Câu hỏi trắc nghiệm Sự phát sinh sự sống

Câu hỏi trắc nghiệm Sự phát sinh sự sống

SỰ PHÁT SINH SỰ SỐNG

Câu 1: Trong cơ thể sống, Pr có chức năng:

A. Là hợp phần cấu tạo chủ yếu của chất nguyên sinh.

B. Là thành phần chức năng trong cấu tạo của các enzim, đóng vai trò xúc tác cho các phản ứng hoá sinh.

C. Là thành phần chức năng trong cấu tạo của các hoocmon, đóng vai trò điều hoà.

D. Cả A, B và C

Câu 2: Trong cơ thể sống, axit nuclêic đóng vai trò quan trọng trong:

A. Sinh sản C. Xúc tác và điều hoà các phản ứng

B. Di truyền D. Cảm ứng

Câu 3: Đặc điểm nào sau đây là đặc điểm nổi bật của Pr và Axit nuclêic:

A. Đại phân tử có kích thước và khối lượng lớn C. Có tính đa dạng và tính đặc thù

B. Có cấu trúc đa phân D. Tất cả các đặc điểm trên

 

doc 4 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 3574Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Câu hỏi trắc nghiệm Sự phát sinh sự sống", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sự phát sinh sự sống
Câu 1: Trong cơ thể sống, Pr có chức năng:
A. Là hợp phần cấu tạo chủ yếu của chất nguyên sinh. 
B. Là thành phần chức năng trong cấu tạo của các enzim, đóng vai trò xúc tác cho các phản ứng hoá sinh.
C. Là thành phần chức năng trong cấu tạo của các hoocmon, đóng vai trò điều hoà.
D. Cả A, B và C
Câu 2: Trong cơ thể sống, axit nuclêic đóng vai trò quan trọng trong:
A. Sinh sản
C. Xúc tác và điều hoà các phản ứng 
B. Di truyền
D. Cảm ứng
Câu 3: Đặc điểm nào sau đây là đặc điểm nổi bật của Pr và Axit nuclêic:
A. Đại phân tử có kích thước và khối lượng lớn
C. Có tính đa dạng và tính đặc thù 
B. Có cấu trúc đa phân
D. Tất cả các đặc điểm trên
Câu 4: Điền các thuật ngữ cho phù hợp vào câu sau đây:
4a) Các tổ chức sống, từ cấp độ phân tử đến các cấp độ trên cơ thể đều là những....(1).... nghĩa là thường xuyên ....(2).... với môi trường, dẫn tới sự thường xuyên....(3).... thành phần của tổ chức. Những dấu hiệu khác của sự sống như ....(4).... đều liên quan đến sự trao đổi chất.
a- được đổi mới; 	b- tự đổi mới; 	c- sinh trưởng, cảm ứng, vận động, sinh sản; 	d- hệ mở; 	e- trao đổi chất; 	f- hệ khép kín
Tổ hợp đáp án chọn đúng là:
A. 1f, 2e, 3b, 4c
C. 1d, 2e, 3b, 4c
B. 1d, 2e, 3a, 4c
D. 1f, 2g, 3a, 4c
4b) Các vật thể sống đang tồn tại trên Quả đất là những ....(1)...., có cơ sở vật chất chủ yếu là các đại phân tử ....(2).... có khả năng tự đổi mới, tự ....(3)...., tự điều chỉnh và ....(4)....
a- Sao chép; 	b- tích luỹ thông tin di truyền; 	c- hệ mở; 	d- hệ kín; 	e- prôtêin và axit nuclêic; 	f- cacbôhiđrat và lipit
Tổ hợp đáp án chọn đúng là:
A. 1d, 2e, 3b, 4a
C. 1c, 2e, 3a, 4a
B. 1c, 2e, 3a, 4b
D. 1d, 2e, 3b, 4c
4c) Trong giai đoạn tiến hoá hoá học để hình thành sự sống, từ các chất khí CH4, NH3, CO, C2N2, H2O, dưới tác động của tác nhân lý hoá, tạo ra ....(1)....sau đó biến thành ....(2).... ....(3).... các axit amin kết hợp thành ....(4)....rồi ....(5).... để tạo nên chất hữu cơ sinh vật.
a- Prôtêin phức tạp; 	b- Prôtêin đơn giản; 	c- chất tam tố; 	d- cacbuahiđrô; 	e- chất tứ tố; 	f- chất ngũ tố
Tổ hợp đáp án chọn đúng là:
A. 1b, 2a, 3e, 4d, 5c
C. 1d, 2c, 3e, 4b, 5a
B. 1d, 2c, 3f, 4d, 5a
D. 1a, 2b, 3c, 4d, 5a
4d) Trong giai đoạn tiến hoá tiền sinh học để hình thành sự sống, từ ....(1)....tạo ra ....(2)....đông tụ lại thành ....(3).... Các ....(4).... hấp thụ các chất hữu cơ trong môi trường để lớn lên, sau đó vỡ ra cho....(5).... mới. Nếu không hấp thụ được axit amin của môi trường ....(6)....sẽ bị tan dã.
a- cục đông côaxecva; 	b- dung dịch keo; 	c- Chất hữu cơ cao phân tử; 	
Tổ hợp đáp án chọn đúng là:
A. 1a, 2b, 3a, 4b, 5a, 6c
C. 1a, 2b, 3a, 4b, 5a, 6c
B. 1c, 2b, 3a, 4a, 5a, 6a
D. 1c, 2b, 3a, 4c, 5a, 6b
Câu 5: Những thuộc tính độc đáo riêng của các cơ thể sống, phân biệt chúng với các vật thể vô cơ là: 
A. Cảm ứng và vận động, Sinh trưởng và phát triển 
C. Tự sao chép, tự điều chỉnh và tích luỹ TTDT
B. Trao đổi chất theo phương thức đồng hoá, dị hoá và sinh sản.
D. Tất cả các đặc điểm trên
Câu 6: Trong các dấu hiệu của sự sống dấu hiệu không có ở vật thể vô cơ là:
A. Trao đổi chất
C. Vận động
B. Trao đổi chất theo phương thức đồng hoá, dị hoá và sinh sản
D. Trả lời kích thích
Câu 7: Các tính chất nào sau đây không phải của vật chất vô cơ:
A. Kích thước, khối lượng phân tử phần lớn là nhỏ
C. Có cấu trúc đa phân, đa dạng, đặc thù
B. Gồm nước, các chất khí, chất khoáng
D. Cả 3 câu đều sai
Câu 8: Các dấu hiệu đặc trưng của sự sống theo quan điểm hiện đại là:
A. Sự sao chép
C. Sự tự điều chỉnh
B. Sự tích luỹ thông tin di truyền
D. Cả 3 câu đều đúng
Câu 9: Các dấu hiệu đặc trưng của sự sống theo quan điểm của Anghen là:
A. Sự hô hấp
C. Sự sinh sản
B. Sự chuyển động
D. Cả 3 câu đều sai
Câu 10: Hợp chất đóng vai trò quan trọng nhất trong quá trình sinh sản và di truyền là:
A. Prôtêin
C. Axit nuclêôtit
B. Axit nuclêic
D. ADN
Câu 11: Đặc điểm nổi bật của các đa phân tử sinh học là:
A. Đa dạng
C. Kích thước lớn
B. Đặc thù
D. Cả A và B
Câu 12: Quá trình làm cơ sở cho sự di truyền và sinh sản là:
A. Phiên mã di truyền ở cấp độ phân tử
C. Tự dịch mã của ADN
B. Tự sao của ADN
D. Điều hoà hoạt động của gen.
Câu 13: Quan điểm duy vật về sự phát sinh sự sống:
Sinh vật được đưa tới từ các hành tinh khác dưới dạng hạt sống côaxecva
Sinh vật được sinh ra ngẫu nhiên từ các hợp chất vô cơ
Sinh vật được sinh ra từ các hợp chất vô cơ bằng con đường hoá học
Sinh vật được sinh ra từ các hợp chất vô cơ bằng con đường sinh học
Câu 14: Khí quyển nguyên thuỷ có các hợp chất:
A. CH2, CH3, NH3, CH4, C2N2, N2
C. CH2, O2, H2O, C2H2, N2
B. CH2, CH3, O2, CH4, 
D. CH4, NH3, CO, C2N2, H2O
Câu 15: Trong giai đoạn tiến hoá hoá học các hợp chất hữu cơ đơn giản được hình thành là nhờ:
A. Các enzim tổng hợp
C. Cơ chế sao chép của ADN
B. Các nguồn năng lượng tự nhiên
D. Sự phức tạp hoá của các hợp chất vô cơ
Câu 16: Hợp chất hữu cơ đơn giản được hình thành đầu tiên trên Trái Đất là:
A. Nuclêôtit
C. Cacbua hiđrô
B. Gluxit
D. Axit nuclêic
Câu 17: Tiến hoá tiền sinh học là quá trình:
A. Hình thành các hợp chất hữu cơ như: rượu, anđêhit.
B. Hình thành mầm mống của những cơ thể đầu tiên
C. Hình thành các hợp chất như: axit amin, nuclêôtit.
D. Hình thành mầm mống của những chuỗi pôlypeptit đầu tiên
Câu 18: Sự sống xuất hiện đầu tiên ở môi trường:
A. Trong nước ngọt
C. Trong khí quyển nguyên thuỷ 
B. Trong lòng đất và được thoát ra bằng các trận phun trào núi lửa
D. Trong nước đại dương
Câu 19: Chọn lọc tự nhiên bắt đầu phát huy tác dụng ở giai đoạn:
A. Hình thành các sinh vật đầu tiên
C. Sinh vật chuyển từ môi trường nước lên cạn
B. Hình thành các hạt côaxecva
D. Các hợp chất hữu cơ đầu tiên được hình thành
Câu 20: Dấu hiệu đánh dấu sự bắt đầu của giai đoạn tiến hoá sinh học là:
A. Xuất hiện các hạt côaxecva
C. Xuất hiện các sinh vật đơn giản đầu tiên
B. Xuất hiện các hệ tương tác đại phân tử giữa Pr - axit nuclêic
D. Xuất hiện các quần thể đầu tiên
Câu 21: Giới vô cơ và hữu cơ hoàn toàn thống nhất với nhau ở cấp độ:
A. Nguyên tử
B. Phân tử
C. Mô
D. Tế bào
Câu 22: Dấu hiệu độc đáo nhất của sự sống là:
A. Sinh sản dựa trên cơ chế tự nhân đôi của ADN
C. Sinh trưởng và phát triển
B. Trao đổi chất theo phương thức đồng hoá và dị hoá
D. Sinh trưởng và sinh sản
Câu 23: Trong giai đoạn tiến hoá hoá học đã có những sự kiện:
A. Hình thành những phân tử hữu cơ đơn giản
C. Hình thành những đại phân tử
B. Hình thành những phân tử hữu cơ phức tạp
D. Cả A, B và C
Câu 24: Trong khí quyển nguyên thuỷ Trái đất chưa có:
A. CH4, NH3
B. O2, N2
C. Hơi nước
D. C2N2 (Xianôgen)
Câu 25: Chất hữu cơ được hình thành trong giai đoạn tiến hoá sinh học là nhờ:
A. Tác động của hơi nước
C. Do mưa kéo dài hàng ngàn năm
B. Tác động của nhiều nguồn năng lượng tự nhiên: Bức xạ nhiệt của mặt trời, tia tử ngoại, hoạt động của núi lửa
D. Không có đáp án trên	
Câu 26: Quá trình hình thành các chất hữu cơ bằng con đường hoá học đã được chứng minh bằng công trình thực nghiệm:
A. Tạo được cơ thể sống trong phòng thí nghiệm
C. Thí nghiệm của Menđen năm 1864
B. Tạo được côaxecva trong phòng thí nghiệm
D. Thí nghiệm của S.Milơ năm 1953
Câu 27: Sự kiện sau đây không phải là sự kiện nổi bật trong giai đoạn tiến hoá tiền sinh học:
A. Sự xuất hiện cơ chế sao chép
C. Sự hình thành hệ tương tác Prôtêin và Axit nuclêic 
B. Sự tạo thành hạt côaxecva
D. Sự xuất hiện màng bán thấm
Câu 28: Côaxecva là:
A. Hợp chất hữu cơ đơn giản được hình thành từ các chất vô cơ.
B. Những giọt rất nhỏ được tạo thành do hiện tượng đông tụ của hỗn hợp hai dung dịch keo khác nhau
C. Tên một hợp chất hoá học được tổng hợp trong phòng thí nghiệm để nuôi cấy tế bào.
D. Không có đáp án trên.
Câu 29: Đặc tính dưới đây không phải của côaxecva
A. Có khả năng vận động và cảm ứng
C. Hấp thụ các chất hữu cơ trong dung dịch để lớn lên
B. Có khả năng thay đổi cấu trúc nội tại
D. Có khả năng phân chia thành những giọt mới dưới tác dụng cơ giới
Câu 30: Sự kiện dưới đây làm cho quá trình tổng hợp và phân giải các chất hữu cơ diễn ra nhanh hơn 
A. Sự hình thành lớp màng
C. Sự xuất hiện các enzim
B. Sự hình thành các enzim
D. Sự xuất hiện cơ chế sao chép
Câu 31: Trong quá trình phát sinh sự sống thì giai đoạn kéo dài nhất là:
A. Giai đoạn tiến hoá hoá học
C. Giai đoạn tiến hoá sinh học 
B. Giai đoạn tiến hoá tiền sinh học
D. Không xác định được giai đoạn nào
Câu 32: Ngày nay sự sống không còn được hình thành theo phương thức hoá học, vì:
A. Thiếu những điều kiện lịch sử cần thiết.
B. Nếu có chất hữu cơ được hình thành ngoài cơ thể sống thì lập tức bị các vi sinh vật phân huỷ
C. Ngày nay trong thiên nhiên chất hữu cơ chỉ được tổng hợp theo phương thức sinh học trong cơ thể sống
	D. Tất cả các phương án trên.
Câu 33: Giai đoạn tiến hoá sinh học được tính từ khi:
A. Hình thành các hợp chất hữu cơ đơn giản đến các hợp chất hữu cơ phức tạp
B. Hình thành côaxecva đến khi xuất hiện sinh vật đầu tiên
C. Sinh vật đầu tiên xuất hiện đến toàn bộ sinh giới ngày nay
D. Sinh vật đa bào đến toàn bộ sinh giới ngày nay
Câu 34: Những mầm mống đầu tiên của cơ thể sống được hình thành ở giai đoạn tiến hoá:
A. Hoá học
B. Tiền sinh học
C. Sinh học
D. Lý học
Câu 35: Để nghiên cứu lịch sử phát triển của sinh vật người ta dựa vào:
A. Các hoá thạch
C. Các giai đoạn phát triển của sinh vật từ khi sinh ra cho đến khi chết
B. Các hoá chất 
D. Đặc điểm phát triển của vỏ Trái đất 
Câu 36: Hoá thạch được hình thành là do:
A. Khi sinh vật chết đi thì phần mềm bị phân huỷ, chỉ các phần cứng như xương, vỏ đá vôi được giữ lại
B. Xác sinh vật chìm xuống đáy nước bị cát, bùn, đất sét bao phủ, về sau phần mềm tan dần đi, để lại một khoảng trống trong đất, khi có những chất khoáng như ôxit silic tới lấp đầy khoảng trống thì sẽ đúc thành một sinh vật bằng đá giống với sinh vật trước kia.
C. Cơ thể sinh vật được bảo tồn nguyên vẹn trong băng, cơ thể sâu bọ được phủ kín trong nhựa hổ phách
D. Cả A, B và C đều đúng
Câu 37: Nghiên cứu hoá thạch cho phép:
A. Suy ra lịch sử phát triển của vỏ Trái đất
C. Suy ra tuổi của lớp đất đá chứa chúng
B. Suy ra lịch sử xuất hiện, phát triển và diệt vong của sinh vật 
D. Cả A, B và C đều đúng
Câu 38: Để xác định tuổi của các lớp đất và tuổi của các hoá thạch người ta có thể căn cứ vào:
A. Đặc điểm của lớp đất chứa hoá thạch
C. Lượng Cacbon trong hoá thạch
B. Lượng sản phẩm phân rã của các nguyên tố phóng xạ
D. Không có đáp án đúng
Câu 39: Một trong những dấu hiệu để phân biệt sự sống với vật thể vô cơ là:
A. Khả năng trao đổi chất
C. Các nguyên tố cấu tạo
B. Phương thức trao đổi chất
D. Cả B và C
Câu 40: Phát biểu nào dưới đây không đúng
A. Quá trình tự sao chép của ADN là cơ sở phân tử của sự di truyền và sinh sản, đảm bào cho sự sống sinh sôi nảy nở và duy trì liên tục.
B. Tự điều chỉnh là khả năng tự động duy trì và giữ vững sự ổn định về thành phần và tính chất.
C. ADN có khả năng tự sao đúng mẫu, do đó cấu trúc ADN luôn duy trì ổn định và bền vững qua các thế hệ.
D. Tổ chức sống là hệ mở thường xuyên trao đổi chất với môi trường, thường xuyên đổi mới thành phần của tổ chức

Tài liệu đính kèm:

  • doctrac nghiem phan su phat sinh su song.doc