nữa là vừa bốn hôm ! 
Cô đơn buồn lại thêm buồn 
Tạnh mưa bươm bướm biết còn sang chơi? 
Hôm nay mưa đã tạnh rồi 
Tơ không hong nữa, bướm lười không sang 
Bên hiên vẫn vắng bóng nàng 
Rưng rưng tôi gục xuống bànrưng rưng.. 
Nhớ con bướm trắng lạ lùng 
Nhớ tơ vàng nữa, nhưng không nhớ nàng 
Hỡi ơi bướm trắng tơ vàng 
Mau về mà chịu tang nàng đi thôi 
Đêm qua nàng đã chết rồi 
Nghẹn ngào tôi khóc, quả tôi yêu nàng 
Hồn trinh còn ở trần gian 
Nhập vào bướm trắng mà sang bên này. 
1940 
 Hình ảnh “Cô hàng xóm” trong thơ Nguyễn Bính không phải chỉ xuất hiện đôi lần. 
Cô chăm chỉ cần mẫn “chăn tằm ươm tơ” trong “Đàn tôi”; cô rụt rè e lệ trong “Chờ nhau”; 
cô hồn nhiên, vô tư trong “Xuân về”. Bên hiên cô hàng xóm – Ngước mắt nhìn giời đôi mắt 
trong – cô gắn bó thiết tha trong “Hoa với rượu” cô từng khiến nhà thơ “rờn rợn lắm” những 
ngày “Giời mưa ở Huế” Nhưng, người hàng xóm này là người gây ấn tượng mạnh nhất, 
in dấu ấn đậm nhất trong cuộc sống tình cảm của con người “giời bắt làm thi sĩ”. 
 Hai nhà ở cạnh nhau cách nhau một “giậu mùng tơi xanh rờn”, gần lắm, ấy vậy mà 
hình như xa lắm. Vì cái giậu mùng tơi đã thành một vạn lý trường thành ngăn cách hai con 
người cô đơn. 
Giá đừng có giậu mùng tơi 
Thế nào tôi cũng sang chơi thăm nàng 
 Cái lý do hết sức không đáng tin, nhưng lại xác thực. Vì rằng cả hai người đều muốn 
khép kín trong cô đơn, muốn khép kín trong nỗi buồn riêng. Họ không có nhu cầu giao tiếp, 
nhu cầu hướng ngoại, nên giậu mùng tơi mới là một trở ngại đến thế. Nhưng định mệnh đưa 
đẩy cho Nguyễn Bính có mặt ở đây. Thi sĩ của chúng ta vốn đa tình, đa cảm, lẽ nào lại có 
thể thờ ơ trước người hàng xóm cũng đang trong cảnh cô đơn? Thế là xảy ra sự việc “Tôi 
chiêm bao rất nhẹ nhàng”. Chiêm bao, chứ còn sao nữa! Nếu không “chiêm bao” người ta 
chỉ sống với nỗi buồn của chính mình. Không “mơ màng” thì làm sao mà bắt được hình ảnh 
con bướm trắng nửa thực và nửa mộng kia để trò chuyện, hỏi han. Con bươm bướm trắng 
trong thơ Nguyễn Bính rất kỳ lạ. Nó có lần từng làm ta ngẩn ngơ: 
Cành dâu cao, là dâu cao 
Lênh đênh bóng bướm trôi vào mắt em 
Anh đi đèn sách mười niên 
Biết rằng bóng bướm có lên kinh thành 
 Còn ở đây, nó là kẻ duy nhất bay qua cái dậu mùng tơi ấy để thấp thoáng nối một cái 
cầu mỏng manh. Câu hỏi nhỏ mà thi sĩ hỏi bướm, lời lẽ ân cần vồ vập cho thấy: thì ra, 
chẳng biết tự bao giờ chàng đã rất quan tâm đến nàng. 
Chả bao giờ thấy nàng cười 
Nàng hong tơ ướt ra ngoài mái hiên 
Mắt nàng đăm đắm trông lên 
 “Chả bao giờ” – Tức là phải quan sát thường xuyên và chăm chú nhiều lắm mới có 
thể biết như vậy. Thêm nữa, nàng lại không hề “trông sang” hay “trông ngang” mà chỉ 
“Đăm đắm trông lên”. Điều đó càng tôn thêm phẩm giá của nàng. Những buổi qua lại của 
bướm trắng, những lần nuối tiếc theo dõi theo “con bướm trắng về bên ấy rồi” làm cho thi sĩ 
ngẩn ngơ chìm đắm trong mơ mộng để rồi chợt tỉnh: 
“Bỗng dưng tôi thấy bồi hồi 
Tôi buồn tự hỏi: hay tôi yêu nàng ?” 
 Khi đã tỉnh, khi không chiêm bao nữa, con người lý trí đã lạnh lùng xác định: 
Không, từ ái ân nhỡ nhàng 
Tình tôi than lạnh tro tàn làm sao ! 
 Vấn đề sẽ dừng ở đấy chăng, nếu không có chuyện “tơ hong nàng chả cất vào con 
bươm bướm trắng hôm nào cũng sang”. Một ngọn lửa thầm lặng vô tình đã cháy lên những 
cuộn tơ vàng, làm ấm lại lòng ai tro tàn than lạnh. Vì đâu, làm sao nàng chả cất vào những 
cuộn tơ kia? Có lẽ vì nàng buồn thêm ? Chán nản thêm ? Hay có gì đã xảy ra với nàng ? 
Lòng thi sĩ ngổn ngang bao dấu hỏi. Hóa ra không phải người láng giềng chỉ quan tâm đến 
tơ, mà chủ yếu là đến người hong tơ. Vì thế nên khi chẳng thấy nàng chàng mới có tơ vàng 
mà hong, để có cớ ra sân, may chăng thấy nàng cho đỡ nhớ mong. Một lần nữa giấc chiêm 
bao khựng lại: 
Cái gì như thể nhớ mong ? 
Nhớ nàng, không, quyết là không nhớ nàng 
 Con người càng tỏ vẻ lý trí , càng tỏ vẻ lạnh lùng bao nhiêu thì càng bộc lộ rõ thế 
yếu bấy nhiêu. Những cơn mưa tiếp theo. Sự tính toán chờ đợi khắc khoải “Hết hôm nay 
nữa là vừa bốn hôm” nỗi lo âu phấp phỏng “Tạnh mưa bươm bướm biết còn sang chơi” như 
những lời tự thú, cho phép ta hiểu cao trào tiếp theo của tình cảm: 
Rưng rưng tôi gục xuống bàn  rưng rưng 
 Tơ vàng, bướm trắng và bóng nàng đã trở thành một biểu tượng bộ ba, là hình ảnh 
không thể thiếu được trong lòng người “chiêm bao”. Nên chỉ khi vắng cả ba, con người ấy 
đã không chịu nổi, đã gục đổ và bộc lộ tình cảm thật mãnh liệt. Nhưng sau giây phút rưng 
rưng ấy vẫn thấy một cái gì như mâu thuẫn: 
Nhớ con bướm trắng lạ lùng 
Nhớ tơ vàng nữa, nhưng không nhớ nàng 
 Có thật không nhớ nàng không ? phải chăng đây là lời lẽ bối rối lộn xộn của một 
người tự thú còn cố níu kéo vào quá khứ? Hay đó là chút lý lẽ yếu ớt cuối cùng của con 
người lý trí đang phải rút lui, nhường chỗ cho con người thật, con người tình cảm? Khó 
đoán định rạch ròi. Nhưng câu thơ sau đó thì chẳng còn gì để hoài nghi nữa. 
Nghẹn ngào tôi khóc, quả tôi yêu nàng 
 Tình yêu đã chiến thắng hoàn toàn, sau bao nhiêu nghi ngờ, sau bao nhiêu băn 
khoăn, kìm nén; tình yêu đã reo lên khúc khải hoàn trong những giọt nước mắt, trong tiếng 
nấc nghẹn ngào và lời khẳng định sự thật không chút hồ nghi. 
Hồn trinh còn ở trần gian 
Nhập vào bướm trắng mà sang bên này 
 Lời khẩn cầu ch ...  chẳng lấy chồng? 
 Cái câu trẻ lắm, nhất làng trong ngày xưa hai người thường thú vị khoe với nhau, 
nay người ngoài vô tình động đến, anh nghe nhói trong lòng. Mặc dù thế, chúng ta có thể 
ghi nhận là: người bộ đội này đã không ở một mình, trong nỗi đau thương nữa. Anh bắt đầu 
làm chủ được nỗi đau, và – quan trọng hơn – anh đã hòa nhập lại vào không khí chung của 
quê hương sau những ngày đánh giặc. Chính lúc ấy, anh mới nhận thấy rằng: Cô gái không 
phải chỉ riêng anh, mà còn là của tất cả dân làng. Sự mất mát này là một thổn thất chung. 
Chính bà con lối xóm đã đem lại cho anh một cách nhìn nhận mới về người yêu: Em sống 
trung thành, chết chung thủy. Từ cách nhìn nhận mới này, tình cảm của anh mở rộng thêm, 
để tiếp nhận cả những đau thương mất mát không phải chỉ của riêng mình: 
Từ núi qua thôn đường nghẽn lối 
Xuân Dục Đoài Đông cỏ ngút đầy 
Sân biến thành ao nhà đổ chái 
Ngổn ngang bờ bụi cánh dơi bay. 
 Đồng thời anh cũng tiếp nhận được một tình cảm mới, một hy vọng mới, một sự 
phấn đấu mới, một niềm tin mới: 
Anh nghe có tiếng người qua chợ 
Ta gắng, mùa sau lúa sẽ nhiều 
Ruộng thấm mồ hơi từng nhát cuốc 
Làng ta rồi đẹp biết bao nhiêu! 
 Tất cả những điều đó đã làm cho bài thơ vượt lên, đạt tới một thế cân bằng mới. 
Anh đi bộ đội sao trên mũ 
Mãi mãi là sao sáng dẫn đường 
Em sẽ là hoa trên đỉnh núi 
Bốn mùa thơm mãi cánh hoa thơm 
 Đoạn thơ cuối này vang những âm hưởng rắn rỏi, trang nghiêm, đầy nghị lực – 
tiếng nói của một con người mới về chất so với chàng trai tuổi đôi mươi của bảy năm về 
trước. 
 Anh vào bộ đội lên đông bắc – đó là một giai đoạn, giai đoạn ấy còn mang nhiều 
tính chất tự phát. Chàng trai nông dân mặc áo lính đã trải qua một quá trình rèn luyện, nhận 
thức. Trong quá trình đó, đặc biệt đáng chú ý là những giờ phút này: 
Đồng đội có nhau thường nhắc nhở 
Trung du làng nước vẫn chờ trông 
 Người lính nông dân trong bài thơ, từ chỗ Mấy bận dân công về lại hỏi – Ai người 
Xuân Dục Núi Đôi chăng? Đến chỗ Mỗi tin súng nổ vùng đai địch – Sương trắng người đi 
lại nhớ người, và đến chỗ cùng với đồng đội đã ý thức về một khái niệm rộng lớn hơn: 
Trung du làng nước. Như một tình cờ, ba đoạn thơ đứng liền nhau trong bài đã cho ta thấy 
sự quan tâm của người bộ đội này ngày càng mở rộng dần, ra ngoài sự quan tâm đối với 
một thôn làng cụ thể của mình. Chính quá trình chuyển hóa đó đã tạo ra một tiền đề để có 
thể vượt qua được những đau thương mất mát của riêng mình hòa nhập với thế đi lên 
chung của cả quê hương đất nước, của cách mạng. Từ chỗ vào bộ đội, bây giờ là: 
Anh đi bộ đội sao trên mũ 
Mãi mãi là sao sáng dẫn đường 
 Ở đây, chúng ta thấy xuất hiện một con người mới: từ giai đoạn còn mang nhiều 
tính chất tự phát, người lính nông dân đã bước sang giai đoạn tự giác, và từ đó anh chính 
thức là một người chiến sĩ cách mạng. Ngôi sao trên mũ trở thành một biểu tượng của lý 
tưởng mãi mãi là sao sáng dẫn đường. 
§5. T.T.Kh và HAI SẮC HOA TY GÔN 
Một mùa thu trước, mỗi hoàng hôn 
Nhặt cánh hoa rơi chẳng thấy buồn 
Nhuộm ánh nắng tà qua mái tóc 
Tôi chờ người đến với yêu đương 
Người ấy thường hay ngắm lạnh lùng 
Dải đường xa vút bóng chiều phong 
Và phương trời thẳm mờ sương, cát 
Tay vít dây hoa trắng cạnh lòng 
Người ấy thường hay vuốt tóc tôi 
Thở dài trong lúc thấy tôi vui 
Bảo rằng: “Hoa, dáng như tim vỡ, 
Anh sợ tình ta cũng vỡ thôi!” 
Thuở đó nào tôi đã hiểu gì 
Cánh hoa tan tác của sinh ly 
Cho nên cười đáp: “màu hoa trắng 
Là chút lòng trong chẳng biến suy” 
Đâu biết lần đi một lỡ làng 
Dưới thời gian khổ chết yêu đương 
Người xa xăm quá! – Tôi buồn lắm 
Trong một ngày vui pháo nhuộm đường 
Từ đấy, thu rồi, thu lại thu 
Lòng tôi còn giá đến bao giờ? 
Chồng tôi vẫn biết tôi thương nhớ 
Người ấy cho nên vẫn hững hờ 
Tôi vẫn đi bên cạnh cuộc đời 
Ái ân lạt lẽo của chồng tôi 
Mà từng thu chết, từng thu chết 
Vẫn giấu trong tim bóng “một người” 
Buồn quá hôm nay xem tiểu thuyết 
Thấy ai cũng ví cánh hoa xưa 
Nhưng hồng tựa trái tim tan vỡ 
Và đỏ như màu máu thắm pha! 
Tôi nhớ lời người bảo với tôi 
Một mùa thu trước rất xa xôi 
Đến nay tôi hiểu thì tôi đã 
Làm lỡ tình duyên cũ mất rồi! 
Tôi sợ chiều thu phớt nắng mờ 
Chiều thu, hoa đỏ rụng chiều thu 
Gió về lạnh lẽo chân mây vắng 
Người ấy ngang sông đứng ngóng đò. 
Nếu biết rằng tôi đã lấy chồng 
Trời ơi! Người ấy có buồn không? 
Có thầm nghĩ tới loài hoa vỡ 
Tựa trái tim phai, tựa máu hồng? 
 (Tiểu thuyết thứ bảy số 179, 30-10-1937) 
 Lời chú: Vào ngày 27/ 9/1937, trên tuần báo tiểu thuyết thứ bảy số 174 xuất bản tại 
Hà Nội có đăng một tiểu thuyết tựa tựa đề “Hoa ty-gôn”, tác giả là ông Thanh Châu. Nội 
dung kể lại mối tình ngang trái giữa một chàng nghệ sĩ và nàng thiếu nữ. Câu chuyện gợi 
lại mối xúc cảm đến tình xưa của người thiếu phụ từng yêu một người và đã trao lời gắn bó 
dưới dàn hoa ty-gôn. Nhưng rồi chàng trai ra đi: nàng ở lại, nhận một cuộc hôn nhân gượng 
ép. Tiếng lòng nàng được ghi lại thành tiếng thơ như để giải tỏa niềm tâm sự. 
 Sau khi báo phát hành chẳng bao lâu, toà soạn nhận được của người thiếu phụ trạc 
hai mươi tuổi, hình dáng nhỏ bé, vẻ thùy mị, nét mặt u buồn, mang đến một phong bì dán 
kín gửi cho ông chủ bút, trong ấy chỉ gọn có bài thơ “Hai sắc hoa ty-gôn”, dưới ký tên 
T.T.Kh. 
 Khi thiếu phụ đi rồi, toà soạn xem thơ, nhận thấy thi phẩm ghi lại cảnh tình đáng 
thương tâm nhưng người ta chỉ nhớ lơ mơ hình ảnh người thiếu phụ. Có thể nói đây là lần 
thứ nhất thiếu phụ xuất hiện và cũng là lần cuối cùng. Rồi từ đó khóa chặt tung tích “người 
con gái vườn Thanh”. 
 Bài thơ “Hai sắc hoa ty-gôn” chính thức chào đời vào cuối năm 1937. Sau khi bài 
thơ này được đăng báo, tòa soạn Tiểu thuyết thứ bảy lại nhận được bằng đường bưu cục 
các tác phẩm khác cũng mang tên T.T.Kh. Đó là các bài: bài thơ thứ nhất; Đan áo cho 
chồng; Bài thơ cuối cùng. Cũng không hiểu sau “Hai sắc hoa ty-gôn” lại xuất hiện trước 
“Bài thơ thứ nhất”. 
 Sự nghiệp thi ca của T.T.Kh vỏn vẹn có 4 bài thơ nhưng đã làm dư luận thời ấy xôn 
xao bàn tán không ít. 
§6. Kết cấu nghệ thuật của bài thơ “LÁ DIÊU BÔNG” 
Váy Đình Bảng buông chùng cửa võng 
Chị thẩn thơ đi tìm 
Đồng chiều 
 Cuống giạ 
Chị bảo 
- Đứa nào tìm được lá Diêu Bông 
Từ nay ta gọi là chồng 
Hai ngày em tìm thấy lá 
Chị chau mày 
- Đâu phải lá Diêu Bông 
Mùa đông sau em tìm thấy lá 
Chị lắc đầu 
 trông nắng vãn bên sông 
Ngày cưới chị 
 Em tìm thấy lá 
Chị cười xe chỉ ấm trôn kim 
Chị ba con 
 Em tìm thấy lá 
Xòe tay phủ mặt chị không nhìn 
Từ buổi ấy 
 Em cầm chiếc lá 
Đi đầu non cuối bể 
Gió quê vi vút gọi 
 Diêu Bông hỡi!... 
  ới Diêu Bông!... 
 Hoàng Cầm 
 (Rút trong tập “Mưa Thuận Thành”) 
 Bố cục bài thơ khá đơn giản: chị đi tìm. Em đi tìm.. Kết cấu nghệ thuật xem ra lại 
độc đáo. Giữa hai cuộc tìm luôn ẩn hiện một chiếc lá Diêu Bông. Hư ảo và hiện thực. Cũng 
là một cái cớ, mà cớ chị là để chối từ, với em lại là để bươn tới. 
 Duyên dáng và kiêu sa với nếp váy Đình Bảng buông chùng cửa võng. Cô gái Kinh 
Bắc được gọi bằng “chị” ấy thẩn thơ tìm gì? Còn có gì khác hơn là tình yêu, hạnh phúc mà 
tụ lại là hình bóng người tình lý tưởng của mình! Với chị, đó là cái đẹp cần hướng tới. Tiếc 
thay, trước mắt chị chỉ là Đồng chiều – Cuống giạ, một khoảng hư không trống vắng, vô 
vọng. 
 Rồi chị thách: “Đứa nào tìm được lá Diêu Bông. Từ nay ta gọi là chồng”. Chị gọi là 
đứa, chị xưng là ta! Chị chối từ hay đùa cợt? Nhận lời thách hoang tưởng ấy, lá Diêu Bông 
khác nào “Voi chín ngà gà chín cựa, ngựa chín hồng mao” Sơn Tinh là thần, Sơn Tinh 
tìm được, đứa kia là người, thậm chí một chú “chíp hôi”, làm sao mà tìm nổi! 
 Thế là cuộc tìm kiếm của em chính thức bắt đầu, lẳng lặng mà ráo riết, mà bền bỉ 
dẻo dai. Bởi vì, người đẹp lý tưởng của em chính là chị! Bi kịch cũng bắt đầu từ đó. Giữa 
chị và em có một bức tường trong suốt, lạnh lùng. Hiển hiện đó thôi mà quá tầm tay với. 
Mặc lòng, đã là khát vọng em chấp nhận mọi giá trị để vươn tới, vươn tới cùng. Chiếc 
“diêu lá” chị nêu ra tưởng để chối từ một cách chắc ăn nhất, lại là cơ may cho em có để 
tiếp cận chị một cách “hợp pháp” nhất. 
 Từ sốt sắng, “hai ngày sau” đến tái hồi “mùa đông sau” từ oái oăm “ngày cưới chị” 
đến tàn tạ héo mòn “chị ba con”, em vẫn đeo đuổi, bám riết. Chị “chau mày” kháo khỉnh, 
chị “lắc đầu” thờ ơ, chị “cười” quay lưng an phận, chị “xòe tay phủ mặt” ai điếu khâm 
niệm thời son trẻ của mình mặc, không gì dừng được tình cảm em tha thiết chị. “Đành 
lòng vậy, cầm lòng vậy?” như khối tình mang xuống tuyền đài chưa tan, nó không hề tan 
trong những chiều Diêu Bông, nó sẽ nhập hồn vào gió quê mà cất lên cái tiếng kêu bạt gió 
u ẩn của mình Khối tình ấy, cũng đã quặn lên trong một bài thơ khác, bài “Quả vườn 
ổi”: 
Lẻo đẻo em đi vườn mai sau 
Cúi nhặt chiều mưa dăm quả rụng 
 Ai đã nói “chờ đợi là một điều khủng khiếp, nhưng không có gì để chờ đợi lại càng 
khủng khiếp hơn ngàn vạn lần”. Người em gần như linh nghiệm với vế thứ nhất, còn chị, 
oái oăm thay đã vận vào vế thứ hai. Chị cũng tìm, mà cuộc kiếm tìm của chị mấy ai ngó 
ngàng. Chỉ có nỗi đau nhói lòng – Nỗi đau không cất nổi thành lời như em. Chị như con 
chim tắt tiếng, chỉ biết “cau mày”, “lắc đầu”, “phủ mặt”. Chị làm gì có cái để chờ đợi, 
hướng tới! Đến tuổi thì chị đành đến với một người chị gọi là chồng và tìm lấy những niềm 
vui “chỉ ấm trôn kim”, thế thôi. Em cầm chiếc lá xoay quanh chị, với em là mảnh hy vọng, 
với chị là dao cứa lòng. Một bi kịch ngược chiều! “Xòe tay che mặt chị không nhìn” phải 
chăng là một cách trốn chạy thực tế; là sự đau xót đến tận cùng của thân phận 
 Kiếm tìm hay đuổi bắt, kẻ càng đến gần người càng lùi xa Mỗi đời người đều 
hướng tới người lý tưởng, có người không tìm thấy, có người đã thấy nhưng dường như số 
phận không dành cho mình. Đau nhất là, do một ngẫu nhiên mù quáng nào đó của định 
mệnh, hai người kia lại bị ghép thành một cặp!... Cuộc kiếm tìm, đuổi bắt sẽ vĩnh viễn đau 
thương! 
 Có phải đó là một lý do khiến “Lá Diêu Bông” cứ khắc khoải xanh nơi đáy lòng 
của mỗi người đã từng yêu dấu, từng kỳ vọng khát khao! 
§7. QUANG DŨNG 
MẮT NGƯỜI SƠN TÂY 
Em ở thành Sơn chạy giặc về 
Tôi từ chinh chiến cũng ra đi 
Cách biệt bao ngày quê Bất Bạt 
Chiều xanh không thấy bóng Ba Vì 
Vầng trán em mang trời quê hương 
Mắt em dìu dịu buồn Tây Phương 
Tôi nhớ xứ Đoài mây trắng lắm 
Em có bao ngày em nhớ thương?... 
Mẹ tôi em có gặp đâu không 
Những xác già nua ngập cánh đồng 
Tôi cũng có thằng con bé dại 
Bao nhiêu rồi xác trẻ trôi sông. 
Từ độ thu về hoang bóng giặc 
Điêu tàn ôi lại nối điêu tàn! 
Đất đá ong khô nhiều ngấn lệ 
Em có bao giờ lệ chứa chan? 
Đôi mắt người Sơn Tây 
U ẩn chiều lưu lạc 
Buồn viễn xứ khôn khuây 
Tôi gửi niềm nhớ thương 
Em mang giùm tôi nhé 
Ngày trở lại quê hương 
Khúc hoan ca rớm lệ 
Bao giờ trở lại đồng Bương Cấn 
Về núi Sài Sơn ngó lúa vàng 
Sông Đáy chậm nguồn qua Phủ Quốc 
Sáo diều khuya khoắt thổi đêm trăng. 
Bao giờ tôi gặp em lần nữa 
Chắc đã thanh bình rộn tiếng ca 
Đã hết sắc mùa chinh chiến cũ 
Còn có bao giờ em nhớ ta? 
 1949 
* * * 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfBinh tho THPT.pdf