Bài tham luận Đổi mới kiểm tra, đánh giá nhằm thúc đẩy đối mới phương pháp dạy học môn Ngữ văn

Bài tham luận Đổi mới kiểm tra, đánh giá nhằm thúc đẩy đối mới phương pháp dạy học môn Ngữ văn

Hoạt động kiểm tra – đánh giá là một khâu quan trọng của quá trình dạy học, có quan hệ hữu cơ, mật thiết với phương pháp dạy học, góp phần đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo, đảm bảo các mục tiêu giáo dục. Hoạt động dạy và học luôn cần những thông tin phản hồi kịp thời để điều chỉnh, bổ sung những kiến thức, kĩ năng, thái độ còn chưa hoàn thiện giúp cho chất lượng học tập trở thành những tri thức bền vững cho mỗi học sinh và giúp các nhà quản lí giáo dục, các giáo viên và bản thân học sinh có những thông tin xác thực, tin cậy để có những tác động kịp thời nhằm điều chỉnh và bổ sung sản phẩm trong quá trình dạy học. Do vậy, để đáp ứng với mục tiêu đổi mới phương pháp dạy học thì hoạt động đổi mới kiểm tra đánh giá phải được thực hiện nghiêm túc, khách quan, minh bạch nhằm thu được kết quả chính xác, cung cấp những thông tin phản hồi cần thiết để điều chỉnh quá trình dạy học từ các phương diện: Cán bộ quản lí, giáo viên, học sinh.

doc 11 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 2075Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài tham luận Đổi mới kiểm tra, đánh giá nhằm thúc đẩy đối mới phương pháp dạy học môn Ngữ văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THPT CHUYÊN LƯƠNG VĂN CHÁNH
TỔ NGỮ VĂN 
BÀI THAM LUẬN
ĐỔI MỚI KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ NHẰM THÚC ĐẨY ĐỐI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MÔN NGỮ VĂN.
I.CƠ SỞ LÍ LUẬN:
1.1.Theo quyết định số 16/2006/QĐ – BGDĐT ngày 5/6/2006 của Bộ trưởng Bộ GD và ĐT về chương trình giáo dục phổ thông có nhấn mạnh mục đích “Đổi mới phương pháp dạy học” là nhằm: “Phát huy tính tích cực tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc trưng môn học; đặc điểm đối tượng hộc sinh; điều kiện của từng lớp học; bồi dưỡng cho học sinh phương pháp tự học; khả năng hợp tác; rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú và trách nhiệm học tập của học sinh.” 
1. 2.Hoạt động kiểm tra – đánh giá là một khâu quan trọng của quá trình dạy học, có quan hệ hữu cơ, mật thiết với phương pháp dạy học, góp phần đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo, đảm bảo các mục tiêu giáo dục. Hoạt động dạy và học luôn cần những thông tin phản hồi kịp thời để điều chỉnh, bổ sung những kiến thức, kĩ năng, thái độ còn chưa hoàn thiện giúp cho chất lượng học tập trở thành những tri thức bền vững cho mỗi học sinh và giúp các nhà quản lí giáo dục, các giáo viên và bản thân học sinh có những thông tin xác thực, tin cậy để có những tác động kịp thời nhằm điều chỉnh và bổ sung sản phẩm trong quá trình dạy học. Do vậy, để đáp ứng với mục tiêu đổi mới phương pháp dạy học thì hoạt động đổi mới kiểm tra đánh giá phải được thực hiện nghiêm túc, khách quan, minh bạch nhằm thu được kết quả chính xác, cung cấp những thông tin phản hồi cần thiết để điều chỉnh quá trình dạy học từ các phương diện: Cán bộ quản lí, giáo viên, học sinh. 
1.3.Kiểm tra đánh giá là động lực để đổi mới phương pháp dạy học. Đổi mới phương pháp dạy học là điều kiện quan trọng nhất để đổi mới kiểm tra – đánh giá. Kiểm tra là phương tiện và hình thức quan trọng của đánh giá. Mục tiêu giáo dục thay đổi thì cần có phương pháp dạy học cho phù hợp nên kiểm tra đánh giá phải chuyển biến mạnh theo hướng phát triển tính tích cực, trí thông minh sáng tạo của học sinh, khuyến khích vận dụng linh hoạt các kĩ năng, kiến thức đã học và những tình huống thực tế, làm bọc bach những cảm xúc, thái độ của học sinh trước những vấn đề nóng hổi của đời sống các nhân, gia đình và cộng đồng.
 Do vậy hình thức ra đề kiểm tra, thi cũng phải thực sự đổi mới. Có yêu cầu cao hơn về kĩ năng vận dụng và đặt biệt nhất với bộ môn văn là quan tâm đến khả năng độc lập tư duy, khả năng vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
II. CƠ SỞ THỰC TẾ:
2.1.Tiếp cận với mục tiêu Đổi mới phương pháp dạy học,từ năm 2005, Bộ GD&ĐT triển khai lộ trình cải tiến thi và tuyển sinh .Với đặc thù bộ môn văn trong các kỳ thi Tốt nghiệp THPT và Bổ túc THPT và tuyển sinh Đại học và Cao đẳng vẫn duy trì hình thức thi tự luận nhưng cấu trúc đề thi thường có ba câu nhằm kiểm tra đánh giá về nhiều mặt của học sinh.(Đề thi Tốt nghiệp 2006-2007;đề thi của một số trường Đại học và Cao đẳng năm 2006-2007).
2.2.Thực hiện chương trình sách giáo khoa mới từ năm 2006 đến nay, chương trình bộ môn văn có những thay đổi theo yêu cầu tích hợp-tích hợp ngang và tích hợp dọc.Trong đó rất chú trọng đến mảng NGHỊ LUẬN XÃ HỘI. Từ cấp THCS, NLXH đã được đề cập với những thao tác cơ bản.Lên cấp THPT cấu trúc cơ bản của phần Làm văn như sau:
-Lớp 10:Ôn lại toàn bộ sáu kiểu văn bản ở THCS , có VĂN BẢN NGHỊ LUẬN .
-lỚP 11: Văn nghị luận ,trọng tâm là rèn luyện các thao tác :phân tích, so sánh, bác bỏ, bình luận.
-Lớp 12:Văn nghị luận, trọng tâm là rèn luyện sự kết hợp các thao tác lập luận trong một bài văn và rèn luyện kỹ năng hoàn chỉnh bài văn.
	Như vậy, so với THCS cấu trúc chương trình ở THPT vừa đồng tâm, vừa nâng cao có trọng điểm ở VĂN NGHỊ LUẬN.Trong đó mảng NLXH được chú trọng và xuyên suốt cả cấp học.
2.3.Thực hiện lời dạy của cố thủ tướng Phạm Văn Đồng:Dạy văn chủ yếu là dạy cho học sinh cái gì mình suy nghĩ,mình cần bày tỏ,một cách trung thành ,sáng tỏ,chính xác,làm nổi bật điều mình muốn nói.Sách giáo khoa mới xem trọng hơn nội dung thực hành viết nghị luận xã hội ,tạo điều kiện thuận lợi cho việc gắn liền nhà trường và thực tế đời sống,giáo dục cho học sinh ý thức quan tâm và nhận thức ,đánh giá đúng đắn những vấn đề có tính chất thời sự của cuộc sống.Trong chương trình số lượng bài kiểm tra về NLXH bằng số lượng bài kiểm tra về văn học.
2.4.Thực tế giảng dạy mảng NLXH đã gợi cho tôi nhiều trăn trở và cũng nhiều tâm đắc về vấn đề này,nhất là trước những nhu cầu của xã hội ,trước tình hình dạy học văn hiện nay.Vì vậy tham gia cuộc hội thảo lần này ,tôi xin góp một vài suy nghĩ về vấn đề:ĐỔI MỚI KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ PHẦN NLXH TRONG LÀM VĂN LỚP 12 NHẰM HƯỚNG ĐẾN ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC VĂN HIỆN NAY.
III.THỰC TRẠNG VỀ KIỂM TRA-ĐÁNH GIÁ MÔN VĂN Ở ĐƠN VỊ CÔNG TÁC:TRƯỜNG THPT CHUYÊN LƯƠNG VĂN CHÁNH.
3.1.Từ cơ sở thực tế đã trình bày ,với đặc thù bộ môn văn của trường THPT Chuyyên Lương Văn Chánh giảng dạy ở cả ba chương trình:Chuẩn, Nâng cao và Chuyên.Vì vậy, từ kiểm tra thường xuyên,kiểm tra định kỳ, đến kiểm tra tổng hợp giáo viên luôn bám sát chương trình,mục tiêu của môn học ,bám sát thực tiễn để ra đề kiểm tra, đánh giá bảo đảm các yêu cầu sau:
3.1.1.Các đề kiểm tra phải tạo điều kiện để đánh giá đúng đắn ,phù hợp với đối tượng của học sinh.
Ví dụ:Đề kiểm tra tổng hợp học kỳ 1 năm học 2008-2009 ,câu hỏi có tính chất kiểm tra trình độ nắm kiến thức, hiểu biết của HS ,thì cùng một vấn đề hỏi về Đặc điểm văn học Việt Nam 1945-1975 nhưng yêu cầu với các chương trình thì có sự phân hoá rõ.
`+Với chương trình chuẩn là:Hãy nêu các đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam giai đoạn từ 1945-1975?
 +Với chương trình nâng cao là:Hãy trình bày ngắn gọn các đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam giai đoạn từ 1945-1975?
 +Với chương trình Chuyên là: Trình bày nội dung của đặc điểm:Nền văn học Việt Nam giai đoạn từ 1945-1975 chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn.
*Với hình thức kiểm tra như thế thì khi dạy mục Khái quát VHVN giai đoạn từ 1945-1975 thì:
-Ở chương trình chuẩn: Giáo viên cho HS đọc ,tìm hiểu SGK trang 10-14 sau đó cho HS trình bày cách hiểu về các đặc điểm đó,sau đó GV nhận xét sự trình bày của HS rồi phân tích cho HS hiểu và nhấn mạnh từng đặc điểm cho hs KHẮC GHI .
- Ở chương trình nâng cao: giáo viên cho HS đọc ,tìm hiểu SGK trang 4-7 sau đó cho HS bám vào một số tác phẩm tiêu biểu đã giới thiệu để phân tích minh hoạ cho từng đặc điểm, sau đó GV nhận xét sự trình bày của HS rồi phân tích cho HS hiểu rõ từng đặc điểm.
- Ở chương trình chuyên:: giáo viên cho HS đọc ,tìm hiểu SGK trang 4-7 sau đó cho HS chọn một số tác phẩm tiêu biểu đã giới thiệu để phân tích minh hoạ cho từng đặc điểm, sau đó GV đưa ra một vài tác phẩm cho HS phân tích sâu từng đặc điểm cụ thể.Sau đó GV nhận xét sự trình bày của HS rồi phân tích cho HS cảm và nắm vững từng đặc điểm.
3.1.2. Đề kiểm tra phải chú trọng đến những kiến thức, những kỹ năng thiết yếu nhất để đánh giá được năng lực vận dụng các kiến thức liên môn để giải quyết các vấn đè gần với đời sống ,có khả năng vận dụng trong đời sống thực tiễn.
Ví dụ :
Câu 2 của đề kiểm tra HKI lớp 12 Chuyên như sau:
 Hưởng ứng thông điệp của nguyên Tổng thư ký liên hiệp quốc Côphi Annan : “Tôi kêu gọi các bạn hãy cùng tôi lên tiếng thật to và dõng dạc về HIV/AIDS”.
Anh (chị) hãy nói lên điều quan tâm nhất của bản thân trong cuộc chiến chống “căn bệnh thế kỷ” hiện nay.
 Yêu cầu cơ bản của đề là bằng những hiểu biết về “căn bệnh thế kỷ” học sinh tự bộc bạch những suy nghĩ về ý thức, lương tâm ,trách nhiệm của bản thân trước vấn đề .Từ đó HS có những hành động, việc làm cụ thể thiết thực cho mình và cho mọi người.
*Đáp ứng yêu cầu đó ,khi dạy bài:Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống AIDS,1-12-2003.GV cần:
+Định hướng cho HS đọc kỹ bản thông điệp.
 +Xác định vấn đề cốt lõi của bản thông điệp.
+Cho HS phát biểu:Cảm nhận của em về tính chất nóng bỏng của cuộc đấu tranh chống đại dịch HIV/AIDS hiện nay trên thế giới qua bản thông điệp.
+Từ đó nảy sinh trong HS những suy nghĩ và việc làm cụ thể để cùng mọi người bắt tay vào cuộc chiến chống AIDS.
Như vậy, HS sẽ có được vốn kiến thức đồng thời có những suy nghĩ thiết thực trước một vấn đề nóng bỏng của xã hội, HS sẽ vào cuộc một cách tự nhiên và khi gặp đề ra như trên, các em sẽ sử lý nhẹ nhàn mà thấu đáo, thiết thực.
 Kết quả kiểm tra ở lớp 12 Văn có 72% đạt Tốt, 28% đạt khá.
 *Qua tìm hiểu một số đề thi trong các kỳ thi những năm gần đây như:
-Kỳ thi Olympic năm 2007-2008.
-Kỳ thi học sinh giỏi Quốc gia ở một số tỉnh năm 2007-2008.
.-Kỳ thi đại hoc năm 2007-2008.
Và thực tế áp dụng của bản thân, tôi rất tâm đắc với dạng đề Nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong các tác phẩm văn học.
 Tác phẩm văn học lớn thường có nhiều ý nghĩa xã hội. Từ tác phẩm văn học, để yêu cầu người viết bàn về một vấn đề xã hội nào đó. Dạng đề này kết hợp kiểm tra được cả về năng lực đọc – hiểu tác phẩm văn học, cả về kiến thức xã hội và năng lực nghị luận.
VÍ DỤ:
ĐỀ : Qua một số bài thơ trong tác phẩm “ Nhật ký trong tù” của Hồ Chí Minh, anh (chị ) hãy phát biểu quan điểm về nghị lực một con người.
	Ở dạng đề này, cũng có thể từ một câu chuyện rất ngắn ( truyện mi ni) mà yêu cầu bàn về ý nghĩa xã hội đặt ra trong đó.Chẳng han:
ĐỀ 1: Suy nghĩ của anh ( chị) về câu chuyện sau:
	“ Diễn giả Lê- ô Bu- sca- gli-a lần nọ kể về một cuộc thi mà ông làm giáo khảo. Mục đích của cuộc thi là tìm ra đứa trẻ biết quan tâm nhất. Người thắng cuộc là một đứa bé bốn tuổi.
	Người hàng xóm của em là một lão già vừa mất vợ. Nhìn thấy ông khóc, cậu bé lại gần rồi leo lên ngồi vào lòng ông. Cậu ngồi rất lâu và chỉ ngồi như thế. Khi mẹ em hỏi em đã trò chuyện những gì với ông ấy, cậu bé trả lời: “Không có gì đâu ạ. Con chỉ để ông ấy khóc”. 	
	( Theo “Phép màu nhiệm của đời – NXB Trẻ, 2005)
 Đề 2: 
 Trong cuốn Hoa đạo Oshawa đã kể chuyện về một họa sĩ vẽ hoa chuyên nghiệp. Gần cuối đời, ông ta bày triển lãm những tranh hoa đắc ý nhất của mình. Người đến xem rất đông, ai cũng tấm tắc khen. Họa sĩ rất hãnh diện. Đến ngày cuối, một bác nông dân ghé vào. Bác chăm chú xem hết bức này đến bức khác. Xong bức nào Bác cũng lắc đầu. Họa sĩ chột dạ, bèn hỏi vì sao. Bác thật thà hỏi lại: Có phải các bức tranh này, ông đều vẽ theo mẫu là các bông hoa ngắt từ ngoài vườn vào không? Họa sĩ thú thực rằng đúng như vậy. Thảo nào! – Bác nông dân nói – Tranh hoa của ông rất đẹp, rất giống, nhưng tôi cứ thấy thiếu thiếu một cái gì đó. Khi xem đến bức cuối cùng thì tôi hiểu. Tôi là người cả đời trồng hoa, tôi biết, mỗi bông hoa sống bao giờ cũng có một vầng sáng mờ ảo tỏa ra xung quanh. Tôi cố tìm mà chả có bông hoa nào của ông có cái vầng sáng ấy cả. Nhà họa sĩ đã bị sốc khá lâu. Nhưng chính lúc này ông chợt ngộ ra: Cái thiếu ấy là gì nếu không phải là hồn hoa! Rồi ông lẳng lặng xé bỏ toàn bộ số tranh. Từ hôm sau, người ta thấy ông cặm cụi ở ngoài vườn.
 Câu chuyện trên gợi cho anh (chị) suy nghĩ gì về nhà văn và tác phẩm văn học.
*Dạng đề này tôi đã áp dụng cho bài viết số 2 ở hai lớp 12 Toán và 12 Sinh. Chuẩn bị cho tiết kiểm tra được tốt khi dạy bài: “Nghị luận về một hiện tượng đời sống”
GV áp dụng phương pháp gợi mở, phát b ... : "Tại sao khi tôi đánh anh, anh viết trên cát, còn bây giờ anh lại viết trên đá?"
Mỉm cười, anh trả lời: "Khi một người bạn làm chúng ta đau, chúng ta hãy viết điều gì đó trên cát, gió sẽ thổi bay chúng đi cùng với sự tha thứ... Và khi có điều gì đó to lớn xảy ra, chúng ta nên khắc nó lên đá như khắc sâu vào ký ức của trái tim, nơi không ngọn gió nào có thể xoá nhòa được...”
 Hãy học cách viết trên cát và trên đá.
 ( Theo Hạt giống tâm hồn – NXB Trẻ )
Anh/ chị có suy nghĩ gì về câu kết của văn bản trên.
*GV cho HS phân làm hai nhóm để thảo luận và tìm hiểu đề, lập dàn ý hai đề trên .Trên cơ sở đó, HS về nhà tự viết bài.
*GV soạn đáp án ,biểu điểm rõ ràng, có mở cho những HS phát huy sự sáng tạo cũng như những suy nghĩ tích cực trong quá trình làm bài. Đánh giá cao những bài làm thể hiện kỷ năng vận dụng các phương pháp lập luận sắc sảo, thể hiện được sự tích hợp cao trong việc vận dụng kỷ năng và kiến thức trong bài làm.,đồng thời liên hệ thực tế thuyết phục.
*ĐÁP ÁN:
I. Yêu cầu về kỹ năng:
- Biết kết hợp các thao tác lập luận để làm bài văn nghị luận xã hội
- Bố cục chặt chẽ, ý kiến rõ ràng, thuyết phục
- Diễn đạt lưu loát, văn giàu hình ảnh, có cảm xúc
- Không mắc lỗi diễn đạt
II. Yêu cầu về kiến thức:
Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau miễn là đáp ứng được những ý chính sau :
- Hãy biết tha thứ cho những lỗi lầm của người khác
- Hãy học cách biết ơn, tri ân với những người đã giúp đỡ mình trong cuộc sống
-Bàn vấn đề gắn với thực tế cuộc sống của xã hội hôm nay.
- Rút ra bài học cho bản thân.
BIỂU ĐIỂM:
- Điểm 8: Đáp ứng tốt các yêu cầu nêu trên, khuyến khích những bài viết có sáng tạo
- Điểm 6: Đáp ứng phần lớn các yêu cầu nêu trên, mắc một vài lỗi diễn đạt không đáng kể.
- Điểm 4: Đáp ứng khoảng một nửa các yêu cầu nêu trên
- Điểm 2: Viết lan man, mắc nhiều lỗi diễn đạt
- Điểm 0: Bỏ giấy trắng.
*Kết quả bài viết ở hai lớp đạt tỷ lệ như sau:
-58% đạt loại tốt,
-28% đạt loại khá.
-14 % đạt loại TB.
*Tuy kết quả bài viết chưa thật cao nhưng trong tiết trả bài HS tỏ ra rất hài lòng với bài viết của mình cũng như rất tâm đắc với những bài viết sâu sắc, chân thật, liên hệ thiết thực.Điều đó chứng tỏ HS có sự thích thú với dạng đề này.
3.1.3.Sử dụng phối hợp linh hoạt các phương thức đánh giá một cách hợp lý:
-Với hình thức trắc nghiệm : Nên áp dụng cho kiểm tra thường xuyên dạng nói và viết.Kết hợp cả trắc nghiệm khách quan và trắc nghiệm tự luận.Thực tế qua các lần kiểm tra nhận thấy: Thường sử dụng hai loại bài trắc nghiệm sau phù hợp với bộ môn và có hiệu quả đánh giá cao.
+Trắc nghiệm tự do:kiểm tra các đơn vị kiến thức và kỹ năng (cả ba phân môn) một cách độc lập.
Ví dụ:
Caâu 1: Hình aûnh laù côø ñoû bay phaáp phôùi keát thuùc taùc phaåm naøo ?
A. Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống AIDS,1-12-2003.(Cô phi Annan)
B.Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài).
C.Tât tiến (Quang Dũng)
D. Vợ nhặt (Kim Lân)
+Trắc nghiệm tích hợp: Bám sát vào một đoạn văn, văn bản cụ thể để nêu câu hỏi cả về văn,tiếng Việt và làm văn.
Ví dụ: “như một cô gái Di –gan phóng khoáng và man dại”; “người gái đẹp nằm ngủ mơ màng giữa cánh đồng Châu Hoá đầy hoa dại”; “đã trở thành một người tài nữ đánh đàn lúc đêm khuya”.
A.Đó là những câu văn sử dụng nghệ thuật điệp cú pháp để miêu tả vẻ đẹp của sông Hương phần thượng nguồn trong tác phẩm “Ai đã đặt tên cho dòng sông “của Hoàng Phủ Ngọc Tường.
B.Đó là những câu văn sử dụng nghệ thuật tu từ ngữ âm để miêu tả vẻ đẹp của sông Hương phần thượng nguồn trong tác phẩm “Ai đã đặt tên cho dòng sông “của Hoàng Phủ Ngọc Tường.
C.Đó là những chi tiết sử dụng nghệ thuật từ từ so sánh để miêu tả vẻ đẹp của sông Hương trong tác phẩm “Ai đã đặt tên cho dòng sông “của Hoàng Phủ Ngọc Tường.
*Để làm được dạng bài tập loại này đạt kết quả cao thì khi dạy và học ,giáo viên cần lưu ý HS nắm vững kiến thức và biết vận dụng vào các ví dụ cụ thể .Dạy bài đọc hiểu cần khắc ghi những chi tiết đắc ,có vấn đề ,có ấn tượng và phần củng cố, luyện tập cho hệ thống câu hỏi yêu cầu HS vận dụng tích hợp các kiến thức để trả lời.
-Với hình thức tự luận:
Với đặc thù của bộ môn văn thì hình thức kiểm tra tự luận về NLXH sẽ đánh giá được năng lực tư duy,năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn ,khả năng sáng tạo của học sinh.Vì vậy ngưòi dạy văn cần ra đề làm sao để các em học sinh nói đúng,nói thật từ chính kiến thức và những tình cảm ,suy nghĩ ,sáng tạo riêng của mình.Từ quan niệm đó đề văn nghị luận,nhất là NLXH chủ yếu là nêu vấn đề,đề tài cần bàn bạc và làm sáng tỏ.Còn thao tác thì HS tuỳ vào cách làm bài ,tuỳ vào kiểu văn bản cần tạo lập mà sử dụng.
-Nên chú ý dạng đề mở nhằm kích thích sự tòi,sáng tạo,khám phá của HS.
-Ra đề làm sao để HS khi làm bài cảm thấy vấn đề ở rất gần cuộc sống của mình,thấy lạ mà quen và không có cảm giác sợ bị lạc đề.(một nỗi lo của HS khi làm văn dạng đề truyền thống trước đây.).Đồng thời phải kích thích được những suy nghĩ đa dạng ,phong phú ,của nhiều đối tượng HS khác nhau và chống lại thói sao chép văn mẫu,minh hoạ cho những điều có sẵn.
Ví dụ:Bài viết số 1 :Nghị luận xã hội bàn về một tư tưởng đạo lý .
Muốn kiểm tra cách hiểu ,cách cảm, suy nghĩ của HS vể tình thương người, lòng nhân áitrước đây dạng đề truyền thống thường ra kiểu:
Hãy bình luận câu tục ngữ sau:Thương người như thể thương thân.
Hoặc:Em hiểu câu tục ngữ sau như thế nào: “Thương người như thể thương thân.”
Để kích thích sự tìm tòi sáng tạo ,độc lập suy nghĩ,tự bộc bạch tâm tư và hướng hành động cho HS thiết nghĩ về vấn đề đó ta ra đề như sau:
ĐỀ 1: Suy nghĩ của anh ( chị) về câu chuyện sau:
	“ Diễn giả Lê- ô Bu- sca- gli-a lần nọ kể về một cuộc thi mà ông làm giáo khảo. Mục đích của cuộc thi là tìm ra đứa trẻ biết quan tâm nhất. Người thắng cuộc là một đứa bé bốn tuổi.
	Người hàng xóm của em là một lão già vừa mất vợ. Nhìn thấy ông khóc, cậu bé lại gần rồi leo lên ngồi vào lòng ông. Cậu ngồi rất lâu và chỉ ngồi như thế. Khi mẹ em hỏi em đã trò chuyện những gì với ông ấy, cậu bé trả lời: “Không có gì đâu ạ. Con chỉ để ông ấy khóc”. 	
	( Theo “Phép màu nhiệm của đời – NXB Trẻ, 2005)
Đáp án:
	I- Yªu cÇu chung 
	 * VÒ kü n¨ng 
	- N¾m v÷ng vµ vËn dông tèt kü n¨ng lµm bµi nghÞ luËn xã hội, bè côc c©n ®èi, ý tø m¹ch l¹c, chÆt chÏ. 
-yêu cầu học sinh phải phối hợp nhiều thao tác trong làm bài:Giải thích, phân tích, chứng minh,bình luậntrong đó bình luận là chủ yếu .
- DiÔn ®¹t lưu loát, s¸ng sña. Kh«ng m¾c lçi dïng tõ, ®Æt c©u, lçi chÝnh t¶, ch÷ viÕt cÇn ph¶i râ rµng dÔ ®äc. 
II.Yêu cầu về cụ thể:
-Học sinh có thể có nhiều cách trình bày khác nhau nhưng phải bảo đảm các ý cơ bản sau:
	+Hiểu được ý nghĩa của câu chuyện: Đề cao và kêu gọi sự sẻ chia, cảm thông trong cuộc sống –đó là sự thân thiện xuất phát tự đáy lòng giữa người với người trong cuộc sống.
	+Có nhiều cách biểu hiện sự cảm thông chia sẻ .đôi khi im lặng là vàng 
	+Sự chia sẻ của cậu bé trong câu chuyện là một sự cảm thông đầy ngây thơ hồn nhiên nhưng đã thắng cuộc bỡi đó là một sự cảm thông chân tình của một trái tim vô tư ,của cử chỉ thân thiện “ngồi vào lòng .ngồi rất lâu’
 +Liên hệ trong cuộc sống ,trình bày suy nghĩ của bản thân .
+Có thể gắn với chủ đề năm học . 
III- Tiªu chuÈn cho ®iÓm: 
+ §iÓm9-10: Tr×nh bµy ®ñ c¸c ý trªn, v¨n viÕt giµu c¶m xóc, dÉn chøng chÝnh x¸c, phong phó, m¾c Ýt lçi diÔn ®¹t. 
+ §iÓm5-6 : Tr×nh bµy ®ñ c¸c ý trªn, v¨n viÕt tr«i ch¶y, dÉn chøng chÝnh x¸c, m¾c vµi lçi diÔn ®¹t. 
+ §iÓm 2-3: Tr×nh bµy được hơn nửa số ý, v¨n viÕt râ rµng, m¾c mét sè lçi diÔn ®¹t. 
+ §iÓm 1: Tr×nh bµy s¬ lược ,v¨n viÕt lñng cñng, m¾c nhiÒu lçi diÔn ®¹t. 
*Kết quả bài viết ở hai lớp:12 Toán và 12 Sinh cho thấy:Ban đầu HS tỏ ra lúng túng nhưng sau khi gợi ý về biểu hiện của lòng nhân ái cũng như hướng về chủ đề năm học và đọc kỹ đề học sinh dần tỏ ra được kích thích và hứng thú trình bày. Kết quả bài viết của hai lớp tuy chưa thật cao :Lớp12 Toán có: 2 bài đạt điểm Giỏi chiếm tỷ lệ 6.1%
	 8 bài đạt điểm TB chiếm tỷ lệ 24,2%
23 bài đạt điểm KHÁ chiếm tỷ lệ 69.7 %
	+Lớp12 SINH có: 2 bài đạt điểm Giỏi chiếm tỷ lệ 6.4%
	 11 bài đạt điểm TB chiếm tỷ lệ 35,5%
18 bài đạt điểm KHÁ chiếm tỷ lệ 58.7 %
 nhưng khi chấm bài người đọc sẽ thích thú hơn khi biết được những suy nghĩ thực ,chân tình của HS trong cuộc sống.Đặc biệt là ý thức của HS ,cũng có những suy nghĩ chủ quan tỏ ra hẹp hòi,ích kỷ nhưng nhìn chung HS đều thể hiện được sự tác động của câu chuyện đến sự ý thức về lòng nhân ái và sẻ chia trong cuộc sống
IV.MỘT VÀI KINH NGHIỆM CẦN CHIA SẺ:
Nâng cao chất lượng dạy và học là mục tiêu chính của công cuộc đổi mới phương pháp dạy học.Đổi mới Kiểm tra-đánh giá nhằm thúc đẩy đổi mới phương pháp.Trên cơ sở những điều đã trình bày ,thiết nghĩ để thúc đẩy vấn đề càn lưu ý những khía cạnh sau:
-Dạy văn cần phát huy tính tích cực của học sinh bằng cách dạy cho các em cách suy nghĩ, cách thể hiện, cách trình bày suy nghĩ của mình trước những vấn đề của cuộc sống xã hội, gia đình, bản thân.Muốn vậy cần chú trọng mảng NLXH với dạng đề mở nhằm kích thích sự khám phá của HS và sự vận dụng vào thực tế cuộc sống.
-Với cấu trúc đề thi Tốt nghiệp và Đại học hiện nay thì việc HS học tốt mảng NLXH là rất thiết thực, vì cậy cần phát huy những ưu điểm đã nêu trên.
-Với điều kiện xã hội hiện nay những kiến thức và kỷ năng hành văn nghị luận của HS sẽ rất cần thiết cho HS khi vào đời vì vậy cần trau dồi cho HS kiến thức về NLXH và kỷ năng vận dụng trong cuộc sống, kỷ năng trình bày vấn đề về cuộc sống.
-Cần tuân thủ quy trình xây dựng đề kiểm tra và phải chú trọng khâu soạn đáp án và biểu điểm.Tiết trả bài cần giúp HS nhận thức đầy đủ yêu cầu của đề, khả năng của bản thân ,những trao đổi thoả đáng để mỗi HS tự rút ra những kinh nghiệm cho bản thân .
+Giáo viện không áp đặt, không làm thay, không suy nghĩ và cảm thụ thay cho học sinh. Học sinh được tôn trọng, được nhìn nhận như một chủ thể sáng tạo Học sinh có thể tham gia tích cực vào quá trình tìm hiểu ,bình giá, cảm thụ tác phẩm văn học để rồi tự ý thức vận dụng vào thực tế cuộc sống. 
V. NHỮNG ĐỀ XUẤT :
+Mục tiêu đổi mới của Bộ GD&ĐT qua bộ SGK mới cần được áp dụng linh hoạt và đồng bộ ở các kỳ thi Tuyển sinh vào lớp10, Tốt nghiệp THPT,bổ túc THPT, Kỳ thi Đại học,Cao đẳng,
+Cần đa dạng hoá các hình thức luyện tập trong giờ làm văn nhằm kich thích sự độc lập suy nghĩ, phát huy sáng tạo, khả năng hợp tác của học sinh trong những tình huống có vấn đề.
+Phát huy ứng dụng công nghệ thông tin trong những giờ dạy cần thiết nhằm kich thích sự hứng thú cho học sinh như giới thiệu những địa chỉ,những để tài để HS tìm hiểu ,thực hành ,trao đổi
+Vấn đề tư liệu tham khảo cho bộ môn văn trên thực tế hiện nay rất đa dạng nhưng chưa tinh lọc, chưa kích thích được sự tự nghiên cứu của HS. Nhiều sách dạng văn mẫu làm cho HS ỷ lại, đối phó,sao chépNên chăng cần có sự kiểm duyệt trước khi cho xuất bản sách tham khảo cho HS.
+Giáo viện không áp đặt, không làm thay, không suy nghĩ và cảm thụ thay cho học sinh. Học sinh được tôn trọng, được nhìn nhận như một chủ thể sáng tạo Học sinh có thể tham gia tích cực vào quá trình tìm hiểu ,bình giá, cảm thụ tác phẩm văn học để rồi tự ý thức vận dụng vào thực tế cuộc sống. 
	Người viết: LÊ THỊ THƠ.

Tài liệu đính kèm:

  • docbai tham luan.doc