Bài soạn Sinh 12 bài 10: Tương tác gen và tác động đa hiệu của gen

Bài soạn Sinh 12 bài 10: Tương tác gen và tác động đa hiệu của gen

 Bài 10: TƯƠNG TÁC GEN VÀ TÁC ĐỘNG ĐA HIỆU CỦA GEN

I. MỤC TIÊU:

-HS giải thích được cơ sở sinh hóa của hiện tượng tương tác bổ sung.

-Biết cách nhận biết kiểu gen thông qua sự biến đổi tỉ lệ phân li kiểu hình của Menđen trong phép lai 2 tính.

-Giải thích được thế nào là tương tác cộng gộp và vai trò của gen cộ/gộp trong việc qui định ttrạng số lượng

-Giải thích được 1 gen có thể qui định được nhiều tính trạng khác nhau thông qua ví dụ cụ thể về gen qui định hồng cầu hình liềm ở người.

II. CHUẨN BỊ:

-Tranh phóng to H10.1 và H10.2 SGK.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Ổn định lớp.

2. Kiểm tra bài cũ:

-Nêu điều kiện cần để khi lai các cá thể khác nhau về 2 tính trạng ta thu được đời con phân li KH 9:3:3:1.

 

doc 2 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 2043Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài soạn Sinh 12 bài 10: Tương tác gen và tác động đa hiệu của gen", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Bài 10: TƯƠNG TÁC GEN VÀ TÁC ĐỘNG ĐA HIỆU CỦA GEN 
I. MỤC TIÊU: 
-HS giải thích được cơ sở sinh hóa của hiện tượng tương tác bổ sung.
-Biết cách nhận biết kiểu gen thông qua sự biến đổi tỉ lệ phân li kiểu hình của Menđen trong phép lai 2 tính.
-Giải thích được thế nào là tương tác cộng gộp và vai trò của gen cộ/gộp trong việc qui định ttrạng số lượng
-Giải thích được 1 gen có thể qui định được nhiều tính trạng khác nhau thông qua ví dụ cụ thể về gen qui định hồng cầu hình liềm ở người.
II. CHUẨN BỊ: 
-Tranh phóng to H10.1 và H10.2 SGK.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp. 
2. Kiểm tra bài cũ: 
-Nêu điều kiện cần để khi lai các cá thể khác nhau về 2 tính trạng ta thu được đời con phân li KH 9:3:3:1.
-Hãy chọn phương án trả lời đúng: Qui luật phân li độc lập thực chất nói về:
A. Sự phân li độc lập của các tính trạng. 
B. Sự phân li kiểu hình theo tỉ lệ 9:3:3:1.
C. Sự tổ hợp của các alen trong quá trình thụ tinh.
D. Sự phân li độc lập của các alen trong quá trình giảm phân.
3. Bài mới: 
Nội dung
Hoạt động của GV và HS
I. Tương tác gen: Là sự tác động qua lại giữa các gen trong quá trình hình thành kiểu hình mà thực chất là sự tương tác giữa các sản phẩm của chúng (protein, enzim) để tạo kiểu hình.
1. Tương tác bổ sung: là nhiều gen khác nhau có thể tương tác với nhau cùng qui định 1 tính trạng.
a. Thí nghiệm: Lai các cây thuộc 2 dòng thuần hoa trắng, F1 toàn cây hoa đỏ. F1 tự thụ phấn được F2 có tỉ lệ kiểu hình 9 đỏ: 7 trắng
b. Nhận xét: F2 có 16 kiểu tổ hợp chứng tỏ F1 có 4 loại giao tử (4x4=16), F1 chứa 2 cặp gen dị hợp qui định 1 tính trạng --> có hiện tượng tương tác gen.
c. Giải thích: 
-Sự có mặt của 2 alen trội (A-B-) nằm trên 2 NST khác nhau qui định hoa đỏ.
-Khi chỉ có 1 trong 2 alen trội (hoặc không có alen trội nào thì có hoa màu trắng)
 P: AAbb (hoa trắng) x aaBB (hoa trắng)
 G: Ab aB
 F1 AaBb (toàn hoa đỏ)
 Tự thụ phấn: 
 F2: 9 ( A-B-) --> hoa đỏ
 3 ( A-bb) , 3 (aaB-), 1 aabb --> hoa trắng
2.Tương tác cộng gộp: khi các alen trội thuộc 2 hoặc nhiều locut gen tương tác với nhau theo kiểu mỗi alen (trội hoặc lặn) đều đóng góp 1 phần như nhau vào biểu hiện kiểu hình.
 ví dụ:
 P: AABBCC ( da đen) x aabbcc (da trắng)
 F1 AaBbCc (da nâu đen)
Người nào có càng nhiều alen trội thì màu da càng đen và càng ít alen trội thì màu da càng trắng.
Những tính trạng do nhiều gen tương tác cộng gộp thường chịu ảnh hưởng nhiều bởi môi trường gọi là tính trạng số lượng.(NS lúa, sản lượng sữa, khối lượng của gia súc.
II. Tác động đa hiệu của gen:
Trong trường hợp 1 gen chi phối nhiều tính trạng gọi là tính đa hiệu của gen hay gen đa hiệu.
Ví dụ:
Gen HbA ở người qui định sự tổng hợp chuỗi B- hemoglobin bình thường gồm 146 aa. Gen đột biến HbS qui định chuỗi B-Hemoglobi gồm 146 aa. Hậu quả làm cho hồng cầu hình lưỡi liềm làm xuất hiện 1 loạt triệu chứng: thiếu máu, giảm thể lực, suy tim,tổn thương não..
-GV: cho hs tìm hiểu thế nào là gen alen và gen không alen.
-HS: 2 gen thuộc cùng 1 locut nằm / 1 cặp NST tương đồng--> gen alen (A& a)
-GV: sự tương tác giữa các alen thuộc các gen khác nhau thực chất là gì?
-HS: các gen trong tế bào không tương tác trực tiếp với nhau, chỉ có sản phẩm của chúng tác động qua lại với nhau để tạo nên kiểu hình.
-GV: cho hs đọc TNoở mục I.1 và hỏi: trong TNo F2 có tỉ lệ 9:7 nói lên điều gì? (số kiểu tổ hợp, số cặp gen qui định cặp tính trạng đang xét)
-HS: 16 tổ hợp-->phép lai 2 cặp tt
-GV: so sánh với F2 trong TNo về qui luật phân li của Menđen?
-HS: giống số kiểu tổ hợp và tỉ lệ kiểu gen, khác tỉ lệ phân li kiểu hình ở F2.
-GV: giải thích sự hình thành tính trạng màu hoa và cho hs viết sơ đồ lai.
-HS: đọc mục I.2 SGK và quan sát H 10.1
-GV: yêu cầu hs phân tích và đưa ra nhận xét về vai trò của các gen trội trong việc tổng hợp sắc tố melanin. Hình vẽ thể hiện điều gì ?
-GV: theo em, những tính trạng nào(số lượng hay chất lượng) thường do nhiều gen qui định ? cho VD. Nhận xét ảnh hưởng của môi trường sống đối với nhóm tính trạng.
-HS: suy nghĩ để trả lời.
-GV: thế nào là gen đa hiệu. trong thực tế hiện tượng gen đa hiệu có phổ biến không
-HS: đọc mục II và xem ví dụ
-GV: phát hiện về gen đa hiệu có ý nghĩa gì trong thực tế.
HS: có ý nghĩa trong chọn giống.
IV. CỦNG CỐ: Hãy chọn đáp án đúng: thế nào là gen đa hiệu:
 A. gen tạo ra nhiều loại mARN
 B. gen điều khiển sự hoạt động của các gen khác.
 C. gen mà sản phẩm của nó ảnh hưởng đến nhiều tính trạng.
 D. gen tạo ra sản phẩm với hiệu quả cao. 
V. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ: Chuẩn bị bài: Liên kết gen và hoán vị gen.

Tài liệu đính kèm:

  • docBai 10 tuong tac gen.doc