Các tác giả văn học Việt Nam trong chương trình ngữ văn

Các tác giả văn học Việt Nam trong chương trình ngữ văn

Nguyễn Đình Chiểu là một nhà văn hóa cận đại của Việt Nam sinh ngày 1 tháng 7 năm 1822 tại làng Tân Khánh, phủ Tân Bình, tỉnh Gia Định (thuộc Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay) và mất ngày 3 tháng 7 năm 1888 tại Ba Tri, Bến Tre.

Tiểu sử

Cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu sớm trải qua những chuỗi ngày gia biến và quốc biến hãi hùng đã tác động đến nhận thức của ông. Ngay từ nhỏ, Nguyễn Đình Chiểu đã theo cha chạy giặc.

 

doc 36 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 2526Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Các tác giả văn học Việt Nam trong chương trình ngữ văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nguyễn Đình Chiểu
Nguyễn Đình Chiểu là một nhà văn hóa cận đại của Việt Nam sinh ngày 1 tháng 7 năm 1822 tại làng Tân Khánh, phủ Tân Bình, tỉnh Gia Định (thuộc Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay) và mất ngày 3 tháng 7 năm 1888 tại Ba Tri, Bến Tre.
Tiểu sử
Cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu sớm trải qua những chuỗi ngày gia biến và quốc biến hãi hùng đã tác động đến nhận thức của ông. Ngay từ nhỏ, Nguyễn Đình Chiểu đã theo cha chạy giặc.
Năm 1833, Nguyễn Đình Huy (cụ thân sinh của Nguyễn Đình Chiểu) gửi Nguyễn Đình Chiểu cho một người bạn ở Huế để ăn học.
Năm 1843 ông đỗ Tú tài ở trường thi Gia Định, năm 1847 ông ra Huế học để chờ thi khoa Kỷ Dậu 1849. Nhưng sau đó, mẹ ông mất, ông trở về chịu tang mẹ, dọc đường vất vả lại thương mẹ khóc nhiều nên ông bị bệnh rồi mù cả đôi mắt. Về quê, chịu tang mẹ xong, ông lại bị một gia đình giàu có bội ước. Từ ấy ông vừa dạy học vừa làm thơ sống giữa tình thương của mọi người. Về sau có người học trò cảm nghĩa thầy đã gả em gái cho. Nhân dân thường gọi ông là Đồ Chiểu hay Tú Chiểu.
Khi Pháp xâm chiếm Gia Định, ông về ở Ba Tri, tỉnh Bến Tre, tiếp tục dạy học và làm thuốc. Vốn nhiệt tình yêu nước, ông liên hệ mật thiết với các nhóm nghĩa binh của Đốc binh Nguyễn Văn Là, lãnh binh Trương Định. Ông tích cực dùng văn chương kích động lòng yêu nước của sĩ phu và nhân dân. Biết ông là người có uy tín lớn, Pháp nhiều lần mua chuộc nhưng ông vẫn nêu cao khí tiết, không chịu khuất phục.
Người Việt Nam đánh giá ông không những là một nhà thơ lớn mà còn là một nhà yêu nước, một nhà văn hóa Việt Nam của thế kỉ 19.
Quan điểm văn chương
Nguyễn Đình Chiểu tuy không nghị luận về văn chương nhưng ông có quan điểm văn chương riêng. Quan điểm "văn dĩ tải đạo" của ông khác với quan niệm của nhà Nho, càng khác với quan niệm chính thống lúc bấy giờ. Nhà Nho quan niệm Đạo là đạo của trời, còn Đồ Chiểu trên nguyên tắc đạo trời được đề cao nhưng trong thực tế đạo làm người đáng quý hơn nhiều. Đó là quan niệm bao trùm văn chương Đồ Chiểu.
Quan điểm văn chương Đồ Chiểu tuy không được tuyên ngôn nhưng đây là quan điểm tiến bộ và gần gũi với văn chương dân tộc: Văn chương chiến đấu, vị nhân sinh, đầy tinh thần tiến công và tinh thần nhân ái.
Tác phẩm chính
Lục Vân Tiên sáng tác trước khi Pháp xâm lược Nam Kỳ, có tính chất tự truyện.
Dương Từ Hà Mậu (chưa xác định thời điểm sáng tác)
Ngư Tiều y thuật vấn đáp (chưa xác định thời điểm sáng tác)
Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc (1861)
Mười hai bài thơ và bài văn tế Trương Định (1864)
Mười bài thơ điếu Phan Tòng (1868)
Văn tế nghĩa sĩ trận vong lục tỉnh (1874)
Hịch kêu gọi nghĩa binh đánh Tây (chưa xác định thời điểm sáng tác)
Hịch đánh chuột (chưa xác định thời điểm sáng tác).
Thông tin thêm
Con gái thứ năm của ông là Nguyễn Thị Ngọc Khuê tức nữ sĩ Sương Nguyệt Anh và con thứ bảy là Nguyễn Đình Chiêm đều nổi tiếng trong giới văn chương.
Tố Hữu
Tố Hữu (tên thật là Nguyễn Kim Thành; 1920–2002) là một nhà thơ tiêu biểu của dòng thơ cách mạng Việt Nam.
Tiểu sử
Ông sinh tại Hội An, tỉnh Quảng Nam. Nhiều tài liệu, sách báo thường ghi ông sinh tại làng Phù Lai, nay thuộc xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên-Huế. Ông đã nói rõ điều này trong cuốn Một thời nhớ lại, NXB Hội Nhà văn, 2000: Nhưng thực ra tôi sinh ở Hội An, tỉnh Quảng Nam, năm 1920, và ở đó đến năm chín tuổi mới theo cha ra Huế (trang 8).
Năm lên 12 tuổi, mẹ mất. Năm 13 tuổi, vào trường Quốc học (Huế). Tại đây, được trực tiếp tiếp xúc với tư tưởng của Karl Marx, Friedrich Engels, Vladimir Ilyich Lenin, Hồ Chí Minh, Maxim Gorki... qua sách báo, kết hợp với sự vận động của các đảng viên của Đảng Cộng sản Việt Nam bấy giờ (Lê Duẩn, Phan Ðăng Lưu, Nguyễn Chí Diểu), Nguyễn Kim Thành sớm tiếp cận với lý tưởng cộng sản. Ông gia nhập Ðoàn thanh niên và được kết nạp vào đảng năm 1938.
Tháng 4 năm 1939, bị bắt, bị tra tấn dã man và đày đi nhiều nhà lao. Trong tù, Nguyễn Kim Thành luôn giữ vững khí tiết, tiếp tục hoạt động cách mạng ở mọi hoàn cảnh.
Cuối 1941, vượt ngục (về hoạt động bí mật ở Hậu Lộc, Thanh Hóa). Khi Cách mạng tháng Tám bùng nổ, là chủ tịch Ủy ban khởi nghĩa của thành phố Huế. Năm 1946, là bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa. Cuối 1947, lên Việt Bắc làm công tác văn nghệ, tuyên huấn. Từ đó, luôn giữ những trọng trách trong công tác văn nghệ, trong bộ máy lãnh đạo Ðảng và nhà nước:
1948: Phó Tổng thư ký Hội Văn nghệ Việt Nam;
1963: Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp văn học nghệ thuật Việt Nam;
Tại đại hội Ðảng lần II (1951): Ủy viên dự khuyết Trung ương; 1955: Ủy viên chính thức;
Tại đại hội Ðảng lần III (1960): vào Ban Bí thư;
Tại đại hội Ðảng lần IV (1976): Ủy viên dự khuyết Bộ Chính trị, Bí thư Ban chấp hành Trung ương, Trưởng ban Tuyên truyền Trung ương, Phó Ban Nông nghiệp Trung ương;
Từ 1980: Ủy viên chính thức Bộ Chính trị;
1981: Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, rồi Phó Chủ tịch thứ nhất Hội đồng Bộ trưởng cho tới năm 1986. Ngoài ra ông còn là Bí thư Ban chấp hành Trung ương.
Ông từng đảm nhiệm nhiều chức vụ khác như Hiệu trưởng Trường Nguyễn Ái Quốc, Trưởng Ban Thống nhất Trung ương, Trưởng Ban Tuyên huấn Trung ương, Trưởng Ban Khoa giáo Trung ương. Ông còn là Đại biểu Quốc hội khoá II và VII.
Sau khi Lê Duẩn mất, có sự thay đổi mạnh mẽ tiến tới đổi mới nhằm thoát khỏi khủng hoảng kinh tế toàn diện. Ông bị mất uy tín vì vai trò "nhà thơ đi làm kinh tế" không thành công nên bị miễn nhiệm mọi chức vụ, chỉ còn làm một chức nghiên cứu hình thức.
Ông mất 9h15' ngày 9 tháng 12 năm 2002 tại Bệnh viện 108.
Quan điểm chính trị
Ông là người đã phê phán quyết liệt phong trào Nhân văn-Giai phẩm với tư cách là người thay mặt Đảng Cộng sản Việt Nam phụ trách văn nghệ.
Ngoài ra, ông còn là nhà thơ chính trị, có nhiều bài ca ngợi các lãnh tụ cộng sản quốc tế như Lenin, Stalin, Mao Trạch Đông, Hồ Chí Minh. Ví dụ:
Lê-nin ơi, Người Thầy, Người Cha
Niềm tin trong sáng mãi lòng ta
Đêm nay nằm đó, mà thanh thản
Vầng trán mênh mông toả chói loà.
Bữa trước mẹ cho con xem ảnh
Ông Stalin bên cạnh nhi đồng
Áo Ông trắng giữa mây hồng
Mắt Ông hiền hậu, môi Ông mỉm cười
Stalin! Stalin!
Yêu biết mấy, nghe con tập nói
Tiếng đầu lòng con gọi Stalin
Có Người (Stalin) mới có được nồi cơm no
Có Người mới có tự do tháng ngày
Hoan hô Stalin!
Đời đời cây đại thụ
Rợp bóng mát Hoà bình
Đứng đầu sóng ngọn gió
Hoan hô Hồ Chí Minh!
Cây hải đăng mặt biển
Bão táp chẳng rung rinh
Lửa trường kỳ kháng chiến!
Các tác phẩm
Đi đi em!
Bầm ơi! Trên Trang Thơ Việt Nam
Bài ca mùa xuân 1961
Bài ca quê hương
Bác ơi
Có thể nào yên?
Đời đời nhớ Ông
Em ơi... Ba Lan 
Trích [1]: 
Em ơi, Ba Lan mùa tuyết tan
Đường bạch dương sương trắng nắng ngàn (có nguồn [2] ghi là nắng tràn)
Anh đi, nghe tiếng người xưa vọng
Một giọng thơ ngâm, một giọng đàn
Gặp anh Hồ Giáo
Hai đứa trẻ
Hồ Chí Minh
Hãy nhớ lấy lời tôi
Hoa tím
Hoan hô chiến sĩ Điện Biên
Kính gửi cụ Nguyễn Du
Khi con tu hú
Lạ chưa
Lượm
Mẹ Suốt
Mồ côi
Mưa rơi
Sáng tháng Năm
Ta đi tới
Từ ấy
Tâm tư trong tù
Tương tri
Theo chân Bác
Tiếng chổi tre
Tiếng hát sông Hương
Vườn nhà
Việt Nam máu và hoa
Xuân đang ở đâu...
Xuân đấy
Nguyễn Trãi
Chân dung phổ biến của Nguyễn Trãi
Nguyễn Trãi (chữ Hán: 阮廌), hiệu là Ức Trai (抑齋), 1380–1442, là một anh hùng dân tộc Việt Nam, một danh nhân văn hóa thế giới.
Tiểu sử
Quê gốc Nguyễn Trãi là làng Chi Ngại, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương nhưng sinh ra ở Thăng Long trong dinh ông ngoại là quan Tư đồ Trần Nguyên Đán, về sau dời về sống ở làng Ngọc Ổi, xã Nhị Khê, tỉnh Hà Tây. Ông là con trai của ông Nguyễn Phi Khanh, vốn là học trò nghèo thi đỗ thái học sinh và bà Trần Thị Thái-con quan Tư đồ Trần Nguyên Đán, dòng dõi quý tộc nhà Trần. 
Vong thần nhà Hồ
Nguyễn Trãi sống trong thời đại đầy biến động dữ dội. Nhà Trần suy vi, Hồ Quý Ly lên thay, lập ra nhà Hồ, đổi tên nước là Đại Ngu (có nghĩa là An Vui Lớn).
Năm 1400, Nguyễn Trãi thi đỗ Thái học sinh. Cả Nguyễn Phi Khanh và Nguyễn Trãi đều làm quan cho nhà Hồ. Nhưng chẳng bao lâu quân Minh sang đánh nước Đại Ngu. Nhà Hồ thua trận, cha con Hồ Quý Ly cùng các triều thần bị bắt sang Trung Quốc, trong đó có Nguyễn Phi Khanh.
Tương truyền lúc ấy, Nguyễn Trãi muốn giữ tròn đạo hiếu, đã cùng em trai là Nguyễn Phi Hùng theo cha sang Trung Quốc. Nhưng đến ải Nam Quan, nghe lời cha dặn phải tìm cách rửa nhục cho đất nước, ông đã trở về và bị giặc Minh bắt giữ ở Đông Quan.
Tướng văn trong khởi nghĩa Lam Sơn
Nguyễn Trãi bỏ trốn tìm theo Lê Lợi. Các tài liệu nói khác nhau về thời điểm Nguyễn Trãi tham gia khởi nghĩa. Có tài liệu nói ông tham gia từ đầu, có tài liệu nói đến năm 1420 ông mới theo Lê Lợi. Ông tham gia vào cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo để lật đổ ách đô hộ của nhà Minh, trở thành quân sư đắc lực của Lê Lợi (vua Lê Thái Tổ sau này) trong việc bày tính mưu kế cũng như soạn thảo các văn bản trả lời quân Minh cho Lê Lợi.
Đặc biệt trong giai đoạn từ 1425, khi quân Lam Sơn trên đà thắng lợi, vây hãm nhiều thành trì của quân Minh, Nguyễn Trãi thường viết thư gửi cho tướng giặc trong thành để dụ hàng hoặc làm nản ý chí chiến đấu của tướng giặc.
Năm 1427, quân Lam Sơn giải phóng vùng Bắc Bộ, đánh tan viện binh của Vương Thông. Thông rút vào cố thủ trong thành Đông Quan. Vua Minh sai Liễu Thăng và Mộc Thạnh chia làm 2 đường, cầm hơn 10 vạn quân sang cứu viện. Lúc đó quân Lam Sơn đứng trước hai chọn lựa vì sắp phải đối phó với địch bên ngoài vào và địch đánh ở trong thành ra. Lực lượng của Vương Thông hợp với quân Minh sang từ trước đã có khoảng 10 vạn người, quân Lam Sơn vây hãm có chút lơi lỏng đã bị địch ra đánh úp, phải trả giá cao bằng việc mất 3 tướng giỏi: Lê Triện, Đinh Lễ bị tử trận, Đỗ Bí và Nguyễn Xí bị bắt. Chỉ có Nguyễn Xí sau đó nhờ mưu trí và nhanh nhẹn đã trốn thoát về.
Số đông các tướng nóng lòng muốn hạ gấp thành Đông Quan để hết lực lượng làm nội ứng cho Liễu Thăng và Mộc Thạnh. Riêng Nguyễn Trãi không đồng tình với quan điểm đó. Ông kiến nghị với Lê Lợi ý kiến của mình và được chấp thuận. Và Lê Lợi đã theo kế của ông nói với các tướng rằng:
"Đánh Đông Quan là hạ sách. Nếu ta đánh thành kiên cố đó, phải mất mấy tháng hoặc hàng năm, chưa chắc đã hạ nổi, binh sĩ ta phải mệt mỏi chán nản. Đang khi đó, viện binh của địch kéo dến, thế là ta bị địch đánh cả đằng trước, đằng sau, đó là rất nguy. Chi bằng ta hãy nuôi sức khoẻ, chứa dũng khí chờ đánh viện binh. Khi viện binh đã bị phá, tất nhiên quân trng thành phải hàng, thế là ta chỉ khó nhọc một phen mà thu lợi gấp hai."
Diễn biến chiến sự sau đó quả như Nguyễn Trãi tiên đoán. Lê Lợi điều các tướng giỏi lên đánh chặn hai đạo viện binh, giết được Liễu Thăng,Mộc Thạnh bỏ chạy về nước. Vương Thông trong thành tuyệt vọng không còn cứu binh phải mở cửa thành ra hàng, cùng Lê Lợi thực hiện "hội thề Đông Quan", xin rút quân về nước và cam kết không sang xâm phạm nữa.(xem chi tiết: Khởi nghĩa Lam Sơn)
Theo lệnh của Lê Lợi, Nguyễn Trãi thảo bài Bình Ngô đại cáo để bá cáo cho thiên hạ biết về việc đánh giặc Minh, được coi là bản tuyên ngôn độc lập thứ hai của Việt Nam sau bài thơ Nam quốc sơn hà.
Công thần bị tội
Bị vạ với người trong họ
Sau thắng lợi 1 năm, đầu năm 1429, Lê Lợi nghi ngờ Trần Nguyên Hãn, một tướng giỏi là dòng dõi nhà Trần, mưu phản, sai người ...  sa
Lòng quê dờn dợn vời con nước
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà.
Tình Tự
Sáng hôm nay hồn em như tủ áo
Ý trong veo là lượt xếp từng đôi.
Áo đẹp chưa anh! Hoa thắm thêu đời
Áo mơ ước anh bận giùm chiếc nhé.
Vàng rạng cùng xanh, hồng cười với tía,
Xin mời anh chọn hình sắc yêu đương.
Hồn em đây đủ muôn ánh nghê thường,
Anh hãy bận hồn em màu sáng chói.
Anh có biết hôm nay là ngày hội.
của lòng ta. Em trần thiết, trang hoàng.
Anh đã về; em nghe dưới chân vang
Hoa lá nở với chuông rền giọng thắm
Thủa chờ đợi, ôi, thời gian rét lắm.
Đời tàn rơi cùng sao rụng cảnh canh thâu;
Và trăng lu xế nửa mái tình sầu,
Gió than thở biết mấy lời van vỉ?
Lòng em nhớ lòng anh từ vạn kỉ.
Gặp hôm nay nhưng hẹn đã ngàn xưa
Yêu giữa đời mà hồn ở trong mơ
Tình rộng quá, đời không biên giới nữa.
Đây cửa mộng lòng em, anh hãy mở
Màu thanh thiên rời rợi, gió long lanh:
Hồn nhớ thương em dệt áo dâng anh
Ngậm Ngùi
Nắng chia nửa bãi; chiều rồi...
Vườn hoang trinh nữ xếp đôi lá rầu.
Sợi buồn con nhện giăng mau;
Em ơi! Hãy ngủ... anh hầu quạt đâỵ
Lòng anh mở với quạt này;
Trăm con chim mộng về bay đầu giường.
Ngủ đi em, mộng bình thường!
Ru em sẵn tiếng thùy dương mấy bờ...
Cây dài bóng xế ngẩn ngơ...
Hồn em đã chín mấy mùa thương đau?
Tay anh em hãy tựa đầu,
Cho anh nghe nặng trái sầu rụng rơi.
Chính Hữu
Chính Hữu, tên thật là Trần Đình Đắc, là một nhà thơ Việt Nam, Phó tổng thư ký Hội Nhà văn Việt Nam. Ông được nhà nước Việt Nam trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học và nghệ thuật (năm 2000).
Tiểu sử hoạt động
Ông sinh ngày 15 tháng 12 năm 1926 tại Vinh (Nghệ An). Tuy nhiên, quê của ông lại là huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh. Ông học tú tài (triết học) ở Hà Nội trươcs cách mạng tháng tám. Năm 1946, ông gia nhập Trung đoàn Thủ Đô và hoạt động trong quân đội suốt hai cuộc kháng chiến chống Pháp và kháng chiến chống Mỹ. Ông còn làm chính trị viên đại hội (chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954). Ông làm thơ từ năm 1947 và hầu như chỉ viết về người lính và chiến tranh. Tập thơ Đầu súng trăng treo (1966) là tác phẩm chính của ông. Bài thơ "Đồng chí" được in vào tháng 2-1948. Thơ ông không nhiều nhưng lại có nhiều bài đặc sắc, cảm xúc dồn nén, ngôn ngữ và hình ảnh chọn lọc, hàm súc. Ông đã sáng tác bài thơ "Đồng chí" mà sau này đã được phổ nhạc cho bài hát "Tình đồng chí". Bài hát đã khơi dậy những xúc động mãnh mẽ trong lòng nhiều thế hệ .
Tác phẩm
Đầu súng trăng treo (tập thơ, NXB Văn học, 1966)
Thơ Chính Hữu (tập thơ, NXB Hội nhà văn, 1997)
Tuyển tập Chính Hữu (NXB Văn học, 1998)
Phạm Tiến Duật
Phạm Tiến Duật (sinh năm 1941) là một nhà thơ Việt Nam với nhiều tác phẩm tiêu biểu viết trong thời kỳ Kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Hiện nay ông là Phó trưởng ban đối ngoại Việt Nam và Hội Nhà văn Việt Nam.
Tiểu sử
Phạm Tiến Duật sinh ngày 14 tháng 1 năm 1941, quê ở huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ. Cha ông là nhà giáo, dạy chữ Hán và chữ Pháp, còn mẹ làm ruộng, không biết chữ. Ông tốt nghiệp trường Đại học Sư phạm Hà Nội năm 1964, nhưng sau đó không tiếp tục với nghề giáo mà quyết định lên đường nhập ngũ. Trong thời gian này, ông sống và chiến đấu chủ yếu trên tuyến đường Trường Sơn. Đây cũng là thời gian ông sáng tác rất nhiều tác phẩm thơ nổi tiếng.
Chiến tranh kết thúc, ông trở lại với công tác của mình. Hiện nay, ông sống ở Hà Nội.
Ông là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam và hội viên Hội nhà Văn Việt Nam (gia nhập năm 1970). Ông đã được giải nhất cuộc thi thơ báo Văn nghệ 1969–1970.
Đóng góp
Ông đóng góp chủ yếu là tác phẩm thơ, phần lớn thơ được sáng tác trong thời kỳ ông tham gia quân ngũ. Thơ của ông được các nhà văn khác đánh giá cao và có nét riêng như: giọng điệu sôi nổi, trẻ trung nhưng cũng tinh nghịch và sâu sắc. Nhiều bài thơ của ông đã được phổ nhạc thành bài hát để động viên tinh thần chống Mỹ.
Những tập thơ chính của nhà thơ Phạm Tiến Duật:
Vầng trăng quầng lửa (thơ, 1970), nổi tiếng nhất với tác phẩm "Bài thơ về tiểu đội xe không kính"
Thơ một chặng đường (thơ, 1971)
Ở hai đầu núi (thơ, 1981)
Vầng trăng và những quầng lửa (thơ, 1983)
Thơ một chặng đường (tập tuyển, 1994)
Nhóm lửa (thơ, 1996)
Tiếng bom và tiếng chuông chùa (trường ca, 1997)
Vũ Đình Liên
Vũ Đình Liên (sinh ngày 12 tháng 11 năm 1913- mất năm 1996) là một nhà thơ, nhà giáo nhân dân Việt Nam, từng là chủ nhiệm khoa tiếng Pháp trường Đại học Quốc gia Hà Nội, và là chủ biên sách sơ khảo Lịch sử thơ Việt Nam.
Tiểu sử
Ông sinh tại Hà Nội, nhưng quê gốc ở Châu Khê, Bình Giang, Hải Dương, đỗ tú tài trường Bưởi năm 1932, ông từng dạy học ở các trường tư thục Thăng Long, Gia Long, Trường nữ sinh Hoài Đức để kiếm sống, ông học thêm trường Luật. Năm 1936 ông được biết đến với bài thơ "Ông đồ" đăng trên báo Tinh Hoa.
Thế Lữ 
(1907 - 1989)
Tên thật Nguyễn Thứ Lễ, sinh năm 1907 tại Hà Nội. Quê quán: làng Phù Đổng, huyện Tiên Du (nay là Tiên Sơn), Bắc Ninh. Mất năm 1989. Thuở nhỏ, Thế Lữ học ở Hải Phòng. Năm 1929 học xong Thành chung, ông vào trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương. Năm 1932 tham gia Tự lực văn đoàn, là một cây bút chủ lực của báo Phong hóa, Ngày nay. Ông làm thơ, viết truyện ngắn, tiểu thuyết trinh thám và hoạt động sân khấu.  
Tác phẩm chính: Vàng và máu (truyện vừa, 1934), Mấy vần thơ (thơ, 1935), Bên đường Thiên lôi (truyện ngắn, 1936), Lê Phong phóng viên (tiểu thuyết, 1937) Mai Hương và Lê Phong (tiểu thuyết, 1937), Đòn hẹn (truyện, 1939), Gói thuốc lá (tiểu thuyết, 1940), Gió trăng ngàn (truyện, 1941), Trại Bồ Tùng Linh (truyện vừa, 1941), Thoa (truyện ngắn, 1943)... Ngoài ra Thế Lữ còn viết nhiều kịch bản: Cụ Đạo sư ông (1946), Đoàn biệt động (1947), Đợi chờ (1949), Tin chiến thắng Nghĩa Lộ (1952)... Ông dịch nhiều vở kịch của Sếchxpia, Gơtơ, Sinle và N.Pôgôđin...
01. Đêm trăng
02. Cái đầu lâu
03. Câu chuyện trên tàu thuỷ
04. Một chuyện ngoại tình
05. Hai lần chết
06. Một người hiếm có
07. Ông phán nghiện
08. Vì tình
09. Mau trí khôn
10. Một người say rượu
11. Chim đèo
12. Thoa (một đời người)
Nam Cao
Nam Cao (1915-1951)
Nam Cao (1915-1951) là một trong những nhà văn Việt Nam tiêu biểu nhất thế kỷ 20. Nhiều truyện ngắn của ông được xem như là khuôn thước cho thể loại này. Đặc biệt một số nhân vật của Nam Cao trở thành những hình tượng điển hình, được sử dụng trong ngôn ngữ hàng ngày.
Tiểu sử
Nam Cao tên thật Trần Hữu Tri [1], giấy khai sinh ghi ngày 29 tháng 10 năm 1917, nhưng theo người em ruột của ông là Trần Hữu Đạt thì ông sinh năm 1915. Quê ông tại làng Đại Hoàng, tổng Cao Đà, huyện Nam Song, tỉnh Hà Nam - nay là xã Hòa Hậu, huyện Lý Nhân, Hà Nam. Ông đã ghép hai chữ của tên tổng và huyện làm bút danh: Nam Cao.
Xuất thân từ một gia đình bậc trung Công giáo, cha Nam Cao là ông Trần Hữu Huệ, thợ mộc, làm thuốc, mẹ là bà Trần Thị Minh làm vườn, làm ruộng và dệt vải. Nam Cao học sơ học ở trường làng. Đến cấp tiểu học và bậc trung học, gia đình gửi ông xuống Nam Định học ở trường Cửa Bắc rồi trường Thành Chung. Nhưng vì thể chất yếu, chưa kịp thi Thành chung ông đã phải về nhà chữa bệnh, rồi cưới vợ năm 18 tuổi.
Nam Cao từng làm nhiều nghề, chật vật kiếm sống và đến với văn chương đầu tiên vì mục đích mưu sinh. Năm 18 thuổi vào Sài Gòn, ông nhận làm thư ký cho một hiệu may, bắt đầu viết các truyện ngắn Cảnh cuối cùng, Hai cái xác. Ông gửi in trên Tiểu thuyết thứ bảy, trên báo Ích Hữu các truyện ngắn Nghèo, Đui mù, Những cánh hoa tàn, Một bà hào hiệp với bút danh Thúy Rư. Có thể nói, các sáng tác "tìm đường" của Nam Cao thời kỳ đầu còn chịu ảnh hưởng của trào lưu văn học lãng mạn đương thời.
Trở ra Bắc, sau khi tự học lại để thi lấy bằng Thành chung, Nam Cao dạy học ở Trường tư thục Công Thành, trên đường Thụy Khuê, Hà Nội. Ông đưa in truyện ngắn Cái chết của con Mực trên báo Hà Nội tân văn và in thơ cùng trên báo này với các bút danh Xuân Du, Nguyệt.
Năm 1941, tập truyện đầu tay Đôi lứa xứng đôi, tên trong bản thảo là Cái lò gạch cũ, với bút danh Nam Cao do NXB Đời mới Hà Nội ấn hành được đón nhận như là một hiện tượng văn học thời đó. Sau này khi in lại, Nam Cao đã đổi tên là Chí Phèo. Phát xít Nhật vào Đông Dương, trường bị trưng dụng, Nam Cao thôi dạy học.
Rời Hà Nội, Nam Cao về dạy học ở Trường tư thục Kỳ Giang, tỉnh Thái Bình, rồi về lại làng quê Đại Hoàng. Thời kỳ này, Nam Cao cho ra đời nhiều tác phẩm. Ông in truyện dài nhiều kỳ Truyện người hàng xóm trên Trung Bắc Chủ nhật, viết xong tiểu thuyết Chết mòn, sao đổi là Sống mòn. Tháng 4 1943, Nam Cao gia nhập Hội Văn hóa cứu quốc và là một trong số những thành viên đầu tiên của tổ chức này.
Năm 1945, Cách mạng tháng Tám thành công. Nam Cao tham gia cướp chính quyền ở phủ Lý Nhân, rồi ông được cử làm Chủ tịch xã của chính quyền mới ở địa phương. Ông cho in truyện ngắn Mò sâm banh trên tạp chí Tiên Phong.
Năm 1946, Nam Cao ra Hà Nội hoạt động trong Hội Văn hóa Cứu quốc. Tiếp đó, ông vào miền Nam với tư cách phóng viên. Tại Nam Bộ, Nam Cao viết và gửi in truyện ngắn Nỗi truân chuyên của khách má hồng trên tạp chí Tiên Phong, in tập truyện ngắn Cười ở NXB Minh Đức, in lại tập truyện ngắn Chí Phèo. Ra Bắc, Nam Cao nhận công tác ở Ty Văn hóa Hà Nam, làm báo Giữ nước và Cờ chiến thắng của tỉnh này. Mùa thu năm 1947, Nam Cao lên Việt Bắc. Ông là thư ký tòa soạn báo Cứu quốc Việt Bắc, viết Nhật ký ở rừng. Tại chiến khu, năm 1948 Nam Cao gia nhập Đảng cộng sản Việt Nam.
Năm 1950 Nam Cao chuyển sang làm việc ở Hội Văn nghệ Việt Nam, làm việc trong toà soạn tạp chí Văn nghệ. Tháng 6, ông thuyết trình về vấn đề ruộng đất trong hội nghị học tập của văn nghệ sỹ, sau đó ông được cử làm Ủy viên tiểu ban văn nghệ của Trung ương Đảng. Trong năm đó, ông tham gia chiến dịch biên giới.
Tháng 5 1951, Nam Cao và Nguyễn Huy Tưởng về dự Hội nghị văn nghệ Liên khu 3, sau đó hai nhà văn cùng vào công tác khu 4. Nam Cao trở ra tham gia đoàn công tác thuế nông nghiệp, vào vùng địch hậu khu 3. Ông có ý định kết hợp lấy thêm tài liệu cho cuốn tiểu thuyết sẽ hoàn thành.
Năm 1951, trong chuyến công tác tại tỉnh Ninh Bình, Nam Cao bị quân Pháp phục kích bắt được và xử bắn.
Ông có một vợ và năm người con, trong đó một người đã mất trong nạn đói năm 1945.
Tác phẩm
Kịch
Đóng góp (1951)
Tiểu thuyết
Truyện người hàng xóm (1944) - Báo Trung văn Chủ nhật.
Sống mòn (1956), ban đầu có tên Chết mòn - Nhà xuất bản Văn Nghệ.
Và bốn tiểu thuyết bản thảo bị thất lạc: Cái bát, Một đời người, Cái miếu, Ngày lụt.
Truyện ngắn
Ba người bạn
Bài học quét nhà
Bẩy bông lúa lép
Cái chết của con Mực
Cái mặt không chơi được
Chuyện buồn giữa đêm vui
Cười
Con mèo
Con mèo mắt ngọc
Chí Phèo
Đầu đường xó chợ
Điếu văn
Đôi mắt
Đôi móng giò
Đời thừa
Đòn chồng
Đón khách
Nhỏ nhen
Làm tổ
Lang Rận
Lão Hạc
Mong mưa
Một chuyện xu-vơ-nia
Một đám cưới
Mua danh
Mua nhà
Người thợ rèn
Nhìn người ta sung sướng
Những chuyện không muốn viết
Những trẻ khốn nạn
Nụ cười
Nước mắt
Nửa đêm
Phiêu lưu
Quái dị
Quên điều độ
Rình trộm
Rửa hờn
Sao lại thế này?
Thôi về đi
Trăng sáng
Trẻ con không được ăn thịt chó
Truyện biên giới
Truyện tình
Tư cách mõ
Từ ngày mẹ chết
Xem bói
Ngoài ra ông còn làm thơ và biên soạn sách địa lý với Văn Tân Địa dư các nước Châu Âu (1948), Địa dư các nước châu Á, châu Phi (1949), Địa dư Việt Nam (1951).

Tài liệu đính kèm:

  • doccac tac gia van hoc Viet Nam trong chuong trinh ngu van.doc