Bài tập Sinh học 12 - Chuyên đề: Quần xã sinh vật

Bài tập Sinh học 12 - Chuyên đề: Quần xã sinh vật

PHẦN I: KIẾN THỨC CƠ BẢN

A. KHÁI NIỆM VÀ CÁC ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA QUẦN XÃ

I. Khái niệm

- Quần xã là tập hợp các quần thể sinh vật thuộc nhiều loài khác nhau, cùng sống trong không gian và thời gian nhất định, các sinh vật có mối quan hệ gắn bó với nhau như một thể thống nhất và do vậy quần xã có cấu trúc tương đối ổn định.

II. Một số đặc trưng cơ bản của quần xã

1. Đặc trưng về thành phần loài :

+ Số lượng loài, số lượng cá thể của mỗi loài biểu thị mức độ đa dạng của quần xã. Quần xã ổn định thường có số lượng loài lớn và số lượng cá thể trong mỗi loài cao.

+ Loài đặc trưng là loài chỉ có ở một quần xã nào đó, hoặc có số lượng nhiều hơn hẳn và vai trò quan trọng hơn loài khác.

+ Loài ưu thế : là những loài đóng vai trò quan trọng trong quần xã do có số lượng cá thể nhiều, sinh khối lớn, hoặc do hoạt động mạnh của chúng. Trong các quần xã trên cạn, loài thực vật có hạt chủ yếu thường là loài ưu thế, vì chúng ảnh hưởng rất lớn tới khí hậu của môi trường.

 

doc 6 trang Người đăng haivyp42 Lượt xem 1246Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập Sinh học 12 - Chuyên đề: Quần xã sinh vật", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHUYÊN ĐỀ: QUẦN XÃ SINH VẬT
PHẦN I: KIẾN THỨC CƠ BẢN
A. KHÁI NIỆM VÀ CÁC ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA QUẦN XÃ
I. Khái niệm
- Quần xã là tập hợp các quần thể sinh vật thuộc nhiều loài khác nhau, cùng sống trong không gian và thời gian nhất định, các sinh vật có mối quan hệ gắn bó với nhau như một thể thống nhất và do vậy quần xã có cấu trúc tương đối ổn định.
II. Một số đặc trưng cơ bản của quần xã
1. Đặc trưng về thành phần loài :
+ Số lượng loài, số lượng cá thể của mỗi loài biểu thị mức độ đa dạng của quần xã. Quần xã ổn định thường có số lượng loài lớn và số lượng cá thể trong mỗi loài cao.
+ Loài đặc trưng là loài chỉ có ở một quần xã nào đó, hoặc có số lượng nhiều hơn hẳn và vai trò quan trọng hơn loài khác. 
+ Loài ưu thế : là những loài đóng vai trò quan trọng trong quần xã do có số lượng cá thể nhiều, sinh khối lớn, hoặc do hoạt động mạnh của chúng. Trong các quần xã trên cạn, loài thực vật có hạt chủ yếu thường là loài ưu thế, vì chúng ảnh hưởng rất lớn tới khí hậu của môi trường. 
2. Đặc trưng về phân bố không gian (theo chiều ngang, theo chiều thẳng đứng). 
III. Quan hệ giữa các loài trong quần xã
1. Các mối quan hệ sinh thái
a. Quan hệ hỗ trợ (cộng sinh, hội sinh, hợp tác)
* Quan hệ hội sinh: là quan hệ giữa 2 loài sinh vật, 1 bên có lợi cần thiết còn bên kia không có lợi cũng không hại gì.
Vd: cá ép sống bám trên cá lớn.
* Quan hệ hợp tác: Là mối quan hệ giữa 2 loài sinh vật trong đó cả 2 bên có lợi, nhưng không nhất thiết cần thiết cho sự tồn tại của chúng, bởi vì khi tách ra chúng vẫn có thể sống được
VD: sáo ăn ve, rận trên lưng trâu.
* Quan hệ cộng sinh: Là quan hệ hợp tác giữa 2 loài SV trong đó cả 2 bên có lợi cần thiết. Mỗi bên chỉ có thể sống, phát triển và sinh sản được dựa vào sự hợp tác của bên kia.
VD: mối+ trùng roi, VK Rhizobium+ nốt sần cây họ đậu. 
b. Quan hệ đối kháng (cạnh tranh, kí sinh, ức chế - cảm nhiễm, sinh vật ăn sinh vật).
* Quan hệ ức chế - cảm nhiễm: Là quan hệ giữa các loài SV, trong đó loài này ức chế sự phát triển hoặc sinh sản của loài kia bằng cách tiết vào môi trường những chất độc đối với loài kia.
* Quan hệ kí sinh: Một loài sống nhờ trên cơ thể của loài khác, lấy các chất nuôi sống cơ thể từ loài đó.
* Quan hệ cạnh tranh: Các loài cạnh tranh nhau về nguồn sống, không gian sống. Cả hai loài đều bị ảnh hưởng bất lợi, thường thì một loài sẽ thắng thế còn loài khác bị hại nhiều hơn.
2. Hiện tượng khống chế sinh học
- Khống chế sinh học: Hiện tượng số lượng cá thể của một loài luôn dao động quanh một mức nhất định (không tăng quá cao, không giảm quá thấp) do tác động của các mối quan hệ hỗ trợ hoặc đối kháng giữa các loài trong quần xã.
- Ý nghĩa: Sử dụng thiên địch phòng trừ các sinh vật gây hại trong sản xuất và đời sống.
B. DIỄNTHẾ SINH THÁI.
I. Khái niệm về diễn thế sinh thái
- Diễn thế sinh thái: Là quá trình biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn tương ứng với sự biến đổi của môi trường.
- Ví dụ: Diễn thế ở đầm nước nông, diễn thế suy thoái ở rừng lim Hữu Lũng - Lạng Sơn.
- Các giai đoạn: Khởi đầu ® giữa ® cuối.
II. Các loại diễn thế sinh thái
1. Diễn thế nguyên sinh
Diễn thế nguyên sinh là diễn thế khởi đầu từ môi trường chưa có sinh vật và kết quả là hình thành nên quần xã tương đối ổn định.
2. Diễn thế thứ sinh
Diễn thế thứ sinh là diễn thế xuất hiện ở môi trường đã có một quần xã sinh vật từng sống. Tuỳ theo điều kiện thuận lợi hay không thuận lợi mà diễn thế có thể hình thành nên quần xã tương đối ổn định hoặc bị suy thoái.
- VD: Diễn thế thứ sinh ở rừng Lim Hữu Lũng , Lạng Sơn.
III. Nguyên nhân của diễn thế sinh thái
+ Nguyên nhân bên ngoài như sự thay đổi các điều kiện tự nhiên, khí hậu...
+ Nguyên nhân bên trong do sự tương tác giữa các loài trong quần xã (như sự cạnh tranh gay gắt giữa các loài trong quần xã, quan hệ sinh vật ăn sinh vật...).
IV. Tầm quan trọng của việc nghiên cứu diễn thế sinh thái.
Giúp hiểu được quy luật phát triển của quần xã sinh vật. Từ đó có thể chủ động xây dựng kế hoạch trong việc bảo vệ, khai thác và phục hồi nguồn tài nguyên, có biện pháp khắc phục những biến đổi bất lợi của môi trường, sinh vật và con người.
PHẦN II: CÂU HỎI CỦNG CỐ, LUYỆN TẬP.
Câu 1: Quần xã sinh vật có các đặc trưng cơ bản về
A. khu vực phân bố của quần xã.	
B. số lượng loài và số cá thể của mỗi loài, kiểu phân bố.
C. mức độ phong phú nguồn thức ăn trong quần xã.
D. mối quan hệ gắn bó giữa các cá thể trong quần xã.
Câu 2: Trong quần xã sinh vật, mối quan hệ gắn bó quan trọng nhất là
A. quan hệ sinh sản	B. quan hệ dinh dưỡng	
C. quan hệ cạnh tranh	D. quan hệ hỗ trợ
Câu 3: Hiện tượng ve bét hút máu hươu là thí dụ về quan hệ
A. ký sinh	B. cộng sinh	C. cạnh tranh	D. hội sinh
Câu 4: Phát biểu nào dưới đây có nội dung không đúng ?
A. Giữa lúa và cỏ dại có quan hệ cạnh tranh	
B. Giữa các cá thể cùng loài có hỗ trợ và sự cạnh tranh
C. Địa y là một tổ chức cộng sinh
D. Sự cạnh tranh luôn kìm hãm sự phát triển của các cá thể.
Câu 5: Quan hệ nào dưới đây được xem là động lực quan trọng của quá trình tiến hoá ?
A. Hội sinh và cạnh tranh khác loài	
B. Hỗ trợ và cạnh tranh khác loài
C. Cạnh tranh khác loài và quan hệ thú ăn thịt – con mồi	
D. Quan hệ thú ăn thịt – con mồi và quan hệ hỗ trợ
Câu 6: Để diệt sâu đục thân lúa, người ta thả ong mắt đỏ vào ruộng lúa. Đó là phương pháp đấu tranh sinh học dựa vào
A. cạnh tranh cùng loài	B. khống chế sinh học
C. cân bằng sinh học	D. cân bằng quần thể
Câu 7: Ở rừng nhiệt đới Tam Đảo, thì loài đặc trưng là
A. cá cóc	B. cây cọ	C. cây sim	D. bọ que
Câu 8: Quần xã rừng U Minh có loài đặc trưng là
A. tôm nước lợ 	B. cây tràm 	C. cây mua	D. bọ lá
Câu 9: Quá trình diễn thế thứ sinh tại rừng lim Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn như thế nào?
A. Rừng lim nguyên sinh bị chặt hết à Rừng thưa cây gỗ nhỏ à Cây gỗ nhỏ và cây bụi à Cây bụi và cỏ chiếm ưu thế à Trảng cỏ
B. Rừng lim nguyên sinh bị chặt hết à Cây gỗ nhỏ và cây bụi à Rừng thưa cây gỗ nhỏ à Cây bụi và cỏ chiếm ưu thế à Trảng cỏ
C. Rừng lim nguyên sinh bị chặt hết à Rừng thưa cây gỗ nhỏ à Cây bụi và cỏ chiếm ưu thế à Cây gỗ nhỏ và cây bụi à Trảng cỏ
D. Rừng lim nguyên sinh bị chặt hết à Cây bụi và cỏ chiếm ưu thế à Rừng thưa cây gỗ nhỏ à Cây gỗ nhỏ và cây bụi à Trảng cỏ
Câu 10: Vì sao loài ưu thế đóng vai trò quan trọng trong quần xã? 
A.Vì có số lượng cá thể nhiều, sinh khối lớn, có sự cạnh tranh mạnh
B. Vì có số lượng cá thể nhiều, sinh khối lớn, hoạt động mạnh.
C. Vì tuy có số lượng cá thể nhỏ, nhưng hoạt động mạnh.
D. Vì tuy có sinh khối nhỏ nhưng hoạt động mạnh.
Câu 11: Tính đa dạng về loài của quần xã là
A. mức độ phong phú về số lượng loài trong quần xã và số lượng cá thể của mỗi loài.
B. mật độ cá thể của từng loài trong quần xã.
C. tỉ lệ % số địa điểm bắt gặp một loài trong tổng số địa điểm quan sát.
D. số loài đóng vai trò quan trọng trong quần xã.
Câu 12: Quần xã sinh vật là
A. tập hợp nhiều quần thể sinh vật thuộc cùng loài, cùng sống trong một không gian xác định và chúng có mối quan hệ mật thiết, gắn bó với nhau.
B. tập hợp nhiều quần thể sinh vật thuộc các loài khác nhau, cùng sống trong một không gian xác định và chúng ít quan hệ với nhau.
C. tập hợp nhiều quần thể sinh vật thuộc hai loài khác nhau, cùng sống trong một không gian xác định và chúng có mối quan hệ mật thiết, gắn bó với nhau.
D. một tập hợp các quần thể sinh vật thuộc các loài khác nhau, cùng sống trong một không gian và thời gian nhất định, có mối quan hệ gắn bó với nhau như một thể thống nhất.
Câu 13: Ví dụ nào sau đây phản ánh quan hệ hợp tác giữa các loài? 
A. Vi khuẩn lam sống trong nốt sần rễ đậu.	B. Chim sáo đậu trên lưng trâu rừng.
C. Cây phong lan bám trên thân cây gỗ.	D. Cây tầm gửi sống trên thân cây gỗ.
Câu 14: Quần xã rừng thường có cấu trúc nổi bật là
A. phân tầng thẳng đứng.	B. phân tầng theo chiều ngang.
C. phân bố ngẫu nhiên.	D. phân bố đồng đều.
Câu 15: Mối quan hệ vật kí sinh – vật chủ và mối quan hệ vật dữ - con mồi giống nhau ở đặc điểm nào sau đây?
A. Đều làm chết các cá thể của loài bị hại.
B. Loài bị hại luôn có kích thước cá thể nhỏ hơn loài có lợi.
C. Loài bị hại luôn có số lượng cá thể nhiều hơn loài có lợi.
D. Đều là mối quan hệ đối kháng giữa hai loài.
Câu 16: Khi nói về diễn thế sinh thái, phát biểu nào sau đây sai?
A. Diễn thế sinh thái thứ sinh luôn khởi đầu từ môi trường chưa có sinh vật.
B. Diễn thế sinh thái là quá trình biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn tương ứng với sự biến đổi của môi trường.
C. Trong diễn thế sinh thái, song song với quá trình biến đổi của quần xã là quá trình biến đổi về các điều kiện tự nhiên của môi trường.
D. Sự cạnh tranh giữa các loài trong quần xã là một trong những nguyên nhân gây ra diễn thế sinh thái.
Câu 17: Quan hệ giữa giun đũa sống trong ruột lợn và lợn thuộc quan hệ
A. hội sinh.	B. cộng sinh.	C. kí sinh.	D. hợp tác.
Câu 18: Một quần xã ổn định thường có
A. số lượng loài nhỏ và số lượng cá thể của loài thấp.
B. số lượng loài nhỏ và số lượng cá thể của loài cao.
C. số lượng loài lớn và số lượng cá thể của loài cao.
D. số lượng loài lớn và số lượng cá thể của loài thấp.
Câu 19: Ví dụ nào sau đây phản ánh quan hệ cộng sinh giữa các loài?
A. Vi khuẩn lam sống trong nốt sần rễ đậu.
B. Chim sáo đậu trên lưng trâu rừng.
C. Cây phong lan bám trên thân cây gỗ.
D. Cây tầm gửi sống trên thân cây gỗ.
Câu 20: Ví dụ nào sau đây phản ánh quan hệ hội sinh giữa các loài?
A. Vi khuẩn lam sống trong nốt sần rễ đậu.
B. Chim sáo đậu trên lưng trâu rừng.
C. Cây phong lan bám trên thân cây gỗ.
D. Cây tầm gửi sống trên thân cây gỗ.
Câu 21: Con mối mới nở “liếm” hậu môn đồng loại để tự cấy trùng roi Trichomonas. Trùng roi có enzim phân giải được xelulôzơ ở gỗ mà mối ăn. Quan hệ này giữa mối và trùng roi là
A. cộng sinh	B. hội sinh	C. hợp tác	D. kí sinh
Câu 22: Quan hệ hỗ trợ trong quần xã biểu hiện ở
A. cộng sinh, hội sinh, hợp tác.
B. quần tụ thành bầy hay cụm và hiệu quả nhóm.
C. kí sinh, ăn loài khác, ức chế cảm nhiễm.
D. cộng sinh, hội sinh, kí sinh.
Câu 23: Quan hệ đối kháng trong quần xã biểu hiện ở:
A. cộng sinh, hội sinh, hợp tác.
B. quần tụ thành bầy hay cụm và hiệu quả nhóm.
C. kí sinh, sinh vật ăn sinh vật, ức chế cảm nhiễm, cạnh tranh.
D. cộng sinh, hội sinh, kí sinh.
Câu 24: Ở biển có loài cá ép thường bám chặt vào thân cá lớn để “đi nhờ”, thuận lợi cho phát tán và kiếm ăn của loài. Đây là biểu hiện của
A. cộng sinh	B. hội sinh	C. hợp tác	D. kí sinh
Câu 25: Ví dụ về mối quan hệ cạnh tranh là
A. giun sán sống trong cơ thể lợn.
B. các loài cỏ dại và lúa cùng sống trên ruộng đồng.
C. khuẩn lam thường sống cùng với nhiều loài động vật xung quanh.
D. thỏ và chó sói sống trong rừng.
Câu 26: Khi nói về sự phân bố cá thể trong không gian của quần xã, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Nhìn chung, sự phân bố cá thể trong tự nhiên có xu hướng làm giảm bớt mức độ cạnh tranh giữa các loài và nâng cao mức độ sử dụng nguồn sống của môi trường.
B. Sự phân bố cá thể trong không gian của quần xã tùy thuộc vào nhu cầu sống của từng loài.
C. Nhìn chung, sinh vật phân bố theo chiều ngang thường tập trung nhiều ở vùng có điều kiện sống thuận lợi.
D. Trong hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới, kiểu phân bố theo chiều thẳng đứng chỉ gặp ở thực vật mà không gặp ở động vật.
Câu 27: Núi lở lấp đầy một hồ nước ngọt. Sau một thời gian, cỏ cây mọc lên, dần trở thành một khu rừng nhỏ ngay trên chỗ trước kia là hệ sinh thái nước đứng. Đó là
A. diễn thế nguyên sinh.	B. diễn thế thứ sinh.
C. diễn thế phân huỷ.	D. biến đổi tiếp theo.
Câu 28: Khi nói về diễn thế nguyên sinh, phát biểu, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Diễn thế nguyên sinh chỉ chịu tác động của ngoại cảnh.
B. Kết quả của diễn thế nguyên sinh là hình thành quần xã suy thoái.
C. Trong diễn thế nguyên sinh, thành phần loài của quần xã không thay đổi.
D. Diễn thế nguyên sinh khởi đầu từ môi trường chưa có sinh vật.
Câu 29: Diễn thế sinh thái là
A. quá trình biến đổi của quần xã tương ứng với sự thay đổi của môi trường.
B. quá trình biến đổi của quần xã qua các giai đoạn, tương ứng với sự biến đổi của môi trường.
C. quá trình biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn, tương ứng với sự biến đổi của môi trường.
D. quá trình biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn, không tương ứng với sự biến đổi của môi. trường.
Câu 30: Khi nói về quan hệ sinh thái giữa các loài trong quần xã sinh vật, phát biểu nào sau đây sai?
A. Trong quan hệ cộng sinh các loài, các loài hợp tác chặt chặt chẽ với nhau và tất cả các loài tham gia đều có lợi.
B. Trong quan hệ sinh vật này ăn sinh vật khác, kích thước cơ thể sinh vật ăn thịt luôn lớn hơn kích thước cơ thể con mồi.
C. Trong quan hệ kí sinh, kích thước cơ thể sinh vật kí sinh luôn nhỏ hơn kích cơ thể vật chủ.
D. Trong quan hệ hội sinh, có một loài có lợi, còn loài kia không có lợi cũng không có hại.
Câu 31: Quần xã sinh vật nào sau đây thường có lưới thức ăn phức tạp nhất? 
A. Quần xã rừng mưa nhiệt đới. 
B. Quần xã đồng rêu hàn đới.
C. Quần xã rừng rụng lá ôn đới. 
D. Quần xã rừng lá kim phương Bắc
Câu 32: Tảo biển khi nở hoa gây ra nạn “thuỷ triều đỏ” ảnh hưởng tới các sinh vật khác sống xung quanh. Hiện tượng này gọi là quan hệ
A. hội sinh.	B. hợp tác.	C. ức chế - cảm nhiễm.	 D. cạnh tranh.
Câu 33: Hiện tượng một số loài cua biển mang trên thân những con hải quỳ thể hiện mối quan hệ nào giữa các loài sinh vật?
A. Quan hệ sinh vật kí sinh – sinh vật chủ.	B. Quan hệ cộng sinh.
C. Quan hệ hội sinh.	D. Quan hệ hợp tác.
Câu 34: Điều nào sau đây không đúng với diễn thế thứ sinh? 
A. Một quần xã mới phục hồi thay thế quần xã bị huỷ diệt.
B. Trong điều kiện không thuận lợi và qua quá trình biến đổi lâu dài, diễn thế thứ sinh có thể hình thành nên quần xã tương đối ổn định.
C. Trong điều kiện thuận lợi, diễn thế thứ sinh có thể hình thành nên quần xã tương đối ổn định.
D. Trong thực tế thường bắt gặp nhiều quần xã có khả năng phục hồi rất thấp mà hình thành quần xã bị suy thoái.
Câu 35: Khi nói về mối quan hệ giữa sinh vật ăn thịt và con mồi trong một quần xã sinh vật, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Số lượng cá thể sinh vật ăn thịt bao giờ cũng nhiều hơn số lượng cá thể con mồi.
B. Mỗi loài sinh vật ăn thịt chỉ sử dụng một loại con mồi nhất định làm thức ăn.
C. Theo thời gian con mồi sẽ dần dần bị sinh vật ăn thịt tiêu diệt hoàn toàn.
D. Trong một chuỗi thức ăn, sinh vật ăn thịt và con mồi không cùng một bậc dinh dưỡng.
Câu 36: Hiện tượng khống chế sinh học là yếu tố dẫn đến
A. sự tiêu diệt một loài nào đó trong quần xã.	
B. sự phát triển một loài nào đó trong quần xã.
C. trạng thái cân bằng sinh học trong quần xã.	
D. Sự biến đổi của quần xã.
Câu 37: Một quần xã sinh vật có độ đa dạng càng cao thì 
A. số lượng cá thể của mỗi loài càng lớn. 
B. lưới thức ăn của quần xã càng phức tạp. 
C. ổ sinh thái của mỗi loài càng rộng. 
D. số lượng loài trong quần xã càng giảm.
Câu 38: Đặc trưng nào chỉ có ở quần xã mà không có ở quần thể ?
A. Mật độ	B. Tỉ lệ tử vong	
C. Tỉ lệ nhóm tuổi	D. Độ đa dạng
Câu 39: Hai loài cá cùng sống chung trong một hồ, cùng nhu cầu thức ăn, khi một loài tăng số lượng thì loài còn lại giảm số lượng. Đây là thí dụ về quan hệ
A. ký sinh	B. cộng sinh	C. cạnh tranh	D. hội sinh
Câu 40: Ứng dụng của việc nghiên cứu diễn thế là
A. nắm được qui luật phát triển của quần xã.
B. biết được quần xã trước và quần xã sẽ thay thế nó.
C. xây dựng kế hoạch dài hạn cho nông, lâm, ngư nghiệp.
D. phán đoán được quần xã tiên phong và quần xã ổn định.

Tài liệu đính kèm:

  • docbai_tap_sinh_hoc_12_chuyen_de_quan_xa_sinh_vat.doc