Bài giảng Tiếng Việt tiết 18: Từ Hán Việt

Bài giảng Tiếng Việt tiết 18: Từ Hán Việt

Bài 5: Tiếng việt

Tiết 18: TỪ HÁN VIỆT

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

1. Kiến thức

Học sinh nắm được thế nào là yếu tố hán việt.

Biết cách cấu tạo đặc biệt của từ hán việt.

Biết cách dùng từ, các loại từ hán việt.

2. Tư tưởng

Giúp học sinh biết cách dùng từ hán việt trong việc viết văn biểu cảm và giao tiếp.

3. Giáo dục

Nhận biết từ hán việt, các loại từ ghép hán viêt

Mở rộng vốn từ hán việt

 

doc 7 trang Người đăng hien301 Lượt xem 2062Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Tiếng Việt tiết 18: Từ Hán Việt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 5: Tiếng việt
Tiết 18: TỪ HÁN VIỆT
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
1. Kiến thức 
Học sinh nắm được thế nào là yếu tố hán việt.
Biết cách cấu tạo đặc biệt của từ hán việt.
Biết cách dùng từ, các loại từ hán việt.
2. Tư tưởng
Giúp học sinh biết cách dùng từ hán việt trong việc viết văn biểu cảm và giao tiếp.
3. Giáo dục
Nhận biết từ hán việt, các loại từ ghép hán viêt 
Mở rộng vốn từ hán việt
4. Kĩ năng sống
Lựa chọn sử dụng từ hán việt đúng mục đích giao tiếp của bản thân. 
Trình bày suy nghĩ, ý tưởng thảo luận và chia sẻ quan điểm cá nhân về cách sử dụng từ hán việt.
II. CHUẨN BỊ
1.Giáo viên
Giáo án, sách giáo viên, bảng phụ
2. Học sinh
Chuẩn bị bài ở nhà
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP
1.Ổn định tổ chức
	Kiểm tra sĩ số lớp
2. Kiểm tra
* Thế nào là đại từ ? Đại từ thường giữ chức vụ gì trong câu ? Cho ví dụ minh họa ?
TL : - Đại từ dùng để trỏ người, sự vật, hoạt động, tính chấtđược nói đến trong 1 ngữ cảnh nhất định của lời nói hoặc dung để hỏi.
-Đại từ có thể đảm nhiệm vai trò ngữ pháp như chủ ngữ, vị ngữ trong câu hay phụ ngữ của danh từ, động từ, tính từ
Ví dụ : Em tôi rất chăm chỉ. Nó cũng rất tốt.
* Có mấy loại đại từ ? Hãy cho ví dụ minh họa.
-TL : Đại từ trỏ : - người, sự vật
 - số lượng
 - hoạt động tính chất
 Đại từ để hỏi : - hỏi về hoạt động tính chất
hỏi người , sự vật
hỏi số lượng
 ví dụ:
3. Bài mới
Từ “ Nam quốc, sơn hà là từ thuần việt hay từ mượn và được mượn của nước nào? Ở lớp 6 chúng ta đã biết thế nào là từ hán việt. Mà bộ phận từ mượn quan trọng nhất trong tiếng việt là từ mượn tiếng hán và từ hán việt. Ở bài này chúng ta sẽ tìm hiểu về đơn vị cấu tạo từ hán việt và từ ghép hán việt.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1:
Mục tiêu giúp học sinh hiểu được đơn vị cấu tạo từ hán việt.
H : thầy mời 1 em đọc bài thơ chữ hán: Nam quốc Sơn Hà tác giả Lý Thường Kiệt.
H : Các tiếng Nam, quốc,sơn,hà nghĩa là gì ?
TL : 
Nam: phương nam
Quốc: nước
Sơn : núi
Hà : sông
H: Tiếng nào có thể dùng như 1 từ đơn đặt câu (dùng độc lập) và tiếng nào không dùng được 
TL: Tiếng Nam có thể dùng độc lập phương nam, người miền nam.
- các tiếng quốc, sơn, hà không độc lập mà chỉ làm yếu tố tạo từ ghép: nam quốc, quốc gia,quốc kỳ, sơn hà, giang sơn.
VD: So sánh quốc với nước, sơn với núi, hà với song
+ Có thể nói: Cụ là nhà thơ yêu nước.
+ Không thể nói: Cụ là nhà thơ yêu quốc
+ Có thể nói : trèo núi ,không thể nói : trèo sơn
+ Có thể nói : lội xuống sông chứ không nói : lội xuống hà.
GV chốt kiến thức : 
Đây là các yếu tố hán việt.
H ? Em hiểu như thế nào là yếu tố hán việt?
H ? Các yếu tố hán việt được dung như thế nào ?
TL: phần lớn không được dung độc lập như từ mà chỉ để cấu tạo từ ghép.
H ? Ở câu 2 tiếng “ thiên” trong “ thiên thư” có nghĩa là “trời” vậy thì tiếng “ thiên” trong các từ hán việt có nghĩa là gì?
 Thiên thư trời
Thiên niên kỉ
Thiên lý mã nghì
- Thiên có nghĩa là dời,di (Lý Công Uẩn thiên đô về Thăng Long)
GV : Đây là yếu tố hán việt đồng âm.
- Có nhiều yếu tố hán việt đồng âm nhưng khác nghĩa.
* Đọc ghi nhớ sgk trang 69.
 Hoạt động 2 : Mục tiêu giúp học sinh nắm được các từ ghép hán việt.
H : Các từ sơn hà, xâm phạm (Nam quốc Sơn hà), giang san( Tụng giá hoàn kinh sư) thuộc từ ghép chính phụ hay từ ghép đẳng lập?
TL : Đẳng lập
H ? a. Các từ ái quốc, thủ môn, chiến thắng thuộc loại từ ghép gì ?
Trật tự của các yếu tố trong từ này có giống trật tự tiếng trong từ thuần việt cùng loại không ? 
TL : ái quốc : từ ghép chính phụ
Thủ môn : yếu tố chính đứng trước
Chiến thắng: yếu tố phụ đứng sau.
b. Các từ : thiên thư ( Nam quốc sơn hà), thạch mã(Tức sự), tái phạm (mẹ tôi) thuộc loại từ ghép gì?
Trong các từ ghép này trật tự của các yếu tố này có gì khác so với trật tự các tiếng trong từ ghép thuần việt cùng loại?
TL: thiên thư, thạch mã, tái phạm là từ ghép chính phụ có yếu tố phu đứng trước, yếu tố chính đứng sau.
-Gv chốt kiến thức 
-Học sinh đọc ghi nhớ -t 70
Hoạt động 3:
Mục tiêu giúp học sinh rèn kỹ năng phân phân biệt, tìm từ ghép hán việt, khắc sâu lại kiến thức.
 H ? Phân biệt nghĩa các yếu tố hán việt đồng âm trong các từ ngữ sau?
Bài 1. Hoa 1: chỉ cơ quan sinh sản của cây.
Hoa 2 chỉ phồn hoa, bong bay
Phi 1: bay
Phi 2 : trái với lẽ phải, trái với pháp luật.
Phi 3: vợ thứ của vua xếp dưới hoàng hậu.
Tham 1: ham muốn
Tham 2: dựa vào, tham dự vào.
Gia 1: nhà (thất, gia, trạch,ốc)
Gia 2: thêm vào
Bài 2 
H ? Tìm những từ ghép hán việt có chứa yếu tố hán việt: quốc, sơn, cư, bại ?
TL: 
Quốc: quốc gia, ái quốc,quốc lộ, quốc hiệu, quốc ca
Sơn : sơn hà, sơn thủy, sơn trang, sơn dương, giang sơn
Cư : cư trú, định cư, du canh du cư
Bại : chiến bại, thất bại, bại vong, đại bại
Bài 3: xếp các từ: hữu ích, thi nhân, đại thắng, phát thanh, bảo mật, tân binh, hậu đại, phòng hỏa, vào chỗ trống cho thích hợp?
Từ có yếu tố chính đứng trước, yếu tố phụ đứng sau: hữu ích, phát thanh,bảo mật, phòng hỏa.
Từ có yếu tố phụ đứng trước, yếu tố chính đúng sau: thi nhân, đại thắng,tân binh, hậu đãi.
I.Đơn vị cấu tạo từ Hán Việt
1. Đọc: Nam quốc Sơn Hà
2. Trả lòi câu hỏi
* Nhận xét
- Yếu tố hán việt là tiếng cấu tạo từ hán việt
Hán việt.
*Ghi nhớ : sgk- 69.
II. TỪ HÁN VIỆT
1.Câu hỏi 
2. Nhận xét
-Trật tự giống từ thuần việt.
- Trật tự khác từ ghép thuần việt
* Ghi nhớ sgk - 70
III. LUYỆN TẬP
1. Bài tập 1:
IV. CỦNG CỐ
V. DẶN DÒ
-Học thuộc bài, làm lại bài tập
-Soạn, chuẩn bi bài sau

Tài liệu đính kèm:

  • docbai 3.doc